ĐỨC PHẬT NÓI GÌ
VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
Thích minh Trí biên dịch
San
Francisco, USA — Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về
hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối
tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng
vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng
tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật
ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức
Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu
của họ.
Khi
cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng
internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm
của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với
bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập
trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội
nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức
Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật
tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài
đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng
tính luyến ái là “tà hạnh”
Quan
điểm này được dựa trên những hạn chế đã phát hiện
trong kinh điển mà ngài không thể thay đổi. Tuy nhiên, ngài
khuyên các lãnh đạo Phật tử đồng tính nên nghiên cứu
sâu hơn để thảo luận vấn đề này và ngài cho rằng sự
thay đổi có thể xảy ra thông qua một một số ý kiến nhất
trí mang tính thần học. Nhưng tại thời điểm khi mà hôn
nhân đồng tính đã trở thành chủ đề thời sự nóng trong
nền chính trị Hòa Kỳ thì những phát biểu gần đây nhất
của đức Dalai Lama đưa ra như là những tin tức bất lợi
cho những người đề xướng quyền tự do cá nhân.
Phải
chăng điều này có nghĩa là Phật giáo lên án quan hệ đồng
tính? Hoàn toàn không. Trái với nhận thức phổ thông, đức
Dalai Lama không thuyết giảng cho tất cả các Phật tử. Là
lãnh đạo của tông phái Mũ vàng chiếm ưu thế của Phật
giáo Tây Tạng, ngài thuyết giảng cho một phần dân chúng
theo đạo Phật trên thế giới. Phần đông Phật tử không
thực hành theo truyền thống của ngài mặc dù nhiều người
tôn kính và ngưỡng mộ ngài và kinh điển Tây Tạng mà đức
Dalai Lama đưa ra được viết trong những thế kỷ sau khi đức
Phật nhập niết-bàn.
Có
lẽ đạo Phật còn đa dạng hơn cả Thiên chúa giáo. Trên
thực tế, sự khác biệt giữa các tông phái là rất lớn
mà một vài nhà nghiên cứu coi các tông phái ấy như là những
tôn giáo khác nhau. Thật vậy, theo Tỳ kheo Thanissaro, viện
chủ Tu viện Metta Forest ở miền nam California, cho đến nay
như chúng ta biết thì đức Phật chưa bao giờ cấm cư sỹ
quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển
nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới
giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không
hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị
của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường
như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các
đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người
hôn phối của bạn.”
Giới
luật tự viện của Phật giáo có những hướng dẫn chi tiết
– và đôi khi khôi hài (suy nghĩ của Leviticus) – chỉ áp dụng
đối với tu sỹ, và đối cư sỹ thì vẫn còn có phần mở
ra tranh luận.
Cộng
đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của
họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính
một cách công khai. Hiếm khi người ta nghe ai đó gõ trống
khua chiên đuổi một cộng đồng Phật tử vì họ là những
người đồng tính và trong hầu hết các truyền thống đã
thực hành ở phương Tây – trong đó có cộng đồng Tây Tạng,
tình dục là vấn đề hiếm khi được bàn đến nếu không
muốn nói rằng đó chưa phải là một vấn đề. Dù sao, trong
bối cảnh chính trị hiện nay, nghe một Phật tử nổi tiếng
nhất thế giới tuyên bố đồng tính luyến ái là “tà hạnh”,
khiến mọi người tin rằng giáo lý của đức Phật cấm quan
hệ đồng tính. Họ không còn cách nào khác hơn là ủng hộ
và tán thành những gì đã có trong giáo pháp.
Những
người bạn của tôi tranh luận rằng đức Dalai Lama không
hẳn thật sự kỳ thị quan hệ đồng tính, rằng ngài không
có sự chọn lựa nào khác hơn ngoài việc tán thành những
giới điều trong truyền thống của ngài; và rằng có thể
đức Dalai Lama bị chấp vào những điều răn cấm của kinh
điển cổ giống như cách của một người Thiên chúa giáo,
hễ bất cứ nói ra điều gì thì lại liên hệ đến thánh
Thomas Aquinas. Tuy nhiên, chúng ta không biết và nên coi những
tuyên bố công khai của ngài chỉ có giá trị hình thức. Trong
trường hợp của ngài, dẫu sao thì sự kỳ vọng của chúng
ta có khuynh hướng khác với những người có thể là mục
sư địa phương, giáo sỹ hoặc giáo sỹ chính thống giáo.
Và rất nhiều người trong chúng ta đã hưởng lợi ích rất
lớn từ những lời dạy của ngài thì dễ cảm thấy thất
vọng.
Nguyên
tác Anh ngữ
GAY MARRIAGE:
WHAT WOULD BUDDHA DO?
by
James Shaheen, The Huffington Post, July 13, 2009
San
Francisco, USA — A lot of people ask me what the “Buddhist take” on gay
marriage is. Well, it depends on who you talk to. A few years back, in
an interview with the CBC, the Dalai Lama rejected same-sex relationships
to the surprise of many convert Buddhists, who sometimes too easily assume
that Buddhist ethics are consistent with their typically progressive views.
As
the Canadian interview bounced around the internet, some people were shocked
and perplexed, but the Dalai Lama’s position shouldn’t have come as a surprise
to anyone who has followed the issue. After all, he has been consistent.
At a conference some 12 years ago, when gay leaders met with him in San
Francisco to discuss the Tibetan Buddhist proscriptions against gay sex,
he reiterated the traditional view that gay sex was “sexual misconduct.”
This
view was based on restrictions found in Tibetan texts that he could not
and would not change. He did, however, advise gay Buddhist leaders to investigate
further, discuss the issue, and suggested that change might come through
some sort of theological consensus. But at a time when same-sex marriage
has taken front-stage center in American politics, the Dalai Lama’s more
recent statements come as unwelcome news to proponents of civil rights.
Does
this mean Buddhism condemns same-sex relationships? Not at all. Contrary
to popular perception, the Dalai Lama does not speak for all Buddhists.
As the leader of the dominant Gelug sect of Tibetan Buddhism, he speaks
for one slice of the world’s Buddhist population. The vast majority of
Buddhists do not practice in his tradition — however much they respect
and admire him — and the Tibetan texts the Dalai Lama refers to were written
centuries after the Buddha had come and gone.
Buddhism
is perhaps even more diverse than Christianity. In fact, the differences
among schools can be so vast that some scholars consider them different
religions. Indeed, according to Thanissaro Bhikkhu, abbot of the Metta
Forest Monastery in southern California, the Buddha never forbade gay sex
for lay people as far as we know. “When he drew the line between licit
and illicit sex, it had nothing to do with sexual tastes or preferences,”
he says, citing early texts. “He seemed more concerned with not violating
the legitimate claims that other people might have on your sexual partner.”
The
Buddhist monastic code, which contains detailed — and sometimes ludicrous
— guidelines (think Leviticus), applies only to monks, leaving the rest
open to debate.
Western
dharma communities are known for their tolerance, and the Dalai Lama himself
has openly gay students. It’s rare to hear of anyone being drum med out
of a Western Buddhist community for being gay, and in most Buddhist traditions
practiced in the West–including the Tibetan communities–sexuality is
rarely if ever an issue. Nonetheless, in the current political climate,
hearing the world’s most famous Buddhist declare homosexuality to be “sexual
misconduct” can’t help but lead people to believe that the Buddha’s teachings
proscribe same-sex relationships. They don’t, any more than they promote
them.
Friends
of mine have argued that the Dalai Lama doesn’t really look askance same-sex
relationships, that he has no choice but to uphold his tradition’s dictates;
and that maybe the Dalai Lama is just stuck with the old texts’ proscriptions
in the same way that a Catholic, say, must deal with Thomas Aquinas. Of
course, we can’t know and must take his public statements a face value.
In his case, though, our expectations tend to be different than they might
be for the local minister, priest or orthodox rabbi. And so many of us
who have benefited greatly from his teachings are apt to feel disappointed.
[Nguồn:
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,8365,0,0,1,0]
Thích
Minh Trí biên dịch
Discussion about this post