HIỆN THỰC CỦA CHIẾN TRANH
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Minh Nguyên dịch
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là
nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ
hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng
ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
Chiến tranh như là một ngọn lửa trong cộng đồng nhân loại,
và nhiên liệu cho ngọn lửa ấy chính là sinh mạng
của con người
Hầu hết chúng ta đều bị tác động để suy nghĩ rằng chiến đấu quân sự
là điều thú vị và hấp dẫn và là một cơ hội cho nam giới chứng minh khả năng và
lòng dũng cảm của họ. Kể từ khi quân đội được xem là hợp pháp, chúng ta cảm
thấy rằng chiến tranh là điều có thể chấp nhận được. Nói chung, không có ai cảm
thấy rằng chiến tranh là tội phạm, hoặc việc chấp nhận chiến tranh là một thái
độ vô đạo đức. Trong thực tế, chúng ta đã bị tẩy não. Chiến tranh không có gì
thú vị và cũng không hấp dẫn. Chiến tranh là sự quái dị. Bản chất của nó là một
trong những bi kịch và đau khổ.
Chiến tranh như là một ngọn lửa trong cộng đồng nhân loại, và
nhiên liệu cho ngọn lửa ấy chính là sinh mạng của con người. Tôi nhận thấy phép
loại suy này thật là phù hợp và hữu ích. Chiến tranh hiện đại được tiến hành
chủ yếu với các hình thức khác nhau của lửa, nhưng chúng ta bị tác động để xem
nó là sự ly kỳ và chúng ta nói về những vũ khí tuyệt vời ấy như là một phần
đáng kể của khoa học công nghệ mà không hề nghĩ rằng, nếu những vũ khí ấy thực
sự được đưa vào sử dụng thì chúng sẽ đốt cháy sinh mạng con người. Chiến tranh
cũng mạnh mẽ giống như một ngọn lửa trong cách nó lây lan. Nếu một trong những
khu vực bị suy yếu, sĩ quan chỉ huy sẽ gửi quân tiếp viện. Điều này chẳng khác
gì ném trực tiếp những người tiếp viện ấy lên ngọn lửa. Nhưng vì chúng ta đã bị
tẩy não để suy nghĩ như thế, chúng ta không quan tâm đến sự đau khổ của cá nhân
những người lính. Không có binh sĩ nào muốn bị thương hoặc bị chết cả. Không ai
trong số những người thân yêu của các người lính muốn bất cứ tổn hại nào đến
với họ. Nếu một người lính bị giết chết, hoặc bị tàn phế, ít nhất là năm hay
mười người thân và bạn bè của người lính ấy cũng bị khổ theo. Tất cả chúng ta
đều nên kinh sợ trước mức độ của thảm kịch này, nhưng chúng ta đang rất bối
rối.
Thẳng thắn mà nói, khi còn là một đứa bé, tôi cũng đã bị thu hút
bởi quân đội. Bộ đồng phục của họ trông rất thông minh và xinh đẹp. Và đó chính
là cách mà sự quyến rũ bắt đầu. Các trẻ em bắt đầu chơi các trò chơi mà một
ngày nào đó sẽ dẫn chúng đến với sự rắc rối. Có rất nhiều trò chơi thú vị để chơi
và trang phục để mặc hơn là những thứ dựa trên việc giết hại nhân mạng. Thêm
nữa, nếu như người lớn chúng ta không để bị cuốn hút bởi chiến tranh, chúng ta
sẽ thấy rõ ràng rằng, cho phép con cái chúng ta làm quen với các trò chơi chiến
tranh là điều không tốt. Một số cựu chiến binh đã nói với tôi rằng, khi họ bắn
người đầu tiên, họ cảm thấy khó chịu, nhưng khi họ tiếp tục giết, họ bắt đầu
cảm thấy việc giết người là hoàn toàn bình thường. Theo thời gian, chúng ta có
thể sử dụng cho bất cứ điều gì.
Không phải chỉ có trong thời kỳ chiến tranh, các cơ sở quân sự mới
có tính tán phà. Theo như kế hoạch xây dựng, chúng là những thực thể vi phạm
lớn nhất về quyền con người, và bản thân những người lính là những người thường
bị đau khổ nhiều nhất từ sự lạm dụng của các cơ sở quân sự. Sau khi cán bộ
phụ trách được giải thích một cách hoa mỹ về tầm quan trọng của quân đội, về kỷ
luật của nó và sự cần thiết để chiến thắng kẻ thù, các quyền của một số lượng
lớn binh sĩ là hoàn toàn bị tước mất. Sau đó họ bị ép buộc phải mất đi ý chí cá
nhân của họ, và cuối cùng là hy sinh mạng sống của họ. Hơn nữa, một khi quân
đội đã trở thành một lực lượng mạnh mẽ, có một điều hết sức rủi ro là nó sẽ phá
hủy hạnh phúc của chính đất nước đó.
Có nhiều người có ý muốn phá hoại trong mọi xã hội, và sự cám dỗ
để giành quyền lãnh đạo trong một tổ chức mà khả năng giúp họ thực hiện các
tham vọng cá nhân có thể trở nên rất lớn. Nhưng bất luận là những kẻ bạo chúa
sát nhân, độc tài, những người có thể hiện đang đàn áp các quốc gia, gây ra những
tổn hại trên phạm vi quốc tế có tàn ác và xấu xa đến thế nào đi nữa, thì rõ
ràng là họ không thể nào tổn hại người khác và giết hại vô số nhân mạng nếu như
họ không có một tổ chức quân sự được xã hội chấp nhận. Hễ có quân đội mạnh mẽ
thì sẽ luôn có những nguy hiểm về các chế độ độc tài. Nếu chúng ta thực sự cho
rằng chế độ độc tài là một hình thức đáng khinh bỉ và hủy diệt của chính phủ,
thì chúng ta phải nhận ra rằng sự tồn tại của các cơ sở quân sự mạnh mẽ là một
trong những tác nhân chính của chế độ độc tài.
Chủ nghĩa quân phiệt cũng tốn hao rất lớn. Theo đuổi hòa bình
thông qua sức mạnh quân sự là tạo ra một gánh nặng vô cùng lãng phí cho xã hội.
Chính phủ ngày càng tiêu tốn một khoản tiền lớn cho việc trang bị vũ khí này,
mà thực tế thì không ai thực sự muốn sử dụng chúng. Không chỉ có tiền mà còn cả
những năng lượng giá trị và trí thông minh của con người cũng bị phung phí.
Tuy nhiên, mặc dù tôi cực lực phản đối chiến tranh, nhưng tôi
không ủng hộ sự nhượng bộ. Chúng ta cần phải có một lập trường mạnh mẽ để chống
lại sự xâm lăng bất công. Ví dụ, rõ ràng là tất cả chúng ta đều cho rằng cuộc
chiến tranh thế giới thứ hai là hoàn toàn hợp lý. Nó đã cứu nền văn minh khỏi
sự thống trị của Đức Quốc xã, như Winston Churchill đã nhận định điều đó một
cách thích đáng. Theo quan điểm của tôi, chiến tranh Triều Tiên cũng chỉ vì nó
đã cho Hàn Quốc cơ hội từng bước phát triển nền dân chủ. Nhưng chúng ta chỉ có
thể đánh giá có hay không có một cuộc xung đột đã được xác minh là đúng trên cơ
sở đạo đức với sự đánh giá muộn. Ví dụ, bây giờ chúng ta có thể thấy rằng trong
chiến tranh lạnh, nguyên tắc ngăn chặn vũ khí hạt nhân đã có một giá trị nhất
định. Tuy nhiên, rất là khó khăn để đánh giá tất cả các vấn đề này với bất kỳ
mức độ chính xác nào.
Chiến tranh là bạo lực và bạo lực thì không thể lường trước được.
Do đó, nếu có thể tránh được thì tránh và không bao giờ cho rằng chúng ta biết
trước các kết quả của một cuộc chiến tranh sẽ có lợi hay không. Ví dụ, trong
trường hợp của chiến tranh lạnh, thông qua việc ngăn chặn có thể giúp thúc đẩy
sự ổn định, tuy rằng nó không tạo ra nền hòa bình đích thực. Bốn mươi năm gần
đây ở châu Âu đã cho thấy chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh, chứ chưa được
thực sự hòa bình, nhưng sự thân tình đã được thành lập. Tốt nhất, việc xây dựng
quân sự để duy trì hòa bình nên chỉ là một giải pháp tạm thời. Miễn là các đối
phương không tin tưởng lẫn nhau, bất kỳ yếu tố nào cũng có thể phá vỡ sự cân
bằng quyền lực. Hòa bình có thể đảm bảo an toàn lâu dài trên cơ sở sự tin tưởng
chân thực.
Đức
Dalai Lama – Minh Nguyên dịch
Discussion about this post