BÁT CHÁNH ĐẠO : CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT KHỎI MỌI KHỔ ĐAU : PHƯƠNG PHÁP TU TẬP BÁT CHÁNH ĐẠO VỚI KỸ THUẬT TỨ NIỆM XỨ ĐỂ CÓ CHÁNH KIÊN HIỂU RÕ TỨ DIỆU ĐẾ VÀ CHỨNG NGỘ NIẾT BÀN
Sau hơn hai mươi năm thực hành thiền Tứ niệm Xứ miên mật , và có những khoảng thời gian dài tu hạnh đầu đà , nhập thất ngày ăn một bữa, thiền liên tục từ 1h sáng đến 8h tối , Tôi đã kinh nghiệm con đường tu tập mà Đức Phật đã chỉ dẫn giúp chúng ta giải thoát khỏi mọi khổ đau quá rõ ràng :
Khi người ta đến với Đức Phật và người ta có quá nhiều khổ đau trong cuộc sống, người ta cầu xin sự giúp đỡ của Đức Phật , đó là lý do Đức phật thuyết Tứ diệu đế : bốn nguyên nhân sâu xa của khổ đau,
1 Khổ đế : sinh lão bệnh tử là khổ đau đến từ bên ngoài,
2 Tập đế : nguyên nhân thật sự của khổ đau là đến từ bên trong , từ những tập huấn , những thói quen lập đi , lập lại trong quá khứ. Do vô minh, không có chánh kiến, không biết các tư tưởng, các cảm giác này là vô ngã , vô thường nên luôn phản ứng lại bằng lòng tham hoặc lòng sân chồng chất. Chính tham sân si tồn kho tích lũy trong quá khứ này là nguyên do sâu xa của khổ đau.
3 Đạo đế : con đường dẫn đến thoát khỏi khổ đau đó là Bát chánh đạo
4 Diệt Đế : tiêu diệt khổ đau,tiệu diệt tham-sân-si, chứng ngộ niết bàn.
Con đường tu tâp dẫn thoát khỏi khổ đau được gọi là Bát chánh đạo, nghĩa là ai tu tập và đi trên con đường này trước sau gì sẽ trở thành 1 vị thánh Sotapana nhập lưu và sau đó Arahan và giải thoát
Bát Chánh đạo gồm 8 phần : Chánh ngữ- Chánh nghiệp-Chánh mạng thuộc về tu tập Giới, Chánh tinh tấn-Chánh niệm-Chánh Định thuộc về tu tập Định và Chánh tư duy-Chánh kiến thuộc về tu tập Tuệ. Vậy đi trên con đường Bát chánh Đạo là tu tập Giới-Định- Tuệ.
Phương pháp duy nhất để tu tập giới -định-tuệ tiến tới giải thoát và thoát khỏi khổ đau , chứng ngộ Tứ Diệu Đế gọi là Tứ niệm Xứ .
Đây là con đường duy nhất gồm có 4 chặng mà chúng ta phải tập theo thứ tự từ thô đến vi tế bắt đầu từ Quán Thân ,bước thứ hai Quán Thọ , bước thứ ba Quán tâm ,bước thứ tư mới Quán Pháp .
Nhiều tông phái không có công phu thực chiến nên không hiểu Tứ niệm Xứ là con đường duy nhất, họ lại hiểu đây là 4 con đường duy nhất nên có trường phái chuyên về Quán Tâm, có trường phái lại quán Pháp trước, có tông phái lại chỉ quán thân mà không quán các đề mục khác…
Có nhiều tông phái lại chủ trương tu bốn trong một , tùy duyên thuận pháp có gì quán đó, hễ hiện tượng nào nổi trội trong thân là quán cái đó.
Phải hiểu rằng nếu chúng ta không đi theo thứ tự từ thô thiển đến vi tế ,olariko cho đến Sukuma theo lời Phật dạy thì chúng ta không bao giờ đi sâu vào trong tâm mà chỉ dạo chơi ở bên ngoài và sẽ rất khó lòng thanh lọc tâm ở tầng lớp sâu thẳm nhất
Chẳng hạn chúng ta bắt đầu quán tâm mà không quán hơi thở trước để đạt định , không quán cảm giác trên thân để gội rửa tham sân si thì bốn tâm : TÂM nhận biết đơn thuần Vinnana , tâm so sánh đánh giá Sanna, tâm cảm nhận cảm giác Vedana và tâm phản ứng Sankhara đang dính chùm với nhau thì làm sao quán tâm trong tâm được?
Khi sân biết là tâm đang sân , đang tham lam thì biết tâm đang tham chỉ là ý thức hời hợt bên ngoài không giúp cho sự thanh lọc tâm mà chỉ nhằm mục đích ngăn chặn các ác pháp xuất hiện trong tương lai . Nhưng còn những tham lam , bất tịnh tồn kho làm sao mà thanh lọc chúng đây ? Như vậy quán tâm theo phương pháp này thì cũng đúng theo lời Đức Phật dạy là tránh các điều ác , làm các hạnh lành nhưng các bạn lại bỏ qua phần thanh lọc tâm. Muốn thanh lọc tâm thì phải quán thọ trước. Khi tâm được thanh lọc khỏi tham sân si thì chúng ta mới đạt đến trình độ quán tâm trong tâm được nghĩa là Tâm Vinnana tách ra và quán ba tâm kia .
Lại nữa nếu chúng ta có gì quán đó thì chúng ta vẫn chỉ quan sát những sự thật thô thiển ở bên ngoài và bỏ mất cơ hội quan sát những hiện tượng vi tế hơn và không bao giờ chúng ta có thể đi sâu vào trong tâm được để thanh lý các bất tịnh tồn kho.
Và đây là sự tu tập đúng đắn theo trình tự Thân , Thọ , Tâm , Pháp :
1 Quán thân làm cho định sung mãn giúp cho việc quán thọ dễ dàng hơn. Khi quán thọ và tiêu trừ tham sân si bằng cách biết chúng là vô thường và giữ vững sự bình tâm thì tâm được thanh lọc và tâm thanh lọc và định tĩnh thì nó nhận ra ngũ uẫn này là vô thường và vô ngã : thân không phải là một khối chắc đặt mà chỉ là hàng tỷ kalapa sinh ra và diệt đi. Tâm cũng gồm có bốn phần sinh ra và diệt đi : Vinnana nhận thức đơn thuần , Sanna tâm so sánh, đánh giá, Vedana tâm nhận biết các cảm giác trên thân và Sankhara phản ứng.
Do vô minh, khi tâm Sanna so sánh, đánh giá xuất hiện làm sinh các cảm giác trên thân dễ chịu hoặc khó chịu , chúng ta lập tức phản ứng bằng tham lam hoặc ghét bỏ sân hận. Khi chúng ta ngừng tưởng, ngừng suy nghĩ, ngừng đánh giá thì cảm giác không thể xuất hiện, sankhara không thể xuất hiện và chúng ta thanh lọc tâm
Bước thứ ba khi tâm quân bình xả ly Upekkha tiến bộ thì tâm so sánh Sanna yếu đi, các cảm giác xuất hiện ít đi và sankhara không thể hiện hữu. Tâm thứ nhất Vinnana nhận biết đơn thuần mạnh lên , tách ra khỏi ba tâm kia và bắt đầu có thể quan sát 3 tâm kia : Sanna, Vedana và Sankhara. Đây là giai đoạn thứ ba : quán tâm trong tâm.
Giai đoạn thứ tư : chứng ngộ các Pháp đều là vô thường , tư tưởng Sanna không đầu không đuôi là vô thường sinh ra và diệt đi. Cả cái Tâm đang quan sát này Vinnana cũng vô thường, các Cảm giác lạc thọ khổ thọ đều là vô thường sinh ra và diệt đi. Chứng ngộ rằng Nắm bắt, tham ái cái gì mà vô thường ,biến hoại liên tục thì chỉ sinh ra khổ đau. Sinh ra nhàm chán, kinh sợ các pháp , ly tham dẫn đến giải thoát.
Con đường thoát khổ , chứng ngộ niết bàn , thoát khỏi luân hồi của Đức phật quá rõ ràng: tránh các điều ác, làm các việc lành và thanh lọc tâm bằng cách tiêu trừ tham sân si tồn kho thông qua niệm thọ , biết các cảm giác này là vô thường và giữ vững sự bình tâm . Đó là Chánh pháp.
Mang danh xuất gia mà tối ngày quyên tiền , nhận phong bì , tích trữ tiền bạc , học thuộc lòng tam tạng kinh điển chỉ lo thuyết pháp , so sánh, chê bai các tông phái khác, tự cao tự mãn cho Tông phái của mình là số một mà không lo tu tập thì xuất gia được lợi ích gì ?
Không có kinh nghiệm thực chứng , tu hành cho qua loa , không hiểu Tứ niệm xứ , tưởng Tứ niệm xứ là bốn con đường khác nhau nên mạnh ai nấy tu , người thì quán hơi thở , lại còn đếm , tụng niệm ,trì chú, niệm phật, kẻ thì quán pháp , kẻ quán phồng xẹp, người quán ánh sáng, quán tứ đại , người thì quán tâm nào tâm vô tướng , tâm vô ngã, loạn cào cào làm cho Giao phap chính thống của đức phật bị suy đồi và biến hoại. Tất cả pháp môn nào không liên quan đến việc thanh lọc tâm, không liên quan đến việc tiêu trừ tham -sân-si thì không phải là Chánh Pháp của Đức Phật
Chúng ta mang danh là con Phật, là phật tử thì phải giữ giới, tu tập tứ niệm xứ cho đúng cách, loại bỏ tham-sân-si để chấn hưng giáo pháp giúp cho mọi người thoát khỏi khổ đau , được an lạc thật sự , hạnh phúc thật sự.
Discussion about this post