1
Dẫn
Nhập
Lời
giới thiệu
Lời
nói đầu
Cuộc
Đời Và Huyền Thoại Bồ Đề Đạt Ma
Tài
Liệu Về Bồ Đề Đạt Ma
Yếu
Tố Xã Hội
Ngôn
Ngữ Thiền
Tài
Liệu Bồ Đề Đạt Ma
Các
Truyền Thuyết Về Bồ Đề Đạt Ma
Nghi
Vấn Về Nhóm Nghiên Cứu:
Tổ
Bồ Đề Đạt Ma Đến Việt Nam
Tiểu
Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Lời
Tụng Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Bia
Văn Tưởng Niệm Bồ Đề Đạt Ma
Lý
Giải Của Bồ Đề Đạt Ma
Phép
Bích Quán Của Bồ Đề Đạt Ma
Tĩnh
Quán và Bích Quán
Ý
Nghĩa Bích Quán Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Huệ
Khả Được Tổ Bồ Đề Đạt Ma Truyền Tâm Ấn
Huệ
Khả Cầu Đạo
Kệ
Phú Pháp Của Bồ Đề Đạt Ma
Các
Môn Đồ Của Bồ Đề Đạt Ma
Đạt
Ma Xách Dép:
Đạt
Ma Cắt Mí Mắt:
Kế
Thừa Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Đạt
Ma Tổ Sư Thiền
Phần
dịch âm và ghi chú
Dẫn
Nhập
Khi
trình bày tiểu sử, tư tưởng hoạt động cho sự phát triển
Phật Giáo của hai ngài Đạt Ma và Huyền Trang, sự thống
nhất trong liên hệ đó, cho ta thấy những điểm then chốt
như sau:
1.-
Về Phương Diện Truyền Giáo: Hai ngài Đạt Ma và Huyền
Trang chính là những nhăn vật tiên phong trong việc phát triển,
chuyển hóa Phật Giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa.
*.-
Một Vị, từ Trung Hoa theo con đường lụa, sang Ấn Độ để
nghiên cứu về Duy Thức Học.
*.-
Một Vị, đưa Thiền tông từ Ấn Độ sang phát triển ở
Trung Hoa.
Và
từ đó, đã bành trướng qua những vùng Châu Á Gió Mùa (Asie
des Moussons).
2.-
Về Hạnh Nguyện: Hai nhân vật chính yếu nầy là những
vị Tổ Sư của các môn phái về Thiền tông và Duy thức tông,
khi đã du nhập vào Trung Hoa, tức là đã bước sang một chuyển
hóa mới. Nguyên tắc của việc du nhập nầy là: Tùy Cơ Bất
Biến, ứng dụng và từng khung cảnh xã hội khác nhau, để
truyền bá.
3.-
Điều Thống Nhất giữa Hai Vị Truyền Giáo Nầy Là: Cuộc
đời cống hiến đạo pháp của họ đã được mọi tầng
lớp trong quãng đại quần chúng ngưỡng mộ, đến độ, đã
biến những giai thoại trong những cuộc truyền giaó thành
những thiên ký sự thật ly kỳ. Nếu không phải là những
nhân vật có đầy đủ uy tín và trọng vọng như thế thì
đã không có những tác phẩm như: Tây Du Ký, Tây Du Ngoại
Truyện, …
4.-
Đối Với Việt Nam: Tư tưởng của hai ngài Đạt Ma và
Huyền Trang đã chiếm một địa vị rất sâu đậm. Khoa luận
lý học, lối tọa thiền mà ngày nay đã trở thành một nếp
sống phổ cập trong dân chúng, dù là Phật tử hay chưa tin
Phật, cũng lấy đó làm cơ sở an tâm,, dưỡng tánh cho mình.
Với
những lý do trên, tác phẩm nầy có tính chất tổng hợp và
so sánh. Với những nét đại cương, khaí quát, ở đây chúng
tôi chỉ nêu những vấn đề có tính điển hình, tính phổ
biến.
—
Những câu chuyện gần như giai thoại được giải thích lại.
—
Những yếu tính cơ bản đưọc khai thác sâu thêm.
Đó,
là những ước mong của người viết, với khả năng hạn
hữu của mình, để nói lên hai vấn đề: Lý Luận và Nhân
Sinh của người Phật tử.
Lời
Giới Thiệu
Trong
tinh thần đóng góp Văn Hóa Phật Giáo, làm phong phú thêm tài
liệu học Phật là những công tác tinh thần cao quý, cần
phải được tán thán, lưu ý, giúp đỡ. Nay, Đại Đức Tín
Nghĩa đưa cho tôi bản thảo tựa đề: Đạt Ma Huyền Trang
để có ý kiến cụ thể.
Sau
khi đọc qua bản thảo về Hai Vị Tổ, tôi nhận thấy hai
tài liệu nầy khúc chiếc, dễ hiểu, không dùng những hình
thức văn chương, những chi tiết rườm rà, cốt cho người
nghiên cứu nắm vững sự kiện chính yếu, tài liệu nầy
căn cứ vào những tài liệu trong và ngoài nước đáng tin
tưởng.
Với
sự cố gắng đúng mức, Đại Đức đã sưu tầm một sử
liệu Phật Giáo mất nhiều công phu như vậy, thiết tưởng
nó sẽ giúp cho những vị nào muốn nghiên cứu về hai vị
tổ lớn trong nền Văn học Tư tưởng Phật Giáo, và cho những
ai muốn có một vài khái niệm xác thực về nhân vật Bồ
Đề Đạt Ma và Huyền Trang. Ngoài tính cách huyền thoại,
tiếp đến cách bố cục của tác phẩm. Đại Đức đã sắp
đặt Tổ Đạt Ma, một con người với bộ óc lớn, bất cần
không gian, thời gian và những liên hệ với nhân thế, cuộc
đời đối với Tổ Bồ Đề Đạt Ma như sợi lông hồng đầu
gậy. Bên cạnh Tổ Huyền Trang ngoài ý nghĩa Cao Tăng, là một
Học Giả uyên thâm của Phật Giáo, tìm đến với đạo Phật
trước phải tìm đến cội nguồn của nó. Cả hai Tổ đều
làm cho đạo Phật nói chung, cho đạo Phật Trung Hoa nói riêng
thâm trầm, phong phú về mặt tư tưởng và học thuật. Phải
chăng dụng ý của Đại Đức đưa vào tác phẩm mình hình
ảnh của hai vị tổ có hai lãnh vực tuy dị biệt mà bổ
sung cho nhau làm thành một nền tư tưởng vừa cao thâm và
thực dụng, để tránh cho người học Phật khỏi mắc bệnh
chỉ chú trọng tư tưởng mà xem nhẹ phần nghiên cứu đích
thực để rơi vào những hiểu biết không căn cứ và trái
lại, cho những ai chỉ biết lần mò với sự tra cứu mà thiếu
phần tư tưởng, thì sự tra cứu ấy không biết đến bao
giờ mới thấu đạt?
Xuyên
qua hình thức, nội dung tài liệu có giá trị của Đại Đức,
tôi khuyến khích Đại Đức nên in thành sách và cho phổ biến.
Đương nhiên tài liệu vẫn còn thiếu sót không sao tránh khỏi,
nhưng, những thành công nào mà chẳng trải qua thất bại,
những đầy đủ nào mà chẳng đi qua thiếu sót. Chỉ có điều
là dám làm và có những sự cảm thông mang một ý nghĩa xây
dựng không?
Với
những lý do đó, tôi được hân hạnh giới thiệu tập sách
ĐẠT MA HUYỀN TRANG đến với người đọc để chia xẻ những
lý do thầm kín và đóng góp tinh thần sơ khởi của Đại
Đức cho ngôi nhà Văn Hóa Phật Giáo hôm nay và mai sau.
Hoa
Kỳ, Xuân Quý Hợi – 1984
Đại
Đức THÍCH NGUYÊN ĐẠT
Lời
Nói Đầu
Bồ
Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 của Thiền Tông tại Tây Trúc,
nhưng, Ngài là vị Tổ thứ nhất tại Đông Độ (Trung Hoa)
về môn phái Thiền. Cuộc đời ghi chép với nhiều kỳ bí,
huyền thoại. Những tư tưởng về An Tâm, Pháp Thân, Phật
Thân, lối chỉ thẳng là những thay đổi lớn, về mặt tìm
về Giác Ngộ và Giải Thoát. Ngôn ngữ thiền vô cùng súc
tích, uyên bác.
Cuộc
Đời Và Huyền Thoại Bồ Đề Đạt Ma
Những
tài liệu biên chép cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma như Cao
Tăng truyện của Nam Sơn Đạo Tuyên, Truyên Đăng Lục của
Thiền sư Đạo Nguyên, Bích Nham Lục của Phật Quả Viên Ngộ,
… thường chen vào những huyền thoại. Thoại về Tổ Đạt
Ma cỡi sóng qua Đông Độ. Thoại về Tổ Đạt Ma cỡi bè
lau về Tây Trúc, xách dép phi hành trên ngọn Thông Lãnh. Thoại
về Tổ Đạt Ma ngủ gục cắt mí mắt, mí mắt rơi xuống
thành cây trà đầu tiên, … (để trở thành nghệ thuật trà
đạo). Những thoại ấy, cốt để thi vị hóa một cuộc đời
ngang dọc xông pha, phi thường, ngang dọc vượt biển, ngang
dọc chống lại triết thuyết theo danh số, theo giáo điều,
… Chín năm nhin vách đá chùa Thiếu Lâm không nói một lời
(Thiếu thất cửu niên vô nhất ngữ). Thoại là lối thi vị
hóa cuốc đời. Một cuộc đời quá sôi động, quá cao cả.
Sơ Tổ xách dép, đi trên cọng cỏ, …là nói lên một tâm
hồn phơi phới, siêu thoát nghịch đời. Chỉ ngủ quên một
chút mà cắt đứt mí mắt, cho thấy sự cuồng nhiệt lúc
đi tìm ánh sáng đạo lý. Đó là tất cả những nét độc
đáo của tâm hồn Đạt Ma Tổ Sư. Chín năm bích quán, đã
phản ảnh một tâm hồn bi đát trên đường tìm đạo. Lương
Võ Đế đã không hiểu nổi những ý tưởng mạnh mẽ, những
ý nói thẳng. Các danh sĩ, các Cao Tăng đương thời xa lánh
và khinh thường Ngài. Họ không thể hiều được ý nghĩ huyền
diệu ấy. Họ tôn thờ luân lý. Họ còn mang danh tướng. Họ
đam mê phương pháp quy nạp để tìm đạo.
Câu
chuyện chiếc dép trong quan tài được vua Hiếu Trang sắc chỉ
đưa về thờ ở chùa Thiếu Lâm. Hai trăm năm sau, thiện tín
đưa về thờ ở chùa Hoa Nghiêm. Thì ra, năm vị Tổ kế thừa
đã xiển dương thiền học thành một tông phái chính thống.
Cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư thường gặp nhiều
trở ngại. Lương Võ Đế dù là người ngoan đạo, thuần
thành, vẫn chưa thoát khỏi trí óc tầm thường của kẻ tục.
Các danh sĩ xa lánh Ngài đã đành, mà môn đệ cũng ít nữa.
Năm lần Ngài bị đầu độc.
Khi
Ngài đến Vô Môn, quan Thái thú là Huyện Chi, sau một thời
hỏi pháp, có nêu vấn đề:
—
Từ lúc vào Trung Hoa đến nay, ai thường hại thầy, xin thầy
chỉ họ, con sắp xếp?
Bồ
Đề Đạt Ma:
—
Nói ra, ắt có tổn hại. Ta nên đi vậy. Sao can tâm hại người,
cho mình vui? Có những tình cảm cô độc thê lương đến thế?
Tài
Liệu Về Bồ Đề Đạt Ma
a.-
Về Thân Thế: Ghi chép và lưu hành trong Cao Tăng truyện và
Truyền Đăng Lục. Tài liệu Tây phương và Ấn Độ thường
nêu lên hai nghi vấn:
*.-
Phải chăng Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ Thiền tông ở Trung
Hoa?
*.-
Có thật một nhân vật tên Bồ Đề Đạt Ma hay không? Nếu
không, lý giải ra sao?
Tài
liệu nầy sẽ nêu ra giải đáp tổng hợp.
b.-
Kinh Sách: Hiện nay các kinh sách được xem là của Bồ Đề
Đạt Ma tổ sư là: “Thiếu Thất Lục Môn”. Ngoài ra, còn
có một số bài thuyết pháp mà các học giả Tây phương (Wilger,
Hébert) đã tìm ra một vài dịch thuật. Cuốn trên còn nhiều
nghi vấn, nhưng, có nhiều phần đã phản ảnh tư tưởng Bồ
Đề Đạt Ma, nên càng dễ soi sáng thêm các yếu lý thiền.
Còn các bài thuyết pháp (vấn đáp) đã đặt các vấn đề
cơ bản thiền tông: Như pháp an tâm, vấn đề pháp thân, Phật
tâm. Bài kệ phú pháp nêu rõ yếu chỉ thiền. Tất cả đã
tạo được một cơ cấu tư tưởng triết học thiền, từ
Bồ Đề Đạt Ma về sau; tức là từ lúc bành trướng sang
Trung Hoa, thoát ảnh hưởng huyền bí của Ấn Độ.
Yếu
Tố Xã Hội
Nghiên
cứu hệ tư tưởng thiền của Bồ Đề Đạt Ma, phải nhìn
vào một thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Và cũng từ đó,
Ngài xiển dương chủ trương: “Chỉ Thẳng Vào Tâm Tánh”.
Trong cuốn: Thiền Nguyên Chư Thiền Tập, tác giả là Thiền
sư Khuê Phong có dẫn:
—
“Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào đời Lương đã
nhận thấy rằng: Ở xứ nầy, hầu hết các người học Phật
đều chưa đắc Pháp. Họ chỉ hiểu theo danh số, hành theo
sự tướng (Dĩ danh số vi giải, sự tướng vi hành)”.
Vì
vậy, để đáp ứng lại, Bồ Đề Đạt Ma chủ trương: Lấy
tâm truyền tâm, chẳng lập văn tự.
Sự
nghiệp lớn lao nhất của Ngài trong bước đường qua Đông
Độ vào đầu thế kỷ thứ sáu vào trung nguyên chính là đã
đặt lại vấn đề “NGỘ” cho phương pháp tu trì. Trên
bình diện phá chấp, Ngài cố thuyết minh cho những người
học Phật chỉ chuyên tinh luyện tập triết lý, nặng về
nghi thức, nặng về giáo điều.
Lề
lối trực tiếp “Truyền Tâm Ấn” do Bồ Đề Đạt ma chủ
xướng là: Khi ngộ, phóng ra một nhãn quang mới, một nhận
thức mới, quán chiếu vào kim ngôn của đức Phật. Cũng từ
đó, thiền trở thành tối thượng thừa, con đường đi thẳng
vào nước Phật.
Ngôn
Ngữ Thiền
Thiền
là con đường đi thẳng vào chân lý giải thoát. Thiền thoát
ly lý luận. Bồ Đề Đạt Ma nêu chuyện A Nan Đà. Ngài là
Một trong Mười vị Đại đệ tử của Phật. Ngài nổi tiếng
là một nhân vật uyên bác, học rộng. Vì mãi mê nghiên cứu,
ngài xa rời Phật tánh. Thiền không nghiên cứu về mặt lý
luận, mà là con đường đi thẳng. Ngài Đạt Ma tổ sư không
phải là một nhà triết học, chuyên về phân tách, lý luận.
Tất cả hệ tư tưởng của ngài chỉ bằng vào một kinh nghiệm,
trực tiếp với đời sống tâm linh. Nó kết tinh và nói lên
những điều do chiêm nghiệm tinh túy thiền. Cũng vì vậy,
nhiều người đương thời đã bài xích, xa lánh. Thái độ
nghiên cứu tư tưởng (nhất là các bài thuyết pháp), Ngài
không thể phân tách suông theo lý luận học, mà phải sống,
phải thiền, mới lãnh hội được. Vì vậy, khi đọc qua bài
thuyết pháp cho Lương Võ Đế, những người chuyên phân tích
cho đó là lối nhận định táo bạo, “Cách mạng”, kỳ
lạ, thẳng thắn. Nếu cứ mãi mê phân tích, thì càng xa dần
tư tưởng của Bồ Đề Đạt Ma. Tư tưởng nầy chi đi vào
bằng trực giác, bằng “NGỘ”. Từ đó, nảy sinh ra một
hệ luận mới: Cần sống một đời sống thiền đến độ
đam mê như ngài Bồ Đề Đạt Ma cắt mí mắt, nếu không
xao lãng thì Mới Quán Triệt Nổi. Đừng ngạc nhiên khi thấy
nhiều danh sĩ xa lánh ngài. Cũng đừng e ngại, khi thoáng thấy
những điều mâu thuẩn trong những bài thuyết pháp của ngài.
Ngôn
ngữ thiền có khi chỉ một câu thoại đầu, có khi chỉ là:
La, hét, im lặng, … Vô tự là chơn kinh.
Nghệ
thuật thiền, đến nay thì rất phổ cập. Uống trà là thiền.
Múa kiếm, gánh nước, hái củi, … là thiền. Vậy, thiền
chỉ là đạo sống. Sống vô tâm. Bất cấu, Bất tịnh, Bất
tăng, Bất giảm.
Ngài
Bồ Đề Đạt Ma đã lưu lại cho đời những gì? Nếu bằng
vào sử liệu, thì một số tiểu sử, giai thoại và câu thoại
đầu, vài bài thuyết pháp. Nhưng, ảnh hưởng thì sâu rộng
vô kể. Cứ nhìn hai trăm năm thiền tông hưng thịnh. Cứ nhìn
ảnh hưởng sâu thăm thẳm vào Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam
và nhất là Tây phương ngày nay. Cứ nhìn vào con đường “Đi
thẳng” vào giải thoát và giác ngộ.
Giác
ngộ là Giải thoát. Lý tưởng người tu Phật chỉ có thế.
Lời
Tổ Đạt Ma dạy:
“Đạo
Bổn Vô Ngôn,
Ngôn
Sinh Ly Tán”.
Viết
tại Hoa Kỳ, Phật Đản 2536 – ngày 04-04-1982
Điều
Ngự Tử TÍN NGHĨA
Tài Liệu Bồ
Đề Đạt Ma
* .-
Cao
Tăng Truyện: Cao Tăng Truyện là tác phẩm của Nam Sơn Đạo
Tuyên. Sách biên soạn vào năm 645, đầu đời Đường.
Tài
liệu được xem là tư liệu cổ nhất, hiện đang còn thích
dụng. Nam Sơn Đạo Tuyên là vị tổ sư khai sáng ra Luật Tông
ở Trung Hoa, cũng là một học giả uyên bác.
Tuy
nhiên, Ngài biên soạn vào lúc thiền tông chưa lập hệ thống
ở Trung Hoa (Lục tổ Huệ Năng mới lên được chín tuổi).
Chính vì vậy, Cao Tăng Truyện ghi chép không đầy đủ tư
tưởng, khuynh hướng của Bồ Đề Đạt Ma.
*.-
Truyền
Đăng Lục: Tài liệu nầy do Đạo Nguyên biên soạn vào
năm 1101, vào đầu đời Tống. Sách do một thiền sư viết,
khi thiền tông được xác nhận là một đắc thù. Truyền
Đăng Lục ghi chép những danh ngôn, những hành động của
các thiền sư. Vi là “LỤC”, tác giả dẫn giải những bộ
sách thiền thời trước, nay đã thất lạc, chỉ còn lại
tên sách.
*.-
Tánh Chất: Vì những đặc tính như vậy, hai bộ sách biên
soạn sai khác nhau về tiểu sử của Bồ Đề Đạt Ma.
1.-
Cao
Tăng Truyện: Được biên soạn trong khi thiền tông chưa
được định xong cơ bản lập tông. Vì vậy, trong bộ truyện,
Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ khai sáng Thiền được coi như những
vị tu sĩ Phật giáo khá lỗi lạc nhiều mặt (Phiên dịch
luận, luật có nhiều phép thần thông, …).
Trên
cơ sở ấy, tổ Bồ Đề Đạt Ma không chiếm được một
vai trò lãnh đạo tông phái nào, khác hẳn các Cao Tăng khác.
Theo Nam Sơn Đạo Tuyên, thì tổ Đạt Ma chỉ là: “Một Pháp
sư chuyên về thiền định”. Danh từ thiền định ở đây,
chỉ là: Phép hành thiền cổ truyền của môn đồ Tiểu Thừa
trong cuốn Manual of Zen Buddhism (Rider, London – 1950) D.T. Suzuki
nhận định:
—
Đạo Tuyên (trong Cao Tăng Truyện) không nắm được Yếu Chỉ
của Thông Điệp Bồ Đề Đạt Ma. Dù rằng, ông có thể nhận
định được: Trong tư tưởng thiền ấy, có cái gì khác hơn
thường gọi là: Bốn thiền, Tám định. Cũng vì vậy, khi
vin vào đó, nhiều nhà chú giải quan niệm rằng:
—
Trong sự tích Bồ Đề Đạt Ma của Đạo Tuyên, ít có gì
được gọi là thiền đúng nghĩa, xứng đáng là vị tổ khai
sáng ra thiền tông ở Đông Độ.
2.-
Truyền
Đăng Lục: Tài liệu The Way of Zen cua Alan W. Watts có viết:
– “Nếu
Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên có nhiều chi tiết thật
khó tin (Nhất là đoạn đời của tổ Đạt Ma trước thời
kỳ Đông Độ) ta có lý do tin được rằng: Hầu hết, tiểu
sử Đạt Ma qua Đông Độ có giá trị lịch sử. Như vậy,
có thể đem sử liệu của Đạo Tuyên để bổ khuyết cho
Đạo Nguyên. Nếu không, quả thiếu hẳn tinh thần vô tư trong
phương pháp luận, không phân tích đúng dữ kiện lịch sử.”.
Các
Truyền Thuyết Về Bồ Đề Đạt Ma
Hai
Vấn Đề Tổ Đạt Ma: Các nhà nghiên cứu lịch sử triết
học tư tưởng Ấn Độ và Trung Hoa, khi bàn đến nhân vật
Bồ Đề Đạt Ma, thường đưa ra hai vấn đề mang tính chất
sử liệu và huyền thoại.
1.-
Có phải Bồ Đề Đạt Ma là Sơ tổ thiền tông của Trung
Hoa (Cũng như Nhật Bản và Việt Nam) không?
2.-
Có thật có một nhân vật lịch sử tôn giáo, mang tên Bồ
Đề Đạt Ma không?
Hai
nghi vấn nầy đặt trên nền tảng lý luận như sau:
a.-
Tài liệu về Bồ Đề Đạt Ma hầu hết dựa vào hai tài liệu
căn bản:
*.-
Cao Tăng Truyện của Nam Sơn Đạo Tuyên,
*.-
Truyền Đăng Lục của Đạo Nguyên.
Cuốn
trên ra đời khi thiền tông chưa hệ thống hóa thành một
tông phái (trước khi ngài Lục Tổ Huệ Năng được truyền
tâm ấn). Tài liệu mang tính chất truyện ký, nội dung nhắm
vào hai yếu tố cơ bản: Những lời kinh vàng và các lối
hành đạo. Cuốn dưới sao lục. Mục đích của Đạo Nguyên
thiền sư là ghi chép lại các tài liệu Phật giáo (Thiền
tông) đã bị thất lạc.
b.-
Nghi vấn về nhân vật Bồ Đề Đạt Ma: Xuất phát từ một
số sử liệu Ấn Độ vào thế kỷ thứ sáu không ghi chép
đến tiểu sử, tác phẩm, lối hành đạo, truyền đạo của
tổ Bồ Đề Đạt Ma.
c.-
Phương pháp lý giải: Có hay không, các nhà nghiên cứu ngày
xưa xác định một vấn đề cốt lõi: Thiền tông từ thời
đại tổ Đạt Ma sang Trung Hoa đã đặt lại cho sở tu chứng.
Gạt bỏ các hình thức, hình tướng, đi thẳng về nguồn,
nhìn thẳng vào Tinh túy của kinh nghiệm giác ngộ của đức
Phật Thích Ca. Kinh sách chỉ là như ngón tay, phản ứng của
thiền tông là: Chặt đứt ngón tay, đi thẳng vào tinh túy
giác ngộ.
Nói
một cách khác, sự hiện hữu của tổ Đạt Ma chỉ nên xem
là tượng trưng cho tinh thần và thái độ của một tông phái
đối với các tông phái Phật giáo ở Trung Hoa thời bấy giờ.
Ngoài ra, Hiện tượng Bồ Đề Đạt Ma là nhịp cầu nối
liền Phật Giáo Trung Hoa và Phật Giáo Ấn Độ.
Nghi
Vấn: Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 về thiền tông ở
Thiên Trúc, nhưng, Ngài lại là vị Sơ tổ Thiền tông ở Đông
Độ (Trung Hoa). Điều nầy theo đúng tinh thần truyền thống
thiền tông. Tuy nhiên, một vài nhà khảo cổ học và sử học
vẫn nêu nghi vấn.
a.-
Nghi Vấn Về Câu Na Bạt Đà La (Guanabhadra):
*.-
Tác giả Tịnh Giác: Trong cuốn Lăng Già Sự Tư Ký, tác giả
là Tịnh Giác (Vào thế kỷ thứ tám) cho rằng:
— Chính Câu Na Bạt Đà La là tổ sư thứ nhất của thiền tong
Trung Hoa (Chứ không phải là Bồ Đề Đạt Ma).
*.-
Tác già Paul Demiéville (Pháp): Trong cuốn Le Concile de l’hasa
của Paul Demiéville cho rằng:
—
Nguyên trước, thiền tông có tên là Lăng Già Tông. Tác giả
Lăng Già Sự Tư Ký đã có lý khi nhận định rằng: Câu Bạt
Đà La là tổ sư đầu tiên của thiền tông (tức Lăng Già
Tông), Câu Bạt Đà La là người dịch Lăng Già ra Hán văn.
*.-
Theo tác giả cuốn Lịch Đại Pháp Bảo Ký (The Lankavatara Sutra):
—
Tổ sư thứ nhất chính là Bồ Đề Đạt Ma. Ngài là tác giả
bộ Lăng Già bốn cuốn trao lại cho ngài Huệ Khả (Thần Quang).
Ngài Câu Bạt Đà La (Guanabhadra) chỉ là dịch giả (Tài liệu
của Suzuki).
Nghi
Vấn Về Nhóm Nghiên Cứu:
Trong
cuốn: Phật giáo, bản chất và sự phát triển (Le Boud dhisme,
dans son essence et son developpement), tác giả Edmont Conzé, cho rằng:
1.-
Kinh Lăng Già có từ trước, tổ Đạt Ma không phải là tác
giả của bộ nầy.
2.-
Năm 440, đã có một nhóm người nghiên cứu bản phiên dịch
kinh Lăng Già do Câu Na Bạt Đà La chuyển sang Hán văn. Mãi
đến 80 năm sau (520), Bồ Đề Đạt Ma mới đến Quảng Châu.
Và, cũng chỉ là nhân vật hoang đường. Quan điểm của Giáo
sư Edmont Conzé không xác quyết ai là tổ sư thiền tông thứ
nhất ở Trung Hoa; nhưng, đã gián tiếp công nhận lập luận
của Tịnh Giác trong Lăng Già Sự Tư Ký.
Nhận
Định:
1.-
Cho đến nay, công cuộc nghiên cứu vẫn còn tiếp tục. Tinh
thần nghiên cứu ấy nhắm vào việc khai quật các tư liệu
lịch sử và khảo cổ học.
2.-
Một số học giả cho rằng: Bồ Đề Đạt Ma là tinh túy thiền
tông trở về chân lý giác ngộ. Căn bản là tinh thần giáo
lý (Theo A. David Neel – Cuốn Initiations – Trang 32 & 33). Đây
là ý niệm sáng tạo của một tín đồ nhiệt thành, vào thế
kỷ thứ chín hay thứ mười ở Trung Hoa.
3.-
Thực chất của vấn đề nghiên cứu không phải là vin vào
nhân vật nào, nhưng vấn đề là truyền đạt giáo lý chính
thông của đức Phật lần đầu tiên vào Trung Hoa. Tất cả
sự nhận định về tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ là nhận thức
của truyền thống thiền tông.
Nghi
Vấn Về Nhân Vật:
Có
thật có một nhân vật đưa thiền học từ Ấn Độ sang Trung
Hoa vào thế kỷ thứ sáu không? Và, nhân vật ấy đã hợp
sáng (Tổng hợp và sáng tạo) thiền học Trung Hoa phải chăng
chỉ là biểu tượng mà thôi?
Có
hai lập luận:
—
Không có Bồ Đề Đạt Ma. Đó chỉ là huyền thoại.
—
Đức Bồ Đề Đạt Ma là một hiện hữu.
—
Lập luận trên căn cứ vào các luận cứ của Phùng Hữu Lan,
P. Pelliot, Conzé, …
—
Lập luận dưới căn cứ vào tài liệu dẫn giải của Hồ
Thích, Prabodh Chandra Bagchi, …
Cuốn
lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Taranatha (1680) ấn hành tại
Petropolis, không thấy nói đến nhân vật nầy. P. Pelliot viện
dẫn nhiều chứng liệu, rồi đến kết luận. Lịch sử đức
Bồ Đề Đạt Ma là nhân vật đáng nghi ngờ.
Phùng
Hữu Lan không chấp nhận và tin rằng Bồ Đề Đạt Ma đã
đưa thiền tông vào Trung Hoa.
Tuy
nhiên, tất cả những lập luận trên cũng chỉ là những nghi
vấn, giả thuyết, kiểm chứng…
Lập
luận dưới mở đầu bằng thiên khảo luận của một học
già Ấn là Prabodh Chandra Bagchi (Trong cuốn Indian Influence on
Chinese thought) đoan chắc:
—
Bồ Đề Đạt Ma là một nhân vật thật, một mẫu người
lịch sử. Ngài đến Trung Hoa vào tiền bán thế kỷ thứ sáu.
Một
sử liệu lưu hành từ năm 534 chứng giải:
—
Đức Bồ Đề Đạt Ma có mặt tại chùa Loyang.
Sau
nầy Watts, Suzuki, Hebert, Sasaki, Watanab, Dumouline … đều xác
nhận:
—
Đức Bồ Đề Đạt Ma đã khai sáng thiền tông Trung Hoa.
Có
hay không có, điều căn bản là tinh thần thiền tông trong
suốt 200 năm đã tạo một sắc thái đặc thù và bao quát
tại Trung Hoa. Thiền tông đã phá tan những ảnh hưởng của
các học thuyết cố chấp hình tướng, lý luận, danh số.
Đó là yếu tính để nhập môn. Đó là cơ sở nhận thức
quan.
Ngoài
ra, nếu chìm đắm trong tư liệu phụ thuộc, thứ yếu, không
thuộc bản chất của thiền.
Tổ
Bồ Đề Đạt Ma Đến Việt Nam (Bắc Việt)
Bản
Chữ Hán được trích từ cuốn Trung Hoa Thiền Tông Sử, của
ngài Ấn Thuận, đệ tử lớn của ngài Thái Hư Đại Sư,
trang 04.
Sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
1.-
Xuất gia: Bồ Đề Đạt Ma thuộc giòng Sát Đế Lợi, ở nước
Quảng Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Vùng cao nguyên Dekkan) phía
Nam Ấn Độ. Con thứ ba của vua Chí Vương. Tên tục là Bồ
Đề Đa La (Bodhi Tara).
2.-
Cao Tăng Truyện: Nhân ngày Quốc Hương thọ lễ cúng dường
của nhà vua, tổ thứ 27 là Bát Nhã Đa La (Prajnatra) gặp Bồ
Đề Đa La. Tổ nhận thấy vị hoàng tử nầy có nhiều nét
đặc biệt (Phong thái, ngôn ngữ) mới cùng bàn luận về chữ
Tâm.
Khi
thấy Bồ Đề Đa La nhận định đúng yếu lý về chữ Tâm,
Tổ Bát Nhã Đa La gọi đến và bảo rằng:
—
Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông lượng, mà
Đạt Ma có nghĩa là: Thông Đạt rộng lớn. Vậy, Hoàng tử
lấy tên là Bồ Đề Đạt Ma.
Bồ
Đề Đạt Ma nhận và bái tổ thứ 27 làm thầy. Liền làm
lễ thế phát và thọ cụ túc giới.
3.-
Đông Độ: Một hôm, tổ gọi Ngài đến truyền pháp: “Sau
nầy, sang Trung Hoa mới là nhơn duyên lớn. Song, hãy đợi ta
diệt độ khoảng 60 năm, rồi hãy đi. Nếu ngươi đi sớm,
sau e sự kiện không tốt.”.
Triết
gia Elliot giải thích như sau:
Nhận
định của tổ sư Bát Nhã Đa La có hai dụng ý:
1.-
Thực trạng tín ngưỡng ở Ấn Độ khó phát triển con đường
quy nguyên trực chỉ. Ảnh hưởng của Bà La Môn giáo là một
trong các sự kiện phân hóa.
2.- Trung Hoa và các nước miền đông là vùng phát triển thuận
lợi. Tuy nhiên, các tông phái Phật giáo bấy giờ ở đây
coi nặng hình tướng chủ nghĩa.
Sau
khi tổ thứ 27 viên tịch, Ngài vẫn lưu lại Ấn Độ để
thuyết pháp và giaó hóa. Cùng chung công cuộc hoằng dương
có vị huynh đệ đồng sư là Phật Đà Tiên. Quần chúng Phật
tử ở Ấn Độ lúc bấy giờ thường gọi hai vị là: Mở
hai cửa cam lồ.
Giáo
Hóa: Trong thời kỳ truyền giáo ở Ấn Độ, có hai sự kiện
nổi bật:
a.-
Cảm hóa môn đồ: Trong thời kỳ đó, sáu môn đồ của ngài
Phật Đà Tiên lại phân hóa thành Sáu tông phái:
a.1.-
Hữu tướng tông,
a.2.-
Vô tướng tông,
a.3.-
Định huệ tông,
a.4.-
Giới hạnh tông,
a.5.-
Vô đắc tông,
a.6.-
Tịch tịch tông.
Sự
kiện nầy chẳng những gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt
giữa các nhân vật chủ trương, xa lần yếu lý của đức
Phật, mà còn làm xáo trộn niềm tin của hàng Phật tử. Các
giáo phái khác cũng kích bác.
Bồ
Đề Đạt Ma nhận định: Sự phân hóa đó là nguồn gốc
của thoái trào, chánh pháp suy vi.
Vì
vậy, Ngài dùng nhiều phương cách khác để cảm hóa họ quay
về chánh pháp.
b.-
Vua Dị Kiến: Khi vua Nguyệt Tịnh băng hà, con vua là thái tử
Dị Kiến lên kế vị. Lên ngôi chưa được bao lâu, vì tân
vương lại tin theo các tà thuyết, đã lên tiếng công kích
Phật giáo. Điều nầy đã ngăn cản Phật Giáo Ấn Độ đang
bành trướng. Bồ Đề Đạt Ma thấy được nguy cơ ấy, liền
sai một đệ tử tên là Ba La Đề, vào cung để nhiếp hóa.
Nhà
vua mới tỉnh ngộ. Vua Dị Kiến nói ra, mới biết Ba La Đề
là đệ tử của chú mình (Bồ Đề Đạt Ma). Nhà vua liền
phái người đến cung thỉnh Ngài về cung để giáo hóa.
4.-
Đến Quảng Châu (520): Sau một thời gian giáo hóa ở cung vua,
Ngài nhận thấy Cơ duyên sang Trung Hoa đã đến. Ngài đem lời
huyền ký của tổ Bát Nhã Đa La (thứ 27) thuật lại cho vua
rõ. Nhà vua không dám ngăn cản, liền sai đóng một chiếc
thuyền lớn, phái thủy thủ đưa Ngài sang Trung Hoa (517). Vua
và quần thần ra tận bờ biển để tiển đưa. Ngài ở trên
thuyền suốt ba năm (517 – 520). Thuyền cập bến Quảng Châu,
bấy giờ vào đời vua nhà Lương, niên hiệu Phổ Thông nguyên
niên (520), vào ngày 21 tháng 09 năm Canh tý.
Thiên
sứ ở tỉnh nầy ra tận thuyền đón Ngài. Sau đó, dâng sớ
về triều, tâu lên cho vua Lương Võ Đế biết.
5.-
Từ Ấn Độ sang Trung Hoa: Khi tổ thứ 27 là Bát Nha Đa La chỉ
dẫn cho Bồ Đề Đạt Ma: Phải du hành sang Trung Hoa, dụng
ý sâu sắc nhất là tìm một môi trường thích hợp cho thiền
tông.
Thiền
tông ở Ấn Độ thường mang nặng về tinh thần huyền bí,
khó hiểu, xa với uyên nguyên của thiền học. Vì vậy, cần
phải được phát triển theo một chiều hướng khác; đúng
hơn, một môi trường khác. Đó là Trung Hoa.
D.
T. Suzuki (Manual of Zen Buddhism) đã làm một bản so sánh sâu
sắc như sau:
Đất
Ấn Độ quá siêu hình, dễ buông xuôi theo trí tưởng tượng
thần bí.
Ấn
Độ là đất dụng võ của Duy thức tông, Chân như tông, Hoa
nghiêm tông, Không luận tông, …
Còn
Thiền tông, phải cần đến một tâm hồn, đã từng thấm
nhuần trong tư tưởng Lão Trang, mà vẫn không thể tách ra
ngoài những tình tiết của cuộc sống thường ngày.
Điềm
đạm, hào sảng, chơn chất phần nào và còn bình thản, mẫn
tiệp và còn quân bình đúng mức nữa. Đó là những Đức
tánh cần phải có để đưa thiền tông đến hiện trạng.
Nghĩa là: Nếu Phật giáo Đại thừa theo kiểu Long Thọ và
Mã Minh, và các bộ kinh Duy Ma Cật, Bát nhã, … nhất là kinh
Lăng Già, nếu không được các thiên tài Trung Hoa luyện chế
lại, chắc chắn Thiền tông không bao giờ xuất hiện.
Truyền
Đăng Thập Lục có chép:
Sau
ba năm vượt biển, Ngài đến Nam Hải (Trung Hoa) vào triều
nhà Lương . Lương Võ Đế hay tin, liền sai sứ phụng chiếu,
triệu ngài về Kim Lăng, để nhà vua đón tiếp. Sau vài ba
câu chuyện qua lại, Bồ Đề Đạt Ma đã để lộ cá tính
ngang nhiên của một con người siêu thoát.
6.-
Tiếp xúc Lương Võ Đế: Vua Lương Võ Đế là người ngoan
đạo thuần thành, nhưng, vẫn chưa thoát ra được những trí
óc tầm thường của kẻ tục. Truyền Đăng Lục có chép như
sau:
Lương
Võ Đế hỏi:
—
Từ ngày tức vị đến nay, Trẫm đã từng xây cất 300 ngôi
chùa, biên chép kinh điển không biết bao nhiêu mà kể; vậy,
có công đức gì không?
Sơ
Tổ đáp:
—
Tất cả đều không có công đức.
Lương
Võ Đế hỏi:
—
Tại sao lại không có công đức?
Sơ
Tổ đáp:
—
Đó chỉ là: “Nhơn hữu lậu”. Chỉ được những quả vị
nhỏ trong cõi trời người, như bóng với hình. Tuy có, nhưng
không được.
Lương
Võ Đế hỏi:
—
Vậy công đức chơn thực là gì?
Sơ
Tổ đáp:
—
Trí, phải thanh tịnh. Thể, phải lắng không. Đó là chơn
thực công đức. Công đức ấy không thể lấy việc thế
gian mà cầu được.
Lương
Võ Đế hỏi:
—
Chơn lý cùng tột của đạo Thánh là gì?
(Như
hà thị Thánh đế đệ nhất nghĩa?)
Sơ
Tổ đáp:
—
Trống rỗng, hồn nhiên, không gì là Thánh
(Quách
nhiên vô Thánh).
Lương
Võ Đế hỏi:
—
Trước mặt Trẫm là ai?
Sơ
Tổ đáp:
—
Không biết.
7.-
Quách nhiên vô Thánh: Bích Nham Lục quyển Một có giải thích
như sau:
Ngũ
tổ Hoằng Nhẫn có chỉ rõ rằng: Chỉ trong mấy chữ Quách
Nhiên Vô Thánh ấy, thì ai cũng thấu suốt được. Ngồi nhà
ngủ yên. Đó là chỗ kỳ đặc của tổ sư Bồ Đề Đạt
Ma. Một mặt đánh vào khối Cát đằng (Văn tự, Ngôn ngữ,
Kiến thức) chẳng ngại về người đập nát thùng sơn.
Vì
vậy, phải nhận thấy rằng: Khi đã tham suốt một câu, thì
ngàn vạn câu đều thông suốt. Ngồi đâu yên đó. Nắm gì
vững nấy.
Cổ
thi có câu:
“Thịt
nát, xương tan chữa đèn xong,
Một
câu siêu thoát ngàn ức kiếp”.
Lời
Tụng Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Sau
cuộc tiếp xúc và thuyết pháp cho Lương Võ Đế nghe về các
vấn đề: Phật tánh, Pháp thân, Đạt Ma tổ sư có lời kệ:
Nhất
tiễn tầm thường, lạc nhất tiêu,
Cánh
gia nhất tiễn, dĩ tương thiêu,
Trực
quy thiếu thất, phong tiền tọa,
Lương
chúa, hưu ngôn, cánh khứ chiêu.
dịch
nghĩa:
Mỗi
mũi tầm thường, lạc chim điêu,
Mũi
tiếp dồn thêm, đốt cháy tiêu,
Trực
chỉ Thiếu thất, ngồi vách đá,
Vua
Lương thôi chớ: thỉnh cùng kêu.
Bia
Văn Tưởng Niệm Bồ Đề Đạt Ma
Bích
Nham Lục chép rằng:
Đế
chẳng khế hợp, sư thầm lặng qua sông, sang nước Ngụy,
chẳng lộ mặt, đi thẳng lên thiếu Lâm. Chín năm diện bích.
Tiếp độ đưọc Huệ Khả (tức Thần Quang), sau đó độ
đến người thứ sáu.
Hóa
độ xong. Truyền pháp đã có người. Sư không tự cứu nữa.
Ngồi mà hóa êm. Nhục thân tán tại chùa Định Lâm, núi Hùng
Nhĩ.
Bia
Văn Của Lương Võ Đế:
“Thấy
như chẳng thấy,
Gặp
như chẳng gặp,
Đối
mặt như chẳng đối mặt,
Xưa
đâu? Nay đâu?
Oán
bấy! Hận bấy!
Bài
Tán Của Lương Võ Đế:
“Tâm
có chăng?
Khoáng
kiếp uổng trệ phàm phu,
Tâm
không chăng?
Sát
na sớm lên diệu giác”.
Ghi
chú: Bích Nham Lục: Tác giả là Phật Quả Viên Ngộ (1063 –
1135). Nội dung gồm có: 100 bài thơ thiền. Sau mỗi bài thơ,
có lời bình (bằng thơ) của ngài Tuyết Đậu và lời giảng
của ngài Viên Ngộ. Tác phẩm nầy du nhập vào Nhật Bản
ở thời kỳ Kamakura (Khiêm Thương). Từ đó, Bích Nham Lục
được xem là một trong những bộ sách quan trọng nhất, nhất
là người thuộc giòng thiền Lâm Tế (tài liệu của D. T.
Suzuki).
* *
*
Lý
Giải Của Bồ Đề Đạt Ma
Trong
cuốn Thiền học Giảng thoại (Đài Bắc Kiến Khang Thư Cuộc
ấn hành 1960) có nêu lý giải về Quách Nhiên Vô Thánh như
sau:
“Sở
dĩ Bồ Đề Đạt Ma đáp lại bốn chữ Quách Nhiên Vô Thánh
để chỉ vào cảnh giới tự chứng ngộ”, là vì:
—
Lương Võ Đế hỏi:
Đệ
nhất nghĩa đế.
—
Tổ Đạt Ma đáp:
Đệ
nhất nghĩa.
Người
hỏi, là hỏi đệ nhất nghĩa của Chơn đế hay Tục đế.
Còn
người đáp (Tổ Đạt Ma) là đáp đệ nhất nghĩa của Thánh
Trí Tự Giác của Phật Đà.
Cảnh
giới tự giác vốn đã siêu thoát cả Chơn đế lẫn Tục
đế. Tức là cảnh giới Niết bàn vi diệu tuyệt đối.
Vì
vậy, Lương Võ Đế ngẫn ngơ, không tài nào có thể lãnh
hội nổi cái thậm thâm vi diệu ấy được. Quách nhiên vô
thánh thán có thể xem như minh thị xác đáng nhất về căn
bản pháp của thiền tông (Tài liệu của Léon Wieger).
* *
*
Phép
Bích Quán Của Bồ Đề Đạt Ma
Cao
Tăng truyện có chép:
Sau
19 ngày, Bồ Đề Đạt Ma bỏ Lương Võ Đế lén qua sông, đến
vùng Giang Bắc. Ngài nhập cảnh nước Ngụy, đi lần về Lạc
Dương, nhằm vào đời Hậu Ngụy. Vua Hiếu Minh Đế, niên
hiệu Chánh Quang nguyên niên (520), ngày 23 tháng 11 năm Canh tý.
Ngài dừng chân và trú tại chùa Thiếu Lâm ở Trung Sơn. Trọn
ngày ngồi xiay mặt vào vách đá, im lặng. Người đời gọi
là Bích Quán Bà La Môn (Thầy Bà La Môn ngồi nhìn vách).
Phép
Bích Quán:
Truyền
Đăng Lục chép:
Thời
ấy (tại Đông Độ) có hai nhân vật Đạo Dục và Huệ Khả;
tuy thuộc về hàng hậu sanh, tuổi nhỏ, song tuấn tú, chí
khí cao, duyên may gặp được Tổ sư (tức Bồ Đề Đạt Ma).
Họ
bèn ở đó, phụng sự nhiều năm, hết lòng tu học. Họ chỉ
mong pháp sư chỉ bảo. Pháp sư cũng thương họ cho là chí
thành, liền chỉ dạy cho chơn đạo.
—
Đây là Tâm,
—
Đây là phép phát hạnh,
—
Đây là phép thuận vật,
—
Đây là phép phương tiện.
Đó
là phép An tâm của Đại thừa giáo, cẩn thận. Chớ hiểu
lầm.
—
An tâm, đó là Bích Quán,
—
Phát hạnh, đó là Tứ Hạnh,
—
Thuận vật, đó là phòng ngừa sự chê hiềm,
—
Phương tiện, đó là khiến mình đừng chấp trước.
* *
*
Tĩnh
Quán và Bích Quán
Tĩnh
Quán: Phương pháp tĩnh quán được chép trong kinh Kim Cang Định.
Sách nầy được dịch ra chữ Hán vào đời Bắc Lương (397
– 439). Thành quả như sau:
“Hành
giả, trong một ý niệm ngưng trụ Tĩnh Quán, sẽ kiến chiếu
vào tánh Phật. Chẳng phải có, chẳng phải không. Chẳng phải
ta, chảng phải người. Chung cùng với sự vật tri giác, cũng
giống như hàm linh. Tất cả cùng một thể. Chính lúc đó,
hành giả sẽ kiên trì Tâm Địa Kinh Cang.
Kết
quả chẳng xa lìa, sẽ được tịnh nhiên vô vi. Tâm tưởng
không còn phân biệt nữa. Đó là nguyên tắc Lý Nhập”.
Đoạn
kinh nầy mang ý nghĩa như Bốn Quán Hạnh của tổ Bồ Đề
Đạt Ma. Chỉ có khác: Tĩnh Quán đổi thành Bích Quán.
Bích
có nghĩa là tường, vách. Thành ngữ có câu:
– Bích
lũy nan xuyên (tường thành khó qua)
Theo
Phật giáo là hình dung. Thái độ đứng thẳng. Theo D. T. Suzuki,
sự thay đổi danh từ ý nghĩa thật vô cùng quan hệ. Bởi
lẻ, nó thay đổi toàn bộ tinh thần bản văn.
Nam
Sơn Đạo Tuyên khi lý giải về thiền, có phân tích:
“Phương
pháp Đại thừa Bích quán là sự nghiệp tuyệt diệu của
Bồ Đề Đạt Ma ở Trung Hoa. Cũng vì vậy, pháp sư nầy thường
được danh hiệu là Bích quán Bà la môn.” (Có nghĩa là ông
sư ngồi nhìn vách).
Ở
Nhật Bản, các môn đồ của thiền Tào Động (Do ngài Thạch
Đầu Hy Thiên chủ xướng) noi gương của tổ Đạt Ma, khi
ngồi thiền thường xoay mặt nhìn vào vách.
* *
*
Ý
Nghĩa Bích Quán Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Bích
Quán, nếu chỉ có nghĩa quay mặt vào vách suông, thì quả
là quá phiến diện. Theo các học giả Charles Elliot (Hinduism
and Buddhism), David Neel (initiations Lamaique), Phùng Hữu Lan (Précis
d’histoire de la philosophie) thì pháp môn nầy quả là: Một
phong trào cách mạng trong đường lãnh đạo.
Suzuki
viết: Bích Quán mang một ý nghĩa cao diệu vô cùng. Muốn như
vậy, phải hiểu theo tinh thần đoạn văn sau đây, do Truyền
Đăng Lục trích diễn, bộ sách mang tên Biệt Lý.
Ban
đầu, Bồ Đề Đạt Ma ở chùa Thiếu Lâm chín năm. Vị nhị
tổ Huệ Khả nói pháp rằng:
Ngoại
tức chư duyên,
Nội
tâm vô suyễn,
Tâm
như tường bích,
Khả
dĩ nhập đạo.
Nghĩa
là:
Ngoài
dứt các duyên,
Trong
không toan tính,
Tâm
như tường vách,
Mới
là nhập đạo.
Ngài
Huệ Khả trình bày hết tất cả những nhận định về bản
thể của tâm (Tánh Lý). Lần nào tổ Đạt Ma một mục cũng
bảo là Không Đúng, mà cũng không bảo nói gì về tâm thể
vô niệm.
Một
ngày kia, Huệ Khả nói:
—
Tôi đã dứt hết chư duyên rồi.
Sư
hỏi:
—
Người không biến thành đoạn diệt (hư vô) đấy chứ?
Huệ
Khả đáp:
—
Chẳng thành đoạn diệt.
Sư
hỏi:
—
Lấy gì mà tin là chẳng thành đoạn diệt?
Huệ
Khả đáp:
—
Do “Cái tự nhiên” vậy. Còn nói ra thì thật rất khó.
Sư
giải thích:
—
Đó, chính là bí quyết tâm truyền tâm của chư Phật. Ngươi
chẳng nghi ngờ gì hết.
Huệ
Khả Được Tổ Bồ Đề Đạt Ma Truyền Tâm Ấn
Huệ
Khả (Thần Quang) họ Cơ, ở Võ Lao. Giòng giống Tôn Thất
nhà Chu. Cha mẹ ông đã lớn tuổi mà chưa có con. Lắm phen
đến chùa cầu tự.
Sau
bà có thai. Sinh ra đặt cho tên là Quang (Vì khi lọt lòng mẹ
có hào quang chiếu sáng ngời). Thuở nhỏ, Cơ Quang học tập
nghiên cứu rất rộng sâu và tinh thông Lão Trang.
Đến
năm 30 tuổi (525), ông ta nhận định rằng Lão Dịch chỉ là
sách của thế gian. Chẳng đạt được Đạo lý. Vì vậy,
ông quay sang nghiên cứu Phật giáo.
Ông
ta đi tìm thầy học đạo. Khi đi đến Lạc Dương, lên núi
Hương Sơn, chùa Long Môn gặp thiền sư Bảo Tịnh, bèn xin
xuất gia.
Sau
đó, lại đến chùa Vĩnh Mục, thọ giới với Phù Dung Giảng
Tử. Ông chuyên học về kinh luận. Chẳng bao lâu, ông rất
tinh thông kinh điển.
Năm
32 tuổi (526), ông trở lại với bổn sư, tại chùa Hương
Sơn. Trọn ngày, ông ngồi thiền trên núi. Suốt tám năm (526
– 534) như thế, thì một hôm, khi ông đang thiền định, bỗng
có vị thần (?) hiện ra, chỉ dẫn:
—
Ngài không nên ở đây lâu. Muốn đạt được đạo quả,
hãy đi về phương nam.
Hôm
sau, trên đầu của ông chợt đau như kim châm, không chịu
nổi. Ông định đi tìm thuốc chữa trị, chợt nghe trên không
có tiếng nói vọng xuống:
—
“Đây là đổi xương, không phải bệnh thường”.
(Nhơn
vì có thần đến mách bảo, sư Bảo Tịnh cho đổi tên hiệu
là Thần Quang).
Thần
Quang đem chuyện nầy thuật lại cho bổn sư nghe, sư Bảo Tịnh
ngăn cản, không cho uống thuốc.
Sáng
hôm sau, Bảo Tịnh xem trên đầu Thần Quang, quả thấy đầu
xương nổi cao như hình năm trái núi, liền bảo:
—
Ngươi có tướng tốt như thế nầy, chắc là đắc đạo.
Thần lại dạy ngươi sang miền Nam. Ta có nghe đạo sĩ Bồ
Đề Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm. Chắc là đó vậy.
* *
*
Huệ
Khả Cầu Đạo
Khi
đến chùa Thiếu Lâm (Trung Sơn), Thần Quang dâng trọn đời
mình cho chơn lý. Sau khi chịu khó mệt nhọc lặn lội tìm
đến tổ Đạt Ma, Thần Quang thiết tha vang xin thầy giải
thích nỗi quằn quại khổ đau ray rứt của lòng mình. Nhưng
Đạt Ma tổ sư vẫn ngồi điềm nhiên, im lặng nhin mặt vào
tường; nét mặt lầm lỳ lạ lùng, không nói một lời, cũng
không cảm động. Tư thế vẫn trơ trơ, thản nhiên một cách
tàn nhẫn.
Tuy
vậy, Thần Quang vẫn không nản lòng. Nhà sư nghĩ rằng:
“Người
xưa tầm đạo chẳng thiết tha đến thân mạng. Nay ta chưa
được một trong muôn phần của các ngài”.
Lúc
ấy, trời về mùa đông. Tuyết rơi không ngừng, phủ trắng
xóa cả núi đồi. Thần Quang vẫn đứng thẳng trơ trơ trước
sân, chấp tay hướng về Ngài.
Đến
sáng, tuyết rơi ngập cả đầu gối. Nhưng, gương mặt của
Thần Quang vẫn sáng ngời, vẫn thản nhiên.
Bồ
Đề Đạt Ma quay lại hỏi:
—
Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết lạnh, ý định để cầu
gì?
Thần
Quang thưa:
—
Con đến đây đề cầu đạo. Xin Ngài thương xót, xin cứu
vớt một tâm hồn đau khổ.
Bồ
Đề Đạt Ma dạy:
—
Đạo lý vô thượng của Phật chỉ có thể cầu được là
sau khi đã trải qua sức tinh cần của nhiều kiếp. Phải chịu
đựng những gi khó chịu đựng nhất. Phải làm những việc
khó làm nhất. Nếu cứ đem những đức nhỏ nhen, cái trí
nông cạn, cái tên khinh mạn mà muốn cầu đạo vô thượng,
quả là nhọc công vô ích, chẳng thu được gì.
Khi
nghe Đạt Ma dạy như thế, sư Thần Quang liền lấy cây thanh
đao tự chặt cánh tay trái, rồi đem ra trình trước mặt thầy
để tỏ lòng thiết tha vô hạn của mình.
Tổ
biết đây là pháp khí, liền dạy:
—
Chư Phật lúc bắt đầu cầu đạo, cũng vì pháp nên quên
thân. Nay ngươi chặt cánh tay, đem để trước mặt ta, tâm
cầu đạo như vậy, cũng khá..
Thần
Quang thưa:
—
Bạch thầy, pháp ấn của chư Phật con có thể nghe được
chăng?
Bồ
Đề Đạt Ma:
—
Pháp ấn của chư Phật không phải từ người khác mà được.
Thần
Quang thưa:
—
Bạch thầy, tâm con chưa an, xin Thầy day phép an tâm cho.
Đạt
Ma tổ sư:
—
Ngươi đem tâm ra đây, ta sẽ an cho.
Thần
Quang sững sốt một hồi lâu rồi thưa:
— Bạch Thầy, con tìm kiếm tâm, mà chẳng thấy đâu cả.
Tổ
sư:
—
Đó, ta đã an tâm cho ngươi rồi.
(Vô
Môn Quan – Taisho Daizasho – No: 2005)
Phần
đối đáp giữa tổ Đạt Ma và ngài Huện Khá (tức Thần
Quang) bằng Hán văn như sau:
Nhị
tổ vân:
—
Đệ tử tâm vị an, khất sư an tâm.
Ma
vân:
—
Tương tâm lai vị nhữ an.
Tổ
vân:
—
Mích tâm liễu bất khả đắc.
Ma
vân:
—
Vị nhữ an tâm cánh.
Sau
khi được tổ Bồ Đề Đạt Ma nói: “Vị nhữ an tâm cánh”
Thần Quang liền bỗng nhiên khế ngộ. Sơ tổ bèn đổi Thần
Quang thành Huệ Khả.
Sau
nầy, Huệ Khả được truyền y bát và trở thành vị tổ
thứ hai của Thiền tông Trung Hoa.
Kệ
Phú Pháp Của Bồ Đề Đạt Ma
Kệ
phú pháp là những bài thơ ngắn, súc tích nói lên tính chất
uyên áo của đạo thiền. Thông thường, mỗi vị tổ sư đều
có lưu lại một bài kệ phú pháp. Lời mở đầu của bài
kệ phú pháp thường nhắc câu: Nay ta trao lại cho ngươi kho
tàng con mắt của Chánh pháp. Ngươi giữ gìn lấy. Phải ghi
nhớ luôn.
Bài
Kệ của Tổ Đạt Ma như sau:
Ngô
bổn lai tư sở,
Thọ
pháp, cứu mê tình,
Nhất
hoa khai ngũ diệp,
Kết
quả tự nhiên thành.
Dịch:
Ta
vốn qua Đông Độ,
Trao
pháp, cứu mê tình,
Một
hoa năm cánh trổ,
Trái
kết tự nhiên thành.
Giải
thích: Kệ Phú pháp của 28 vị Tổ sư Thiền tông được ghi
chép ở trong năm tác phẩm sau đây:
1.-
Truyền Pháp Chánh Tông Ký,
2.-
Tục Pháp Ký (của Chí Cương Lương và Câu Na liên Xứ),
3.-
Bửu Lâm Truyện,
4.-
Thánh Trụ Chi,
5.-
Truyền Đăng Lục (Đạo Nguyên).
Các
tác phẩm bị thất truyền. Chỉ có Truyền Đăng ục ghi chép
lại đầy đủ; ngoài ra, còn có phần chú giải. Trong kệ
phú pháp của tổ Đạt Ma, có ba sự kiện nổi bật và mỗi
sự kiện lại biểu trưng cho một tình trạng đạo pháp:
a.-
Mê tinh: Ám chỉ cuộc tranh chấp tư tưởng của các Tăng đồ
môn phái Phật giáo coi trọng hình thức, kinh điển, tôn sùng
hình tướng.
b.-
Năm cánh trổ: Có thể ngụ ý tiên đoán Năm vị tổ sư thiền
Trung Hoa thừa kế tổ Bồ Đề Đạt Ma là: Huệ Khả, Tăng
Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng.
c.-
Kết trái: Hậu vận cực thịnh của thiền tông Trung Hoa. D.
T. Suzuki dẫn như sau:
– Có
điều chăc chắn được xác nhận trong lịch sử là: Tôn chỉ
của ngài Bồ Đề Đạt Ma từ khi du nhập vào Trung Hoa và
gần 200 trăm năm sau khi Tổ viên tịch, đã được dân tộc
nầy đồng hóa một cách tốt đẹp nhất, theo tinh thần đặc
thù của họ. Thiền dưới hình thức hiện có, không thể
chín muồi ở đâu khác, ngoài đất Trung Hoa.
(Trích
trong Manual of Zen Buddhism – Rider – London xuất bản 1950)
Kệ
Phú Pháp Số 2
Giang
tra phân ngọc lãng,
Quảng
cự khai kim tỏa,
Ngũ
khẩu tương cộng thành,
Cửu,
thập vô bỉ, ngã.
Dịch:
Bè
lau rẽ sóng ngọc,
Đuốc
sáp mở khóa vàng,
Năm
miệng cùng nhau bước,
Chín,
mười không ta, người.
Chú
thích: Theo cổ truyện, bài kệ phú pháp nầy, báo trước ngày
Tổ Đạt Ma viên tịch. Câu thứ ba, theo lối chiết tự như
sau:
Chữ
Ngũ (năm) nằm trên chữ Khẩu (miệng) thành chữ Ngô (ta).
Ý nói: Ta sẽ thâu thần vào cõi niết bàn tịch diệt (Vô
bỉ, vô ngã) vào ngày Chín (cửu), tháng Mười (thập), nhằm
năm Bính thìn (536), triều nhà Lương, tức Đại Thông thứ
hai. Đó là ngày vía của tổ Đạt Lai La Ma.
* *
*
Các
Môn Đồ Của Bồ Đề Đạt Ma
Sau
chín năm Bích Quán (520 – 528), Sơ tổ muốn trở về Thiên
Trúc, bèn gọi các Môn đồ đến bảo rằng:
—
Ngày ta lên đường cũng sắp đến, các ngươi thử trình xem
Vốn Sở Đắc của từng người về phép tu thiền.
Lúc
đó, Đạo Phó bạch rằng:
—
Theo chỗ nhận định của đệ tử, chẳng chấp văn tự, chẳng
lìa văn tự. Đó là chỗ sở dụng của Đạo.
Sơ
tổ bảo: Ngươi được phần Da của ta.
Ni
Tổng Trì bạch:
—
Chỗ hiểu biết của đệ tử ngay như A Nan (Khánh Hỷ) nhìn
vào Phật A Súc (Bất Động) thấy một lần, rồi không thấy
nữa.
Sơ
tổ bảo:
—
Bà được phần Thịt của ta.
Đạo
Dục bạch:
—
Bốn đại vốn không, Năm uẩn chẳng thật, chỗ thấy của
đệ tử là không có gì sở đắc.
Sơ
tổ bảo:
—
Ông được phần Xương của ta.
Sau
cùng là Huệ Khả. Huệ Khả đảnh lễ Sơ tổ, như thế rồi
đứng thẳng. Không nói lên thêm một điều gì nữa cả.
Sơ
tổ bảo:
—
Ông được phần Tủy của ta.
Chú
thích: Theo nhận định của Hsien Sung, trong bộ Chan1h Pháp
Tương Truyền, thì ở đây tổ Bồ Đè Đạt Ma phỏng theo
ngài Long Thọ, giải thích trình độ hiểu biết về thiền.
Trong bộ luận nổi tiếng về kinh Bát Nhã, ngài Long Thọ có
viết:
Giới
hạnh là Da,
Thiền
định là Thịt,
Trí
tuệ là Xương,
Diệu
tâm là Tủy.
Theo
ngài Long Thọ, Diệu Tâm là cái mà đức Phật mật phú cho
hàng đệ tử. Hsien Sung dẫn lời của ngài Trí Khải đại
sư đời Tùy:
—
Tâm là chỗ của chư Phật, như Trung đạo, không phân biệt,
chẳng phải tất cả, mà cũng không hề có ngôn từ nào mà
phô diễn cho thích đáng.
* *
*
Giai
Thoại Đạt Ma Xách Dép:
Truyền
Đăng Lục có chép:
—
Ngày mồng Chín tháng Chín năm Bính thìn, nhằm niên hiệu Đại
Thông, năm thứ hai, nhà Lương (529 TL.), Ngài ngồi an nhiên
thị tịch.
Đến
ngày 18 tháng 12 năm ấy, làm lễ đưa nhục thân của ngài
nhập tháp tại chùa Định Lâm, núi Hùng Nhĩ.
Về
sau, vua Hậu Ngụy sai Tống Vân đi sứ sang Ấn Độ. Khi Tống
Vân trở về, gặp Ngài tại núi Thông Lãnh, thấy Ngài trên
tay có xách dép, một mình đi như bay.
Tống
vân hỏi:
—
Thầy đi đâu?
Ngài
đáp:
—
Ta về Tây phương.
Ngài
còn nói thêm:
—
Chủ ông đã chán đời rồi.
Tống
Vân lấy làm nghi hoặc, từ giả Ngài, trở lại triều đình.
Đến triều, thì vua Minh Đế đã băng hà. Hiển Trung Đế
lên kế vị. Ông đem việc ấy tâu lại cho tân vương nghe,
nhà vua ra lệnh mở tháp và mở nắp quan tài. Quả nhiên, quan
tài trống không, chỉ cnò một chiêc dép. Vua sắc chỉ, cho
đưa chiếc dép về thờ ở chùa Hoa Nghiêm. Đến nay đã thất
lạc. Vua phong Thụy hiệu Ngài là Viên Giác thiền sư, pháp
hiệu là Không Quán.
Đạt
Ma Cắt Mí Mắt:
Theo
tài liệu của Alan W. Watts (The Way of Zen) kể lại thì: Có một
lần nọ, trong khi đang thiền, Bồ Đề Đạt Ma bỗng ngủ
gục. Ngài nổi giận liền cắt mí mắt. Những mí mát ấy
rơi xuống đất và mọc thành những cây trà đầu tiên. Cũng
dựa vào chuyện đó, ta thấy:
—
Những vị thiền sư thường dùng trà để uống cho khỏi buồn
ngủ, trí óc được sáng suốt, tỉnh táo.
—
Người Nhật thường quan niệm: Trà và Thiền đều giống
nhau.
—
Trà đạo đã trở thành một nghệ thuật.
Tán
Thán Bồ Đề Đạt Ma:
“Chư
Phật đã từng xuất thế,
Cũng
không một pháp trao cho người,
Tổ
sư Đạt Ma chẳng từng qua đây,
Cũng
chưa hề lấy tâm truyền thọ,
Bởi
người đời nay không rõ, nên mãng lo cầu ngoài.
Sao
không tự biết dưới gót chân mình, chẳng dứt hết đại
sự nhơn duyên, liền thành đừng dính líu?
Chỉ
nên như ta nay: Thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe, nói
mà chẳng nói, biết mà chẳng biết.
Cầu
gì mới được chứ?”.
Hòa
thượng Phật Quả Viên Ngộ.
* *
*
Kế
Thừa Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Trước
thế kỷ thứ sáu, sau tây lịch, khi thiền tông chưa bành trướng
sang Trung Hoa. Thiền tông thường bị chỉ trích là:
“Đi
quá xa với chơn truyền của đức Thế Tôn. Bằng chứng vào
các bộ kinh A Hàm và Nikayas”.
Trên
thực tế lịch sử, thiền tông là sản phẩm của Trung Hoa
(sau thế kỷ thứ sáu). Đây là vùng khai triển thiền, theo
đúng nghĩa thâm chứng của vị nhị tổ Ấn Độ. Trong cuốn
Manual of Zen Buddhism có đoạn:
“Trừ
phi thiền được nhận định, theo thế thường quan niệm với
đạc tính tâm lý của dân tộc Trung Hoa; bằng không, không
sao hiểu nổi được về thiền trong hàng Phật tử Trung Hoa”
(Suzuki).
Tóm
lại, thiền là một ngành của Phật giáo Đại thừa, sau khi
đã tước bỏ đi lớp áo của Ấn Độ.
Thiền
tông Trung Hoa bắt đầu từ cuộc du hóa Đông Độ của tổ
Bồ Đề Dạt Ma, người đã sáng lập pháp môn thiền ở đây.
Tại vùng nầy, vì có nhiều yếu tố khách quan thích hợp,
thiền đã được chín muồi.
Lần
lượt, thiền được trao truyền qua Năm vị tổ, sau ngày viên
tịch của người truyền pháp du nhập từ Ấn.
Mãi
cho đến Lục tổ Huệ Năng (638 – 713) bắt đầu truyền thánh
giả thiền tông không còn mang bản sắc của Ấn Độ nữa,
mà hoàn là tinh thần và đặc chất Trung Hoa (Nhất hoa khai
ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành – Bài kệ Phú pháp của
Tổ Đạt Ma). Dòng thiền Trung Hoa được thừa kế qua chư
tổ sau đây:
Giáo
ngoại biệt truyền,
Bất
lập văn tự,
Trực
chỉ chơn tâm,
Kiến
tánh thành Phật.
Dịch:
Truyền
riêng ngoài giáo,
Chẳng
lập văn tự,
Chỉ
thẳng tâm người,
Thấy
tánh thành Phật.
Bốn
truyền ngữ nầy tương tự như bốn quy tắc của Nhật Liên
Tông, một tông phái của Nhật Bản, do ngài Nhật Liên (1222
– 1282) khởi xướng. Đây là tóm lượt tất cả yếu chỉ
của thiền tông.
Khi
phân tích yếu chỉ nầy, điều cần nhất là căn cứ vào
một bối cảnh lịch sử và xã hội để biét cách phản ứng
theo chủ trương mạnh bạo, cách mạng như thế. Bối cảnh
đặc thù ấy như sau:
Khi
thiền tông mới du nhập vào Trung Hoa (528), đa số các tông
phái Phật giáo tại đây đều bị lối cuốn vào những cuộc
tranh luận siêu hình về giaó pháp vô thượng. Có môn phái
chủ trương phụng trì giới hạnh. Có môn phái mãi mê quán
theo pháp vô thượng; hiểu theo danh số, hành theo sự tướng.
thực chất thì, đó chỉ là cái vỏ bên ngoài, chì là phương
tiện để diễn tả chơn lý (Ngón tay chỉ mặt trăng).
Các
dòng suy luận đó đi vào huyền học, chỉ là một phép luyện
trí suông, một pháp môn luyện huyền ảo.
Chính
tổ Bồ Đề Đạt Ma và các tổ kế thừa nhận định sự
bi đát của Phật giáo đến độ băng hoại. Vậy, chỉ thẳng
là phương cách về nguồn. Bốn danh ngôn trên đây sáng tạo
trong hoàn cảnh ấy.
Trên
một bình diện khác, còn mang ý nghĩa: Thiền là chỉ thẳng
vào thể tánh. Thấy tánh là thành Phật, là chứng nhập trong
trạng thái siêu tuyệt, thuần nhất. Thiền dung thông tất
cả mâu thuẩn, tất cả hỗn loạn, do trí thức gây nên.
Một
thiền sư nói:
—
“Gậy mình gánh vác, đường mình mình đi, giữa đồi núi
chập chùng”, cũng không ngoài nhận thức ấy.
Thiền
nhằm chỉ thẳng. Thiền không giải thích. Thiền không dùng
pháp quy nạp. Thiền không viện dẫn lối lập luận quanh co.
Xét
về mặt luân lý, dường như thiền chứa nhiều mâu thuẩn,
đối với nhãn quan thuần lý. Thực ra, vì siêu việt trên
tất cả, thiền cứ thẳng mà đi, thật thanh thản, thật nhẹ
nhàng.
Bài
tụng của tổ Đạt Ma trước khi viên tịch mang ý nghĩa đó.
Giang
tra phân ngọc lãng,
Quảng
cự khai kim tỏa,
Ngũ
khẩu tương cộng thành,
Cửu,
thập vô bỉ, ngã.
Dịch:
Bè
lau rẽ sóng ngọc,
Đuốc
sáp mở khóa vàng,
Năm
miệng cùng nhau bước,
Chín,
mười không ta, người.
* *
*
Đạt
Ma Tổ Sư Thiền
Định
danh: Đạt Ma tổ sư thiền là phương pháp tọa thiền của
Bồ Đề Đạt Ma suốt chín năm Bích Quán ở chùa Thiếu Lâm,
Tung Sơn.
Cách
truyền day: Khác với loại Thiền Tam Muội, căn cứ theo kinh
sách của Phật Tổ. Loại thiền nầy không căn cứ vào kinh
giáo, không có văn tự.
Đây
là loại thiền “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự”
tỉ như trực chỉ của: Như Lai thanh tịnh thiền, tư tánh
thanh tịnh thiền, Như Lai tối thượng thừa thiền …
Nhìn
chung có hai lối:
1.-
Tham cứu một câu thoại đầu: Thoại đầu là một câu nói
thiền. Thoại đầu là một công án, nghĩa là một đề án,
gồm một câu rất ngắn, thật súc tích; bao hàm ý nghĩa rất
sâu xa, uyên áo. Thành thử, đối với một nhận thức nông
cạn, không thực hành, khó mà lãnh hội được thoại đầu.
Thoại
đầu và ấn chứng: Trong thiền tông, khi vị tổ sư nhận
thấy trong hàng đệ tử của mình, có một vị xuất chúng,
có thể bảo vệ được giềng mối, tiếp nối được sự
nghiệp, tỏ ngộ đạo mầu, thì vị tổ trao cho người đệ
tử ấy một câu thoại đầu. Người học trò được tổ
trao câu thoại đầu ấy thì phải tham cứu tường tận, phải
hiểu rõ cái nghĩa uyên áo, sâu sắc của nó. Thời gian có
thể dài ngắn không chừng, là vì tùy theo trình độ và công
phu luyện tập, có khi từ mười đến hai mươi năm mới tỏ
ngộ được. Khi vị đệ tử đã tỏ ngộ (Qua hành đạo và
nhận thức) thì vị tổ sư mới ấn chứng cho.
2.-
Các hình thức khác: Thông thường, các vị thiền sư chính
thống (sau tổ Bồ Đề Đạt Ma) thường dùng những lối:
Nói
ngược, nói vượt qua, nói chối bỏ, hét, im lặng, hỏi ngược,
lý luận vòng tròn, phép chỉ thẳng, …
* *
*
Phần
dịch âm và ghi chú:
Dịch
âm Nguyên văn:
– “Đạt
Ma tùng hải đạo lai Trung Quốc, do nam nhi bắc, giá thị nhứt
trí đích truyền thuyết.
Đàm
Lâm tự phiếm thuyết: “Viễn thiệp sơn hải du hóa Hán Ngụy
…”. Hán dữ Ngụy, tựu thi đương thời đích Nam Phương
dữ Bắc Ngụy.
Tục
Tăng Truyện: Khước thuyết đắc cánh cụ thể: Sơ đạt tống
cánh Nam Việt, mạc hựu bắc độ chí Ngụy. Tùy kỳ sở chỉ,
hối dĩ thiền giáo. Tối sơ đáo đạt Trung Quốc, thời đại
Hoàng thị Lưu Tống (420 – 478). (*)
Đăng
Lục đích địa phương Nam Việt, vi kim Hải Nam đảo đích
đối ngạn địa phương. Đạt Ma tại tứ thất bát niên dĩ
tiền, tảo tựu đáo liễu Trung Quốc, mạc liễu tài quá giang
đáo Bắc Ngụy. Na tại Giang Nam chi nhứt đới, Đạt Ma ứng
hữu nhứt trường kỳ đích đậu lưu …”.
(*)
Chỗ nầy chỉ rõ cho chúng ta biết: Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã
đến Bắc Việt của nước ta, trước khi qua đảo Hải Nam
và vào Trung Quốc.
Tạm
dịch:
—
“Đạt Ma Tổ Sư đến Trung Quốc bằng đường biển. Ngài
đi từ Nam xuống Bắc. Đây là truyền thuyết xưa nay.
Theo
lời tựa của sách Đàm Lâm nói:
—
“Ngài du hóa Hán Ngụy, từ các vùng xa như núi và biển”.
Hán Ngụy đương thời là chỉ cho Nam Phương và Bắc Ngụy.
Sách
Tục Tăng Truyện lại nói rõ ràng và cụ thể hơn:
—
“Ban đầu, Đạt Ma đến nước Tống và Nam Việt. Rồi sau
đó, Ngài mới đến Bắc Ngụy. Nơi đây, Ngài đã dừng chân
giáo hóa đạo thiền. Lúc ban đầu, Đạt Ma đến Trunbg Quốc
chính là thời đại Lưu Tống (420 – 478); nơi tổ Đạt Ma
đạt chân lên bờ Nam Việt. Chính là giải đất đối diện
với Hải Nam ngày nay (Điều nầy chứng tỏ xác ngàn Ấn Thuận
khi viết Trung Quốc Thiền Tông Sử đã nhận rằng: Ngài (Bồ
Đề Đạt Ma) đã tới Bắc Việt), đối diện với đảo Hải
Nam).
Trước
năm 478, Đạt Ma sớm đã đến Trung Quốc. Rồi sau đó, ngài
mới vượt sông để đến Bắc Ngụy. Sông nầy là sông Giang
Nam, nơi đây Đạt Ma đã dừng chân một thời gian lâu để
truyèn đạo …”.
Ghi
chú: Xin quý vị lưu ý cho: Chúng tôi chỉ âm phần chữ Hán
có liên quan đến vấn đề ngài Bồ Đè Dạt Ma đến Việt
Nam (Bắc Việt- đối diện với đảo Hải Nam), mà thôi. Chúng
tôi không âm hết toàn trang chữ Hán.
Discussion about this post