Khi Đức Phật theo học với nhiều vị thầy khác nhau, Ngài nhận thấy phương pháp của họ có chỗ thiếu sót, nhưng Ngài không dèm pha hay chê bai họ. Nhờ thái độ khiêm tốn và tôn trọng, Ngài gặt hái được nhiều lợi ích trong khi học với họ, tuy Ngài nhận thấy rằng phương pháp của họ chưa hoàn mỹ.
Đừng bắt lỗi người khác. Nếu họ cư xử không đúng bạn cũng đâu cần làm khổ mình. Nếu bạn chỉ cho họ thấy sự sai lầm của họ, nhưng họ vẫn không sửa đổi, thì hãy để mặc họ.
Khi Đức Phật theo học với nhiều vị thầy khác nhau, Ngài nhận thấy phương pháp của họ có chỗ thiếu sót, nhưng Ngài không dèm pha hay chê bai họ. Nhờ thái độ khiêm tốn và tôn trọng, Ngài gặt hái được nhiều lợi ích trong khi học với họ, tuy Ngài nhận thấy rằng phương pháp của họ chưa hoàn mỹ. Nhưng vì Ngài vẫn chưa ngộ đạo, nên Ngài không phê bình hay tìm cách chỉ dạy họ. Sau khi giác ngộ, Ngài nhớ đến những người thầy cũ của mình với lòng kính trọng và muốn chia sẻ sự khai ngộ của mình với họ.
Tình yêu chân thật
Tình yêu chân thật là trí huệ. Chứ thứ tình yêu mà phần lớn con người nghĩ chỉ là một cảm xúc tạm bợ. Nếu bạn được ăn ngon mỗi ngày, bạn cũng sẽ thấy nhàm chán. Cũng vậy, sự yêu thích đó cuối cùng rồi cũng đi đến chán ghét và phiền muộn. Niềm hạnh phúc thế gian đó mang tính chất ràng buộc và luôn gắn liền với đau khổ, chẳng khác nào cảnh sát theo sau tên trộm.
An nhiên tự tại đời thong dong
Tuy thế, chúng ta không thể đè nén hay ngăn cấm những cảm xúc đó. Chúng ta chỉ không nên bám víu vào hay đồng hóa mình với chúng. Được vậy, thì chúng ta luôn ở trong Giáo pháp. Hai người yêu nhau, nhưng cuối cùng rồi một trong hai người phải ra đi hay chết. Than khóc, tưởng nhớ mãi, bám vào một thứ gì đã thay đổi là đau khổ, chứ không phải là tình yêu. Khi chúng ta chứng ngộ chân lý này, không còn cần hay muốn nữa, thì trí huệ và tình yêu chân thật – tình yêu vượt trên tham ái – sẽ tràn ngập thế giới của chúng ta.
Học hỏi từ cuộc sống
Buồn chán là chuyện không có thật. Nếu quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng tâm luôn dao động và vì thế chúng ta luôn có việc để làm.
Hãy tự mình làm những việc lặt vặt như dọn dẹp sau bữa ăn, làm việc nhà khoan thai và trong chính niệm, không khua chén bát, không đóng sầm cửa. Làm như vậy sẽ giúp bạn phát triển định lực và khiến cho việc hành thiền dễ dàng hơn. Nhờ đó, bạn cũng có thể biết được mình có thật sự sống trong chính niệm không hay vẫn còn chìm đắm trong phiền não.
Nếu bạn là người phương Tây, lối sống thường vội vã hơn, cho nên những sự hạnh phúc, đau khổ và phiền não của bạn cũng đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu bạn tu hành đúng đắn, thì vì phải đối phó với nhiều vấn đề hơn, trí huệ của bạn sẽ phát triển nhiều hơn về sau.
Trích: “Tâm Tĩnh Lặng” – Thiền Sư Achaan Chah
Discussion about this post