CUỘC SỐNG NGẮN NGỦI
Tác giả: Nina Van Gorkom
Chuyển ngữ: Trần Thanh Mai
Hiệu đính chuyên môn: Vietnam Dhamma Home
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1 – Cuộc sống là gì?
Chương 2 – Nghiệp và quả của nghiệp
Chương 3 – Dính mắc
Chương 4 – Pháp do duyên sinh [Pháp hữu vi]
Chương 5 – Hiểu về khoảnh khắc này
Đôi lời của người dịch
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm Bạch cùng một số bạn đạo Việt Nam đã mời Achaan Sujin cùng người em gái của Bà – Bà Sujit tới thăm Việt Nam vào cuối tháng 10, trong thời gian hai tuần. Những người bạn đạo Việt Nam đã cúng dường chi phí vé máy bay và khách sạn cho Achaan và em gái. Jonothan và Sarah đã đến trợ giảng cho Achaan hết sức tận tâm và nhiệt thành. Tôi và các bạn đạo Thái Lan, Canada, Úc, Đài Loan cũng tham dự. Tại Việt Nam, bạn Trần Thái đã bố trí, thu xếp mọi phương tiện đi lại và nơi ở cho chúng tôi. Pháp đàm được tổ chức tại Hà Nội. Trước đó đã từng có Pháp đàm với Achaan ở Hà Nội nhưng lần đó ít người tham dự hơn. Lần này số người đến tăng lên, khoảng 80 người. Mọi người ngày càng quan tâm hơn đến hiểu thực tại hiện tiền. Trong số đại chúng tham dự có ba vị sư, nhiều tu nữ (người nữ xuất gia giữ tám giới) và cư sĩ tại gia. Một số người đưa cả cha mẹ đến. Cô Tâm Bạch dịch phần pháp thoại tiếng Anh sang tiếng Việt còn một nhóm bạn trẻ Việt Nam dịch các câu hỏi cho người tham dự. Chúng tôi cũng được đưa đi thăm quan vùng núi Sapa và có các buổi pháp đàm không chính thức, quy mô nhỏ ở đó.
Trước khi đến Việt Nam, tôi có vài ngày ở Bangkok, nghỉ tại khách sạn Peninsula. Đức vua Thái Lan – Vua Bhumibol Adulyadej vừa qua đời và Thái Lan để một năm quốc tang Ngài. Mỗi ngày, thời báo Bangkok dành trọn ấn bản để ca ngợi công đức của Ông. Ông thực sự là con người của nhân dân, đã đi khắp nơi trên đất nước, tự mình trực tiếp gặp người dân để tìm cách giúp họ giải quyết những khó khăn. Với lòng tận tâm và hy sinh, ông xây dựng rất nhiều dự án để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Ông giúp đỡ những dân làng thiểu số ở vùng xa xôi thiếu thốn, giúp họ trồng đào, táo, v.v… thay thế cây thuốc phiện. Do sức khỏe yếu, Đức vua đã phải ở trong bệnh viện nhiều năm, nhưng suốt thời gian đó ông vẫn chỉ luôn nghĩ đến ích lợi cho nhân dân.
Ở Hà Nội, chúng tôi thường có sáu tiếng Pháp đàm mỗi ngày, tính cả thời gian Pháp đàm với một vị sư muốn trao đổi về duyên hệ1 . Trong các buổi Pháp đàm trước đó tại Sài Gòn, chúng tôi đã đôi lần thảo luận về một số loại duyên hệ và lần này, Sư rất quan tâm, muốn hiểu cách chúng tạo duyên cho các pháp sinh khởi trong cuộc sống hàng ngày. Trong suốt các buổi pháp đàm, Achaan liên tục nhắc đi nhắc lại rằng, cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng từng từ trong Giáo lý. Mọi người có xu hướng nói về định và samatha, nhưng trước tiên cần suy xét nghĩa của các từ này là gì. Nếu không chúng ta nói về các chủ đề ấy mà chẳng hiểu chúng chính xác là gì.
Nina Van Gorkom
Nina van Gorkom (1928- ) is a scholar and translator in the Pali tradition who has written extensively on the Abhidhamma. Born in Holland, she moved to Thailand as an adult, and studied extensively with Thai teachers.
From her biography:
- Nina’s writings are well-known amongst English speaking Buddhists, and she is highly respected in Thailand where several of her books have been translated into Thai language with (after many reprints) over one hundred thousand copies now. Her books have also been translated in Sri Lanka, Indonesia, Nepal and Germany.
Cuộc sống ngắn ngủi – Nina Van Gorkom
.
Discussion about this post