DIỄN ĐÀN PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
WORLD BUDDHIST FORUM (WBF)
Nguyên Giác
April 16, 2006 – Trong tuần này, nhà nứơc Trung Quốc đã có một cơ hội cực kỳ lớn để trình
diễn với thế giới rằng một trong vài chế độ cộng sản cuối cùng trên địa
cầu đã rất là “hài hòa” với tôn giáo – cụ thể là Phật Giáo, khi thành phố Hàng Châu, ở bờ biển phía đông Hoa Lục, tổ chức Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới (World Buddhist Forum, WBF) và trong đó có rất nhiều vị Tăng Thống các nứơc tới tham dự.
Tất nhiên là vắng mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đang sống lưu
vong tại An Độ. Không phải vì ngài không muốn dự, nhưng chỉ vì Bắc Kinh
không muốn mời, và đã nói rõ không mời là để giữ “hài hòa xã hội” – một
nhóm chữ mà Hồ Cẩm Đào đang lấy làm khẩu hiệu cho chế độ CSTQ.
Các
lãnh tụ của chế độ vô thần Trung Quốc cũng dùng Diễn Đàn WBF làm một sân khấu lớn để tự bênh vực: Ngài Ban Thiền Lạt Ma chính thức đời thứ 11
— người thiếu niên mang tên Gyaltsen Norbu được Chính Trị Bộ CSTQ dựng
lên sau khi bắt cóc tòan gia cậu Ban Thiền Lạt Ma do Đức Đạt Lai Lạt Ma
công nhận – đã ngồi chung trên bàn chủ tọa, bên cạnh các vị Tăng Thống các giáo hội các nứơc trong khi dứơi sân khấu là khán giả của buổi lễ khai mạc trong đó có Giả Khánh Lâm (Jia Qinglin), nhân vật lớn thứ 4 trong Đảng CSTQ.
Bản tin Reuters hôm 12-4-2006 kể
lại một hình ảnh buồn thảm trong buổi tiếp tân một ngày trứơc ngày lễ khai mạc, khi các quan khách đại biểu Phật Giáo tòan cầu vào phòng và được ban tổ chức giới thiệu với Giả Khánh Lâm và các lãnh tụ CSTQ khác, nhưng không ai bứơc thêm vài bước để bắt tay ngài Ban Thiền Lạt Ma (nhà nứơc) đang ngồi lặng lẽ và có vẻ thiếu thỏai mái. Trong vài phút đồng hồ, khi các phóng viên được phép vào hội trừơng với họ, cũng không thấy Phật Tử nào tìm cách tới chào công khai ngài Ban Thiền Lạt Ma (nhà nứơc).
Tất nhiên, tình hình y hệt như ở Việt Nam.
Ngay cả trong các buổi lễ tôn giáo, ông Trưởng Ban Tôn Giáo Trung Ương (người đại diện Đảng CSVN để quản lý về tôn giáo) lúc nào cũng được e dè, kính sợ, hơn là các vị sư hay linh mục, mục sư đang đứng trong cùng hội trừơng. Lý do đơn giản: các sư hay linh mục, mục sư không có quyền đẩy bất kỳ ai vào địa ngục. Nhưng chỉ cần một ông công an xã, công an huyện cũng có dư quyền lực để đẩy bất kỳ ai xuống cõi địa ngục thê thảm –
không nhất thiết phải đưa vào nhà tù nào hết, chỉ cần nửa đêm khám hộ khẩu, hỏi giấy tạm trú với tạm vắng mỗi đêm là kinh hòang rồi — hay đơn
giản hơn, cứ mặc quân phục công an ngồi vaì người trứơc cửa chùa, nhà thờ liên tục vài tuần lễ là không mấy ai dám vào.
Diễn
Đàn Phật Giáo Thế Giới WBF này là hội nghị tôn giáo quốc tế đầu tiên do
TQ tổ chức kể từ khi CS nắm quyền nứơc này năm 1949, và đã khai mạc hôm
Thứ Năm 13-4-2006 tại Hàng Châu và sẽ bế mạc tại Zhoushan vào chủ nhật.
Và
hôm 13-4-2006, đúng như mọi người đóan trứơc. Ngài Ban Thiền Lạt Ma (nhà nứơc) đã bênh vực nhà nứơc CSTQ. Ngài ngồi giữa hàng ghế chủ tọa trên sân khấu cùng với 8 vị Pháp Chủ Phật Giáo từ Nam Hàn, Đài Loan và Sri Lanka.
Mặc bộ tăng phục màu vàng và đỏ, cậu thiếu niên 16 tuổi bây giờ là nhân vật tôn giáo quan trọng nhất của Tây Tạng, đã đọc bài diễn văn bằng tiếng Tây Tạng và hai lần bị gián đọan vì
được vỗ tay từ hơn 1,000 đại biểu từ 34 qúôc gia. Ngài Ban Thiền này nói: “Xã hội Trung Quốc cung cấp môi trường thuận lợi cho Đạo Phật.”
Cậu
bé mà Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận là tái sanh của Đức Ban Thiền Lạt Ma
đã bị bắt cóc và quản thúc tại gia từ năm 1995, khi cậu đó mới 6 tuổi.
Các tổ chức nhân quyền thế gới gọi cậu là tù nhân chính trị trẻ nhất của thế giới.
Một vị đại lạt ma khác cũng vắng mặt. Đó là ngài Karmapa, nhân vật thứ 3 trong Phật Giáo Tây Tạng, sau ngài Đạt Lai Lạt Ma là nhân vật cao cấp số 1, và Ban Thiền Lạt Ma là nhân vật số 2. Karmapa đã đào thóat sang An Độ năm 1999.
Xi
Jinping, tỉnh ủy tỉnh Zhejiang, ngừơi đã vận động ráo riết để giành quyền tổ chức Diễn Đàn, hài lòng cam kết tôn trọng tự do tôn giáo. Những
lời hứa hẹn này hợp thời lắm, vì vài ngày nữa thì TT Bush sẽ đón tiếp Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào tại Hoa Thịnh Đốn.
Tại nơi tổ chức Diễn Đàn có cuộc triển lãm hình ảnh, nhưng không hề có tấm ảnh nào của Đức Đạt Lai Lạt Ma hay là ảnh từ Cuộc Cách Mạng Văn Hóa 1966-76 đẫm máu, khi tu viện bị ép đóng cửa, tượng bị đập phá, kinh sách đưa ra chợ đốt, và sư ni bị buộc trở về đời thường.
Tại sao Hoa Lục tổ chức Diễn Đàn này giữa lúc vẫn cứng rắn bố ráp các nhà bất đồng chính kiến và đàn áp những ngừơi sử dụng Internet đi tìm thông tin ngòai luồng”
Giáo sư Jonathan Ungerer, ngành xã hội học tại Australian National University ở Canberra, nói Diễn Đàn chủ yếu thuyết phục thế giới bên ngòai – đặc biệt là các lân bang Châu Á – rằng TQ đang bao dung với tôn giáo hơn, để “đánh bóng hình ảnh Trung Quốc; đó là lời thuyết phục hiển nhiên tới những Phật Tử ở ngòai nứơc.”
Giáo
sư Ungerer chỉ vào các cuộc đàn áp mấy năm gần đây với Pháp Luân Công, một giáo phái phát xuất từ Phật Giáo địa phương và phát triển mau chóng tới mức CSTQ nhìn đó như một hiểm họa tiềm thể.
Có phải Bắc Kinh nhìn tôn giáo như công cụ để giúp cho xã hội và kinh tế Hoa Lục trong chuyển hóa”
Nhà
phân tích Breffni O’Rourke, trên đài Radio Free Europe/Radio Liberty, hôm 12-4-2006 ghi nhận rằng các cán bộ TQ đã nói công khai rằng Phật Giáo có thể được dùng để làm dịu các căng thẳng xã hội sinh khởi từ cuộc
kỹ nghệ hóa mau chóng trong vài thập niên qua.
Dutchman
John Willemsens, vị giám đốc của một tổ chức Phật Giáo có tên Advayavada, nói rằng thái độ quan trọng nhất của Phật Tử là luôn luôn giữ bình đẳng – nhìn các sự kiện tốt và xấu với cùng một tâm hồn bình lặng và không mê luyến, không giận dữ, không căm thù. Như thế, Willemsens nói người ta phải chấp nhận sự nghèo khó của mình cũng là nghiệp quả, y hệt như sự giàu sang của người khác. Nhưng Willemsens nói ông không tin Trung Quốc có thể thóat nổi các tai họa kinh tế xuyên qua triết lý.
Nhưng có thật là Hoa Lục đang muốn dùng tôn giáo để xoa dịu các căng thẳng do chính cơ chế độc tài đảng trị gây ra hay không” Có ai trong Chính Trị Bộ CSTQ thật lòng tin như thế không”
Và có thật là nhà nứơc Bắc Kinh đã dễ dãi đối với Phật Giáo rồi chăng, hay chỉ là múôn biến các chùa chiền và di sản văn hóa Phật Giáo trở thành các điểm thu hút du khách”
Một thực tế, nếu
Hoa Lục không chiêu dụ nổi Phật Tử thì sẽ vĩnh viễn mất hẳn Đài Loan. Và nếu chúng ta nhớ lại những cuộc nổi lọan lớn trong lịch sử Trung Quốc, thì hầu hết đều dựa vào sự nổi dậy của các giáo phái… Những cuộc thương thuyết mới đây với Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể sẽ dẫn tới đâu, và đây có phải CSTQ đã thật tâm múôn tìm một “xã hội hòa hài” hay chưa” Tất
cả đều là các ván cờ lớn của Đảng CSTQ, và trong đó thì Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới WBF là một nứơc cờ sáng chói – tuy rằng, cả thế giới vẫn nhìn thấy nơi chiếc bóng phía sau ngài Ban Thiền Lạt Ma (nhà nứơc) một ẩn hiện câu hỏi về người tù lương tâm trẻ nhất thế giới.
Và
tuy mang tên gọi là Diễn Đàn Phật Giáo Thế Giới, nhưng trứơc nhất và ồn
ào nhất vẫn là Diễn Đàn Của Ban Tôn Giáo Trung Ương CSTQ. Mọi chuyện khác đều tới sau, và rất mực lặng lẽ.
Source: http://www.old.thuvienhoasen.org
Discussion about this post