PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vô Tầm Vô Tứ Định

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VÔ TẦM VÔ TỨ ĐỊNH
(P: Avitakka avicãra samãdhi)
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

 

I. DẪN NHẬP

Thich Nu Hang NhuVô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.

Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông. Tầng Định này được thiết lập trên cơ sở không quán tưởng, không suy nghĩ, nói chung là trong vô ngôn hay không lời. Nếu thành tựu Định này vững chắc, Tánh giác sẽ có mặt trong bốn oai nghi. Hành giả nào muốn đi đến cuối cùng của Thiền Phật Giáo đều phải kinh nghiệm được tầng Định này.

Trên đường tu Định có nhiều cách tu tập. Dù phương cách có khác nhau  nhưng chung quy cũng đưa đến chỗ tâm “vắng lặng không lời”. Muốn thực hành không sai lệch,  trước hết chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của “Định” là gì? Chức năng nào đảm nhận vai trò đó? Đồng thời chúng ta cũng cần phải hiểu cụm từ “Định Vô Tầm Vô Tứ” là Định ra làm sao?

Thuật ngữ “Định” là từ ngữ chuyên môn trong Thiền. Nó được đức Phật dùng để chỉ tâm yên lặng. Sự yên lặng đó đức Phật mô tả là trạng thái tâm thuần nhất, tức là trong tâm của chúng ta chỉ hiện hữu một trạng thái biết không lời. Nếu biết mà có lời, thì tâm đang có vọng tưởng. Còn về từ ngữ “Vô Tầm Vô Tứ” được đức Phật dùng để mô tả trạng thái ngôn hành không động. Như vậy Định Vô Tầm Vô Tứ là tầng định bắt buộc chúng ta phải dụng công làm cho tiếng nói trong đầu phải chấm dứt.

 

 

 

                  II. Ý NGHĨA “VÔ TẦM VÔ TỨ ĐỊNH” LÀ GÌ?

– Định tiếng Pãli và Sankrist là “Samãdhi”, người Trung Hoa dịch theo âm là “tam muội”. Về  ngữ căn “Sam-ã-dhi” có nghĩa là “gom chung lại với nhau” (to put together) hay “tập trung” (concentrate).

– Trong Trung Bộ Kinh số 30 (Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây)  có ghi: “… Tỷ-kheo diệt tầm và diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm”. Như vậy định là “Nhất tâm” (cittass’ekaggatã). Đây là trạng thái tâm đồng nhất với đối tượng bên ngoài giác quan, nơi đó không có ý thức hiện hữu mà chỉ có “đơn niệm biết”.

– Trung Bộ Kinh số 36 (Đại Kinh Saccaka), Định được xem là trạng thái “tâm thuần nhất” (cetaso-ekodhi-bhãva) . Trong đó nội tâm thiền gia không còn Tầm Tứ.

 – Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Tổ Huệ Năng định nghĩa “Nội tâm bất loạn là Định”. Một vị cao tăng đắc đạo khác là ngài Hàn Sơn người Trung Hoa, đời nhà Đường trong bài thơ viết trên vách núi Thiên Thai cho rằng  Định là “tám gió thổi không động” (bát phong xuy bất động). Tám gió đó là: Lợi (lợi lộc hay thắng lợi); Suy (sự suy đồi, suy sụp, thua lổ); Hủy (phỉ báng, hạ nhục, ô nhục); Dự (lời ca tụng, tán dương); Xưng (đề cao, khen ngợi); Cơ (chê bai, nói xấu); Khổ (bất toại nguyện, đau khổ); Lạc (vui vẻ, an lạc).

– Thời nay, vị Tổ sư dòng Thiền Chân Không-Thường Chiếu là Hòa Thượng Trúc Lâm tại Việt Nam cũng dạy: “Vọng tưởng dừng, là Định” nghĩa là trong đầu yên lặng, không còn suy nghĩ  lung tung, thì đó là trạng thái Định.

Căn cứ vào các dữ kiện trên, chúng ta biết rằng muốn đạt được trạng thái Định, người thực hành phải đạt được trạng thái “Biết không lời” là cái Biết của Tánh Giác. Vì nếu “Biết có lời” cho dù là lời đúng, nhưng đó là cái Biết của Tưởng, của Thức nên tâm vẫn còn động  chưa phải là “tâm thuần nhất”. Do đó, khi hành giả ở trong trạng thái Định mà tâm ngôn vẫn khởi lên, đức Phật gọi đó là “Định Có Tâm Có Tứ”. Còn tâm ngôn yên lặng, đức Phật gọi đó là trạng thái “Định Không Tầm Không Tứ”. Tâm ngôn ở đây chính là Tầm Tứ, là sự suy nghĩ, là những lời thầm thì qua lại trong não.

– Không Tầm Không Tứ Định: Xuất nguyên từ tiếng Pãli là “Avitakka Avicãra Samãdhi” có nghĩa là “Định không lý luận xét đoán, cũng không tư duy biện luận” nghĩa là tâm hoàn toàn yên lặng.  Về ý nghĩa của hai từ Vitakka và Vicãra được hiểu như sau:

– Vitakka: Người Tàu dịch là Tầm. Nguyên gốc chữ này có nghĩa: “suy tư, suy nghĩ,  ngẫm nghĩ, lý luận, lý lẽ…”.  Trên phương diện thực hành thiền, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa cốt lõi của những từ ngữ này chính  là “tâm ngôn” (mental chatter), hay “sự nói thầm” (muttering) trong não.

– Vicãra: Trước kia Tàu dịch là Quán, ngày nay người ta dịch là Tứ. Nguyên gốc Vicãra có nghĩa là: “sự dò xét, quán sát, tư duy, biện luận, cân nhắc…” Trên phương diện thực hành thiền, ý nghĩa cốt lõi của dò xét, quán sát, tư duy biện luận… chính là “sự đối thoại thầm lặng” tức suy nghĩ dây dưa hết chuyện này đến chuyện khác trong não.

Cả hai Tầm và Tứ thuộc về cái Biết của Ý thức và Ý căn. Chúng là tâm sở thuộc phạm vi Sơ Thiền. Có nghĩa là khi thực hành thiền, ở bước đầu chúng ta cần sử dụng Tầm và Tứ để tư duy, tìm hiểu về pháp học và pháp hành. Sau đó, ta cần quán sát đối tượng để nhận ra thực chất của pháp học. Trong trường hợp này, tác dụng của Tầm và Tứ giúp chúng ta chuyển đổi nhận thức, có cái nhìn mới về cuộc đời, không còn mê lầm, mê chấp, về hiện tượng thế gian. Từ đó, chúng ta dần dần buông bỏ những trói buộc ngoại duyên.

Thí dụ, Phật dạy “vạn pháp là vô thường”. Muốn hiểu rõ thực chất ý nghĩa của vạn pháp là vô thường, ta phải suy tư, ngẫm nghĩ, tức sử dụng Tầm để tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ Vô thường là gì. Sau đó, ta sử dụng Tứ là quán sát hay dò xét về đối tượng, để xác minh tính chất vô thường của đối tượng đó.

Cụ thể, ta có thể chọn quán sát tiến trình phát triển của nụ hoa. Ban đầu, nụ hoa nở thành một đóa hoa xinh đẹp, màu sắc tươi thắm, hương thơm ngào ngạt. Hoa chỉ đẹp trong vài ngày ngắn ngủi, sau đó đổi màu, rồi héo úa tàn tạ, từng nhánh hoa rơi rụng xuống mặt đất. Qua vài cơn gió thổi những nhánh hoa tàn úa đó bay đi mất.  Cuối cùng đóa hoa trên cành không còn nữa.  Quán sát tiến trình phát triển của nụ hoa như vậy, chúng ta thấy được ngay từ lúc khởi đầu hoa mới nở, thời gian hoa tồn tại, hư hao, rơi rụng và biến mất. Chúng ta kinh nghiệm được tính chất vô thường của đóa hoa. Từ đó, chúng ta có thể liên tưởng đến cảnh vật xung quanh, theo thời gian đều không thoát khỏi qui luật vô thường biến dịch, giống như tình trạng “sinh diệt” của đóa hoa, đúng như lời Phật dạy.

Để hiểu thêm về luật vô thường, chúng ta có thể quán sát tiến trình hình thành một con người. Ban đầu còn là bào thai trong bụng mẹ đến khi ra đời, theo thời gian lớn lên.

Về thân: Khi thân thể phát triển đầy đủ, đứa nhỏ bé xíu ngày nào, dần lớn lên trở thành một thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, tóc đen, mắt sáng… Theo thời gian người đó biến đổi thành người trung niên, rồi…  già nua, tóc bạc, răng rụng, da nhăn, má hóp, lưng còng và bệnh tật.

Về tâm: Trong cuộc đời của mình, người đó kinh nghiệm bao nhiêu lần những vui buồn, phiền não, sợ hãi, lo âu, giận hờn, tranh chấp…

Cuối cùng: Dù thọ mệnh hay yểu mệnh, không ai thoát khỏi sự chết và biến mất ở thế gian này. Qua sự quán sát đó, chúng ta thông suốt ý nghĩa vô thường trên tất cả mọi loài mọi vật, dù hữu tình hay vô tình đều thay đổi theo thời gian. Không có hiện tượng nào là trường cửu hay bất diệt.

Như vậy Tầm và Tứ lúc ban đầu là phương tiện cần thiết giúp ta có nhận thức đúng đắn về thực chất của hiện tượng thế gian. Tuy nhiên, muốn an trú trong Định, chúng ta phải buông  phương tiện Tầm và Tứ. Bởi vì nếu ta cứ suy nghĩ, cứ quán xét lý luận thì sóng não ta không bao giờ yên lặng, triều tâm lúc nào cũng dao động nên Chỉ và Định vắng mặt.

– Vô Tầm/Không Tầm (Avitakka): Là “Không lý luận xét đoán”. Nghĩa phía sau thuật ngữ này là “không nói thầm”. Muốn đạt được “Vô Tầm”, ta phải đạt được “sự không nói thầm trong não”. Đây là cách thực tập tiến thẳng vào ý nghĩa cốt lõi của thuật ngữ.

– Vô Tứ/Không Tứ (Avicãra): Nghĩa là “Không tư duy, không biện luận”. Nghĩa phía sau thuật ngữ này là “không đối thoại thầm lặng”. Muốn đạt được “Vô Tứ”, ta phải thành tựu cách “không tự nói qua nói lại thầm lặng” bên trong não bộ.

Tóm lại, “Vô Tầm Vô Tứ Định” là tâm yên lặng,  không có sự nói thầm cũng không có sự đối thoại thầm lặng bên trong não. Nó có nghĩa là “Định không lời” hay “Định không khái niệm”. Vậy muốn đạt được Vô Tầm Vô Tứ Định, ta phải đạt được trạng thái “vô ngôn vững chắc”.

 

                   III. LÀM SAO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC “ĐỊNH KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ” ?

Như định nghĩa ở trên “Không Tầm Không Tứ Định” là trạng thái tâm hoàn toàn yên lặng, không suy nghĩ, không khái niệm.

Dưới đây là gợi ý một số các chiêu thức và kỹ thuật thực hành rút ra từ những bài học trong kinh điển cũng như kinh nghiệm của các bậc Thầy chỉ dạy nhằm huấn luyện tế bào não có quán tính dao động từ từ làm quen với sự yên lặng.

 

1)  Thu thúc lục căn (hay Ý thức không đối tượng): Khi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; hành giả cố ý đóng cửa sáu căn không cho ý thức nhảy ra suy nghĩ, phân biệt, so sánh nọ kia. Xem như các giác quan của hành giả hiện hữu trong tiến trình thấy biết, nghe biết, xúc chạm biết mà “cái ta ý thức” không có mặt trong tiến trình đó. Nói dễ hiểu là khi mắt nhìn thấy đối tượng, biết. Tai nghe âm thanh, biết. Thân xúc chạm, biết… nhưng ngay lúc đó trong đầu “không có lời nói thầm hay suy nghĩ gì về đối tượng đó” thuật ngữ gọi cái biết này là “Biết không lời”. Thực tập miên mật nhiều ngày, khi cái Biết không lời vững chắc, hành giả sẽ kinh nghiệm “Định Vô Tầm Vô Tứ”.

 

 2) Pháp “không định danh” hay “không gọi tên đối tượng”: Định danh đối tượng ở đây bao gồm ý nghĩa đặt điều dán nhãn, khen chê đối tượng. Còn tại sao gặp đối tượng (biết) mà không gọi tên? Đó là vì nếu gọi tên hay định danh đối tượng là chúng ta tiếp tay để cho Ý thức hoạt động. Chúng ta biết rằng chức năng của Ý thức là phân biệt, so sánh hai bên, thuật ngữ gọi là “tâm nhị nguyên” nên khi chúng ta vừa tiếp xúc đối tượng thì Ý thức liền giúp ta nhận định đối tượng theo quán tính chủ quan của nó là tốt hay xấu, thiện hay ác, ưa hay không ưa v.v… Chúng ta dụng công pháp “không định danh đối tượng” hoặc “không gọi tên đối tượng” để ngăn chận không cho tâm ngôn khởi lên.

 

3) Pháp “Chú ý trống rỗng”:  Bằng mắt, nhìn tất cả đối tượng, thấy biết,  mà trong tâm chúng ta không nói thầm về đối tượng. Từ “trống rỗng” tương ưng với “không gọi tên”. Không gọi tên đối tượng thì trong tâm yên lặng. Thực hành hoài, đến lúc có đối tượng hay không có đối tượng trước mắt chỉ cần “khởi ý trống rỗng” thì tức khắc trong đầu chúng ta yên lặng, trống rỗng.  An trú trong “trạng thái trống rỗng” tức trạng thái tâm không có sự hiện hữu của Tầm Tứ. Tầm Tứ yên lặng bao lâu thì hành giả có kinh nghiệm “Định Vô Tầm Vô Tứ” bấy lâu.

 

4) Chiêu thức “Nghe tiếng chuông”: Thu sẵn âm thanh tiếng chuông vào máy MP3. Khoảng cách của mỗi tiếng chuông vang lên là mười tiếng đếm (1, 2, 3…. 10). Khi tọa thiền mở máy nghe. Nghe âm thanh, chỉ biết nghe, không thắc mắc trong đầu tiếng lớn hay tiếng nhỏ, âm thanh trong hay đục, không theo dõi âm thanh lơi hay chậm. Nghe tiếng chuông, trong đầu không suy nghĩ, không nói thầm gì hết. Tâm yên lặng. Nghe như vậy kích thích Tánh Nghe. Khi buông tiếng chuông không nghe nữa mà tâm hành giả không khởi niệm, thì lúc đó hành giả đang ở trong trạng thái  “Định Không Tầm Không Tứ.”

 

5) Chánh niệm tỉnh giác: Sinh hoạt hằng ngày chúng ta thực tập giữ niệm Biết Không Lời. Làm việc gì “thầm nhận biết” mình đang làm việc đó, không để tâm nghĩ đến những việc khác. Thí dụ: Khi đi, mình biết là chân mình đang bước đi. Khi ngồi, mình biết mình đang ngồi. Khi quét nhà, biết mình đang quét nhà. Khi ăn cơm, biết mình đang ăn cơm v.v.. Ngoài ra, khi giác quan tiếp xúc đối tượng, mình chú ý giữ niệm Biết “đang là” về đối tượng. Thực tập lâu ngày, năng lượng của Chánh niệm giúp mình giữ được bĩnh tĩnh, không bối rối, sợ hãi khi gặp chuyện không hay xảy đến cho mình, hoặc không quá sôi nổi sung sướng khi chuyện vui bất ngờ ùa đến. Ngoài ra, hằng ngày thường xuyên sống với Chánh niệm, khi tọa thiền, hành giả sẽ dễ vào Định vì Tầm Tứ quen yên lặng.

 

 6) Pháp THỞ :

i) Bước thứ nhất (Đơn Niệm Biết Có Lời): Ý Căn khởi niệm tập trung theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra liên tục trong tiến trình thực hành để giúp tâm không tán loạn. Hành giả thực tập:

            – Hít vào dài, nói thầm: “ tôi biết… tôi hít vào dài”

                        – Thở ra dài, nói thầm: “tôi biết… tôi thở ra dài”

                        – Hít vào ngắn, nói thầm: “tôi biết… tôi hít vào ngắn”

                        – Thở ra ngắn, nói thầm: “tôi biết… tôi thở ra ngắn”

“Tôi biết…” là cái biết của Ý thức do tự ngã làm chủ. Tự ngã “khởi niệm tập trung là sắc thái của Tầm và chú ý quan sát là sắc thái của Tứ” tức có nói thầm trong não. Ở bước này, xem như hành giả thực tập Thiền Chỉ, tâm hành giả yên lặng không còn tán loạn, thuật ngữ gọi là “Định Có Tầm Có Tứ”.

            ii) Bước thứ hai: Thầm lặng Biết “sự vào và ra của hơi thở”

            Bước này, hành giả chấm dứt không khởi niệm theo dõi hơi thở  nữa.  

– Hành giả để hơi thở vào hơi thở ra tự nhiên, chỉ “thầm nhận biết” hay “lặng lẽ biết” hơi thở vào, ra, thô, tế, dài, ngắn, sâu, cạn … Thầm nhận biết những cảm thọ trên thân qua các bước thực hành hít thở vào ra. Đây là “biết như thật” về sự vào, ra của hơi thở. Trong đó, không có chủ thể Ta/Tôi đóng vai trò, chỉ có niệm biết rõ ràng mà thôi! Áp dụng đúng như thế tâm được yên lặng, đạt được “Định có nội dung là BIẾT”. Biết này là “Biết không lời” tức biết không thông qua suy nghĩ, suy luận của tâm phàm phu.. Trong kinh gọi là  Sati-Samãdhi (Định niệm). Chữ Sati trong trường hợp này có nghĩa là sự “nhận biết” (awareness) là đặc tính của Tánh giác. Biết không lời vững chắc, sẽ kinh nghiệm được Định Không Tầm Không Tứ.

Cách thực tập:

        – (Khi hít vào) thầm biết đang hít vào. – (Khi thở ra) thầm biết đang thở ra.

Hành giả giữ “trạng thái Thầm Nhận Biết sự vào và ra của hơi thở”. Bằng cách này quán tính Tầm và Tứ không thể khởi lên, vì hành giả không còn xử dụng Ý Căn mà chỉ xử dụng Biết không lời của Tánh giác. Do đó không có một niệm nào khác bất chợt xen vào trong tiến trình Định-niệm. Khi Định-niệm thường trực có mặt, đương nhiên Tầm và Tứ vắng mặt. Hành giả thành tựu “Định Không Tầm Không Tứ” nội tâm hoàn toàn yên tĩnh.

 

7) Kỹ thuật “KHÔNG NÓI” (*): Không Nói ở đây có nghĩa là không suy nghĩ, không nói thầm trong não. Tại sao lại sử dụng hai từ “KHÔNG NÓI” để thực tập? Đó là vì ý nghĩa của hai từ này tương ưng với “không lời”, mà trạng thái tâm không lời, đồng nghĩa với trạng thái tâm yên lặng, trạng thái tâm yên lặng, cũng có thể hiểu là trạng thái tâm trống rỗng. Tu tập Thiền Định là thực tập để Tâm Phàm Phu trở về trạng thái yên lặng tự nhiên.

Kỹ thuật KHÔNG NÓI là một tiến trình dụng công nhiều giai đoạn thực tập. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu từ Giai đoạn I, là giai đoạn bắt đầu với dụng ý dùng Tầm tắt Tứ, rồi qua Giai đoạn II, dùng Ý tắt Tầm, đạt được Định Không Tầm Không Tứ.

– GIAI ĐOẠN MỘT: Dùng đơn niệm Biết (một nội dung là Không Nói để thực tập)

– Bước 1: Nói ra thành lời 2 từ “KHÔNG NÓI” để kích thích Tánh Nghe.

– Cách thực tập:

i) Nói ra lời: Nói nhừa nhựa, vừa đủ tai mình nghe “.. KHÔNG… NÓI…”…… “…KHÔNG… NÓI…” ……. “…KHÔNG… NÓI…”. Khoảng cách giữa 2 niệm biết  chừng  10 tiếng đếm. Về sau có thể kéo dài hơn 30 tiếng đếm. Thực tập vài ngày. Sau đó nói thầm.

ii) Nói thầm: “…KHÔNG… NÓI..” ….. “…KHÔNG…NÓI…”…… như trên.

Đây là tự mình nói ra hai từ “KHÔNG NÓI”. Hai từ này được xem như Tầm. Trong tâm mình mỗi lần chỉ khởi lên một niệm, nên khi niệm KHÔNG NÓI có mặt, thì niệm khác không thể khởi lên cùng một lúc. Dụng ý dùng hai từ KHÔNG NÓI là để chận những suy nghĩ (Tứ), không cho chúng khởi lên trong lúc hành giả ngừng nói.

Ban đầu khoảng cách của hai cụm từ “KHÔNG NÓI” hơi khít nhau. Về sau thì khoảng cách lơi ra để tâm làm quen với sự yên lặng. Thực tập mỗi ngày, kéo dài một tuần hoặc lâu hơn.

Ghi chú: Điều quan trọng là lúc nói, hay lúc im lặng không nói, hành giả đều có cái biết. Cái biết này là “Biết Có Lời” vì còn sử dụng Trí năng tỉnh ngộ để dụng công. Khi nói Không Nói, hành giả “Biết mình đang nói hai từ “Không Nói”, khi ngưng, hành giả “Biết mình đang không nói hai từ “Không Nói” tức đang im lặng. Trong khoảng thời gian im lặng này nếu vọng tưởng không khởi lên, thì kéo dài thời gian im lặng dài chừng nào tốt chừng nấy. Chỗ tâm yên lặng này chỉ có “niệm Biết”, xem như hành giả kinh nghiệm “Định Có Tầm Không Tứ”.

– Bước 2: Đi Thiền Hành, dùng đơn niệm biết nói ra thành lời “KHÔNG NÓI” để kích thích Tánh Xúc Chạm.

Cách thực tập:

 i) Bước đi khoan thai, áp dụng đúng theo kỹ thuật thiền hành. Chân trái chạm xuống đất nói ra lời “KHÔNG”, chân phải chạm xuống đất nói “NÓI”. Tập chừng một ngày. Sau đó nói thầm.

ii) Chân trái chạm xuống đất, nói thầm “KHÔNG”, Chân phải chạm xuống đất nói thầm “NÓI”.

– Bước 3: Mắt nhìn hai chữ “KHÔNG NÓI” viết sẵn để trước mặt. Đọc ra lời 2 từ “KHÔNG NÓI”, sau đó đọc thầm, để kích thích vào Tánh Thấy. Thực tập bước này ít nhất là một tuần.

– Bước 4: Nói ra lời, sau đó nói thầm trong não, câu : “Thầm nhận biết…  KHÔNG NÓI” kết quả đưa đến kích thích “Tánh Nhận Thức Biết”.

Cách thực tập: Trước tiên, hạ thấp giọng xuống, tiếp theo thong thả nói ra hai nhóm lời (group of words) với giọng nói nhừa nhựa, vừa đủ tai nghe.

Nói ra lời nhóm thứ nhất:  “T…h…ầ…m….. N…h…ậ…n…… B…i…ế…t…..” rồi nói tiếp nhóm thứ hai: “K…h…ô…n…g…………. N…ó…i….” ngưng một chút rồi lặp lại. Khi câu nói đã quen thuộc nơi cửa miệng. Hành giả chuyển qua nói thầm trong não câu này, suốt thời thiền. Thực tập khoảng một tuần hoặc hơn. Mục đích là để cất giữ câu này vào trong  Tánh Nhận thức.

 

                                  GIAI ĐOẠN II: Biết Không Lời – Dùng Ý tắt Tầm

          Sau một tháng thực tập Giai đoạn I vững chắc.  Hành giả có thể bước qua giai đoạn II. Giai đoạn này không còn nói ra lời, hay nói thầm hai từ “KHÔNG NÓI”nữa. 

Từ “KHÔNG NÓI” đã nội tại vào trong Nhận Thức Cô Đọng của hành giả và trở thành “Mã Số Không Nói”.  Mã số Không Nói bây giờ trở thành mệnh lệnh. Khi ý nghĩ “KHÔNG NÓI” vừa phát ra, các tế bào não tự động yên lặng, cũng giống như khi chúng ta lái xe ngoài đường phố gặp bảng “Stop” hay “đèn đỏ”, là chân của chúng ta có thói quen tự động đạp thắng cho xe ngừng liền không cần suy nghĩ gì cả.

            Cách thực hành:

– Khi tọa thiền, hành giả “thầm khởi ý KHÔNG NÓI” rồi tắt Ý, “trạng thái Không Nói” xuất hiện ngay tức khắc trong tâm hành giả. Hành giả an trú trong “trạng thái biết không lời” đó (tức trạng thái tâm yên lặng, không còn Tầm và Tứ). Trạng thái Biết Không Lời vững chắc, hành giả kinh nghiệm ĐỊNH KHÔNG TẦM KHÔNG TỨ.

Để giúp trạng thái Định mỗi lúc một vững chắc hơn, thỉnh thoảng hành giả nên “gợi Ý Thầm Nhận Biết Không Lời” hay “Thầm Nhận Biết Trống Rỗng” rồi buông Ý.  Nếu quên niệm Biết, hành giả sẽ rơi vào hôn trầm mất Định. Đạt được tầng Định này hành giả cảm thấy hỷ lạc xuất hiện lúc đầu ít, sau nhiều. Hành giả biết nhưng không dính mắc với hỷ lạc, chỉ giữ vững Trạng thái Biết Không Lời cho đến hết thời  thiền.

 

                IV. LÀM SAO BIẾT THIỀN ĐÚNG HAY THIỀN SAI?

Trong lúc thực hành Thiền có những điều kiện cần phải theo như:

1) Không tập trung:  Tập trung hoài vào một điểm trước mặt sẽ khiến bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. (Tập trung đối tượng là xử dụng Ý thức)

2) Không tự kỷ ám thị: Tự cho mình đã chứng đắc một cảnh giới nào đó trong lúc tọa thiền sẽ không bao giờ có kết quả thật sự. (Xử dụng Ý Căn)

3) Không tưởng tượng : Không tưởng tượng gì hết trong thời thiền. (Tưởng tượng  là đang xử dụng Trí Năng) .

           4) Không nỗ lực quá sức: Công phu miên mật đều đặn nhưng không cố gắng quá sức.

Chú ý, tập trung, đè nén, tưởng tượng hoặc nỗ lực quá sức … khiến cho sóng não rối loạn. Những tín hiệu căng thẳng này, thường xuyên tác động vào Giao Cảm Thần Kinh tiết ra nội tiết tố Norepinephrine, Epinephrine… để đáp ứng nhu cầu căng thẳng của cơ thể. Hai chất này tiết ra nhiều và lâu ngày khiến cho hành giả mắc những căn bệnh về tâm thể (**) rồi đổ thừa “tu Thiền bị tẩu hỏa nhập ma”!

Thiền là phải Thư Giản. Cho nên khi ngồi xuống bắt đầu buổi tọa thiền, hành giả cần thư giản cả thân và tâm. Thư giản thân là buông lỏng các cơ bắp, các thần kinh đầu, mặt, tay, chân, lưng v.v… Thư giản tâm là buông tất cả niệm, không suy nghĩ, lo lắng hay cầu mong bất cứ điều gì trước khi khởi ý về chủ đề tu tập mình đã chọn. Điểm quan trọng cần thiết khác là khi tọa thiền phải giữ cột xương sống thẳng với cột xương cổ. Cuối xương sống (nơi xương cụt) và xương mông, lúc ngồi tạo thành một góc 90 độ. Cách ngồi như thế, tim, phổi, thận v.v… bên trong cơ thể giữ nguyên vị trí của chúng, hành giả không bị đau lưng, nhói tim, tức ngực, khó thở trong thời thiền.

Muốn biết mình thiền đúng hay sai. Hành giả có thể tự kiểm điểm bản thân sau mỗi thời thiền 10-15 phút bằng cách: Nếu mang chứng bệnh cao huyết áp hay tiểu đường, trước khi tọa thiền tự đo trước. Sau khi thiền đo lại nếu thấy huyết áp hạ, chỉ số đường xuống là thiền đúng.  Sau khi xả thiền, cảm thấy đầu óc nhẹ nhàng, sáng suốt, có khi lâng lâng, dễ chịu, hơi thở điều hòa, đó là thiền đúng. Cảm thấy phấn khởi, trong lòng vui vẻ, hăng hái làm việc không mệt, đó là thiền đúng. Ngược lại trong lúc tọa thiền, mồ hôi toát ra mà trong người cảm thấy nóng hay lạnh quá, đó là thiền sai (vì nỗ lực quá sức). Sau khi xả thiền cảm thấy nhức đầu, huyết áp gia tăng, bần thần khó chịu cả ngày, đó là thiền sai.

Tóm lại để biết mình tu sai hay đúng? Sau một thời gian tu tập, quan sát kết quả trên Thân, Tâm và Trí Huệ tâm linh của mình. Tu đúng là càng ngày mình càng nhận ra thân thể khỏe mạnh, đi đứng nhẹ nhàng, khoan thai, thần sắc trong sáng. Tâm bớt dính mắc, bớt phiền muộn, ít giận hờn, thường thanh thản, an vui, bao dung, tha thứ. Về Trí huệ tâm linh thì nhận ra mỗi ngày mình tiến triển nhiều hơn. Chẳng hạn như trước kia mình đọc kinh không mấy hiểu. Bây giờ đọc kinh sách mau hiểu hơn. Sống ngoài đời gặp những chuyện bất trắc mình giải quyết hài hòa, thông minh, nhanh lẹ, có lợi cho mình mà không hại người khác v.v…

 

                                                       V. KẾT LUẬN

Bước đầu thực hành Thiền, điều quan trọng trước tiên là hiểu rõ nội dung ý nghĩa của chủ đề cũng như những thuật ngữ được dùng trong kỹ thuật dụng công. Nếu hiểu sai cốt lõi thuật ngữ, hiểu sai cách thực hành, thì sự dụng công  sẽ đưa đến kết quả sai. Tiếp đến là chọn chiêu thức hay kỹ thuật thực hành thẳng vào mục tiêu chứ không đi loanh quanh lạc đề. Chúng ta cũng cần nhớ lời Phật dạy là các phương thức thực hành chỉ là phương tiện, là chiếc bè chở người qua sông. Muốn lên bờ thì phải buông phương tiện đó đi.

Chủ đề bài viết này là “Định Vô Tầm Vô Tứ” có nghĩa là tu tập để đạt được trạng thái tâm yên lặng. Muốn kinh nghiệm Định này, hành giả phải dứt niệm nói thầm triền miên trong não.

Ở đây xin nói thêm một chút về kỹ thuật “KHÔNG NÓI”. Không Nói là pháp thực tập có hơi mới mẻ so với các phương thức cổ điển, do cố Thiền Sư dòng Thiền Tánh Không là Hòa Thượng Thích Thông Triệt truyền dạy hơn 25 năm qua, đã mang lợi lạc cho nhiều tăng ni và thiền sinh khắp nơi.  Nghiên cứu kỷ thì kỹ thuật “KHÔNG NÓI” cũng không khác gì với các phương cách mà đức Phật đã đưa ra. Đó là làm sao để đạt được tâm yên lặng.  

Thực tập pháp “KHÔNG NÓI” hành giả cũng phải ứng dụng vai trò quan trọng của Trí Năng tỉnh ngộ, tức là tự ngã phát ra ý nghĩ “KHÔNG NÓI”.  Ý nghĩ “KHÔNG NÓI” truyền thẳng vào vùng Wernicke, rồi từ đó truyền qua vùng Broca. Broca là trung tâm khuếch tán 2 từ “KHÔNG NÓI” đến những nơi tiếp nhận khác trong bộ não. Trước hết là vùng ký ức vận hành được xem là vùng ký ức ngắn hạn, rồi đến vùng ký ức xúc cảm (Amygdala), cuối cùng đến vùng ký ức dài hạn. Lúc bấy giờ toàn bộ não sẽ dần dần trở nên yên lặng mà không thông qua pháp nào hết. (**)

Tu tập không có gì khó, chỉ khó ở chỗ là hành giả có chịu dụng công miên mật về chủ đề “KHÔNG NÓI” tức là “không nói thầm trong não” một cách tích cực để cho tế bào não quen dần im lặng “không gọi tên, không nói thầm ” khi giác quan tiếp xúc đối tượng.  Đó là cách chúng ta huấn luyện tế bào não vùng phát ra lời Ý Căn, Ý Thức, Trí Năng chuyển sang quán tính yên lặng.

Sau cùng, chúng ta nhận ra rằng, giữa hai sắc thái tâm cách nhau một khoảng “nói thầm” hay “không nói thầm”. Nếu chúng ta nói thầm hay nói ra lời thì chúng ta đang ở trong Tâm Phàm Phu. Còn nếu chúng ta đối duyên xúc cảnh, nhìn thấy biết, nghe biết, xúc chạm biết trong không lời thì chúng ta lọt vào tâm bậc Thánh, an trú trong ĐỊNH VÔ TẦM VÔ TỨ.

              

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

       THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Chân Tâm Thiền thất; 06/11/2021)

Tài liệu:

– Kinh Trung Bộ số 30 (Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây), số 36 (Đại Kinh Saccaka):”… Tỷ-kheo diệt Tầm diệt Tứ chứng và trú thiền thứ hai…..”

– Tương Ưng Bộ Kinh V,  Chương X: Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra.

– (*) Giáo trình hoằng pháp của Cố Thiền Sư Thích Thông Triệt: “Bảy bước an trú trong tâm Tathã” với kỹ thuật “Không Nói” (19/4/2014)

– (**) E-book: “Trên Đường Về Nhà” chương “Thiền dưới ánh sáng khoa học” (thuvienhoasen.org); Tác giả: Thích Nữ Hằng Như; Ananda Viet Foundation phát hành 2020.

 

Tin bài có liên quan

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Mãn Tang Cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Hành Giả Nên Đi Với Giặc Và Ác Hữu Hay Với Thiện Hữu Đồng Tu?

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Con Trâu – Góc Nhìn Phật Giáo

Vấn Đề Của Thế Gian

Vấn Đề Của Thế Gian

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Lợi Ích Của Sự Hành Trì Giới Luật

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-Ác ?

Vấn Đề Phân Biệt Hay Không Phân Biệt Thiện-ác ?

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Tu Tập Tâm Linh Và Hộ Trì Chánh Pháp Trong Mùa An Cư Kiết Hạ

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Sống Với Đạo Phật Trong Sinh Hoạt Hằng Ngày (Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook Pdf)

Còn Nương Tựa Thì Còn Dao Động (Sách Ebook PDF)

Ý Tình Thân

Load More

Discussion about this post

Giới Thiệu Website Mới

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Theo Phật Giáo Có 5 Điều Giúp Bạn Ứng Phó Với Sợ Hãi Bởi Đại Dịch Virus Corona

Theo Phật Giáo Có 5 Điều Giúp Bạn Ứng Phó Với Sợ Hãi Bởi Đại Dịch Virus Corona

THEO PHẬT GIÁO CÓ 5 ĐIỀU GIÚP BẠN ỨNG PHÓ VỚI SỢ HÃI BỞI ĐẠI DỊCH VIRUS CORONA(5 Buddhist teachings...

Ông Bà Thí Chủ: Câu Chuyện Tôi Xin Ba Má Đi Tu

Ông Bà Thí Chủ: Câu chuyện Tôi xin Ba Má đi tu

ÔNG BÀ THÍ CHỦ: CÂU CHUYỆN TÔI XIN BA MÁ ĐI TU Viết Nhân ngày Mẹ sinh con ra đời...

Chùm thơ mùa Xuân

    CHÙM THƠ MÙA XUÂNĐÂY ĐÓ MÙA XUÂN.    Phải đâu !   Giữa bộn bề cuộc sống Đời...

Thập Niên Nóng Nhất Trong Lịch Sử, Trong Lúc Khí Thải Co2 Tiếp Tục Tăng

Thập niên nóng nhất trong lịch sử, trong lúc khí thải CO2 tiếp tục tăng

KINH TẾ GIA MỸ: NHÂN LOẠI SẼ THOÁT HIỂM, NẾU KỊP RỜI BỎ NĂNG LƯỢNG HÓA THẠCH Kinh tế gia...

Hãy Đọc Các Dòng Chữ Trong Tâm Thức Mình

Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình

HÃY ĐỌC CÁC DÒNG CHỮ TRONG TÂM THỨC MÌNHReading the Mind / Savoir lire notre esprit Upasika  Kee Nanayon |...

Nghi Vấn Về Thái Tử Tất Đạt Đa Có Ba Vợ

Nghi vấn về thái tử Tất Đạt Đa có ba vợ

NGHI VẤN VỀ THÁI TỬ TẤT ĐẠT ĐA CÓ BA VỢ Tâm Diệu  Tượng thái tử Tất Đạt Đa xuống...

Mẹ Hiền – Thanh Thúy Hải Ngoại

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Uy Nghi Giới Hạnh Trong Phật Pháp – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ Xii Khai Thị

Uy Nghi Giới Hạnh Trong Phật Pháp – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ Xii Khai Thị

1 Phải từ bỏ việc làm hại người khác, ý muốn làm tổn hại người khác bởi vì chúng dẫn...

Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản Pl.2565 Của Đức Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2565 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAMHỘI ĐỒNG CHỨNG MINH________________________________________________________ Hà Nội, ngày mùng Một, tháng Tư, năm Tân SửuDL.2021, PL.2565...

Có Nằm Mơ Con Người Cũng Không Nghĩ Tới Được

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Cảnh giới thiền định của các thiền giả cũng không thể nghĩ đến được. Từ Sơ thiền cho đến Tứ...

Đức Phật Thích Ca Con Đường Từ Khổ Hạnh Đến Giác Ngộ – Minh Thông

Đức Phật Thích Ca Con Đường Từ Khổ Hạnh Đến Giác Ngộ – Minh Thông

ĐỨC PHẬT THÍCH CACon Đường Từ Khổ Hạnh Đến Giác NgộMinh Thông I- Nguyên Ủy: Các biến cố quan trọng...

Thế Gian Cái Gì Là Qúy Nhất

THẾ GIAN CÁI GÌ LÀ QUÝ NHẤT Thích Đạt Ma Phổ Giác Lòng tham bắt rễ từ sự mong muốn...

Patin

Patin

Tôi vừa trở về từ một chuyến đi xa vài hôm. Một cách nói thiệt đẹp, là đi hoằng pháp...

Người Trẻ Và Những Điều Cần Biết Khi Bước Vào Đời

Người trẻ và những điều cần biết khi bước vào đời

NGƯỜI TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BƯỚC VÀO ĐỜIThích Đạt Ma Phổ Giác Khi những người trẻ có...

Giới Thiệu Website Mới

Theo Phật Giáo Có 5 Điều Giúp Bạn Ứng Phó Với Sợ Hãi Bởi Đại Dịch Virus Corona

Ông Bà Thí Chủ: Câu chuyện Tôi xin Ba Má đi tu

Chùm thơ mùa Xuân

Thập niên nóng nhất trong lịch sử, trong lúc khí thải CO2 tiếp tục tăng

Hãy đọc các dòng chữ trong tâm thức mình

Nghi vấn về thái tử Tất Đạt Đa có ba vợ

Mẹ Hiền – Thanh Thúy Hải Ngoại

Uy Nghi Giới Hạnh Trong Phật Pháp – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời Thứ Xii Khai Thị

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2565 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Có nằm mơ con người cũng không nghĩ tới được

Đức Phật Thích Ca Con Đường Từ Khổ Hạnh Đến Giác Ngộ – Minh Thông

Thế Gian Cái Gì Là Qúy Nhất

Patin

Người trẻ và những điều cần biết khi bước vào đời

Tin mới nhận

Vậy mà chẳng phải vậy

Chùa Giác Linh

Nữ diễn viên màn bạc Việt Trinh: Phật dạy thân thể chúng ta cũng chỉ là cõi tạm

Bảo vệ cuộc sống con người

Lòng từ bi Karuna và tiếng hát của một bà lão ăn xin

Làm Thế Nào Để Trẻ Thơ Tiếp Nhận Giáo Dục Phẩm Đức (Tập 3)

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

Đức Phật dạy về đối tượng lễ bái qua kinh Thiện Sanh

Phật dạy sắc đẹp làm con người mê muội

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 4)

Báo cáo tâm đắc về việc học tập Nữ Đức (Tập 3)

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Thế Tôn ra đời vì một đại sự nhân duyên

Thư Ngỏ Kêu Gọi Xây Dựng, Trùng Tu Chùa Linh Sơn

Ý nghĩa thâm sâu từ tư thế ngủ của Đức Phật

Phật dạy về nghiệp báo sai biệt của mỗi người

Đức Phật của chúng ta là một người như thế…

Tin mới nhận

Hỏi đáp về trở ngại khi ngồi thiền

Sự Ứng Dụng Phật Giáo Vào Đời

Ai cũng có bệnh

Để trở thành Phật tử chân chính – tập 2

Bài Thơ Xuân Vãn Của Điều Ngự Giác Hoàng – Trần Nhân Tông

Cây nêu ngày tết

Sống hôm nay như ngày cuối trong đời

Giận

Xin Cho Biết ý Nghĩa Chữ Kinh Trong Đạo Phật

Ảnh Hưởng Của Giáo Lý Nhân Quả Trong Đời Sống Văn Hóa Dân Tộc

Hãy Biết Sống Can Đảm

Câu chuyện thứ bảy: PHỈ BÁNG

Tín Là Trung Đạo

Trao gửi nhân duyên – Chén trà cho sự tĩnh lặng

Chư Phật Đản Sinh … Liên Hệ Giữa Kinh A Hàm Và Thiền Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 209)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

A Cloud Never Dies …

Ý Nghĩa Chữ Không Trong Trung Quán

Thiền Quán Là Gì?

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 59)

Kinh Chánh Kiến – Sammādiṭṭhisuttaṃ (song ngữ Vietamese-English)

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Đôi Điều Cương Yếu Về Kinh Địa Tạng

Ước hẹn với sự sống

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Bài kinh về sự Chú Tâm Tỉnh Giác

Dẫn Vào Tâm Kinh Bát-nhã

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 106)

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Tt. Thích Vĩnh Hóa (Pdf)

Địa Tạng Mật Nghĩa

Kinh Không Sợ Hãi

Sn 4.3 — Dutthatthaka Sutta: Kinh Về Tà Kiến

Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 5)

Kinh Tạng Pali (.Pdf)

Tin mới nhận

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 41)

Khuyên Người Niệm Phật Tập 3

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 9)

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÀNG PHỤC DÂM DỤC

Lược Thuật Hành Trạng Hòa Thượng Quảng Khâm

Tự Tri 48 Đại Nguyện Của Đức Phật A Di Đà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 151)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 125)

Luận Về Vấn Đề Hộ Niệm Lúc Lâm Chung Theo Kinh Tạng Nikaya

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 39)

Phải Nên Phát Nguyện, Nguyện Sanh Nước Kia

Học Vi Nhân Sư, Hành Vi Thế Phạm – Tập Ii

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 6

Nhận thức Phật Giáo (Phần 5)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese