KHẤT THỰC HÓA DUYÊN
Tỳ-kheo Giác Ngạn
Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi chứng quả Bồ-đề Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác,
Ngài không nhập Niết-bàn mà còn đi hóa độ chúng sinh trong suốt thời gian 45
năm. Đến năm 80 tuổi, Ngài dừng chân tại xứ Kusinagar và nhập Niết-bàn tại đây.
Trong lúc Phật còn tại thế, hằng ngày, Ngài có 5 phận sự như sau:
Buổi sớm mai, Ngài trì
bình khất thực.Buổi xế chiều, Ngài
thuyết pháp độ sanh.Buổi hoàng hôn,
Ngài giáo hóa chư Tăng.Trong canh khuya,
Ngài đáp lời chư Thiên.Trong canh năm,
Ngài quán xét nhơn duyên.
Hình
ảnh trang nghiêm của Đức Phật và các vị Thánh đệ tử đi trì bình khất thực đã được
trình bày thật là sinh động trong phần mở đầu bài kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật
sau đây:
“Như thị ngã văn, nhứt thời Phật tại
Xá Vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên, dữ đại Tỷ Kheo chúng thiên nhị bá ngũ thập
nhơn câu. Nhĩ thời Thế Tôn, thực thời trước y trì bát nhập Xá Vệ đại thành khất
thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngật, thâu y
bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa”.
Nghĩa
là:
Tôi
nghe như vầy, một thuở nọ Đức Phật đang ở nước Xá Vệ, tại khu vườn của ông Cấp
Cô Độc và cây của thái tử Kỳ Đà, với chúng đại Tỳ-kheo là 1250 vị. Khi ấy gần đến
giờ thọ trai, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào thành lớn Xá Vệ khất thực. Trong
thành phố ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực rồi trở về lại nơi chúng ở. Sau khi thọ
trai, Ngài thu dọn y bát rồi rửa chân, trải tòa mà ngồi.
Đoạn
kinh trên chỉ rõ cuộc sống giản dị của Đức Phật và bài pháp không lời “thân
giáo” mà Ngài thường thực hiện vào mỗi buổi sáng để nhắc nhở cho chúng ta thấy
chân lý sống đang có mặt thường xuyên, không ở đâu xa xăm, mà ở trong trạng
thái bình thường nhất. Đó chính là đạo lý “bình thường tâm thị đạo.”
Nối
gót từ bi của đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni, kể từ sau năm 1944, Tổ sư Minh Đăng
Quang và các vị Đại đệ tử của Ngài đã luôn luôn thực hành pháp khất thực trên khắp các nẻo đường Nam,
Trung nước Việt. Ngài đã góp phần khơi dậy chánh pháp bằng cách:
Sáng
ra khuyến giáo độ đời Trưa
về thọ thực, xế thời thuyết kinh Chiều,
khuya, quán tưởng lặng thinh Nửa
đêm nhập định, điển linh ngưng thần Người
tự giác ngộ, độ thân Giác
tha độ thế dạy dân tu trì…
Tính
đến nay đã 55 mùa Xuân Ngài vắng bóng, kể từ mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954).
Ngọn đèn Chơn lý và pháp trì bình khất thực vẫn còn các vị đại đệ tử trưởng các
giáo đoàn Tăng, cũng như chư Ni tiếp tục vân du hóa độ trong nước và ở hải ngoại;
cũng gìn giữ phương châm “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp” để ánh sáng từ bi của
Đức Phật soi đường cho nhân loại thoát khỏi những niềm đau nỗi khổ vì khủng bố,
tai nạn, bệnh hoạn đang xảy ra hằng ngày trên hành tinh này. Trong số 84.000
pháp môn tu học mà Đức Phật đã dạy, pháp nào đưa tới cứu cánh giải thoát, cũng
đặt nền tảng trên Giới – Định – Huệ. Cách
thực hiện có thể uyển chuyển theo giai đoạn thịnh suy của thời đại, của mỗi quốc
độ và phong tục – tập quán, thời tiết có khác, nhưng tinh thần “Tùy duyên bất biến” vẫn được duy trì để mạng mạch
chánh pháp luôn hằng hữu trên thế gian này.
Tỳ
kheo hay Tỳ-kheo-ni theo truyền thống nào cũng đều là Khất Sĩ. Vì nguyên nghĩa
của chữ Bhikkhu (Pali) hay Bhiksu (Sankskrit) là Khất Sĩ. Dù tu theo truyền thống
nào, lúc thọ Cụ túc giới đều phải có y và bát như là hai vật tượng trưng thiêng
liêng nhất của người xuất gia. Y và bát của giới xuất gia được Đức Phật ví như
chim có đôi cánh để bay vào bầu trời cao xa. Mỗi vị Tăng khi xuất gia đều lập hạnh
nguyện riêng và do đó cũng có cách hành đạo riêng. Có vị hoằng pháp lợi sanh theo
phương cách dạy học, dịch thuật Tam Tạng kinh điển như các vị Tam Tạng pháp sư,
luật sư, luận sư ở tại các tu viện, trú xứ, nhưng cũng có các bậc Thầy Tổ hoằng
pháp theo tinh thần thân giáo bằng cách du hành đó đây để độ đời:
Nhứt bát thiên gia phạn Cô thân vạn lý du Dục cùng sanh tử lộ Khất hóa độ xuân thu.
Tạm
dịch:
Một bát cơm ngàn nhà Thân đi muôn dặm xa Muốn dứt đường sanh tử Xin, tự độ, độ tha.Sau
khi đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chư Tăng Ni Khất Sĩ vẫn tiếp tục hành
đạo dưới sự hướng dẫn của chư Tôn Trưởng lão, lãnh đạo các giáo đoàn đi khất thực
hóa duyên từ miền Nam lên cao nguyên và đổ về miền Trung nước Việt đến Đông Hà,
Quảng Trị. Đến năm 1981 thì giáo đoàn Khất Sĩ trở thành một trong chín thành
viên của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Các nguyên tắc biệt truyền của Hệ phái vẫn
được tôn trọng và các giáo đoàn Khất Sĩ vẫn sinh hoạt đều đặn với hạnh nguyện:
Khất
Sĩ y bát chơn truyền đạo Ta
bà du hóa độ nhơn sinh.
Hạnh
trì bình khất thực có hai thứ để xin và học:
1. Xin vật chất để nuôi thân.
2. Xin tinh thần để nuôi trí.
Theo
Tổ sư dạy: “Ai ai cũng đều là kẻ xin cả
thảy, hoặc đi xin, hoặc đứng xin, hoặc ngồi xin, hoặc nằm xin, hoặc ở một chỗ
xin, hoặc đi cùng khắp xứ xin – xin cái ác, xin điều thiện, xin đạo đức, xin quả
người Trời Phật, xin vật chất, xin tinh thần, xin địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.”
Đức Tổ sư dạy tiếp: “Đạo Khất Sĩ không phải
là mới, nói cho đúng ai ai cũng là khất sĩ cả thảy, vì ai mà không có gặp được
sự học mỗi ngày, ai mà không có sự xin nhau từng chút.” Nhìn vào lăng kính
nhân sinh quan ta thấy sự tương thân, tương ái và tương trợ trong xã hội rất là
rõ ràng, thật đúng là:
Trong cuộc sống có dây quan hệ Việc lớn cho đến bé nhờ nhau Ở đời bất luận người nào Tự mình cung cấp không sao hoàn toàn Ngay như cái thân đang sống đó Được sinh ra nhờ có mẹ cha Những điều phụ thuộc khác ra Là nhờ tất cả người ta góp vào Ân cha mẹ làm sao chẳng nhớ Ân mọi người
há nỡ đành quên Dù sao cũng
ráng đáp đền Mới không hổ
phận sanh lên làm người.
Sống đúng theo chơn lý vũ trụ thì chúng sanh sanh ra đều
nhờ xin lẫn nhau. Chúng ta thử nhìn một số khía cạnh trong cuộc sống chung
quanh ta hoặc bản thân ta kể từ nhỏ cho đến già, đến chết cái nguyên lý Xin không
ai mà không ứng dụng, mà có thể còn ứng dụng từng giờ, từng phút, từng giây
trong đời sống con người.
Ví dụ, muốn được tượng hình thì xin tinh cha huyết mẹ.
Khi còn trong trứng nước phải xin hơi thở của mẹ để sống. Lúc còn bé thơ đã biết
khóc la đòi xin được nâng niu chìu chuộng, bú mớm. Lớn lên cha mẹ dẫn đến trường
xin thầy con chữ. Khi đỗ đạt học vị khoa bảng thì nộp đơn xin việc. Gánh vác việc
công không xong thì xin từ chức. Thân thể gầy mòn kém phần thể lực thì xin điều
trị, xin nhập viện, xin xuất viện, xin tái khám… Xây dựng công trình, lâu đài,
dinh thự, chùa chiền, tháp miếu, cầu cống, đường sá, bệnh viện, trạm xá đều phải
xin giấy phép xây dựng. Khánh thành, lễ, Tết đều xin chúc mừng. Tử biệt cách trở
thì xin chia buồn. Sanh ly chia xa xin hẹn ngày gặp lại. Thua trận chạy làng muốn
bảo tồn tính mạng thì xin đầu hàng. Muốn khỏi mích lòng nhau thì mau xin lỗi.
Thiên tai, lũ lụt thì xin cứu trợ. Binh lính thăm vợ cũng cần xin phép. Bị tra
bị kẹp đau đớn xin tha. Du lịch nước ngoài phải xin hộ chiếu. Kinh doanh vốn yếu
thì phải xin vay. Muốn nhẹ tù đày thì xin ân xá. Cúng Phật, ông bà thì xin chứng
giám. Khi ra ứng cử xin phiếu cử tri. Giờ học giờ thi xin giữ im lặng. Xuất gia
tu hành xin thọ giới đàn. Nghiệp chướng đeo mang cầu xin sám hối. Phật tử sớm tối
xin nhớ tứ ân. Chôn cất thân nhân phải xin an táng. Phục vụ hết hạn nhớ xin về
hưu…
Ôi thôi! Kiếp nhân sanh là thế đó. Sỡ dĩ chúng sanh mà
sống được với nhau là nhờ áp dụng nguyên lý xin nhau để đắp đổi lẫn nhau cho tròn kiếp nhân sinh ngắn ngủi.
Trong đời, kẻ Khất cái – tức là người đi ăn xin – chỉ
có biết xin vật chất để nuôi thân, không có pháp tinh thần để chia sẻ cho bá
tánh; và tương lai thì mờ mịt, không đạt tới cảnh giới Niết-bàn, giống như người
từ bóng tối lại đi vào bóng tối. Còn người Khất Sĩ xin hai món để hướng tới quả
vị Lưỡng Túc Tôn – phước huệ vẹn toàn.
“Thượng khất
chư Phật chi pháp, dĩ cầu huệ mạng Hạ khất đàn việt
chi thực, dĩ chủng phước điền.”
Nghĩa là:
“Trên xin pháp
mầu của chư Phật để nuôi huệ mạng Dưới xin đồ ăn
để tín thí gieo giống vào ruộng phước.”
Cái xin theo giáo lý Y Bát chơn truyền là một hạnh tu
cao viễn. Cho nên Tổ sư Minh Đăng Quang đã dạy: “Từ hàng bậc xin bằng thân chỉ có Khất Sĩ là xin bằng tâm, cái xin cao
thượng, trong sạch hơn hết, tự người hảo tâm cho chứ không điều ép buộc. Khất
Sĩ đi xin để ngăn lòng tội lỗi. Đi xin để đền nghiệp cũ, đặng sớm nghỉ ngơi,
mau hết vốn lời, đi xin để nhịn nhường bố thí của cải lại cho chúng sanh. Đi
xin để làm gương nhân quả tội lỗi cho chúng sanh ngừa tránh. Đi xin để đừng phạm
tội lỗi mới. Đi xin để có thì giờ ăn học. Đi xin để giáo hóa chúng sanh. Đi xin
để không tự cao dốt nát, danh lợi, sắc tài. Đi xin để giải thoát phiền não và để
un đúc tâm hồn, rèn luyện chí hướng, tập sửa bản năng. Có đi xin mới có từ bi hỷ
xả, trí huệ thông minh, cõi lòng mát dịu, rộng mở bao la, yên lặng sạch sẽ…”
Từ ngàn xưa, đức Thế Tôn đã đi xin và Ngài đã dạy Đại đức A Nan rằng:
“A Nan! Ngã
giáo Tỳ kheo tuần phương khất thực, linh kỳ xả tham, thành Bồ Đề đạo.”…(Kinh
Lăng Nghiêm, Q. 6), nghĩa là: “Này
A Nan! Ta dạy các thầy Tỳ-kheo đi tuần tự thứ lớp các phương mà xin ăn, để xả bỏ tham dục
mà thành tựu được đạo quả Bồ Đề.”
Tóm
lại, đi khất thực đúng chánh pháp là thể hiện tinh thần tự độ, độ tha, tự giác,
giác tha, giác hạnh viên mãn. Đó cũng là cách giúp hành giả nhập thế độ sanh,
là cơ hội để hành giả quán chiếu nhân và pháp đều là vô ngã, hướng đến quả vị
giác ngộ là cứu cánh chung cho mọi loài, đúng như đức Phật đã từng dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ
thành.”
Hồi
tưởng lại hình ảnh chư Phật, Tổ Sư Minh Đăng Quang và các Đức Thầy đi xin trong
tư thế trang nghiêm, tĩnh giác; đặc biệt đức Phật có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp,
khi Ngài ôm bát đi chậm rãi khoan thai, ánh hào quang từ bi tỏa chiếu, trông quý
Ngài đi
xin mà nhìn kỹ thật là đi xinh vậy.
Nối
bước Phật Tổ Thầy, chư vị Khất Sĩ cũng trì bình khất thực góp phần thân giáo
tuyên dương đạo mầu, thăng hoa tinh thần Tứ hoằng thệ nguyện:
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn Pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phậtđạo vô thượng thệ nguyện thành
Bài, ảnh: Tỳ-kheo
Giác Ngạn (Giáo đoàn II)
(Tịnh xá Ngọc Giáng – Tp. Đà Nẳng-VN)
Discussion about this post