KINH NGHIỆM HANH THIỀN VIPASSANA .
KHÓA 45 NGÀY VỚI THIỀN SƯ SN GOENKA PHẦN 2
Đối chiếu với Trung bộ kinh Majjhima Nikaya ( Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch)118. Kinh nhập tức , Xuất Tức niệm https://thienphatgiao.org/kinh-trung-bo118/ Sư Tuệ Từ PannaMetta
1) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi tréo chân, lưng thẳng và trú niệm trước mặt.
Chú giải : Chúng ta ngồi bán già , hoặc kiết già, ngồi sao cho thoải mái, lưng thẳng và để sự chú tâm lên huyệt nhân trung dưới lỗ mũi, trên môi trên. Để niệm trước mặt là nhất tâm ekaggata chuyên chú vào huyệt nhân trung parimukham trên mặt chứ không phải là để niệm trước bụng.
2) Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.
Chú giải : Đức Phật đã dạy quá rõ ràng :ở đây chúng ta quan sát hơi thở chứ không phải theo dõi sự phồng xẹp của bung hoặc quán ánh sáng kasina hoặc quán âm thanh hoặc niệm Phật. Do quán hơi thở quá khó nên người đời sau sáng chế những phương pháp mới dễ thực hành hơn. Vậy tùy theo căn cơ của mỗi thiền sinh , bạn chọn một phương pháp thiền thích hợp cho mình. . Nếu quán hơi thở quá khó thì hãy lựa chọn theo dõi sự phồng xẹp của bụng.
Phương pháp này có những lợi ích riêng của nó và rất nhiều người theo học.
Nếu chúng ta lớn tuổi , sự chú ý trở nên quá khó khăn thì chúng ta nên niệm Phật. Nếu chúng ta theo hơi thở mà thấy quá khó thì có thể bắt đầu bằng việc quán ánh sáng kasina theo Thanh tịnh đạo. Hay chúng ta quán tâm theo Vi diệu pháp nếu chúng ta hợp với triết lý và thấy môn pháp niệm tâm này hơp với mình.
Nhưng các bạn nên nhớ rằng Thanh tịnh đạo ( visuddhi-magga) hay Vi diệu Pháp abhidhamma cũng do người đời sau viết ra chứ không phải do Phật thuyết .
Những gì Phật thuyết rất dễ hiểu , rất dễ thực hành và không bao giờ mang tính triết lý cao siêu.
3) Thở vô dài, vị ấy biết: “Tôi thở vô dài”. Hay thở ra dài, vị ấy biết: “Tôi thở ra dài”. Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở vô ngắn”. Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: “Tôi thở ra ngắn”.
Chú giải : Chúng ta chỉ quan sát hơi thở như là, quan sát hơi thở tự nhiên và không thêm thắt điều gì . Nếu hơi thở nhẹ nhàng, khinh an chúng ta chỉ quán sát mà không sinh lòng thích thú , nếu hơi thở ngắn , cấp bách, thô trược nặng nề chúng ta cũng chỉ quan sát mà không sinh lòng ghét bỏ , luôn giữ tâm bình thản upekkha. Nếu chúng ta bắt đầu đếm, hoặc tụng, hoặc niệm thầm trong đầu thì không bao giờ đạt sơ thiền vì đức phật dạy Sơ thiền tầng thiền đầu tiên là tình trạng mà ngôn ngữ bị tịch diệt, lời nói bị tịch diệt .
TƯƠNG ƯNG THỌ, KINH 464-488
Phật bảo A-nan:
“Khi nhập sơ thiền, ngôn ngữ tịch diệt. Nhập nhị thiền thì tầm tứ tịch diệt. Nhập tam thiền, tâm hỷ tịch diệt . Nhập tứ thiền, hơi thở ra vào tịch diệt
Đó là lý do trong những khóa thiền miên mật , sự im lặng thánh thiện phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Không cho Tâm bán cầu não trái BÁN CẦU NÃO TRÁI nói chuyện huyên thuyên nữa, tuyệt đối không mang thêm thức ăn vào cho BÁN CẦU NÃOTRÁI và làm cho trung tâm ngôn ngữ bị tắt đài. Có như vậy những đám mây tư tưởng , nói chuyện huyên thuyên suốt ngày mới dừng lại được. Chúng ta sử dụng Chánh niệm nghĩa là MộT sự biết , một ý thức đơn thuần của bán cầu não phải BÁN CẦU NÃO PHẢI để quan sát hơi thở. Phát triển Chánh niệm là phát triển BÁN CẦU NÃO PHẢI
ThỰC chất của việc tu tập Định ( hơi thở ) Anapana, nhằm mục đích là nhận dạng ra các đám mây dày đặt của các tư tưởng này là không đầu không đuôi , không trình tự , không tuân theo một logic nào cả . NHận ra các chùm tư tưởng luôn hướng về tương lai hay quá khứ . Nhận ra các tư tưởng tiêu cực làm chúng ta đau khổ này thật sự chỉ là những hiện tượng vô thường nảy sinh trong tâm. Bán cầu não trái so sánh , đánh giá , phân loại xong, nhân các tư tưởng này lên, đồng hóa chúng ta với những tư tưởng này.
Bán cầu não trái là nơi sản xuất ra các tư tưởng.
Bán cầu não trái là trung tâm so sánh xếp loại suy luận và là trung tâm ngôn ngữ , Bán cầu não trái liên tục nói chuyện với chúng ta, tạo ra liên tục những suy nghĩ trong tâm trí của chúng ta. Công việc của trung tâm ngôn ngữ ở bên Bán cầu não trái là xác định bản thân chúng ta bằng cách nói ‘ Tôi là’ . Thông qua việc sử dụng tiếng nói của não, não sẽ nhắc đi nhắc lại các chi tiết trong cuộc sống để bạn ghi nhớ chúng để bạn đừng quên mất mình là ai , cũng như cuộc sống và danh tính của mình . Đó là cách mà Bản ngã được tạo thành làm chúng ta có cảm giác như có một ai đó đang hiện hữu
Đó là lý do đầu óc của chúng ta lúc nào cũng đầy dẫy những tạp niệm, vong niệm , suy nghĩ miên man , không ngừng nghĩ. Nó nghĩ về cuộc sống ; gia đình , công việc, sự nghiệp, bạn bè, các mối quan hệ , tương lai , quá khứ. Khi tư tưởng là một kỷ niệm đáng nhớ , một hình ảnh đẹp trong quá khứ hiện về hoặc một viễn ảnh về tương lai tươi sáng thì các tư tưởng lại tạo ra sự hưng phấn thích thú tham lam quá mức . Ngược lại khi hình ảnh suy nghĩ về nhựng chuyện đau buồn trong quá khứ trỗi dậy hoặc lo lắng , đau buồn về một tương lai bấp bệnh tạo ra một sự sân hận , chán ghét trong tâm.
Khi những tạp niệm , vọng tưởng , suy nghĩ miên man này đủ mạnh TÌNH TRẠNG này trở nên ngày càng hổn độn , bấn loạn tạo ra căng thẳng , mất ngủ , trầm cảm. Người ở trong tình trạng tâm lý bấn loạn này cảm thấy chán đời, đau khổ , khổ sở , bức xúc với cuộc sống của chính họ. Họ cảm thấy sống như trong địa ngục như thể bị đọa đày, bị tâm trí dằn vặt. Họ cảm thấy liên tục bị áp lực từ mọi mặt của cuộc sống từ gia đình , bạn bè tài chính. Họ luôn luôn cáu ghắt , rất dễ nổi sân và dễ sinh ra các bệnh như tai biến mạch máu não, trầm cảm , tự vẫn, u uất , sầu bi, điên loạn , mất phương hướng.
Do chúng ta vô minh chúng ta tự đồng hóa mình với các tư tưởng này , tự làm mình đau khổ mà không hề nhận ra rằng tất cả chỉ là ảo giác , một sản phẩm do Bán cầu não trái sản xuất ra để cũng cố cái Tôi , cũng cố cái Bản ngã.
Trong điều kiện hoạt động bình thường , rất khó cho một con người phân biệt một cách có ý thức giữa những gì đang diễn ra ở Bán cầu não trái và Bán cầu não phải vì
Hai bán cầu não rất giỏi trong việc kết hợp với nhau thành một nhận thức liền mạch duy nhất về thế giới .
Nếu thật sự chỉ có một tâm trí , một ý thức và một bộ não duy nhất thì tại sao trong Tâm chúng ta luôn có hai phần Thiện và ác đối đầu và cùng tồn tại song song ? Khi ác nghiệp đã được thực hiện nhiều người lại cảm thấy ăn năng hối lỗi. Và do mê tín họ đi vào các nhà thờ để xưng tội hoặc vào các chùa để sám hối. đÓ chính là bản chất Tâm thiện lành CỦA BÁN CẦU NÃO PHẢI , nó cảm thấy ăn năng hối lỗi vì nó không đủ sức mạnh để ngưng các ác pháp do Bán cầu não trái não trái gây ra. Do vô minh con người không hiểu là bên trong chúng ta có hai bộ não khác biệt nên họ vào chùa mong trời phật giúp đỡ cho họ chống lại cái ác, mong Chúa giúp họ chống lại quỷ dữ Sa tan. Và hậu quả là các bạn biết rồi đấy : đâu vẫn hoàn đấy, chứng nào tật ấy , cái ác vẫn tiếp diễn vì Bán cầu não phải không đủ sức mạnh để chống lại bán cầu TRÁI. Bán cầu não trái luôn luôn được tiếp năng lượng , năng lượng của tham sân si đến từ các suy nghĩ tiêu cực miên man không ngừng cho nên nó có sức mạnh. Còn Bán cầu não phải tội nghiệp cho nó, nó không được tiếp năng luong , nó luôn bị bỏ đói thì sức đâu mà đi gây chiến tranh với bán cầu trái. Người ta còn không biết đến sự hiện diện của BÁN CẦU NÃO PHẢI nữa là , huống chi là cung cấp thức ăn cho nó ?
Vậy đến một khóa thiền Vipassana thực chiến như thế này, chúng ta ngồi thiền là để tiếp tế thức ăn cho BÁN CẦU NÃO PHẢI, làm cho nó hồi sinh, làm cho nó gia tăng sức mạnh để nói không , để nó chiến đấu với cái ác sản xuất bởi BÁN CẦU NÃOTRÁI . Vì thế chỉ khi ngồi thiền thì BÁN CẦU NÃO PHẢI mới giải thoát được đồng nghĩa là sự tự do của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ đọc kinh điển thì vô tình chúng ta lại tiếp tay cho dòng suy nghĩ miên man này mạnh lên. Nó tiếp tục so sánh , đánh giá và kinh điển chỉ tiếp tục làm cho BÁN CẦU NÃOTRÁI mạnh lên.Đó là lý do lý thuyết muôn đời không giải phóng chúng ta được , lý thuyết kinh điển chỉ làm cho đống rác rưởi tâm linh này dày thêm, tạo thêm thức ăn cho BÁN CẦU NÃOTRÁI .
Khi quán hơi thở với Chánh niệm và giữ vững sự bình tâm , không nổi sân , đau buồn chán nản khi các tư tưởng tiêu cực nổi lên , không tham lam chìm đắm vào các tư tưởng , suy nghĩ tích cực dễ chịu thì chúng ta đang làm bán cầu não phải mạnh lên.
Đó là lý do bước đầu tiên trong Tứ niệm xứ Đức Phật dạy chúng ta phải thiền , sử dụng Chánh niệm quan sát hởi thở như là MÀ KHÔNG THÊM THẮC một điều gì. Đó chính là điều quan trọng khi Đức Phật thuyết kinh xuất tức niệm thở vào thở ra này :
Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Thế nào là một pháp? Niệm hơi thở vô, hơi thở ra.
4) “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Chú giải :
Đức Phật dạy chúng ta niệm thọ, quán các cảm giác trên thân. Và đây một lần nữa quá rõ ràng , chúng ta phải quan sát tất cả các cảm giác trên toàn thân không chừa một vùng nào ( sự phồng xẹp là một cảm giác trên thân thuộc vùng bụng đan điền ). Quan sát sự phồng xẹp một cảm giác dễ nhận biết thì rất tốt nhưng nên tiếp tục quan sát toàn thân theo lời Đức Phật dạy để cảm nhân các cảm giác vi tế hơn . Muốn cảm nhận được toàn thân chúng ta bắt đầu quan sát từng vùng một, chúng ta hít vào , thở ra và quan sát vùng đầu , vùng cổ. Chúng ta hít vào thở ra vá quan sát hai tay, chúng ta hít vào thở ra và quan sát vùng bụng , vùng ngực, Chúng ta hít vào thở ra vá quan sát vùng lưng và cột sống, Chúng ta hít vào thở ra vá quan sát hai chân. Và tập luyện như vậy sẽ đến lúc mà chúng ta có thể nhận biết cảm giác trên toàn cơ thể.
5) “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác khổ thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Chú giải : Khi quan sát các cảm giác trên toàn thân , chúng ta nhận ra có hai loại cảm giác
Khi những cảm giác vi tế , nhẹ nhàng , khinh an lạc thọ xuất hiện chúng ta không phát sinh lòng yêu thích và sự dính mắc. Khi các cảm giác khó chịu, nặng trược , thô thiển, đau nhức khổ thọ xuất hiện , chúng ta không được sinh lòng ghét bỏ . Chúng ta không thích cũng không chê và luôn giữ tâm bình thản xả ly upekkha
( equanimity).
Trong kinh CHÁNH TRI KIẾN (Sammādiṭṭhi sutta), phần Xúc thực ( thức ăn cho sự xúc chạm sensory contact , đức phật giảng :
Phasse, bhikkhave āhāre pariññāte tisso vedanā pariññātā honti.
Tisu vedanāsu pariññātāsu ariyasāvakassa natthi kiñci uttarikaraṇīyanti.
“Này các Tỳkhưu, khi thức ăn cho sự xúc chạm được hiểu biết, thời ba cảm thọ được hiểu biết.
Khi ba cảm thọ được hiểu biết thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có gì cần phải làm thêm nữa” .
Khi sáu giác quan của chúng ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài, Bán cầu não trái nhận được thông tin và nó bắt đầu phân loại , so sánh , nhận xét , đánh giá. Nếu sự đánh giá này là xấu, cảm giác khó chịu sẽ nổi lên trên thân . Nếu sự đánh giá này là tốt, một cảm giác dễ chịu sẽ xuất hiện trên thân..
Liền tiếp theo đó phản ứng máy móc tự nhiên của bán cầu não trái là yêu thích những cảm giác dễ chịu này . Đám mây suy nghĩ miên man của những tạp niệm kéo theo những cảm xúc tích cực như : vui vẻ , hài lòng, toại nguyện, hạnh phúc , an lạc , đê mê, khoái cảm , ngất ngây . Những cảm xúc tích cực này tạo ra những cảm giác trên thân. Cảm xúc càng mạnh thì cảm giác càng mạnh. Và chúng ta thích thú tận hưởng những cảm giác này sinh ra lòng tham lam , mê đắm, muốn nắm giữ, chấp thủ, sự quyến luyến những cảm giác này và muốn có nữa , có những cảm giác này nữa , có hoài. Lòng tham cứ tiếp tục như vậy mà nhân lên theo cấp số nhân vô cùng tận không bao giờ dừng còn gọi là lòng tham vô đáy.
Đám mây suy nghĩ miên man của những tạp niệm kéo theo những cảm xúc tiêu cực như : chán nản , mệt mỏi, thống khổ, dằn vặt, thất vọng, tuyệt vọng,oán trách, xấu hổ, Buồn bã, lo lắng, căng thẳng , stress, sợ hãi, , mất phướng hướng .
Tâm chúng ta có khuynh hướng chối bỏ những cảm xúc này. Khi các cảm xúc này xuất hiện trong tâm sự ghét bỏ bắt đầu sinh ra bực dọc rồi sân hận rồi thù hận cứ thế mà nhân lên. Mà khi những cảm xúc này được tiếp năng lượng như vậy do lòng tham lam và sân hận thì nó sẽ xói mòn tâm trí của chúng ta và gây ra những tâm bệnh như : rối loạn tiêu hóa , rối loạn tiền định, trầm cảm , điên loạn, mất ngủ kinh niên, sợ hãi vô cớ, lo âu ….
Và đây là chính là chân lý vĩ đại mà Đức Phật đã khám phá ra và để lại di sản vô cùng quý báu cho nhân loại. Đức Phật dạy : Vedanā-samosaraṇā sabbe dhammā
Tất cả các suy nghĩ tư tưởng, cảm xúc phát sinh trong tâm đều kèm theo bởi cảm giác trên thân
Khi thiền sinh hành thiền Vipassana bắt đầu không phản ứng bằng lòng tham đối với các cảm giác dễ chịu, không nổi lòng sân đối với các cảm giác khó chịu , giữ vững tâm quân bình thì thiền sinh bắt đầu thanh lọc tâm của mình. Khi chúng ta bình thản và không phản ứng dối với các cảm giác trên thân thì các cảm xúc tiêu cực này không có cơ hội nhân lên . Chúng ta thoát khỏi sự thống trị của lòng tham và sân hận, chúng ta thanh lọc tâm và giải thoát
6) “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Chú giải : Có nhiều phiên bản dịch sai vì có thể dịch giả chưa có kinh nghiệm nhiều về pháp hành Vipassana Tứ niệm Xứ ( Thân , Thọ , Tâm , Pháp ). Thân hành KayaSankhara không phải nghiệp thuộc về thân mà khi chúng ta quán thọ và giữ được sự bình tâm, không thích các lạc thọ và không ghét bỏ các khổ thọ thì các nghiệp lực sankhara , các bất tịnh tồn kho trong quá khứ sẽ trồi lên dưới dạng cảm giác trên thân cho chúng ta kinh nghiệm.Tùy theo nghiệp nhẹ, nghiệp vừa và nghiệp nặng mà các cảm giác này có thể kéo dài vài phút , vài ngày hoặc thậm chí nhiều năm trước khi chúng diệt đi. Và các KayaSankhara tạo ra cảm giác rất khó chịu trên thân cho nên chúng ta tiếp tục hít vào thở ra để an tịnh chúng, cho đến khi chúng biến mất.
7) “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Khi đến trình độ trên thân không còn chỗ nào mù mờ, thiền sinh nhận biết cảm giác trên toàn cơ thể và giữ vững sự bình tâm thì Định phát sinh ( Định ở đây phát triển do công phu quán cảm giác trên toàn thân mà không phản ứng Upekkha chứ không phải Định phát triển do công phu thiền định Anapana ). Khi tầng định này xuất hiên Passadhi thì thiền sinh bắt đầu tách ra khỏi sự thông trị của Tâm và nhận biết Tâm không phải là mình. Bán cầu não phải tách ra khỏi bán cầu não trái và quan sát những hiện tượng sinh diệt đang xảy ra trong bán cầu não trái. Trong tầng định này , tâm rất là định tĩnh, trong sáng , và hỷ lạc phát sinh tâm hân hoan.Tâm bắt đầu ly dục , tách ra khỏi chính nó, không đồng hóa nó với Tham -Sân-Si và Tâm khởi lên niệm giải thoát . ( Tâm giải thoát ở đây chính là bán cầu não phải giải thoát khỏi sự si mê lầm lạc của bán cầu não trái )
8) “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Khi bắt đấu công việc quan sát các cảm giác trên toàn thân, lúc đầu thiền sinh kinh nghiệm những cảm giác thô thiển, nặng nề , đau nhức , ngứa , khó chịu nhưng những cảm giác này trước sau gì cũng sẽ diệt đi. Sau đó thiền sinh kinh nghiệm những cảm giác vi tế nhẹ nhàng khắp châu thân. Những cảm giác này sinh ra và diệt đi với một tốc độ rất lớn. Thiền sinh kinh nghiệm rằng các cảm giác này dù khổ thọ hay lạc thọ cũng đều sinh ra và diệt đi , chúng là vô thường, luôn luôn thay đổi và không có thực thể là Vô Ngã Anatta. Nắm bắt , tham muốn cái gì mà luôn biến đổi , mà không có thực thể thì trước sau gì cũng chỉ sẽ đem lại khổ đau
Nhiều kinh sách dịch sai , tưởng quán vô thường là sự sinh diệt của hơi thở. Nên nhớ ở đây là Đức Phật tiếp tục phần quán cảm giác trên thân và tiếp tục hít vào thở ra. Ở đây , Đức Phật tiếp tục chia xẻ phương pháp tập Tứ niệm Xứ Vipassana chứ không còn thiền hơi thở Anapana
9) “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập.
Do nhận biết các lạc thọ trên thân là vộ thường, luôn luôn thay đổi và bám víu vào chúng chỉ là khổ đau nên thiền sinh kinh sợ hiện tượng này và sinh lòng từ bỏ và ly tham. Thiền sinh nhận ra Sự thật tối hậu : tất cả các Pháp đều là Vô thường sinh ra là để diệt đi : tư tưởng suy nghĩ không đầu không đuôi , tự nó phát sinh và biến mất sau một thời gian những chỗ cho những luồng tư tưởng khác . Các cãm giác khổ thọ , lạc thọ cũng tự động xuất hiện sinh ra rồi diệt đi nhường chỗ cho những cảm thọ mới. Tấ cả chỉ là hiện tượng , tất cả chỉ là Pháp, không có thực thể , không có cái Ta , không có cái nào là của Ta. Ta không phải là tư tưởng , ta không phải là cảm giác, tất cả chỉ là ảo giác sinh ra từ sự vô minh , chấp ngã của bán cầu não trái.. Do tu tập như vậy, chánh tư duy rằng mọi hiện tượng pháp sinh ra trong bán cầu não trái đều là vô thường , không có thực thể, tất cả pháp này tư tưởng này, cảm xúc này đều không phải là ta , đều không phải là của ta, thiền sinh phát sinh được Chánh kiến và giải thoát hưởng được sự an lạc do bốn tầng thiền mang lại ( chánh định ). Sự an lạc này là do bốn nguồng năng lượng Từ Bi Hỷ Xả tương ứng với bốn tầng thiền phát sinh từ một cái tâm cực kỳ thuần khiết , nhân hậu, trong sáng , định tĩnh, không còn bị cấu uế bởi tham sân si. Cái tâm này chính là bán cầu não phải. Nó đã được giải thoát khỏi tham sân si , thoát khỏi tà kiến do bán cầu não trái tạo ra là có một cái tôi , có một bản ngã.
Bài pháp này tuy ngắn nhưng nó chưa đựng tinh túy của pháp hành Thân , Thọ , Tâm , Pháp mà Đức Phật đã từ bi chia xẻ cho chúng ta. Nếu chúng ta không thực hành thì chúng ta sẽ bỏ sót rất nhiều , hiểu sai lời Phật dạy và càng không hiểu lời Phật dạy vì trong mỗi từ ngữ mà Ngài sử dung hàm chứa một công phu tu tập rất sâu dày rất thâm thúy, huyền diệu mà chỉ những thiền sinh tu hành chăm chỉ mới kinh nghiệm đươc .
Nguyện cho các thiền sinh tìm ra pháp hành thích hợp với mình, hiểu rõ pháp hành để hoằng dương Giao pháp, đúng như lời Phật dạy, và thoát khỏi mọi khổ đau , bước qua bán cầu não phải kinh nghiệm được bốn nguồn năng lượng Từ Bi Hỷ Xả chứng ngộ được sự an lạc thật sự , hạnh phúc thật sự.
Trong tâm từ
Dăng ký Tham gia các khóa thiền Vipassana- Tứ niệm Xứ on line https://zalo.me/g/wowtbh317
Email : yogavido@gmail.com
Sư Tuệ Từ
Xem Phần I (cùng tác giả)
Kinh Nghiệm Thiền Quán 45 Ngày Theo Pháp Môn Vipassana Goenka (Phần 1)
Xem thêm:
Minh Sát Thiền Do Mahasi Sayadaw Truyền Dạy (Nguyên Giác)
Phương Pháp Thực Hành Thiền Dễ Nhất Mang Lại Kết Quả Thù Diệu (Ngài Mashi Sayadaw)
Discussion about this post