PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cảm niệm Sư Bà Thích Nữ Trí Hải: Hạt bụi theo về

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nhân 15 năm kể từ ngày xã báo thân của Sư bà Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải (7.12.2003, nhằm ngày 14.11 năm Quý Mùi), PGVN xin đăng tải bài viết của tác giả Huyền Không (tức Hòa Thượng Thích Mãn Giác) thay cho niềm cảm niệm đồng tưởng nhớ lên vị danh ni quý kính.

“Chọn lựa của trái tim từ bi là nhiều lúc tình nguyện hứng chịu khổ nạn thay cho chúng sanh, bị đau đớn riêng mình cho tâm được an vui mà đi tiếp trên con đường cứu độ. […] Chừng ấy cũng đủ cho Ni Sư, trong cuộc giã từ nầy, cất lên một tiếng cười lớn giữa biển khổ kiếp người”.

Là khách vãng lai của thế giới sinh tử thì gặp gỡ hay ly biệt là lẽ thường tình. Thế nhưng cái lúc nhận được tin một người thân đột ngột lìa bỏ mình, là một giây phút cực kỳ khó khăn. Chấp nhận được vô thường với cõi lòng an nhiên thật là không dễ dàng gì bởi mất mát nào cũng là thương tích. Đôi mắt như sẵn đau niềm đau của kiếp người cũng ướt đẫm những giòng thương cảm, tâm hồn chới với thẩn thờ.

Hôm nay, lại có thêm một người gần đã vẫy tay đi xa, thêm một tấm lòng thân cận cảm thông giã từ lên đường và theo hạt bụi, những hạt bụi tình cờ cho cuộc khứ lai: Ni Sư Thích Nữ Trí Hải, con người thân thuộc của khung trời văn hóa Phật giáo Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ hai mươi, gương mặt tu nữ thạc học mà tâm hồn gắn liền với những trang chữ long lanh diệu pháp; đã bất ngờ bỏ đời, để lại biết bao bùi ngùi xúc cảm trong lòng kẻ ở.

Tôi gặp Phùng Khánh khi cô vừa mới rời gia đình quý phái và thâm nghiêm bên bờ sông Hương để lên đường du học. Với dáng dấp đoan trang thanh nhã cọng với một tâm hồn mẫn cảm đã dẫn dắt người thiếu nữ hoàng phái đi vào thế giới sung túc của chữ nghĩa và không khí trí thức trầm mặc của hàng hàng kệ sách thư viện. Sống ở Hoa Kỳ những năm đầu 60 với cõi lòng ẩn mật rất Huế, khi về Việt Nam, cô đã ra mắt với người đọc quê hương hai bản dịch nổi tiếng là “Câu chuyện dòng sông” của Herman Hesse và “Bắt trẻ đồng xanh” của Salinger, mà không lâu sau đó người đọc đã nhận ra gương mặt tuyệt vời của dịch giả vừa uyên bác cẩn trọng, vừa trong sáng nghiêm túc. Mãi cho tới mấy chục năm sau, cô vẫn giữ vị trí của người chuyển ngữ tài hoa nhất.

48373346_344807182967162_7481665156540268544_N

Sau ngày hồi hương không lâu, Phùng Khánh quyết định cắt ái từ thân xuất gia với Pháp hiệu Trí Hải. Cô về làm việc cho Đại học Vạn Hạnh với phần vụ Thư Viện Trưởng – một Thư Viện Trưởng độc nhất suốt thời gian hưng thịnh của Vạn Hạnh. Thầy Minh Châu và tôi vô cùng cưng quý Thư viện và cũng rất nể trọng Thủ Thư nên đã nhìn thấy và hoàn toàn cảm thông sự khó tính trong điều hành của Cô Thư Viện Trưởng. Biết chúng tôi vốn chịu chìu “mệ” trí thức nên các nhân viên Thư viện cũng dựa vào cô mà thách thức các nguyên tắc điều hành chung nhưng nhờ biết khéo léo quản trị, chúng tôi duy trì được mọi tôn ti trật tự.

Trí Hải là một người rất thương quý sách, biết giá trị của sách. Cô đã vận động nhiều cách để đem về cho Thư viện những mặt sách quý hiếm, làm thuận tiện cho sự nghiên cứu xử dụng không chỉ riêng cho sinh viên Vạn Hạnh mà còn chung cho cả giới trí thức thành phố, không chỉ phong phú cho tầng lớp đạo gia mà còn quá giàu có cho những nhà tìm hiểu thế tục. Nếu tất cả các sách mà Thư viện Vạn Hạnh hiện có đã tạm là hình ảnh của một đại dương tri thức thì cái Pháp hiệu định phận của Cô Thủ Thư Trí Hải (biển tuệ) đã hòa nhập là Một khiến cho không khí Thư viện lúc nào cũng thoảng mùi trầm hương: trầm hương tỏa ra từ lòng sách và hồn người.

Và từ xứ trầm hương đó, Cô Trí Hải đã gởi tặng cho đời những trang chữ thơm tho mầu nhiệm. Nếu nghĩa của Văn là Đẹp thì cả đời Ni Sư đã phụng sự cho cái Đẹp đó hết sức tận tụy và những ai đã có một lần để cho lòng trầm tư theo hồn sách (trong hơn 10 tác phẩm đã được phổ biến) thì sẽ biết cám ơn sự thanh cao còn lưu lại trong hồn mình từ sự hiến tặng lân mẫn của người vừa mới ra đi.

Cuộc đời cô Trí Hải không chỉ là người bạn thân thiết của sách vở, cô còn là nguời chị cả đáng yêu trong gia đình An Sinh Xã Hội Vạn Hạnh. Từ vị trí người chị hiền lành độ lượng nầy, Cô đã là chiếc cầu nối cho bao lớp trẻ đi vào đời để phụng sự. Người chị mà đôi mắt biết thương xót đã cúi xuống thiết tha trên những nỗi đời bất hạnh, mà đôi tay biết chở che đã đưa ra nâng đỡ những mảnh sống khốn cùng, mà đôi chân vương giả đã không từng biết chối từ đi vào những xóm quê lầy lội, những đường làng tả tơi, những miền đất bão lụt hoang tàn.

Mấy mươi năm dài, mặc cho thời thế đổi thay mà tấm lòng vì đời không lay chuyển. Khắp những chốn đau nhức bất an nhất của đất nước, người dân khổ hạnh mãi còn giữ lại trong đôi mắt mến thương của họ hình ảnh tà áo màu lam dịu hiền biểu tượng của cho vui và cứu khổ đã một dạo nào thấp thoáng giữa mưa nắng đời thường. Tà áo ấy đã gắn liền với các công tác từ thiện, thủy chung cho đến ngày cuối cùng phủi tay giải nghiệp. Chọn lựa của trái tim từ bi là nhiều lúc tình nguyện hứng chịu khổ nạn thay cho chúng sanh, bị đau đớn riêng mình cho tâm được an vui mà đi tiếp trên con đường cứu độ.

Ni Sư Trí Hải đã vào đời trong ước nguyện, đã phụng sự con người như thế và hôm nay, giã đời giữa lúc đang thật hành hạnh lớn của trái tim từ bi “chúng con khổ nguyện xin cứu khổ”. Chưa có ai của Ni giới Việt Nam, trong mấy mươi năm máu lệ của quê hương đã nuôi tâm bố thí theo sáu pháp qua bờ nhiệt thành như Ni Sư Trí Hải. Chừng ấy cũng đủ cho Ni Sư, trong cuộc giã từ nầy, cất lên một tiếng cười lớn giữa biển khổ kiếp người.

Một lần mới đây thôi, Ni Sư kể cho tôi biết rằng Ni Sư đã viết và đem treo những câu thơ của Huyền Không trong vườn chùa. Cho thơ nói chuyện với hoa cỏ lá cành, cho thơ cùng thở với gió mưa, cho thơ đi vào mắt rồi ở lại trong lòng người, cho thơ sống với chút đất trời quê hương. Tôi ở xa mà cũng được ấm lòng vì những dòng thơ viết ra từ ngày nào đã tìm thấy một tâm hồn bè bạn.

Mà thôi. Hết rồi! Ngày 7 tháng 12 đã là một ngày tang tóc. Thị giả của Ni Sư, khi thuật lại cho tôi chi tiết về sự ra đi đột ngột và nặng nhọc nầy, tôi đã không dừng được nước mắt xót thương. Tôi khóc theo niềm cảm xúc từ muôn trùng. Ngày trước, khi nghe tin Huệ Minh và Tiểu Phượng mất tích tại Rạch Giá, tôi có đau buồn nhưng niềm đau thấm chậm.

Bây giờ, với cái chết trong tai nạn thảm khốc nơi vùng đất đỏ Long Khánh của Ni Sư thì niềm đau trong tôi mãnh liệt bội phần. Tôi chấp tay lạy Phật, nguyện cầu cho những người thân yêu đó có được những tái sanh thuận lợi, để nối tiếp con đường cứu độ dở dang của các vị Bồ Tát nhập thế làm lợi lạc cho đời.

Hạt bụi sẽ luân hồi trở lại bằng nguyện lực vô biên.

Huyền Không (HT. Thích Mãn Giác, nguyên là Phó Viện Trưởng Điều hành Viện ĐH Vạn Hạnh)

Tin bài có liên quan

Hạnh Phúc Liệu Có Cần Lý Do

Hạnh phúc liệu có cần lý do

Ra Mắt Kỷ Yếu Các Hội Thảo Khoa Học Về Sa Môn Thích Trí Hải Và Cuốn Sách “Lấp Lánh Ánh Từ Quang”

Ra mắt Kỷ yếu các Hội thảo Khoa học về Sa môn Thích Trí Hải và cuốn sách “Lấp lánh ánh từ quang”

Hạnh Phúc, An Yên Khi Đọc Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Hạnh phúc, an yên khi đọc sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hơn 120 Cuốn Sách Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Hơn 120 cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh

122 Ngôi Chùa Ở Việt Nam

122 ngôi chùa ở Việt Nam

Thưởng Trà Thật Đẹp, Thật Vui

Thưởng trà thật đẹp, thật vui

Sách Mới: “Phật Giáo Việt Nam Qua Phong Dao Tục Ngữ”

Sách mới: “Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ”

“Đi Gặp Mùa Xuân” – Hành Trạng Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

“Đi gặp mùa xuân” – Hành trạng Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Chữa Lành Trầm Cảm Bằng Thiền Tập, Tình Yêu Thương Và Tha Thứ

Chữa lành trầm cảm bằng thiền tập, tình yêu thương và tha thứ

Thiền Rải Tâm Từ: Nghệ Thuật Nuôi Dưỡng Hạnh Phúc

Thiền rải tâm từ: Nghệ thuật nuôi dưỡng hạnh phúc

Load More

Discussion about this post

Thơ: THIỀN MÔN LỒNG GIÓ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Vương Quốc Phật Giáo Bhutan Quốc Gia Châu Á Nới Lỏng Các Hạn Chế Với Quyền Người Đồng Tính

Vương Quốc Phật Giáo Bhutan Quốc Gia Châu Á Nới Lỏng Các Hạn Chế Với Quyền Người Đồng Tính

VƯƠNG QUỐC PHẬT GIÁO BHUTAN QUỐC GIA CHÂU Á NỚI LỎNG CÁC HẠN CHẾ VỚI QUYỀN NGƯỜI ĐỒNG TÍNH(Bhutan becomes...

8 Cách Sống Theo Lời Dạy Của Đức Phật Mang Lại Hạnh Phúc

8 cách sống theo lời dạy của Đức Phật mang lại hạnh phúc

Học và làm theo lời dạy của Đức Phật là phương pháp để bạn có một cuộc sống hạnh phúc,...

Sư Cô Giác Lệ Hiếu Giảng Pháp

Sư Cô Giác Lệ Hiếu Giảng Pháp

Trong những năm tháng du học, Sư Cô còn là Ủy viên Ban Hoằng pháp Quốc tế; Ủy viên Ban...

Cái Chết Là Một Thứ Bệnh “Ung Thư”

Cái Chết Là Một Thứ Bệnh “Ung Thư”

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT Hoang Phong chuyển ngữ BÀI 1  Người ta...

Phá Giới, Phá Chấp Và Phá Kiến

Phá giới, phá chấp và phá kiến

PHÁ GIỚI, PHÁ CHẤP VÀ PHÁ KIẾN Nhụy Nguyên Tôn tượng Đức Phật A Di Đà tại Nhật 1. PHÁ...

Đôi Mắt Tình Xanh Biếc (Sách)

Đôi mắt tình xanh biếc (sách)

ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾCThích Thái HòaNhà Xuất Bản Văn Hóa – Văn Nghệ   MỤC LỤC Thay Lời Tựa...

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

QUAN NIỆM VỀ THIỀN VÀ TỊNH CỦA THIỀN SƯ BẠCH ẨN (Trích đoạn từ “Thiên chân chánh” – Bạch Ẩn...

Thấy biết như thật

THẤY BIẾT NHƯ THẬT Nguyễn Mạnh Hùng 1, Cách đây chừng dăm bảy năm, có một bạn rất trẻ đến...

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMCHÙA LONG THÀNHẤp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền GiangĐT:...

Từ Vụ “Đạo Sư ” Duy Tuệ: Phân Biệt Phật Đạo Và Ma Đạo

Từ Vụ “Đạo Sư ” Duy Tuệ: Phân Biệt Phật Đạo Và Ma Đạo

TỪ VỤ "ĐẠO SƯ " DUY TUỆ: PHÂN BIỆT PHẬT ĐẠO VÀ MA ĐẠO Hồng Vân Cách đây 2555 năm Đức...

Từ Trong Bệnh Viện Suy Tư

Từ Trong Bệnh Viện Suy Tư

TỪ TRONG BỆNH VIỆN SUY TƯNguyễn Văn Nghệ dịchỞ trong bệnh viện hằng trăm tiếng đồng hồ suốt hai năm...

Thiền Định Giúp Con Người Trị Đau

Thiền Định Giúp Con Người Trị Đau

Thiền định giúp con người trị đau Nguyễn Hữu Đức Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để...

Kinh Phước Đức Giảng Giải

KINH PHƯỚC ĐỨC GIẢNG GIẢI Thứ hai, 11 Tháng 1 2010 23:11 Phiên tả: Chân Giác Lưu (Đây là bài...

Thiền Rải Tâm Từ: Nghệ Thuật Nuôi Dưỡng Hạnh Phúc

Thiền rải tâm từ: Nghệ thuật nuôi dưỡng hạnh phúc

“Thiền Rải Tâm Từ” là một thuật ngữ mới lạ đối với những người mới bước vào cửa Phật, tìm...

Thơ: THIỀN MÔN LỒNG GIÓ

Vương Quốc Phật Giáo Bhutan Quốc Gia Châu Á Nới Lỏng Các Hạn Chế Với Quyền Người Đồng Tính

8 cách sống theo lời dạy của Đức Phật mang lại hạnh phúc

Sư Cô Giác Lệ Hiếu Giảng Pháp

Cái Chết Là Một Thứ Bệnh “Ung Thư”

Phá giới, phá chấp và phá kiến

Đôi mắt tình xanh biếc (sách)

Quan Niệm Về Thiền Và Tịnh Của Thiền Sư Bạch Ẩn

Thấy biết như thật

Chùa Long Thành Ấp: Mỹ Hòa- Xã Mỹ Hạnh Trung- Huyện Cai Lậy- Tỉnh Tiền Giang

Từ Vụ “Đạo Sư ” Duy Tuệ: Phân Biệt Phật Đạo Và Ma Đạo

Từ Trong Bệnh Viện Suy Tư

Thiền Định Giúp Con Người Trị Đau

Kinh Phước Đức Giảng Giải

Thiền rải tâm từ: Nghệ thuật nuôi dưỡng hạnh phúc

Tin mới nhận

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Cư sĩ được Phật khen là ngọc quý, sen thơm

Việt Nam: Vạt Núi Đốn Cây Xây Nơi Thờ Phật ‘Vì Tâm Linh’?

Chùa Từ Đức P. Thủy Xuân, Tp. Huế Thừa Thiên

Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn

Những câu chuyện của các bậc thiền sư đáng suy ngẫm

Câu chuyện nhân quả trong cuộc đời Đức Phật

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Tin Phật, áp dụng lời Phật dạy để hoàn thiện chính mình

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

“Công ơn cha mẹ” theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Lời Phật dạy về 3 điều người mẹ nên làm để tích phúc cho con cái

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Cần trả lại sự tôn nghiêm cho hình tượng Đức Phật

Gặp Tác Giả Bức Ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu – Uy Linh – Uyên Viễn

Tinh Thần Bi Trí Dũng Trong Ánh Lửa Bồ Tát Quảng Đức, Thanh Trúc

Tin mới nhận

Nghiên Cứu Về Vấn Đề Phủ Định Từ Trong Quá Trình Truyền Dịch: Từ Một Trường Hợp Trong Kinh Trung A Hàm

Thiền Giả Yuval Noah Harari Chia Sẻ “Thế Giới Hậu Đại Dịch Covid-19”

Gươm Báu Trao Tay

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

Nhật ký hành hương Nhật Bản

Đại Lễ Vu Lan Tại Thiền Viện Đạo Viên, Canada Ngày 2-9-2018

Tôn Ngộ Không xảo quyệt

Cao niên chưa hẳn là trưởng lão

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Khởi tâm tức là vọng

Thiền Tông Và Các Nhà Thơ Hoa Kỳ

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

Quán bất tịnh

Định hướng tương lai với thế hệ tăng sĩ trẻ ngày nay

Chánh Kiến

Sự Sút Giảm Dân Số Của Những Đàn Ong Kinh Tế Học Và Thuyết Sống Dung Hoà Của Phật Giáo Tiến Sĩ Janaka Goonetilleke

Tính Chất Trí Tuệ và Nhân Bản Của Đạo Phật

Qui Sơn Cảnh Sách

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 25)

Bộ kinh đại Bản Duyên

Tin mới nhận

Từ Bát Nhã Đến Pháp Hoa

Quảng Ngãi: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiết giới thọ An cư

PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH

Hà Nội: BTS GHPGVN quận Ba Đình kính mừng Phật đản PL.2566

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Kinh Bách Dụ: Móc mắt của vị tiên chứng ngũ thông

Đi vào kinh Hoa Nghiêm

Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 322)

Bồ Tát Có Bệnh – Biên Soạn Về Kinh Duy Ma Cật

Kinh Pháp Diệt Tận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Tam Pháp Ấn, Giáo Lý Đặc Trưng Trong Đạo Phật

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Nghe Giảng Kinh Của Quý Ht. Huyền Vi, Tâm Thanh Và Thanh Từ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 51)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 10)

Bốn Mươi Tám Cách Niệm Phật

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Ghpgvntn Hải Ngoại Tại Canada

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 11)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 6)

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

Niệm Phật Chính Là Thâm Diệu Thiền

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 201)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 40)

48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 37)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 243)

Tôi Mơ Cõi Nước Của Phật Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 274)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese