Theo amida.vn (Nam
Mô A Di Đà Phật) thì Nguyễn Hiền Đức, Cử Nhân Giáo Khoa
Sử Học, năm 1973, (Đại Học Văn Khoa Sàigòn) là một nhà
nghiên cứu lịch sử, nhất là về Phật Giáo. Ông có làm
Giảng Viên tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam (thành phố
HồChíMinh). Ông đã cho ra nhiều tác phẩm nghiên cứu về
Phật Giáo như
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (từ khi
du nhập đến đời Lý), Lịch Sử Phật Giáo Đàng Ngoài
(1592 – 1801), Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong (1558 – 1802)…
2) Cuốn Lịch
Sử Phật Giáo Đàng Trong – LSPGĐT.
Cuốn nầy gồm
2 tập, tập I có 386 trang, tập II có 490 trang, tổng cọng (cộng)
876 trang, in năm 1995 do nhà Xuất Bản Thành Phố HồChíMinh
ấn hành. Là một tài liệu nghiên cứu về Phật Giáo Đàng
Trong khá công phu. Sách có cho 31 tài liệu tham khảo và trích
dẫn (22 bằng chữ Việt, 9 bằng chữ Hán). Trong những trang
viết thì đôi khi có dẫn chứng các tài liệu, đôi khi có
ghi chú ở phần cuối trang, như khi bàn về ngày sinh và ngày
mất của Tổ Nguyên-Thiều (trang 101, tập I), hay là bàn về
chuyện của Tổ Mật-Hoàng làm Tăng-Cang ở chùa Thiên Mụ
(trang 260, tập I) …
Tôi không đọc
hết cả cuốn nầy, mà chỉ đọc những đoạn nói về Hòa
Thượng Liên-Hoa hay Thiền Sư Thiệt-Thành – Liễu-Đạt, cùng
các chùa Thiên Mụ, Quốc Ân (Huế), Từ Ân, Khải Tường (Sàigòn),
Đại Giác (Biên Hòa).
Tên của Hòa Thượng
Liên-Hoa được nhắc đến một vài nơi của cuốn sách, nhưng
chuyện chính của Hòa Thượng thì được viết trong tập II,
từ trang 231 liên tục đến trang 235. Không cho xuất xứ
(nguồn tài liệu). Cuối trang 235 có hình chụp Long Vị của
Hòa Thương Liên-Hoa và Thần Vị của Hoàng Cô kề sát nhau
ở bàn thờ Tổ, tại chùa Từ Ân (1) (để làm bằng chứng
chăng ?).
Chuyện xin trích
tóm tắt như sau :
”
Khoảng những năm 1789, trước khi xây xong thành Gia Định,
Nguyễn Vương và triều thần tạm trú tại chùa Từ Ân; Thái
Hậu, Vương Phi, Công Chúa tạm trú tại chùa Khải Tường
do Hòa Thượng Liên-Hoa làm thủ tọa (2), và Thái Trưởng
Công-Chúa Long-Thành đã thọ giới với Hòa Thượng.
Năm
1805, khi Thái Trưởng Công Chúa lên đường về Kinh Đô, Hòa-Thượng
Liên-Hoa có nhờ Công Chúa lo trùng tu chùa Quốc Ân, vì chùa
nầy là do Tổ Nguyên-Thiều xây dựng từ năm 1683.
Năm
1817, Hòa-Thượng Liên-Hoa được cử làm Tăng Cang chùa Thiên
Mụ và làm pháp sư ở nội cung. Trong thời gian nầy, Hòa Thượng
Linh-Nhạc, ở chùa Từ Ân, lo cho Hòa Thượng Liên-Hoa không
tránh khỏi mối dây ràng buộc trần duyên, vì giảng giải
trong nội cung, gần nữ giới. Năm 1821, Hòa Thượng Linh-Nhạc
mất, nhưng mãi đến năm 1823, Hòa Thượng Liên-Hoa mới biết
tin, và nhân đó, lấy cớ xin từ nhiệm ở chùa Thiên Mụ,
để về làm trú trì chùa Từ Ân.
Vào
tháng 10 năm 1823, Hoàng Cô vâng lệnh vua (Minh-Mạng) vào Gia
Định để cúng dường chùa Từ Ân và chùa Khải Tường.
Hòa Thượng Liên-Hoa nghe tin, muốn lánh mặt Hoàng Cô, nhưng
Hòa Thượng Viên-Quang khuyên cứ tiếp Hoàng Cô. Trong thời
gian Hoàng Cô ở chùa Từ Ân, mỗi sáng Hòa Thượng Liên-Hoa
đều tiếp kiến và hầu chuyện với Hoàng Cô, cho đến ngày
thứ ba, thì không biết Hòa Thượng Liên-Hoa đi đâu mất.
Hoàng Cô cho người tìm kiếm, nhưng vô hiệu quả. Hoàng Cô
trầm tư, buồn bả, không màng ăn uống trong ba ngày. Vì sợ
Hoàng Cô đi đến tuyệt vọng có hại cho chùa, thị giả Mật
Đĩnh đã cho Hoàng Cô biết là Hòa Thượng Liên-Hoa đã đến
chùa Đại Giác ở cù lao Phố, tỉnh Biên Hòa để nhập thất
trong hai năm. Hoàng Cô báo cho quan trấn thủ Gia Định là sẽ
đến chùa Đại Giác để cúng dường.
Đến
chùa Đại Giác, sau khi lễ Phật xong, Hoàng Cô đến tịnh
thất của Hòa Thương Liên-Hoa, xin diện kiến, nhưng Hòa-Thượng
không trả lời. Hoàng Cô quỳ xuống thưa, nếu Hòa Thượng
không tiện ra tiếp, thì xin Hòa Thượng cho thấy bàn tay, thì
cũng đã hân hoan mà ra về. Im lặng trong vài phút, Hòa-Thượng
đưa bàn tay ra ở cửa nhỏ, nơi đưa thức ăn vào tịnh thất.
Hoàng Cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ một cách trùi mến,
rồi sụp xuống lạy ba lạy và khóc sướt mướt…
Đến
giữa đêm, tịnh thất của Hòa Thượng Liên-Hoa phát cháy
và xác thân của Hòa Thượng cũng cháy tiêu. Mọi người
đang bàn tán xôn xao, có người phát hiện được bài kệ
Niết Bàn viết bằng mực đen trên vách chánh điện (3)
:
THIỆT
đức rèn kinh vẹn kiếp trần,
THÀNH
không vẩn (dấu hỏi) đục vẫn trong ngần.
LIÊU
(thiếu dấu ngã chăng ?) tri mộng huyễn chơn như huyễn,
ĐẠT
đạo minh (không dấu) vui đạo mấy lần.
Phía
dưới có đề : Sa môn Thiệt-Thành hiệu Liễu Đạt.
Sau
khi làm lễ nhập tháp Hòa Thượng Liên Hoa xong, Hoàng Cô rất
buồn bã và cho biết sẽ ở lại chùa Đại Giác cho đến
ngày khai mộ mới hồi kinh. Nhưng, ngay ngày hôm sau đó, Hoàng
Cô uống độc dược tự tử tại hậu liêu chùa Đại Giác,
ngày mùng 2 tháng 11 năm Quý-Mùi (1823), thọ 65 tuổi. (Có
lẽ Hòa Thượng Liên-Hoa lúc đó cũng hơn 60 tuổi) (4).
Thiền
Sư Bổn-Giác, trú trì chùa Từ Ân và chư tăng lo lễ nhập
tháp Hòa-Thượng Liên-Hoa, cùng lễ an táng Hoàng Cô (5)
và thỉnh long vị của Hòa Thượng Liên-Hoa và linh vị Hoàng
Cô về thờ ở chùa Từ Ân. Long vị của Hòa Thượng thờ
ở bàn thờ Tổ, linh vị của Hoàng Cô thờ ở bàn thờ bá
tánh. Nhưng sau đó bổng nhiên xảy ra nhiều sự cãi vã, xào
xáo trong chùa, nên Hòa Thượng Viên-Quang đề nghị với Thiền
Sư Bổn-Giác đua linh vị của Hoàng Cô thờ chung với long
vị của Hòa Thượng Liên-Hoa ở bàn thờ Tổ.
Quả nhiên
sau khi làm như thế, trong chùa Từ Ân trở lại bình thường…(6)
“.
Hết trích.
Đó là tóm tắt
5 trang viết về Hòa Thượng Liên-Hoa trong cuốn LSPGĐT. Gạch
dưới ở những nhóm chữ trên là do tôi làm.
3) Ý kiến của
tôi :
a) Nguyễn Hiền
Đức đã khai thác tài liệu thiếu chính xác.
– Tập II, trang 257,
258 của LSPGĐT cho : ” Tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH)
năm 1915 có viết như sau : “Công chúa Ngọc Anh, chị của vua
(Minh Mạng) còn trẻ và tiết liệt, khi Tây Sơn khởi nghĩa
đã đến tu ở chùa Đại Giác, giữ cuộc sống cô độc trầm
tư mặc tưởng và tu hành hết sức sùng mộ”.”.
Tôi đã rà cả
4 tập Bulletin des Amis du Vieux Huê, của năm 1915 mà không thấy
nói về chuyện đó. Tôi cho rằng tác giả viết lầm năm,
hoặc năm bị in sai, tôi mới tìm trong Index analytique et Résumé
des matières (Bảng tra phân tích và mục lục) của BAVH,
năm 1924, thì không thấy có những tên Ngọc-Anh, Bảo-Lộc,
Đại Giác (có chữ Đại Giác nói về điện thờ Phật ở
chùa Diệu Đế, chứ không nói đến chùa Đại Giác ở Biên
Hòa), nhưng có thấy những tên Bổn Giác ở BAVH, 1915, tập
3 (Juillet-Septembre), trang 315-316; Mật-Hoàng ở BAVH, 1915, tập
2 (Avril-Juin), trang 186 và tập 3, trang 311-314; Liên-Hoa ở BAVH,
1915, tập 3, trang 309, 310; Long-Thành ở BAVH, 1915, tập 3, trang
308, 309, và ở BAVH, 1915, tập 4 (Octobre-Décembre), trang 341-348;
Ngọc-Tú cũng ở BAVH, 1915, tập 3, trang 308, và ở BAVH, 1915,
tâp 4, trang 341-348.
Mặt khác, ” khi
Tây Sơn khởi nghĩa ” là năm nào ? vào những năm 1780 chăng
? Lúc đó Công Chúa Ngọc-Anh chưa sinh ra (sinh năm 1790), thì
làm gì có ” giữ cuộc sống cô độc trầm tư mặc tưởng
và tu hành hết sức sùng mộ “. Cho đi đến 1801, thì Công
Chúa Ngọc-Anh cũng chỉ mới 11 tuổi !
– ” Thái Hậu, Vương
Phi, Công Chúa tạm trú tại chùa Khải Tường do Hòa Thượng
Liên-Hoa làm thủ tọa ” (xem hàng gạch dưới ở (2), phần
trên) là sai. Thánh-Tổ sinh ở làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định,
năm 1791, cũng vì thế sau nầy, cho chỗ ấy là đất thiêng
và để cám ơn Trời Phật, nên năm Minh-Mạng thứ 13 (1832),
Thánh-Tổ cho xây chùa Khải Tường ở tại đó. (Xem ĐNTLCB,
Đệ Nhị Kỷ, Quyễn LXXXIII. Thực lục về Thánh-Tổ Nhân
Hoàng Đế : ” Nhâm thìn, năm Minh Mệnh thứ 13 [1832], mùa thu,
tháng 9… “. Chuyện xây cất chùa Diệu Đế ở Huế, sau nầy
cũng thế (nơi sinh của Hiến-Tổ).
– Tập II, trang 298,
299 của cuốn LSPGĐT cho : ” … Tăng Cang Tiên-Giác – Hải Tịnh
(huý Nguyễn Tâm Đoan) bị tội chưa biết tội gì, nên bị
cách chức Tăng Cang, bị đày làm việc nặng ở chùa (Thiên
Mụ)…, mãi đến khi vua Thiệu Trị lên ngôi (năm 1841), Thiền
Sư Hải-Tịnh mới được vua tha tội và phục hồi chức Tăng
Cang… Tăng Cang Hải-Tịnh là người ở Gia Định…, có thể
Tổng Trấn Lê Văn Duyệt đề nghị với vua Minh Mạng cho Thiền
Sư Hải-Tịnh làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ… Vì vậy khi Lê
Văn Khôi nổi loạn, vua Minh Mạng kết tội Tăng Cang Hải-Tịnh,
cách chức Tăng Cang và bắt làm việc nặng ở chùa Thiên Mụ…
“.
Chuyện nầy là
sai ! Sao lại kéo Lê Văn Khôi vào đây ? Sự thật là, theo
Đại
Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ nhị kỷ, Quyển CCVII, tháng
10 và 11 cho : ” Kỷ Hợi, Minh Mệnh năm thứ 20 [1839], mùa đông,
tháng 10… Sư chùa Thiên Mụ có tên Nguyễn Văn Huấn vì ghen
giết người. Bộ Hình và viện Đô Sát xét hỏi qua một năm
không khám phá ra manh mối. Đến nay Khoa Đạo là Nguyễn Sĩ
Đăng, Lê Tập bí mật đi dò xét tìm được tình trạng, đều
thưởng cho mỗi người 10 lạng bạc và gia một cấp. Khi án
giao xuống đình thần xét, Huấn bị xử trảm hậu; sư trưởng
Nguyễn Tâm Đoan, cách bỏ chức trụ trì, chuẩn bắt phải
làm việc nặng nhọc tại chùa ấy. “.
Sau nầy Hòa Thượng
Hải-Tịnh được phục hồi chức Tăng Căng vào năm nào, thì
tôi không rõ, nhưng theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển
Sự Lệ (Nhà Xuất Bản Thuận Hóa, 1993), Tập 8, trang 201,
thì ” Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), chuẩu lời tâu : Tăng Cang
chùa Giác Hoàng là Nguyễn Tâm Đoan (Hòa Thượng Hải-Tịnh)
chuẩn chiếu như lệ Nguyễn Nhất-Định (Hòa Thượng Nhất-Định),
tháng cấp 3 quan tiền, 1 phương gạo…”.
– Ngay cả chuyện
Hòa Thượng Liên Hoa có làm Trú Trì ở chùa Thiên Mụ cũng
là một nghi vấn. Trong cuốn LSPGĐT không cho một chứng cứ
lịch sử nào hết. Chuyện nầy, phải đến các chùa Thiên
Mụ và Quốc Ân, để xin khảo sát tường tận các tài liệu
đang tồn trữ ở chùa, mới có thể biết thực hư được.
Linh Mục Léopold Cadière là một người rất hiếu kỳ, một
nhà thông thái lại có trong tay rất nhiều tài liệu về các
chùa Thiên Mụ, Quốc Ấn, nếu Hòa Thượng Liên-Hoa có làm
Trú Trì ở chùa Thiên Mụ, thì có lẽ trong bài ” La Pagode de
Quấc Ân ” (Xin xem phần IV, Chánh sử, ở dưới), Linh Mục
Cadière đã đề cập đến.
– Ngày sinh, ngày
mất của Hòa Thượng Mật-Hoằng (LSPGĐT, Tập II, trang 272)
cũng sai, nhưng ở đây, tôi không bàn tới, vì không phải
đề tài của bài viết.
– Ngoài ra về chuyện
Hiệp Đức Hầu Nguyễn-Phước Thuần trong LSPGĐT (Tập II,
trang 128-129) cũng bị Trần Đình Sơn phản bác như sau :
” Điều rất đáng
ngạc nhiên là trong sách Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong ( LSPGĐT
), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền Đức công bố sự việc cuối
đời Hiệp Đức Hầu, hoàn toàn khác hẳn với sử sách xưa
nay… Phát hiện mới lạ trên , không biết tác giả căn cứ
theo truyền thuyết nhân gian, ( Bản thảo : lược sử chùa
Sắc tứ Minh Thiện của giáo thọ Huệ Đăng, biên soạn năm
Mậu Thìn 1988 ) hay có cứ liệu xác thực chứng minh ? Nên
nhớ, Hiệp Đức Hầu đối với Hoàng tô?c Nguyễn là một
vị thân vương danh tiếng. Võ công của ông được xếp vào
thượng đẳng thời các chúa, khi ông mất, Hiền Vương ( cha
) đã làm quốc tang theo tước Công. Dòng dõi của ông hiển
đạt cho đến cận đại. Nếu sự kiện cuối đời của ông
” xuất gia – viên tịch ” như trong LSPGĐT viết, có lẽ nào
quốc sử lẫn tộc phổ chẳng ghi lại một dòng để cho đời
sau hay biết. [Nguồn : giaodiemonline] “. [LSPGĐT nói Ông đã lập
chùa Minh Thiện ở Khánh Hòa, và sau đó an nhiên viên tịch…
và được nhập tháp trong khuôn viên chùa nầy…].
Thật thế, chuyện
Bà Nguyễn-Phước Ngọc-Cầu
球 , con của Dận Quận Công Nguyễn-Phước Điền
氵田 , có lập chùa Phước
Thành ở An Cựu, Huế, đã được sử quán nhà Nguyễn (Đại
Nam Liệt Tuyện Tiền Biên) ghi. Bà được phong tặng là
Tuệ-Tĩnh (có nơi cho là Huệ-Tĩnh) Thánh Mẫu Nguyên Sư. Ở
Huế, người ta gọi là chùa Bà Sư. Tháp của Bà nằm ở vườn,
sau chùa.
Đại Nam Thực
Lục Tiền biên. Quyển V. Thực lục về Thái Tông Hiếu
Triết Hoàng Đế (Hạ), cho : ” Khi (Hiệp Đức Hầu) dẹp xong
giặc trở về, tuyệt hẳn không cho đàn bà con gái yết kiến,
dựng am nhỏ thờ Phật, thỉnh thoảng ra chơi, bàn đạo thuyết
pháp để tự vui. Đến đấy bị bệnh đậu mà mất, mới
23 tuổi. “. NPTTP cho thêm, ở trang 144 : ” Bà vợ của Ông húy
là Nguyễn Thị Hưng, tiểu sử không rõ. Bà mất ngày 13 tháng
2 âm lịch (năm ?), mộ táng cùng một chổ với Ông, trong khuôn
viên nhà thờ của phòng. “.
Vậy Nguyễn Hiền
Đức đã khai thác tài liệu thiếu chính xác, và đôi khi,
chưa tìm ra tường tận các tài liệu lịch sử, thì lấy giả
thuyết riêng của mình để giải thích những sự kiện lịch
sử. Thật đáng tiếc cho một công trình nghiên cứu về lịch
sử !
b) Một số tài
liệu quan trọng mà Nguyễn Hiền Đức dùng.
Một số tài liệu
quan trọng mà Nguyễn Hiền Đức dùng, không nới đến Hòa
Thượng Liên-Hoa. Như Việt Nam Phật Gíao Sử Lược của
Thượng Tọa Thích Mật-Thể, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
của Nguyễn Lang,
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam của Hòa
Thượng Thích Thiện-Hoa…
c) Bài kệ (xem
hàng gạch dưới ở (3), phần trên).
Bài kệ đó, nếu
là do Hòa Thượng Liên-Hoa viết thật, thì Hòa Thượng cũng
đã viết trước khi Hoàng Cô đến chùa Đại Giác, vì khi
Hoàng Cô đến chùa, thì Hòa Thượng đã nhập thất, và ngay
sau đó, tịnh thất của Hòa Thượng đã phát hỏa. Không lẽ,
trước khi tịnh thất phát hỏa, Hòa Thượng đã lén ra chánh
điện, để viết bài kệ ?
Mặt khác, bài kệ
đó là một bài thơ tiếng Việt. Không biết vào thời đó
(1823), Hoà Thượng viết bài kệ bằng chữ Quốc Ngữ (mẫu
tự Latinh), hay bằng chữ Nôm (viết dựa theo chữ Hán) ? Những
Thiền Sư vào thời của Hòa Thượng Liên-Hoa hay là những
đệ tử của các vị, đều viết bài kệ theo chữ Hán. Điều
nầy làm cho ta nghi ngờ bài kệ trên là của Hòa Thượng Liên-Hoa.
Rất có thể bài kệ trên là do người đời sau viết.
d) Hòa Thượng
Liên-Hoa lúc đó cũng trên 60 tuổi (xem hàng gạch dưới ở
(4) phần trên).
Trên 60 tuổi là
bao nhiêu tuổi ? 61, 62 ? Cho đi 62 tuổi, và nếu Hòa Thượng
Liên-Hoa mất vào năm 1823, thì Hòa Thượng sinh năm 1761 (hay
1762, tính theo tuổi ta). Theo BAVH 1915, tập 3 (juillet-Septembre),
Linh Mục Léopold Cadière cho ở trang 309 : ” Sau khi chồng (Lê
Phúc Điển) mất (1783), Công Chúa Long-Thành thường hay đi
lễ (fréquenter) ở chùa Từ Ân và được Trú Trì (Supérieur)
Liên-Hoa, còn được gọi là Thiệt-Thành, hay Liễu-Đạt khuyên
nhủ thọ Ngũ Giới. “.
Vậy Hòa Thượng
Liên-Hoa làm Tọa Chủ hay Trú Trì chùa Từ Ân lúc chỉ mới
22 hay 21 tuổi (1783 – 1761 = 22). Một nhà sư còn quá trẻ như
thế, mà được chỉ định làm Tọa Chủ, hay Trú Trì một
ngôi chùa lớn như chùa Từ Ân (trong LSPGĐT, Tập II, trang 268,
Nguyễn Hiền Đức lại ghi là làm Thủ Tọa, lo điều khiển
tăng chúng cho cả hai chùa Từ Ân và Khải Tường), là một
chuyện khó có thật, lúc bấy giờ. Nói Hòa Thượng Liên-Hoa
lúc đó (1823) có khoảng 70 hay trên 70 tuổi, thì có thể đúng
hơn.
e) An táng Hoàng
Cô (xem hàng gạch dưới ở (5), phần trên).
Nếu chư tăng an
táng Hoàng Cô tại Biên Hòa, thì cớ sao trong Đại Nam Thực
Lục Chính Biên ĐNTLCB, Đệ nhị Kỷ – Quyển XXIV, Thực
lục về Thánh-Tổ Nhân Hoàng Đế, tháng 11, ghi ” Quý mùi,
năm Minh Mệnh thứ 4 [1823], mùa đông, tháng 11… Thái Trưởng
Công Chúa là Ngọc-Tú chết … bèn sai Kiến An Công Đài cùng
Diên Khánh Công Tấn hội đồng với bộ Lễ mà trị tang.
Nghỉ chầu 5 ngày. Tứ tế một đàn… Tặng Long-Thành Thái
Trưởng Công Chúa, thụy Trinh-Tĩnh… Ngày táng, vua nghỉ chầu,
mặc áo trắng đi đưa…”.
Còn nếu lấy giả
thuyết là đưa Linh-Cữu của Hoàng Cô từ Biên Hòa về táng
ở Thuận Hóa thì, đi đường bộ hay đường thủy, lúc bấy
giờ, cũng phải mất hơn một tháng, như thế làm sao an táng
Hoàng Cô tại Đình Môn, cho kịp trong tháng 11 năm Quý Mùi
như ĐNTLCB đã cho ?
Ở đây cũng xin
mở ngoặc. Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ Nhất
kỷ, quyển XXV (Gia Long năm thứ 3 [1804]) cho : ” Mùa thu, tháng
7… Định hạn ngày đệ trạm. Phàm phái người chuyển đệ
công văn theo trạm, từ Gia Định đến Kinh là 13 ngày, từ
Bắc Thành đến Kinh là 5 ngày, đúng hạn thì được thưởng
tiền theo thứ bực khác nhau. (Gia Định thưởng 5 quan, Bắc
Thành thưởng 3 quan). Chậm 1, 2 ngày không thưởng, chậm 3,
4 ngày phạt 30 roi. “. Thời bấy giờ, đi ngựa chạy công văn
đã như thế, huống hồ là đưa linh cữu của một công chúa
!
f) Chuyện tịnh
thất của Hòa Thượng Liên-Hoa phát cháy.
Chuyện tịnh thất
của Hòa Thượng Liên-Hoa phát cháy và thân xác bị thiêu,
hay chuyện Hòa Thượng được hỏa thiêu đi nữa, cùng năm
mất của Hòa Thượng (1823) cũng không chắc chắn gì cả.
Không có một chứng cứ lịch sử nào ở trong cuốn LSPGĐT,
để chứng minh điều đó.
g) Xào xáo trong
chùa… trở lại bình thường (xem gạch dưới (6) ở phần
trên)
Đây là một chuyện
dị đoan, mà chắc độc giả cũng đồng ý với tôi, là khó
mà tin như thế được.
h) Long Vị của
Hòa Thượng Liên-Hoa và Thần Vị của Công Chúa Long-Thành
(xem phần gạch dưới (1) ở phần trên).
LSPGĐT không cho
biết những chữ được viết trên Long Vị của Hòa Thượng
Liên-Hoa (thật đáng tiếc !), mà chỉ cho biết những chữ
được viết trên Thần Vị của Công Chúa Long-Thành như sau
: ” Thích môn hộ giáo, Hoàng Cô thọ bồ tác giới, pháp danh
Tế-Minh, tự Thiên-Nhựt, chi vị “. Có lẽ ngày mất của Công
Chúa mà LSPGĐT cho đã lấy ở trên Thần Vị nầy.
Chính vì Long Vị
của Hòa Thượng và Thần Vị của Công Chúa được đặt
kề nhau trên bàn thờ Tổ là một chuyện ” lạ “, nên đã
sinh ra chuyện ” tình ” mà Nguyễn Hiền Đức đã kể trên.
Theo tôi, khi đi
nghiên cứu ở chùa Từ Ân, Nguyễn Hiền Đức phát hiện Long
Vị của Hòa Thượng Liên-Hoa kề bên Thần Vị của Hoàng
Cô ở bàn thờ Tổ, nên mới lấy làm ” lạ ” và đã hỏi
các sư hiện đang tu học ở chùa hay các bổn đạo của chùa
hay bà con đang ở xung quanh chùa về chuyện ” lạ “, để tìm
hiểu nguồn gốc. Nhưng các nhà sư, các bổn đạo, các bà
con mình, không những ngày nay, mà có thể là từ sau năm 1945
(tôi chỉ ước đoán) cũng cho là ” lạ “, nên đã có người
muốn giải thích cho hợp tình, hợp lý, như chuyện ” Trầu
Cau ” hay chuyện ” Vọng Phu “, mà sinh ra chuyện ” tình ” ở trên.
(Xin xem giải thích của tôi, ở phần IV, Chánh Sử, ở dưới).
Vì ăn trầu, cau
với vôi, nước miếng hóa ra đỏ là một chuyện ” lạ ” (thật
ra, đây chỉ là một phản ứng hóa học), rồi bà con mình
cố gắng giải thích, từ đó ta đã có những chuyện ” Trầu
Cau ” (có nhiều bản khác nhau), và rồi có những câu ca dao
rất thơ mộng như :
” Có trầu mà
chẳng có cau,
Làm sao cho đỏ
môi nhau thì làm.“.
Có nhiều tảng
đá có hình giống như một thiếu phụ bồng con. Bà con mình
cũng lấy làm ” lạ “, rồi đặt ra những chuyện ” Vọng Phu
” (có nhiều bản khác nhau), và rồi cũng có những câu thơ
trữ tình như :
” Thương ai tấc
dạ vàng son,
Bế con lên đứng
đầu non đợi chồng.
Trăm năm vẹn chữ
tâm đồng,
Ngàn năm hóa đá
tạc lòng trung trinh “. (Vũ Thanh).
i) Tạm kết luận.
Vì thấy Long Vị
của Hòa Thượng Liên-Hoa và Thần Vị của Công Chúa Long-Thành
được đặt kề nhau ở bàn thờ Tổ, tại chùa Từ Ân, mà
không tìm rõ nguyên nhân, nên chuyện của Hòa Thượng Liên-Hoa
và của Công Chúa Long-Thành, được kể trong cuốn LSPGĐT,
chỉ là một giai thoại. (Xin xem giải thích của tôi, ở phần
IV, Chánh Sử, ở dưới). Ngay cho chuyện tịnh thất bị cháy,
nhục thể của Hòa Thượng Liên-Hoa bị thiêu cũng chỉ là
những nghi vấn.
Cũng vì có chuyện
nầy ở cuốn LSPGĐT mà hai nhân vật lịch sử đã được
dân chúng, giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cùng cả một dòng
họ tôn kính, bị phạm đến thanh danh, đạo đức. Thật là
một điều đáng tiếc ! (Xin xem trên Internet, có rất nhiều
sách, bài viết dựa theo cuốn LSPGĐT, để phạm đến thanh
danh của hai vị, tuy lời lẽ có phần ôn tồn và tỏ ra thông
cảm).
4) Cuốn Thiền
Sư Việt Nam của Thích Thanh Từ.
Trong cuốn nầy,
tác giả tự nhận là về phần Thiền Sư Thiệt-Thành – Liễu-Đạt
– Liên-Hoa, tác giả đã trích trọn ở cuốn LSPGĐT của Nguyễn
Hiền Đức. Thật thế, ở phần nầy, trong sách Thiền Sư
Việt Nam, mỗi chữ, mỗi câu đều giống hệt trong cuốn
LSPGĐT.
Sở dĩ tôi đưa
cuốn TSVN vào đây vì ông Như Điển có đề cập tới trong
cuốn tiểu thuyết của ông ta.
Discussion about this post