KIẾN HÒA ĐỒNG GIẢI VỀ VÔ NGÃ
NHƯ KHÔNG (gsnhukhong@gmail.com)
Sau khi NHƯ KHÔNG (NK) viết bài
THẤY VÔ NGÃ LÀ THẤY PHÁP THẤY PHẬT
https://thuvienhoasen.org/a29770/thay-vo-nga-la-thay-phap-thay-phat
thì Đạo hữu QUANG MINH (QM) liền viết thêm bài
VÔ NGÃ VÀ NGÃ LÀ KHÔNG HAI
https://thuvienhoasen.org/a29781/vo-nga-va-nga-la-khong-hai
nhưng có vẻ như 2 người có 2 cách cách hiểu khác nhau về VÔ NGÃ. Cho nên NK viết thêm bài này trong tinh thần Kiến Hòa Đồng Giải của Lục Hòa, để mong rằng Phật tử chúng ta sẽ có một sự hiểu đúng như nhau về pháp giải thoát VÔ NGÃ. NK xin thử phân tích từng đoạn trong bài viết của QM nhé:
QM: Trong kinh kim cang có câu “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng“, ý nói tất cả những gì có hình tướng đều là hư vọng không thật. Vậy ngã cũng là giả danh, mà vô ngã cũng là không thật. Tất cả đều là danh, chỉ là tên gọi mà thôi. Ai chấp ngã thì tạo nghiệp, ai chấp vô ngã thì dính mắc.
NK: Chữ VÔ NGÃ ở trong giáo pháp của Phật diễn tả một sự thật không có tướng QM ạ. Nếu VÔ NGÃ mà còn có tướng (NGÃ) thì đâu phải VÔ NGÃ nữa. Chính vì không tướng (NGÃ) nên mới gọi là VÔ NGÃ. VÔ NGÃ là một “THỰC TÁNH” của các pháp và Thực Tánh này luôn luôn hiện hữu trong mọi thời, mọi không gian, cho nên nó à một PHÁP ẤN (trong 3 PHÁP ẤN: VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ) để chứng nhận sự GIÁC NGỘ của một người tu hành. Do đó sự GIẢI THOÁT do giác ngộ SỰ THẬT VÔ NGÃ là một hạnh phúc không có ngày bị chấm dứt. Dó mới đáng gọi là NIẾT BÀN bất diệt.
QM: Trong kinh Duy Ma Cật có câu “ngã và vô ngã không hai nghĩa là vô ngã“, ý nói không còn phân biệt ngã và vô ngã. Vì ngã và vô ngã chỉ là hai trạng thái của tâm thức biến hiện ra. Người tu vô ngã cũng chưa gọi là giải thoát, mà phải đạt trạng thái ngã và vô ngã chẳng hai mới chứng trạng thái vô ngã.
NK: QM nên tư duy sâu sắc hơn về những điều sau đây:
1) QM nên đọc lại kinh Bát Nhã ở đoạn đầu để thấy rằng Bồ Tát Quán Tự Tại sau khi khám phá 5 uẩn VÔ NGÃ, rồi sống đúng theo TRÍ TUỆ VÔ NGÃ, chấm dứt ôm thủ 5 uẩn, ngài vượt thoát mọi khổ đau ách nạn. Phải thế không? Như vậy VÔ NGÃ là một trình độ giải thoát của TRÍ TUỆ, ra ngoài Tâm Thức (ra ngoài 5 uẩn, ra ngoài THỨC uẩn) do đó VÔ NGÃ không phải là một trạng thái của Tâm Thức mà là một SỰ THẬT chứng ngộ bằng TRÍ TUỆ: Thấy rõ mình không hiện hữu trong bất cứ một PHÁP HỮU VI có sinh/diệt nào cả. Đó là hoàn toàn thể nhập VÔ NGÃ BẤT TỬ.
2) Thế nào là PHÁP KHÔNG HAI (BẤT NHỊ)? Trong kinh DUY MA CẬT khi Bồ Tát Văn Thù hỏi ông DMC thế nào là BẤT NHỊ? thì ông ta chỉ im lặng. Tại sao im lặng như thế QM biết không? — Tại vì nếu nói ra BẤT NHỊ là thế này hay là thế khác thì nó sẽ có sự phân biệt với cái không phải như thế. Nếu như vậy là có NHỊ rồi, đâu còn BẤT NHỊ nữa. Chính BẤT NHỊ là VÔ NGà bởi thế mới có câu “NGà và VÔ NGà không hai là VÔ NGÔ. Cho nên QM chê bai VÔ NGà mà lại đề cao BẤT NHỊ là tự vã má mình đấy.
3) QM nên cẩn thận hiểu cụm từ “KHÔNG PHÂN BIỆT” (KPB) trong kinh sách ĐẠI THỪA. Cái KPB đó nó bao gồm luôn cả sự PHÂN BIỆT (PB) đấy. KPB không từ bỏ PB đâu. Nếu KPB mà khác với PB thì vẫn có sự phân biệt rồi, đâu còn KPB nữa. Cho nên ai dùng KPB để chê bai hay phản bác sự PHÂN BIỆT thì người đó tự mình đã hiểu sai và dùng sai ý nghĩa “KHÔNG PHÂN BIỆT”.
Hôm nay NHƯ KHÔNG trao đổi chừng đó về VÔ NGÃ chắc đủ rồi. Chừng nào có thì giờ NHƯ KHÔNG sẽ xin hầu chuyện về các pháp môn TỊNH ĐỘ, THIỀN VÔ NIỆM, và MẬT TÔNG, THẦN CHÚ sau nhé! Trao đổi về những vấn đề này cần kiên nhẫn lắng nghe nhau mới có thể làm lợi ích cho nhau. Rất mong các Phật tử chúng ta sống vững chắc trong tinh thần LỤC HÒA.
Thân ái.
Bài đọc thêm:
Không có Ngã, cũng không có Vô Ngã (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Những giảng giải khác nhau về vô ngã (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Học thuyết Vô ngã của Phật giáo và vấn đề Siêu ngã (Nguyên Hiệp dịch)
Giáo Lý Vô Ngã Của Phật Giáo Và Vấn Đề Siêu Ngã – Nguyên Tác : Y Karunadasa; Việt Dịch: Viên Trí
Discussion about this post