PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 4

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

THEO DẤU CHÂN PHẬT – Kỳ 4
(Thăm thạch động của ngài Mahā Kassapa tại Kê Túc Sơn– Kukkuṭasampāta)
Bài: Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Duong Ve Truc LamTừ Bodhgāya theo hướng Đông, chúng tôi bộ hành về thành Vương Xá. Trời rất lạnh, chỉ khoảng sáu, bảy độ. Chúng tôi thức dậy vào hai rưỡi sáng. Sương trắng bàng bạc. Tự giác, mọi người xếp đặt lại lều trại đã ướt sũng. Công việc luôn được làm trong im lặng và tỉnh thức, cố không tạo âm thanh nào quá lớn. Vệ sinh cá nhân xong, chúng tôi quy tụ về một gốc cây to nhất tụng một thời kinh an lành, hồi hướng đến chư thiên cùng muôn loài chúng sanh khác. Sau đó, mọi người tuần tự lấy một ít nước nóng đã được phân công nấu sẵn vào bình. Cúi đầu tri ân nơi trú ngụ thêm lần nữa, chúng tôi bắt đầu chuyến bộ hành trong ngày khi bầu trời vẫn một màu đêm tối.

Đường về Kê Túc Sơn xuyên qua những cánh đồng cải vàng xen lẫn mạ non và cây thốt nốt. Sương mù giăng mọi lối. Khung cảnh thật bình dị và nên thơ. Thi thoảng đoàn lại băng qua một vài xóm nghèo. Những căn nhà tềnh toàng, tạm bợ. Nhiều người dân hiếu kỳ kéo nhau ra xem “đoàn du tăng nước ngoài kỳ lạ”. Từng cặp mắt đen, sâu hun hút nhìn chúng tôi với vẻ ngạc nhiên. Vài em bé cố đu người, chồm qua khỏi vai mẹ, len lén nhìn. Chim chóc líu lo. Đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ. Thoảng trong không gian là mùi hương ngây ngấy của món trà sữa đang sôi, lan ra từ một quán nhỏ ven đường. Hạnh phúc đến trong tôi thật khẽ khàng như chùm hoa đêm xuân vừa hé nụ. Ôi! Yêu xiết bao cái bình yên đến chân thật này.

Càng đến gần Kê Túc Sơn mọi người càng chánh niệm. Bước chậm dần do đôi bàn chân đã phồng rộp. Lúc này đây, tôi cảm nghe cái thọ như thật sanh diệt qua mỗi bước đi rõ hơn bao giờ hết; cái tâm yếu đuối như một kẻ lắm lời dây dưa hoài không dứt. May mắn thay, tôi vẫn kịp đến chân núi để hạ trại và đi bát độ thực.

Kê Túc Sơn, tên như là núi. Xa xa nhìn lại ngọn núi như một cái chân gà có ba móng chụm lại. Đây cũng là nơi ngài Mahā Kassapa trú ngụ và thực hành mười ba pháp đầu đà qua nhiều năm tháng. Thời đức Phật còn tại thế, núi không như bây giờ. Năm một trăm hai mươi tuổi, ngài Mahā Kassapa thấy phận sự đã xong (Ngài là người đứng ra chủ trì cuộc kết tập lần đầu tiên), nhân duyên với chúng sanh đã hết. Ngài đến chân núi Vebhāra, thành Vương Xá, nhiếp tâm thị hiện nguyện lực để nhập diệt. Ngài nguyện cho ba ngọn núi ghép vào nhau, phủ lên thân xác ngài. Do nhân duyên như vậy mà có Kê Túc Sơn ngày nay.

Đầu giờ chiều chúng tôi bắt đầu leo núi. Một ngàn bảy trăm bậc cấp không nhiều nhưng quả là cam go cho ai cổ chân đang sưng tấy. Những bước đi khó nhọc, nặng nề dần. Tưởng nhớ hình dáng xưa, khi tuổi đã quá già, ngài Mahā Kassapa vẫn một mình lần mò lên xuống, khất thực gieo duyên cũng trên chính con đường này, lòng tôi ngậm ngùi, xót thương tấm gương cao cả của ngài biết mấy. Tín tâm kiên định, cuối cùng chúng tôi cũng lên tới đỉnh.

Nơi vách đá cô liêu, lạnh ngắt, chúng tôi quỳ đảnh lễ chân dung ngài. Có lẽ vì đã nằm suốt những đêm sương giá, đi qua những chặng đường đã để lại máu rơi; quỳ nơi đây, nhìn nụ cười bao dung của ngài mà chúng tôi không ngăn được nước mắt. Những giọt nước mắt tri ân sâu sắc dành cho bậc trưởng thượng – Người đã vì tăng trưởng đức tin, tinh tấn cho hàng Sa môn hậu học đã không ngại gian nguy thực hành đủ mười ba pháp đầu đà cho đến trọn đời. Lặng yên giây lát, chúng tôi tụng kinh rồi hành thiền. Chúng tôi ngồi rất lâu, rất lâu, như muốn tìm chút hình dáng xưa của Người còn vương sót quanh đây!

Chiều dần trôi, chúng tôi đảnh lễ từ giã khi sương đã bắt đầu rơi nặng hạt. Tâm bình an và kiên định, đường về sao quá đỗi thêng thang. Gió lùa qua từng kẽ đá như nhắn gửi lời ngài

Trong thửa ruộng mênh mông
Của đệ tử Đức Phật,
Ngoại trừ bậc Vô Thượng
Ta tối thắng đầu đà
Không ai bằng ta được.

Ta phụng sự Bổn Sư,
Lời Phật dạy làm xong,
Gánh nặng đã đặt xuống,
Gốc sanh hữu nhổ sạch.

Là con bậc Gotama
Không tham đắm tam y
Chỗ ở hay thức ăn,
Như đoá sen thanh tịnh
Chí nguyện hạnh xuất ly
Vượt lên cả tam giới.

Với bậc đại ẩn sĩ,
Cổ dựng trên niệm xứ,
Tay dựa trên chánh tín,
Đầu viên mãn thánh trí
Du hành thật thanh lương.

 

Lâm Nhược Vân | Ảnh: Gió

Thư Viện Hoa Sen
Doc Duong 101 CopyDoc Duong11Doc Duong13Doc Duong19Doc Duong 33
Su20Su7Duong Ve Truc LamDoc Duong20Doc Duong13Doc Duong 62Doc Duong 33Chua Noi Ngai Maha Kassapa Tu Tập2Chua Noi Ngai Maha Kassapa Tu TậpTreemadDoc Duong 65Doc Duong 48

Chú thích của BBT:
1. Bodhgayā Việt dịch là Bồ Đề Đạo Tràng. Nơi đây được xem là khu thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ và được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt đối với Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô BodhGaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam bang Bihar, cạnh dòng sông Ni Liên Thiền (Niranjara).
2. Thành Vương Xá (Rājagaha) là kinh đô của nước Ma Kiệt Đà (Magadha), một kinh thành cổ xưa nhất Ấn Độ, rất trù phú, nguy nga nhưng lại hiểm trở vì núi non bao quanh do vua Tần Bà Sa La (Bimbīsara) trị vì vào thời đức Phật còn tại thế.
3. Mahā Kassapa dịch Việt là Ma Ha Ca Diếp hay Đại Ca Diếp. Vị Sa-môn vô địch về pháp tu khắc khổ đầu đà trong Phật giáo là Thánh Tăng Đại Ca Diếp. Đại Sa-môn nầy là người duy nhất, trong hàng các cao đồ của đức Phật, đã tuyệt đối giữ đúng giới luật!

Lúc còn tại thế, đức Phật đã có năm đại đệ tử thượng hạng là Đại Ca Diếp (Mahà Kassapa), Xá Lợi Phất (Sàrìputta), Mục Kiền Liên (Mahà Moggallàna), A Nậu Lâu Đà (Anuruddha) và A Nan Đà (Ananda).
4.  
Núi Kê Túc cách Bồ đề Đạo Tràng khoảng 45 km. Tuy nhiên, để vào được đây phải đi mất hơn 1 tiếng đồng hồ lái xe do đường quanh co. Mặt khác, 10km cuối là đường đất nên khá xóc và bụi. Từ Bồ Đề Đạo Tràng, sau 1 tiếng xe chạy (phải đi xe nhỏ khoảng 16 chỗ trở lại, xe lớn không vào được) sẽ đến Ga tàu hỏa Gurpa—đây cũng là trạm trung chuyên để lên núi. Đi bộ từ ga vào chân núi khoảng 1,2km đường đất, xuyên giữa rừng cây, ta đến được chân núi. Chính vì không thuận đường và leo khá cao (khoảng 1,2km bậc thang, nên không có mấy đoàn hành Hương lên núi viếng hang của Tổ Ca diếp.

Truyền thuyết và kinh điển cho rằng, Sơ Tổ Ca Diếp đã ôm bình bát của Đức Phật trao truyền, vào núi Kê Túc Ẩn tu rồi nhập diệt.

Khi tổ từ chân núi lên đến đỉnh, khối núi đá to lớn trên đỉnh đã tách làm 2—tạo 1 lối đi nhỏ cho Tổ đi vào. Đến khi chọn được 1 nơi ưng ý—mặt hang hướng ra phía sông, Sơ Tổ đã ẩn tu tại đây cho đến khi nhập diệt.

Sau này, Phật giáo Tây tạng đã có công sửa chữa và xây tam cấp lên núi như ngày nay để người hành Hương có thể dễ dàng tiếp cận với hang của tổ. Hiện đường đi đã dễ dàng hơn rất nhiều, chỉ còn khoảng 200m cuối vẫn phải leo đường đất.

Phía trên, ngoài hang của Tổ, Phật giáo Tây tạng đã xây dựng một tháp Phật lớn theo truyền thống Tây tạng—tuy nhiên cho đến nay, toàn bộ khu tháp đã phải chuyển sang sự quản lý của người Ấn Giáo.

 

Tin bài có liên quan

Xứ Phật Srilanka – Đã Một Lần Như Thế – Thích Như Điển

Vườn Thánh Địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – Nê Pan

Vườn Thánh Địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – Nê Pan

Vì Sao Người Dân Bhutan Không Sợ Chết?

Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?

Về Thăm Quê Phật

Về thăm quê Phật

Về Đất Phật – Nguyễn Thị Đấu

Về Đất Phật – Nguyễn Thị Đấu

Uzbekistan, Con Đường Tơ Lụa Đầy Huyền Thoại

Uzbekistan, con đường tơ lụa đầy huyền thoại

Trong Bóng Đổ Nghìn Năm Của Đại Phật – Đỗ Doãn Hoàng

Trong Bóng Đổ Nghìn Năm Của Đại Phật – Đỗ Doãn Hoàng

Trải Nghiệm Cuộc Sống Ở Chùa Hàn Quốc

TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG Ở CHÙA HÀN QUỐC

Tour Hành Hương Mùa Thu 2019 Do Chùa Hương Sen Tổ Chức

Tour Hành Hương Mùa Thu 2019 do chùa Hương Sen tổ chức

Tổng Quan Về Định Học

Tổng Quan Về Định Học

Load More

Discussion about this post

Kết Giao Với Người Hiền Trí (Song Ngữ Việt Anh)

Kết giao với người hiền trí (song ngữ Việt Anh)

KẾT GIAO VỚI NGƯỜI HIỀN TRÍ(Association with the Wise)by Bhikkhu Bodhi © 1998Việt dịch: Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ  ...

Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya

Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya

CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ THEO KINH ĐIỂN NIKÀYAThích Nữ Trí Liên Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ,...

Đối Diện Bệnh Khổ Là Phương Pháp Tu

Đối diện bệnh khổ là phương pháp tu

ĐỐI DIỆN BỆNH KHỔ LÀ PHƯƠNG PHÁP TU Tác Giả: Vô Trí   Trong Kinh tạng Nam truyền, Đức Phật dạy...

Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

Xu hướng ăn chánh niệm trong xã hội ngày nay Một nhóm nhân viên tại bệnh viện Valley Hospital ở...

Kinh Giới Hạnh (Silavanta)

KINH GIỚI HẠNH - SILAVANTADịch giả: Nita Truitner Hòa Thượng Thiền Sư U Sīlānanda Lời Giới Thiệu Silavanta Sutta ghi...

Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo

Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư tôn Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni.Kính thưa...

Ngôi Nhà Thật Sự Của Ta

  NGÔI NHÀ THẬT SỰ CỦA TA Nguyên tác: Ajahn Chah - Bản dịch: Lê Thị Sương(Sumana Lê Thị Sương...

Thảnh Thơi

THẢNH THƠIMinh Niệm Bây giờ hoặc không bao giờ Nhiều năm thăng trầm trong cuộc đời, phần lớn chúng ta...

Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Hàng ngày, Ngôi chùa đón tiếp hơn...

Thập Nhị Môn Luận (Luận Về Mười Hai Cửa)

Thập nhị môn luận (luận về mười hai cửa)

THẬP NHỊ MÔN LUẬN LUẬN VỀ MƯỜI HAI CỬA Tác giả: Long Thọ (Nàgàrjuna) Dịch giả Hoa Ngữ: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma...

Gươm Báu Trao Tay (Song Ngữ)

Gươm báu trao tay (song ngữ)

GƯƠM BÁU TRAO TAY Tác giả: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Dịch giả: Diệu Hạnh Giao Trinh Lời ngỏ Người...

Văn Hóa Phật Giáo Phong Phú Và Hòa Nhập

Văn hóa Phật giáo phong phú và hòa nhập

VĂN HÓA PHẬT GIÁO PHONG PHÚ VÀ HÒA NHẬP(Budaya Buddhis yang Multikultur dan Inklusif)Tác giả: Cư sĩ Sasanasena HansenThích Vân...

Bồ Tát Và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali Và Đại Thừa

Bồ Tát Và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali Và Đại Thừa

Có hai khái niệm sâu sắc, tinh tế và phổ biến trong tất cả các kinh điển Đại-thừa (Truyền thống...

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 3

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 3

MỘT CUỘC ĐỜI MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT TẬP 3 Minh Đức Triều Tâm Ảnh Nhà xuất bản Văn Học 2014...

Thực Hành Duyên Khởi Thế Nào

Thực hành Duyên khởi thế nào

THỰC HÀNH DUYÊN KHỞI THẾ NÀO Buddhadasa Bhikkhu  | Nguyễn Văn Nhật dịch Buddhadasa Bhikkhu Nghiên cứu về luật Duyên...

Kết giao với người hiền trí (song ngữ Việt Anh)

Con Đường Giác Ngộ Theo Kinh Điển Nikàya

Đối diện bệnh khổ là phương pháp tu

Xu Hướng Ăn Chánh Niệm Trong Xã Hội Ngày Nay

Kinh Giới Hạnh (Silavanta)

Văn Hóa Hôn Nhân Phật Giáo

Ngôi Nhà Thật Sự Của Ta

Thảnh Thơi

Chùa Vĩnh Tràng

Thập nhị môn luận (luận về mười hai cửa)

Gươm báu trao tay (song ngữ)

Văn hóa Phật giáo phong phú và hòa nhập

Bồ Tát Và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali Và Đại Thừa

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 3

Thực hành Duyên khởi thế nào

Tin mới nhận

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Phật dạy: Hãy cúng dường cha mẹ

Đức Phật nhập Niết bàn

Làm thế nào để gặp được Phật?

Cây cổ thụ Phật giáo

Ai cũng có bệnh

Cách xoay chuyển vận mệnh theo lời Phật dạy

Buôn chuyện bị Phật rầy

Chi tiết bộ kinh 10 điều lành giúp con người sống được bình an của đức Phật

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Phật ở tại tâm khi ta hướng thiện

Đôi nét về cuộc đời và sự giáo hóa của Đức Phật

Phật dạy: Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Lời con dâng Phật

Lời dạy của đức Phật về ăn chay

Chúng Ta Bỏ Quá Nhiều Tiền Để Xây Cất Chùa Chiền Mà Không “Xây Dựng” Con Người Nguyên Tác Anh Ngử: Alvin Wong – Chúc Thanh Dịch Từ Anh Sang Việt

Thực hành giáo Pháp là cách cúng dường Chư Phật cao thượng nhất

Chùa Vũ Hạ – An Vũ – Quỳnh Phụ – Thái Bình

Tôi đã giác ngộ đạo Phật như thế nào?

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Tin mới nhận

Hương Sơn Quan Thế Âm Chân Kinh Tân Dịch

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Đối Diện Cái Chết Thích Nhật Từ

Tinh Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng

Lá Bài Phật Giáo Tại Trung Quốc

50. Tai Hại Của Tâm Sân

Tâm cảnh nhất như

Lòng từ bi – đáp án cho một thế giới bất ổn

Như không có gì để mất

Giáo Lý Nghiệp Trong Kinh Mallikā

Thiền Và Trường Học (Meditation And School)

Cuộc Hành Trình Của Đức Phật

Người cha và bài kinh sám hối

Khái Lược Trung Tâm Phật Giáo Uganda

Kho Tàng Sáng Suốt Vĩ Đại Của Tự Tánh

Đạo Phật Là Đạo Giác Ngộ

Thời Kỳ Hốt Tất Liệt Và Phật Giáo Trung Nguyên – Thích Tuệ Sỹ

Những điều cốt lõi của giáo dục Phật Giáo

Ánh sáng của con có thể tắt (song ngữ)

Ứng Dụng Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Nghiên Cứu Và Phát Triển Trong Khoa Học – Làng Đậu

Tin mới nhận

Kim Cương Bát Nhã Luận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 141)

Đức Phật dạy có bốn loại vợ chồng sống chung với nhau

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 317)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 73)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 84)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 45)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 356)

Luận Giải Kinh Căn Bản Pháp Môn (Mūlapariyāya Sutta)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 50)

Bị bệnh thì nương bệnh mà tu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

A-HÀM TUYỂN CHÚ

Những Nguyên Nhân Của Hành Động, Kinh Tăng Chi Bộ

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Tin mới nhận

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 52)

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 1)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

Gương Sáng Niệm Phật

Nhắc Nhở Tu Hành

Ban Tổ Chức Lễ Tang Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

Niệm Phật Thành Phật – Pháp Sư Tịnh Không

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 4)

Cáo Phó

Khuyên Người Niệm Phật Tập 1

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Ht. Thích Trí Tịnh Việt Dịch

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 41)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 46)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 267)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 44)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.