Nhuận Hùng
Ngược dòng thời gian, trước đây hơn hai nghìn, năm trăm năm, tại xứ Ấn Độ thành Ca Tỳ La Vệ…Thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạm và hoàng hậu Ma Gia đã giáng sinh xuống trần, trời người…hân hoan đón mừng vị Thánh Nhân ra đời, mang ánh sáng từ bi đến với muôn loài. Ngài đã tìm ra chân lý đích thực, đem ánh sáng “ấy” đến soi rọi cho chúng sanh trong cõi Ta Bà này, hầu mong xóa tan bóng tối vô minh. Đạt đến giác ngộ – cứu cánh, vượt qua sông mê – bể ái- trầm luân, đưa chúng sanh đến con đường giải thoát…!
“Hạnh phúc thay, Đức Phật giáng sanh
Hạnh phúc thay, giáo Pháp cao minh
Hạnh phúc thay, chúng Tăng hòa hợp
Hạnh phúc thay, Tứ chúng đồng tu”
(Kinh Pháp Cú số 54)
Thái Tử Tất Đạt Đa từ khi rời khỏi hoàng cung, bỏ lại ngai vàng – điện ngọc cùng vợ đẹp con xinh. Ngài đã chọn con đường xuất gia tu hành khổ hạnh, xuyên suốt chặng đường gian khổ – thử thách mọi bề. Ngài quyết tìm cho ra ánh đạo vàng…Trải qua bao năm tháng, với ý chí kiên cường, một bình bát đơn sơ không lấy gì làm hãnh diện, chiếc áo cà sa bạc màu sương gió. Ngài vẫn vân du từ Đông sang Tây trên khắp nơi nơi của xứ Ấn Độ mang thông điệp “hạnh phúc -an bình” đến cho muôn loại.
Chúng sanh đang cần Ngài hướng dẫn trong từng sự sống. Giữa cảnh tranh giành, thế lực – tiền tài – vật chất- dục vọng dẫy đầy…! Tạo ra không biết bao nhiêu cảnh chém giết lẫn nhau cũng vì mối lợi riêng tư. Ai ai cũng muốn làm chủ nhân “ông” không biết chia xẻ và tha thứ cho nhau. Chỉ vì vô minh che lấp không hiểu đạo lý làm người là gì? Làm càng – làm bướng – tham – sân – si -mạn – nghi- ác – kiến, chứa chấp quá nhiều trong con người…! Quý vị, thử nghĩ lại, nếu xã hội này mà không có đạo giáo, thì xã hội ấy sẽ ra sao?
“Đạo không Đời lấy đâu có Bồ Tát hay Chư Phật (thị hiện) – giáng sanh để độ đời.” Nếu – nói ngược lại “ Đời không đạo, đời sẽ tan hoang” Bởi vậy, trong Đời có Đạo, trong Đạo phải có Đời. Cũng nhưng trong giáo lý Phật đà có nhắc đến câu: “Phật pháp bất ly thế gian pháp” đã cho chúng ta thấy và chứng minh được những gì là (thiện hay là bất thiện.) Thiện và Ác chỉ cách nhau gang tấc…! Trong từng ý nghĩ của ‘ chúng ta’ mà thôi…!
Nói tóm lại, đạo và đời xưa và nay nó luôn gắn liền nhau và không rời xa nhau, tựa như hai mặt của đồng tiền. Nếu không có đời thì sẽ không có đạo, đời và đạo nương nhau mà sống.
Trong đạo phải có chất đời mới thực tế, trong đời phải có vị đạo để gìn giữ được giá trị đạo đức.
Trong quá trình hoằng pháp độ sanh, nếu ai đó nghĩ rằng: “Đức Từ Phụ” khi Ngài đã đi qua nơi nào đó, thì mọi sự phiền muộn sẽ vắng bặt do đời sống cao thượng của Ngài. Được biết, quá trình hành đạo của Ngài, mọi biến cố đau thương trong đời, đều tan theo mây khói. Tuy thân thể Ngài sau những năm tu khổ hạnh, mặc dù, gầy ốm dáng vóc trơ xương. Nhưng ý chí quật cường – mãnh liệt vô cùng đem niềm an vui – hạnh phúc đến cho muôn loài. Ngài không phân biệt màu da sắc tộc hay chúng sanh khác chủng tộc…! Đều được ngài hóa độ cả, sau khi Ngài tu thành đạo, đạt đến quả vị chánh đẳng- chánh giác…!
Vẫn trong giáo lý Phật đà có dạy Đến – Đi trong huyễn mộng. Nhưng chúng ta, ai ai cũng không thể liền khỏi, hai thái cực “hạnh phúc và khổ đau”. Được biết hạnh phúc luôn luôn là điều tối thượng ai ai cũng cần đến trong cuộc sống hằng ngày. Bản chất “hạnh phúc” không màu, không vị, nhưng nó hiện rõ từng sát na trong mỗi con người. Ngược lại, “đau khổ” cũng thế…! Chúng ta, đều cảm nhận như nhau, (hạnh phúc) thì thoáng chốc còn (khổ đau) thì triền miên…!
Đó cũng là nền tảng căn bản, không thể nào thiếu trong chốn quần sanh. Bởi vậy, Đức Thích Ca Mâu Ni “Đấng cha lành trong bốn loài” từ Cung Trời Đâu Xuất thị hiện, cõi Ta Bà để xoa dịu nỗi đau trần thế bằng bức thông điệp “hạnh phúc – an lành” qua ba Tạng Kinh điển…!
Thông điệp “ấy” vang dội khắp muôn nơi, sự ra đời xuyên suốt qua nhiều oan nghiệt trong dòng xoay cuộc đời hay giấc mơ của một ai đó! Để chuyển hóa tâm thức “khổ đau” chúng sanh đang gánh chịu nghiệp cảm của tự thân. Phải nổ lực tu tập, mở rộng tâm từ thì mới có thể chuyển hóa được tâm tánh vô minh, dục vọng nhiều đời đã tạo tác…!
Ngài không phải thần thánh, không là người quyền lực siêu nhiên. Ngay cả một người lang thang phiêu bạt trong chốn cô quạnh – không nơi nương tựa, đói cơm – khát nước…Bản thân Ngài, từ tốn cũng đã chia xẻ từng nắm cơm, ngụm nước đến với những người thiếu may mắn hoặc trong cơn hoạn nạn…! Ngay vào thời điểm đó, với kẻ bạo tàn, Ngài đã khuyên răn bằng lời lẽ chánh đạo, chuyển hóa tâm thức để họ trở về với đời sống phạm hạnh. Sự thị hiện của Ngài là sức mạnh to tát– như là keo sơn, nung đốt bằng chất liệu yêu thương hòa cùng lòng vị tha bàng bạc trong hư không. Trong cuộc trần thế này, có quá nhiều đau khổ – bất hạnh…! Ngài cũng đã từng thị hiện nơi cõi Ta Bà. Năm nay vừa tròn Phật Lịch 2566 -2022 nhân loại hân hoan đón mừng ngày Đản Sanh của đấng Từ Phụ – Cha lành giáng trần…!
Đức Phật thị hiện, dưới nhiều hình thức cảm hóa chúng sanh bằng hai chữ “hạnh phúc – bình an” và chuyển biến trong quá trình vận hành vũ trụ bao la. Nếu có, một ai đó xuất hiện ở đời với năng lực siêu nhiên vô bờ bến có thể dời sông lấp bể, an bang tế thế, chắc chắn không thể sánh kịp đức Thế Tôn…!
Hiện tại thế giới Âu Châu ngày nay như: Nga và Ukraine nhân quần đang đắm chìm trong khói lửa chiến tranh, mịt mù. “Cái chết và sự sống – như giọt sương trên ngọn cỏ- chỉ treo đầu mành…” Sự ngông cuồng của thế lực tham vọng- vươn bả danh lợi –giết hại lẫn nhau bằng hỏa tiễn xuyên lục địa, những quả bom nguyên tử hiện đại. Trong thế giới văn minh- khoa học thực tiển. Mạng người còn thua cả cây – cỏ – rác rưởi. Nếu nói như vậy, thì xã hội này, có còn nhân cách – nhân tính của con người nữa hay không???
Một khi nguyên tử lực thế giới này, chuyển mình từ các cường quốc so tài lẫn nhau. Ai thắng – ai bại…! Thử hỏi, quý vị trái đất này rồi sẽ ra sao? Và đi về đâu? Ai là người có lỗi ?
Không biết thương yêu lẫn nhau – “ Oán thù mãi mãi vẫn là oán thù.” Chỉ có tình thương mới xóa đi được hận thù! Nếu một khi bốn cường quốc lớn trên thế giới, mất hết nhân tính con người, lòng (tham – sân – si ) mê muội “ấy” nổi lên. Họ sẽ bấm nút nguyên tử lực cùng một lúc, thì việc gì sẽ xảy ra sau đó?
Điều mà ít ai dám nghĩ đến….! Trong giáo lý Phật đà cũng từng ghi lại rằng: “thành – trụ- hoại-diệt” . (Có sanh – ắt có tử…) Nhưng tự mình hủy đi sự sống của trái đất có đáng hay không? Nhường câu giải đáp cho quý vị, tùy nghi suy diễn…!
Cái khác biệt của Đức Phật, Ngài không bao giờ cho mình là kẻ siêu nhiên hay huyền diệu gì hết. Ngài đến trần gian này là nhân duyên phù hợp, với ước mơ hằng triệu trái tim, đang khao khát tìm kiếm sự sống “hạnh phúc” và “an lành”, bên người thân yêu. Họ chỉ muốn an bình mà thôi, (cơm -áo – gạo – tiền) không ưa thích chiến tranh chi cả.
Trên bước đường hành đạo của Ngài, không phút giây nào bị xao lãng trong hiện hữu của kiếp người. Ngài luôn vận dụng những thiện pháp để trao từng cá nhân bức thông điệp đơn sơ “hạnh phúc” này. Hơn ai hết, ngài thấu hiểu chỉ có hạnh phúc mới xoa dịu nỗi đau khổ của nhân thế, từ quá khứ cho đến vị lai.
Các pháp vốn hòa hợp tương quan – tương duyên, Ngài thị hiện trong biển đời ô trược với trung dung vạn hữu. Do vậy, mọi phiền não nhơ uế của nhân sinh tuy sát cánh bên Ngài nhưng không bao giờ gây nhiễm ô. Ngài cũng không có ý niệm phải chế ngự chúng theo kiểu cách của một Bậc Thánh với quyền năng siêu nhiên, ngược lại, ngài bình thản đón nhận chúng như những người bạn thâm giao để chuyển hóa qua thông điệp “hạnh phúc -an lành”. Một khi mọi phiền não được chuyển hóa, nhân sinh được sống trong sự bình yên – an lạc. Nếu tâm con người trở nên tỉnh lặng, thì thế giới này tràn ngập an vui, không có thù hận và chiến tranh. Vì thấu tình – đạt lý như vậy, Ngài vân du khắp chốn bất kể nắng mưa để tuyên giảng thông điệp “hạnh phúc – an lành”.
Nói chung, sự hiện thân của đức Từ Phụ Thích Ca làm cho thế giới rung chuyển. Bổng chốc, hóa thành nụ cười tươi rọi trên khuôn mặt của vạn hữu. Ngài đem cả niềm hạnh phúc vô biên cho toàn thể chúng sanh, đang gánh chịu nhiều khổ đau. Ngài thấu hiểu được sự khổ đau của cõi đời ô trược này, nguyên nhân “khổ” mà tất cả muôn loại phải vướng mắc do sự tạo tác của chính họ, nên Ngài khởi Từ Bi Tâm giáng trần để chỉ dạy phương cách thoát khổ cho họ đi đến bến bờ hạnh phúc. Bất cứ nơi đâu còn tồn tại khổ đau, Ngài đều dấn thân để chuyển hóa. Sự chuyển hóa ấy vang dội đến cả ba ngàn đại thiên thế giới và đặc biệt như chưa từng có sự kiện nào vĩ đại hơn trong lịch sử loài người.
“Bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh
Ba ngàn thế giới đón Như Lai”.
Hoặc là:
“Ta Bà khổ, Ta Bà cam khổ
Diệt lẫn nhau sinh kế – sinh tồn
Bã lợi danh đâu hay huyền hoặc
Kiếp phù sinh thoáng chốc vùi chôn
Từ Đẩu Xuất tâm bi nguyện lực
Thị hiện đời Ấn Quốc đản sanh
Sinh để diệt bốn tầng giai cấp
Kiếp điêu linh chủng loại tương tranh…”
Thơ Thanh Trí Cao
Qua câu kinh Pháp Cú trên, và dòng thơ Thanh Trí Cao, cho chúng ta thấy…Hạnh phúc thay! đức Phật ra đời mang lại bình yên cho toàn thể muôn loài trong địa cầu nhỏ bé này. Điệp khúc “hạnh phúc -bình an” của ngài đã bay bổng trên mọi nẻo đường nhân thế. Không giới hạn, hay là chi phối. Bởi không gian vô cùng – thời gian vô tận. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, “điệp khúc -bình an – hạnh phúc” ấy vẫn hiện hữu để tiếp diễn sự đời thêm tươi thắm – mãi mãi cho đến ngàn sau cũng thế.
Lại một lần nữa, chúng ta, hãy chắp tay lên cầu nguyện cho thế giới sớm chấm dứt chiến tranh ở Âu Châu và cuộc sống trở lại bình thường. Dân chúng an lạc- bớt khổ đau, thái bình vĩnh cữu. Đó là lòng mong ước của vạn người trong mùa Đức Phật Đản sanh năm nay. Bao thế kỷ Ưu Đàm thơm ngát, tỏa sắc hương thơm – tô thắm trần gian, cho tri thức hiền hòa thanh thoát, cho lòng người sống đạo bình an…”
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chùa Bảo Quang Santa Ana ngày 10/5/2022
Nhuận Hùng
Discussion about this post