Ven. Pende Hawter tổng hợp
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
Vì cách mà chúng ta sống trong đời và trạng trái tâm của chúng ta lúc chết ảnh hưởng đến kiếp sống tương lai của chúng ta, điều này có thể được nói rằng phương hướng hoặc dấu hiệu của một người tu hành là không có sự sợ hãi hoặc tiếc nuối vào lúc chết. Những người tu tập đến sự hoàn hảo đối với khả năng của mình được cho là sẽ chết trong một trạng thái hạnh phúc tuyệt vời. Những người tu tập bình thường cũng sẽ chết một cách hạnh phúc. Ngay cả những người mới tu tập cũng sẽ không sợ hãi và kinh hoàng vào lúc chết. Vì vậy, ta nên có phương hướng thực hành tối thiểu đối với những kết quả đó.
Có hai sự thiền định phổ quát về cái chết trong truyền thống Tây Tạng. Đầu tiên nhìn vào điều nhất định và sắp xảy ra của cái chết và những gì mang lại lợi ích vào lúc chết để thúc đẩy chúng tạo ra thiện nghiệp tốt nhất đối với cuộc sống chúng ta. Thứ hai là một sự mô phỏng hoặc diễn tập thực tế đối với tiến trình chết, khiến cho chúng ta làm quen với cái chết và mất đi nỗi sợ hãi không hiểu biết, do đó hướng dẫn chúng ta chết một cách khéo léo. Theo truyền thống, ở các nước Phật giáo, người ta cũng khuyến khích đi đến nghĩa trang hoặc nơi mai táng người chết để quán chiếu về cái chết và trở nên quen thuộc với sự kiện không thể tránh khỏi này.
Những pháp thiền định đầu tiên này được gọi là Cửu-viên-tử-quán (chín vòng quán niệm về cái chết/nine-round death meditation), bao gồm quán niệm ba căn, chín nguyên lý, và ba tín hạnh, như trình bày dưới đây:
A. CHẾT LÀ NHẤT ĐỊNH
1. Không có cách nào có thể thoát khỏi cái chết. Không có ai, ngay cả Đức Phật, Jesu v.v…Dân số mấy tỷ người trên hành tinh, hiếm ai sống được trong thời gian 100 năm.
2. Cuộc sống là hữu hạn, giới hạn và mỗi khoảnh khắc mang lại cho chúng ta gần kề hơn với ngày cuối cùng của đời sống này. Chúng ta đang chết từ giây phút mà chúng ta được sinh ra.
3. Cái chết sẽ đến trong một thời điểm và thời gian của nó thì bất ngờ. Tất cả phân cách chúng ta từ đời này và đời sau là một hơi thở. Tín hạnh: Để thực hành con đường tâm linh và chín tiềm năng bên trong của chúng ta bằng cách nuôi dưỡng phẩm chất tinh thần tích cực và từ bỏ các phẩm chất phiền não.
B. THỜI ĐIỂM CHẾT LÀ KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH
4. Thọ mạng của chúng ta là không chắc chắn. Người trẻ có thể chết trước tuổi, khỏe mạnh trước khi bị bệnh v.v…
5. Có rất nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến cái chết, nhưng ít ai bảo đảm được sự sống. Ngay cả những thứ duy trì sự sống có thể giết chết chúng ta, ví dụ như thực phẩm, xe ô tô, bất động sản.
6. Sự yếu đuối và mong manh của cơ thể vật lý của con người hàm chứa sự không chắc chắn của cuộc sống. Cơ thể có thể dễ dàng bị phá hủy bởi bệnh tật hoặc tai nạn, như bệnh ung thư, AIDS, tai nạn xe.
C. TINH THẦN/TÂM LINH PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG TA LÀ ĐIỀU DUY NHẤT CÓ THỂ HỖ TRỢ CHÚNG TA VÀO LÚC CHẾT
(bởi tất cả sự tái diễn với kiếp sống tiếp theo là tâm chúng ta với nghiệp lực của nó (tích cực hay tiêu cực) tác động.
7. Của cải thế gian như sự giàu có, địa vị, tiền bạc không thể trợ giúp được.
8. Quyến thuộc và bạn bè không thể ngăn chặn cái chết và cũng không đi cùng với chúng ta.
9. Ngay cả thân mạng quý báu mà ta có cũng giúp gì được cho chúng ta. Chúng ta phải bỏ nó lại phía sau giống như bỏ một lớp da, một lớp vỏ trống rỗng, một cái áo khoác bên ngoài.
Tín hạnh: Để khôi phục tiềm năng thanh tịnh bên trong của chúng ta, gạt bỏ ô nhiễm huân tập bên trong với sự chấp thủ đối với những tư tưởng thế gian.
Thiền thứ hai là mô phỏng hoặc diễn tập thực tế tiến trình của cái chết. Hiểu biết về quá trình này là đặc biệt quan trọng bởi vì các hành giả có lợi thế có thể tham gia vào những khóa yoga được hướng dẫn về cái chết, trạng thái Trung ấm (tiếng Tây Tạng: bar-do) và tái sinh cho đến khi họ đạt được kiểm soát chính mình, không còn bị vấn đề chết và tái sinh thông thường ràng buộc.
Do đó, điều này rất quan trọng đối với hành giả để hiểu biết những giai đoạn của cái chết và mối quan hệ thân-tâm sau đó. Sự diễn tả đối với điều này được dựa trên sự biểu hiện của gió, hoặc các nguồn năng lượng phục vụ như là nền tảng cho các cấp độ khác nhau của ý thức, và các kênh mạch mà chúng lưu xuất. Vào lúc sự sụp đổ liên tiếp của năng lực gió để phục vụ như là cơ sở của ý thức, những biến cố bên trong và bên ngoài của cái chết diễn ra. Thông qua sức mạnh của thiền định, hành giả làm cho những ngọn gió thô tan thành những ngọn gió Thọ-mạng rất tinh tế ở tim. Pháp thiền này phản ánh tiến trình xảy ra lúc chết và liên quan đến việc tập trung vào các thông mạch tâm linh và các trung tâm thông mạch (luân xa) bên trong cơ thể.
Ở những nguồn mạch trung tâm có những những giọt màu trắng và màu đỏ tùy theo sức khỏe của cơ thể và tinh thần. Màu trắng trội hơn ở đỉnh đầu và màu đỏ ở vùng thần kinh thái dương. Những giọt này có nguồn gốc trong một giọt màu trắng và đỏ tại trung tâm tim, và kích thước của nó như một hạt đậu nhỏ và màu trắng ở trên, màu đỏ ở dưới. Nó được gọi là giọt Bất khả hủy diệt, vì nó kéo dài cho đến khi chết. Cơn gió Thọ mạng rất tinh tế ngự bên trong nó, và lúc chết, tất cả những cơn gió cuối cùng hòa tan vào nó, ngay lúc ấy, sự hiển lộ ánh sáng trong suốt của cái chết bắt đầu hiện ra.
Sinh lý của cái chết xoay quanh sự thay đổi của những làn gió, kênh và giọt. Phụ thuộc tâm lý, tùy theo hiện trạng là ý thức thô và tế khác nhau dựa vào những làn gió, giống như một kỵ sĩ trên lưng ngựa, giải tán hoặc mất khả năng phục vụ của chúng như là cơ sở của ý thức bao gồm sự thay đổi căn bản trong kinh nghiệm của ý thức.
Cái chết bắt đầu với việc giải thể theo trình tự của các làn gió liên quan đến bốn yếu tố (đất, nước, lửa và không khí). “Đất” bao gồm các yếu tố cứng của cơ thể như xương, và sự tan rã của gió kết hợp với nó, có nghĩa là yếu tố của gió không còn khả năng phục vụ như là một điều kiện hòa hợp hoặc làm cơ sở cho ý thức. Như một hệ quả giải thể của nó, năng lực của gió kết hợp với “nước” (các yếu tố chất lỏng (dịch) của cơ thể) để hoạt động như một sự kết nối cho ý thức trở thành linh hoạt hơn. Sự tạm ngừng các khả năng này trong một yếu tố và sự biểu hiện lớn hơn của nó trong cái khác được gọi là “giải thể” – do đó, nó không phải là một sự kiện của đất thô hòa tan vào trong nước.
Đồng thời với việc giải thể yếu tố đất, bốn yếu tố khác hòa tan (xem biểu đồ 1), kèm theo các dấu hiệu bên ngoài (biểu lộ thông thường đối với nhiều người) và một dấu hiệu bên trong (kinh nghiệm bên trong của người sắp chết). Cùng được lặp đi lặp lại theo thứ tự nối tiếp trong ba yếu tố khác (xem Biểu đồ 2-4), tương ứng với các dấu hiệu bên ngoài và bên trong.
|
||
Nhân tố giải thể |
Dấu hiệu bên ngoài |
Dấu hiệu bên trong |
yếu tố đất |
thân thể trở nên mỏng manh, tay chân rã rời; có cảm giác rằng thân thể đang chìm dưới đất. |
|
hình thái biểu hiện chung |
tay chân trở nên nhỏ hơn, thân thể yếu đuối và mất khả năng. |
|
trí tuệ căn bản như kiếng soi-basic mirror-like wisdom (ý thức hằng ngày của chúng ta cảm nhận một cách rõ ràng nhiều đối tượng cùng một lúc) |
cái thấy trở nên mờ và tối. |
sự xuất hiện của những ảo ảnh. |
nhãn thức |
không thể mở hoặc nhắm mắt |
|
màu sắc và hình dáng |
màu sắc của thân giảm xuống; sức mạnh của người ta bị tiêu hụt. |
|
. BIỂU ĐỒ 2: CHU KỲ THỨ HAI CỦA SỰ GIẢI THỂ ĐỒNG THỜI |
||
Nhân tố giải thể |
Dấu hiệu bên ngoài |
Dấu hiệu bên trong |
yếu tố nước |
nước miếng, mồ hôi, nước tiểu, máu và các chất lỏng khô cạn |
|
chức năng của cảm thọ (lạc thọ, khổ thọ và vô ký) |
thân thức không còn kinh nghiệm ba loại cảm thọ đi cùng với giác quan nhận thức. |
|
trí tuệ căn bản đồng đẳng-basic wisdom of equality (ý thức hằng ngày của chúng ta nhận biết về lạc thọ, khổ thọ và vô ký thọ như những cảm giác) |
không còn nhận biết đối với cảm thọ cùng với nhận thức |
sự xuất hiện của làn khói |
nhĩ thức |
không còn nghe âm thanh bên trong hoặc bên ngoài. |
|
âm thanh |
tiếng ‘ur’ trong lỗ tai không còn phát ra |
|
. BIỂU ĐỒ 3: CHU KỲ THỨ BA CỦA SỰ GIẢI THỂ ĐỒNG THỜI |
||
Nhân tố giải thể |
Dấu hiệu bên ngoài |
Dấu hiệu bên trong |
yếu tố lửa |
người ta không thể tiêu thụ thức ăn hoặc thức uống |
|
chức năng phân biệt |
không còn nhận biết được công việc của những người thân cận |
|
trí tuệ căn bản phân biệt-basic wisdom of analysis (ý thức hằng ngày của chúng ta nhận biết đối với những tên cá nhân, mục đích và vân vân của người thân) |
không còn nhớ tên của người thân. |
sự xuất hiện của những tia đom đóm lửa trong làn khói |
tỷ thức |
thở vào yếu đuối, thở ra mạnh và dài |
|
mùi hương |
không thể ngửi được |
|
. BIỂU ĐỒ 4: CHU KỲ THỨ TƯ CỦA SỰ GIẢI THỂ ĐỒNG THỜI |
||
Nhân tố giải thể |
Dấu hiệu bên ngoài |
Dấu hiệu bên trong |
yếu tố gió |
mười làn gió di chuyển đến tim; hơi thở ra và vào chấm dứt. |
|
chức năng của các hợp nhân |
không thể thực hiện những động tác vật lý. |
|
trí tuệ căn bản thực hiện hoạt động- basic wisdom of achieving activities (ý thức hằng ngày của chúng ta nhận biết về bên ngoài, phương hướng , và vân vân) |
không còn nhận biết các hoạt động thế giới bên ngoài, các mục đích và vân vân |
sự xuất hiện của môt cây đèn bơ bập bùng như hướng ra bên ngoài |
thiệt thức |
lưỡi trở nên mỏng và ngắn; đầu lưỡi trở thành màu xanh |
|
vị giác |
không còn cảm giác của lưỡi |
|
thân thức và các chủ thể hữu hình |
không còn khả năng nhận thức về mềm hay thô |
|
. BIỂU ĐỒ 5: CHU KỲ THỨ NĂM ĐẾN THỨ TÁM CỦA SỰ GIẢI THỂ |
||
Nhân tố giải thể |
Nguyên nhân xuất hiện |
Dấu hiệu bên trong |
CHU KỲ THỨ NĂM |
||
quan niệm thứ tám mươi |
những làn gió ở kênh tuyến bên phải và bên trái phía trên trái tim nhập vào trung tâm tuyến trên đỉnh đầu |
trước tiên, môt ngọn đèn bơ cháy; tiếp đó, hiện ra khoảng trống tràn đầy ánh sáng màu trắng |
CHU KỲ THỨ SÁU |
||
ý nghĩ thuộc về sự xuất hiện sắc trắng |
những làn gió ở kênh tuyến bên phải và bên trái phía dưới trái tim nhập vào trung tâm tuyến ở cột xương sống |
khoảng trống rất rõ ràng tràn đầy ánh sáng màu đỏ |
CHU KỲ THỨ BẢY |
||
ý nghĩ thuộc về sự tăng trưởng sắc đỏ |
những làn gió phía trên và phía dưới trái tim cùng tập hợp vào tim; rồi những làn gió nhập vào giọt nhỏ ở tim |
đầu tiên, khoảng trống tràn đầy bóng đen mỏng manh; sau đó đương sự dường như hoang mang bất tỉnh |
CHU KỲ THỨ TÁM |
||
ý nghĩ thuộc về sự tiếp cận sắc đen |
tất cả làn gió tan vào cơn gió Thọ mạng rất vi tế trong giọt nhỏ Bất khả hoại diệt ở trái tim |
trạng huống hoàn toàn trống rỗng rất rõ ràng về sự xuất hiện của sắc trắng, sắc đỏ và sắc đen – ý nghĩ về ánh sáng của cái chết rõ ràng |
(Biểu đồ ở trên được trích từ sách “Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism” by Lati Rinbochay and Jeffrey Hopkins)
Với sự diễn biến của chu kỳ thứ năm khi tâm thức bắt đầu giải thể, trong giác quan dạng thô hơn ngừng hoạt động và những tâm tưởng tinh tế hơn thì biểu hiện. Đầu tiên, khái niệm chấm dứt, tan vào một ý tưởng của sự xuất hiện màu trắng. Ý tưởng khá tinh vi này, nó chỉ là một khoảng trống không tràn đầy bởi ánh sáng trắng xuất hiện, là sự giải thoát từ khái niệm vật thể thô. Tiếp tục, nó hòa tan vào một cái tâm tưởng cao độ biểu hiện màu đỏ, sau đó nó tan vào một tâm tưởng biểu hiện màu đen. Ở điểm này tất cả sự xuất hiện là một khoảng trống không tràn đầy bởi bóng đen, trong lúc này đương sự hoàn toàn trở nên bất tỉnh. Đây là thời điểm xóa hết tất cà, để lại một sự trống rỗng hoàn toàn (tâm tưởng về ánh sáng rõ ràng), thoát khỏi sự xuất hiện từ sắc trắng, sắc đỏ và sắc đen (xem biểu đồ 5). Đây là tầm nhìn cuối cùng của cái chết.
Sự mô tả của những thị kiến bên trong khác nhau có liên quan chặt chẽ với các tài liệu về kinh nghiệm Cận tử. Những người đã có một kinh nghiệm gần kề cái chết thường mô tả sự di chuyển từ bóng tối (ví dụ như một đường hầm đen) hướng đến một ánh sáng rực rỡ, hòa bình, yêu thương. Một sự nghiên cứu toàn diện so sánh những kinh nghiệm cái chết và gần kề cái chết của người Tây Tạng và người Âu-Mỹ đã cho thấy nhiều điểm tương đồng của cả hai (Carr, 1993). Mặc dù trong những sự so sánh như thế, tình trạng này phải được thực hiện bởi vì kinh nghiệm Cận tử không phải là cái chết thực tế, đó là, khi ý thức vĩnh viễn rời khỏi cơ thể.
Khi hơi thở bên ngoài đã chấm dứt trước một thời gian (trong chu kỳ thứ tư), từ quan điểm này, điểm chết thật sự không có liên quan đến sự chấm dứt của hơi thở bên ngoài, nhưng với sự xuất hiện thuộc về tâm trí của ánh sáng rõ ràng. Một người có thể vẫn còn trong trạng thái trống không sáng suốt cho đến ba ngày, sau đó (nếu cơ thể không bị tàn phá bởi bệnh tật) các dấu hiệu bên ngoài của những giọt chất lỏng màu đỏ hoặc màu trắng nổi lên từ mũi và bộ phận sinh dục xảy ra, điều này biểu thị rằng ý thức đã rời khỏi thân xác.
Các dấu hiệu khác của ý thức rời khỏi cơ thể 1) khi tất cả hơi nóng đã rời khỏi trung tâm vùng tim (ở trung tâm của ngực), 2) cơ thể bắt đầu có mùi hoặc phân hủy, 3) một sự nhận thức tinh tế rằng ý thức đã ra đi và cơ thể trở nên giống như ‘một cái vỏ trống rỗng’, 4) sự suy thoái của cơ thể mà một hành giả đã ngồi thiền định sau khi dừng của hơi thở. Nói chung, Phật tử cần phải biết rằng cơ thể không được di chuyển để xử lý trước khi một hoặc nhiều dấu hiệu này xảy ra, bởi vì khi đó tâm thức vẫn còn trong cơ thể và bất kỳ xử lý bạo lực đối với nó có thể làm xáo trộn tiến trình kết thúc của cái chết. Một vi Tăng hay Ni hoặc một người bạn đạo cần được mời đến trước khi cơ thể được di chuyển để làm lễ cầu nguyện và các thủ tục được tiến hành phù hợp.
Khi không còn nhìn thấy ánh sáng trong suốt nữa, ý thức rời khỏi cơ thể và qua bảy giai đoạn khác của sự giải thể (tiến gần màu đen, màu đỏ gia tăng …) theo thứ tự ngược. Khi tiến trình đảo ngược này bắt đầu, người chết được tái sinh vào một trạng thái trung gian giữa cuộc sống, với một cơ thể tinh tế có thể di chuyển ngay lập tức bất cứ nơi nào họ thích, họ di chuyển xuyên qua các vật thể cứng v.v…, trong cuộc hành trình của mình đến địa điểm tiếp theo của sự tái sinh.
Trạng thái trung ấm có thể kéo dài từ một khoảnh khắc tới bảy ngày, tùy thuộc vào nơi tái sinh được tìm thấy có phù hợp hay không. Nếu một người không tìm thấy được phải trải qua tiến trình”tiểu tử” (cái chết nhỏ), kinh nghiệm với tám dấu hiệu của cái chết như đã được mô tả trước đây (nhưng rất ngắn). Người ấy đạt được kinh nghiệm tám dấu hiệu lần nữa của quá trình ngược lại và được tái sinh trong một trạng thái trung ấm thứ hai. Điều này có thể xảy ra tổng cộng bảy lần sinh trong trạng thái trung ấm (tổng cộng 49 ngày) trong thời gian ấy nơi tái sinh phải được tìm thấy.
“Cái chết nhỏ” (tiểu tử) xảy ra giữa các trạng thái trung ấm hoặc trước khi tái sinh được so sánh với kinh nghiệm qua tám dấu hiệu (từ thị lực ảo tưởng với ánh sáng trong suốt) khi đi vào giấc ngủ sâu hoặc khi ra khỏi một giấc mơ. Tương tự như vậy, khi bước vào một giấc mơ hay khi thức tỉnh từ giấc ngủ, tám dấu hiệu của tiến trình đảo ngược ấy được nhận thấy.
Các trạng thái của sự tăng trưởng tinh tế trong lúc chết và tăng trưởng thô hơn trong quá trình tái sinh cũng có trong kinh nghiệm khi ngất xỉu và cực khoái cũng như trước và sau khi ngủ hoặc trong giấc mộng, mặc dù không thể hiện hoàn toàn. Đó là sự cực kỳ tinh tế và rõ ràng của tâm trong khoảng tiến trình chết và khiến nó có giá trị để sử dụng cho việc thực hành thiền định được thuận lợi, và lý do tại sao điều hệ trọng như thế được đưa vào Phật giáo. Những hành giả có kinh nghiệm cao thường sẽ ở trong ánh sáng thiền định trong suốt trong vài ngày sau khi đã ngừng thở, thâm nhập trong những cảnh giới thiền định cấp cao, và có thể đạt được giải thoát vào thời điểm này.
Quan điểm Phật giáo là mỗi chúng sinh có một dòng tâm tương tục di chuyển từ đời này sang đời khác. Mỗi chúng sinh đã có vô số kiếp trước và sẽ còn tiếp tục tái sinh mãi mãi không ngừng trừ khi người ấy phát triển tâm của mình đến cao điểm giống như những hành giả Du Già đã đề cập ở trên, người ấy đạt được sự kiểm soát tiến trình này. Khi dòng ý thức hoặc tâm di chuyển từ đời này sang đời khác, nó mang theo những những dấu ấn hoặc tiềm năng của nghiệp từ những kiếp trước. Nghiệp (Karma) có nghĩa là “hành động”, và tất cả các hành động của thân, khẩu và ý để lại một dấu ấn trên dòng tâm. Những nghiệp này có thể là tiêu cực, tích cực hoặc trung tính, tùy thuộc vào hành động. Chúng nó có thể chín muồi vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai bất cứ khi nào các điều kiện phù hợp (đủ duyên). Những hạt giống hoặc dấu ấn của nghiệp không bao giờ bị mất.
Vào lúc chết (tầng ánh sáng rõ ràng) ý thức (tâm rất tinh tế) rời khỏi cơ thể và người ta chuyển sang thân của một trạng thái trung gian (thân trung ấm). Họ ở trong hình thể mà họ sẽ có trong cuộc sống tiếp theo của họ (một số kinh văn nói rằng cuộc sống trước đó) nhưng trong một hình dạng tinh tế hơn là thô phù. Như đã đề cập trước, nó có thể mất đến 49 ngày để tìm một nơi thích hợp của sự tái sinh. Sự tái sinh này được thúc đẩy bởi nghiệp và là không kiểm soát được. Trong kết quả nghiệp của trạng thái trung ấm sẽ tương ứng với cha mẹ tương lai của nó. Thân thức trung gian này thấy sự xuất hiện huyền ảo về cha mẹ tương lai của mình đang giao hợp. Nó bị rơi xuống nơi này bởi lực hấp dẫn với cha (mẹ) khác giới tính của nó , và chính sự ham muốn này mà tâm thức trung ấm nhập vào trứng đã thụ tinh. Điều này xảy ra ngay (hoặc gần) thời điểm thụ thai và sự sống mới đã bắt đầu.
Thân Trung ấm sẽ không nhất thiết phải được tái sinh như một con người. Phật giáo trình bày sáu cõi mà chúng sinh có thể tái sinh vào, gồm cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ (ma đói), cõi súc sinh, cõi người, cõi thần A tu la và cõi trời (sura). Kinh nghiệm của chúng sinh trong những cảnh giới này có thể lên xuống từ sự đau khổ khủng khiếp trong các cõi địa ngục cho đến các thú vui bất tận trong các cõi trời. Tuy nhiên, tất cả sáu cõi được coi như không phải là nơi quy hướng đối với các hành giả có tu tập bởi vì còn lẩn quẩn trong vòng luân hồi, dù là cảnh giới cao, người ta có thể một ngày nào đó rơi xuống cõi giới thấp hơn. Vì vậy, mục đích của người tu hành là để phát triển tâm linh của mình đến một trạng thái nơi ấy sự tái sinh được chấm dứt, như đã đề cập ở trên. Hành giả nhận ra rằng tất cả sự tồn tại của sáu cõi rốt cuộc cũng nằm trong trong bản chất của đau khổ, do đó họ mong ước giải thoát hẳn ra khỏi chúng.
Trạng thái của tâm vào lúc chết được coi là vô cùng quan trọng, bởi vì giai đoạn này đóng một phần thiết yếu trong tình trạng đi tái sinh. Đây là một trong những lý do tại sao những người tự tử được xem là rất đáng tiếc đối với Phật giáo, bởi vì tâm trạng của người tự tử thường là trầm cảm và tiêu cực, và có thể đẩy họ vào sự tái sinh ở các cảnh giới thấp hơn. Ngoài ra, nó không kết thúc sự đau khổ, nó chỉ trì hoãn sự đau khổ đến đời sống khác.
Khi xem xét tình trạng tinh thần đối với người sắp chết, có thể ứng dụng để phân chia thành nhiều loại khác nhau, bởi vì các thể loại ý tưởng mà họ đang là sẽ xác định chiều hướng thuận lợi để sử dụng. Các loại này là: 1) dù người đó là có thể nhận biết hoặc không có khả năng nhận biết, 2) và dù họ có một niềm tin tôn giáo hay không. Trong điều kiện của thể loại đầu tiên, nếu người đó có thể nhận biết họ có thể tự mình thực hành hoặc ai đó có thể giúp họ, nhưng nếu không có thể nhận thức được thì người khác phải hướng dẫn họ thực hành. Đối với thể loại thứ hai, nếu một người có niềm tin tôn giáo cụ thể, họ có thể tự thực tập để giúp mình. Nhưng nếu họ không có niềm tin, họ vẫn cần phải được khuyến khích để có suy nghĩ tích cực/đạo đức vào lúc chết, chẳng hạn như lời nhắc nhở họ về những điều tích cực mà họ đã làm trong cuộc sống của họ.
Đối với những hành giả có niềm tin, điều này là hữu ích để khuyến khích họ có những suy nghĩ như tình thương, lòng từ bi, nhớ đến vị thầy tâm linh của họ. Hay hơn, nên có một hình ảnh trong phòng như Đức Phật, Chúa Jesus, Mẹ Maria, hoặc một số đồ vật Tôn giáo khác có thể có ý nghĩa cho người sắp chết. Có thể có lợi ích cho những người sắp chết khi đọc những lời kinh cầu nguyện, trì tụng các câu thần chú v.v…có thể là tụng thầm hoặc lớn tiếng, bất cứ điều gì có vẻ thích hợp nhất.
Tuy nhiên, có một sự rất nhạy cảm với nhu cầu của người sắp chết, điều quan trọng nhất là phải giữ cho tâm trí của người ấy hạnh phúc và bình tĩnh. Không nên làm gì (bao gồm cả việc thực hành nghi lễ) nếu điều này làm cho người sắp chết bị khó chịu hoặc bị kích thích. Có một quan niệm phổ biến rằng cách hay nhất là đọc “The Book of the Dead (Tạng Thư Chết)” cho người sắp chết ấy, nhưng nếu người ấy không quen thuộc với các vị Bồ tát và sự thực hành cụ thể chứa trong đó thì điều này hầu như không có thể chứng minh nhiều sự lợi lạc.
Bởi vì tiến trình chết rất ư quan trọng, tốt nhất là không làm phiền người sắp chết với những tiếng ồn hoặc thể hiện cảm xúc. Bày tỏ sự quyến luyến và bám víu vào người sắp chết có thể gây xáo trộn tâm trí và tiến trình chết, vì vậy, để hỗ trợ tinh thần cho người sắp chết ra đi, khuyến khích họ chuyển đến đời sống tiếp theo với tâm không lo sợ. Điều quan trọng là không chối bỏ cái chết hay đẩy nó đi, chỉ là với người sắp chết giúp họ có đầy đủ khả năng và cởi mở, cố gắng để có một sự chia sẻ cởi mở và sâu sắc về sự sợ hãi, nỗi đau, niềm vui, và tình thương v.v…của người sắp chết đó.
Như đã đề cập ở trên, khi một người đang hấp hối, tâm trí của họ trở nên tinh tế hơn, và nhiều cởi mở hơn với sự tiếp nhận những lời khuyên nhủ tinh thần từ những người gần gũi với họ. Vì vậy, sự giao tiếp và cầu nguyện trong im lặng có thể rất hữu ích. Không cần thiết để nói chuyện nhiều. Người sắp chết có thể được khuyến khích để đi vào ánh sáng, vào tình yêu của Đấng Chí tôn v.v…(điều này có thể là lời nói hoặc tinh thần).
Nó có thể rất lợi ích khi khuyến khích người sắp chết thực hành quán niệm hơi thở để buông đi những tạp niệm và tập trung vào sự chuyển động của hơi thở. Điều này có thể trợ lực cho việc phát triển sự định tĩnh, kiểm soát cơn đau, để chấp nhận cái chết, và loại bỏ nỗi sợ hãi. Nó có thể giúp người sắp chết tiếp xúc với sự tĩnh lặng và bình an nội tâm của mình và trở về với cái chết của mình. Kỹ thuật thở này có thể ứng dụng đặc biệt khi kết hợp với một câu thần chú, lời kinh cầu nguyện, hoặc sự xác nhận có ý thức (…phần hơi thở vào, phần hơi thở ra).
Một trong các vị Lạt Ma Tây Tạng, ngài Sogyal Rinpoche nói rằng, trong khoảng 21 ngày sau khi chết, người chết ấy có nhiều nối kết với cuộc sống trước đây hơn cuộc sống kế tiếp. Vì vậy, đối với giai đoạn đặc biệt này, những người thân thuộc có thể được khuyến khích để tiếp tục duy trì thông tin liên lạc (giao cảm bằng im lặng) với người đã chết – để nói lời tạm biệt, giúp họ hoàn thành công việc dang dở, trấn an người chết, khuyến khích họ buông xả đời sống cũ của mình và bước sang đời sống tiếp theo. Điều này có thể làm yên lòng họ, thậm chí chỉ để nói với người chết với mức độ nào đó để biết rằng họ có thể nhận được tin nhắn của bạn. Tâm linh của người chết ở giai đoạn này vẫn có thể tinh tế và dễ tiếp thu.
Đối với các bậc hành giả chuyên thâm hơn, họ dùng phương pháp di chuyển tâm thức vào thời điểm chết (tiếngTây Tạng: po-wa). Với sự luyện tập, lúc chết, hành giả có thể phóng tâm mình từ trung tâm của trái tim xuyên thẳng lên đỉnh đầu trực tiếp đến cõi Phật thanh tịnh, hoặc tối thiểu đến cõi tái sinh cao hơn. Một người nào đó đã hoàn thiện sự đào tạo này cũng có thể giúp những người khác vào lúc chết để phóng tâm của họ đến một nơi tái sinh tốt lành.
Người Tây Tạng tin rằng nếu khi thần thức rời khỏi cơ thể của người chết xuyên qua đỉnh đầu hoặc từ một phần cao (phía trên) cuả cơ thể, người chết có khả năng tái sinh trong tình trạng tốt. Ngược lại, nếu thần thức rời khỏi thân xác (chỗ nóng cuối cùng) từ một vị trí thấp (phía dưới) của cơ thể, người chết có thể tái sinh trong những cõi thấp. Vì lý do này, khi một người chết người ta tin rằng phần đầu tiên của cơ thể nên được chạm đến là đỉnh đầu. Vị trí của đỉnh đầu này cách chừng tám lóng tay (khoảng một gang tay của người bình thường) đo từ chân tóc phía sau. Rờ hoặc chà xát khu vực này, hoặc nhẹ nhàng vuốt tóc ở đỉnh đầu sau khi một người vừa chết được xem là rất hữu ích và cũng có thể giúp người đó đạt được một sự tái sinh cao hơn. Hoặc những dược liệu phù hộ đặc biệt (dược liệu di chuyển tâm thức/po-wa pills) có thể được đặt trên đỉnh đầu sau khi chết, nó cũng tạo điều kiện tốt cho tiến trình này.
Một khi thần thức đã rời khỏi cơ thể (như đã đề cập ở trên, có thể mất đến ba ngày), thân xác được được bố trí và xử lý như thế nào không quan trọng (gồm cả việc tiến hành khám nghiệm tử thi) vì nó đã trở thành một cái vỏ rỗng, không còn hiệu lực. Tuy nhiên, nếu cơ thể được xử lý trước khi thần thức ra đi, điều này rõ ràng sẽ rất đáng lo ngại cho người đó khi họ đang trải qua giai đoạn cuối cùng của việc giải thể tâm lý.
Điều này được đặt câu hỏi: Có nên hay không đối với việc khuyến khích để hiến tặng các nội tạng sau khi chết. Câu trả lời thông thường của các vị Lạt Ma Tây Tạng cho câu hỏi này là nếu nguyện vọng hiến tặng những nội tạng của một người được thực hiện với sự thúc đẩy của lòng từ bi, như thế bất kỳ sự xáo trộn nào đối với tiến trình chết mà những nguyện nhân này có nhiều tác dụng bởi thiện nghiệp thì có nghĩa rằng người vừa chết đó đang tạo nên bằng hành động của sự bố thí. Trong trường hợp này, có thể nói là người ta có thể chết với một cái tâm tích cực và từ bi.
Một Truyền thống ở miền Tây của Tây Tạng đang trở nên phổ biến là lấy những phần còn lại hy hữu của những vị hành già sau khi qua đời (như tro, tóc, móng tay) và sau đó đặt chúng vào những bức tượng tsa-tsas (tượng Phật làm bằng đất sét hoặc thạch cao) hoặc các bảo tháp (thờ xá lợi, đại diện cho thân, khẩu ý của Đức Phật). Những bảo tháp này tạm thời có thể được giữ trong nhà của ai đó, những vị Trưởng lão sau khi thị tịch có thể được xây dựng bảo tháp trong một khu vườn tưởng niệm. Nơi đây, Phật tử thường tác lễ cúng dường và nhiễu quanh các ngôi bảo tháp này và như thế được cho rằng có phước đức cao đối với người đã mất và những người yêu mến họ.
Ngoài ra còn có các nghi lễ phục vụ cho người đã chết nhằm hướng dẫn người chết xuyên qua các trạng thái trung ấm (trung gian) đi vào một nơi tái sinh tốt đẹp. Nghi lễ này được nói trong “The Tibetan Book of the Dead” (Tạng Thư Chết), hoặc có tựa đề chính xác hơn “Liberation Through Hearing in the Bardo” (Giải Thoát Xuyên Qua Tánh Nghe Ở Thân Trung Ấm).
(Revised January 1995)
Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ
REFERENCES
Carr, Christopher Death and Near-Death: A Comparison of Tibetan and Euro-American Experiences, Journal of Transpersonal Psychology, 1993, Vol 25, No 1 pp 59-110
Fremantle, Francesca and Chogyam Trungpa The Tibetan Book of the Dead: The Great Liberation Through Hearing in the Bardo, Shambhala, Boulder and London, 1975
(or the excellent new translation by Robert A.F. Thurman, Aquarian Press, London,1994)
Kapleau, Philip The Wheel of Life and Death, Doubleday, New York, 1989
Rinbochay, Lati and Jeffrey Hopkins Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism, Rider & Co, London, 1979
Levine, Stephen Healing Into Life and Death, Anchor Press/Doubleday, New York, 1987
Levine, Stephen Who Dies, Anchor Press/Doubleday, New York, 1982
Mackenzie, Vicki Reincarnation: The Boy Lama, Bloomsbury, London, 1988
Mackenzie, Vicki Reborn in the West: The Reincarnation Masters, Bloomsbury, London, 1995
Mullin, Glenn H. Death and Dying: The Tibetan Tradition, Arkana, London, 1986
Sogyal Rinpoche, The Tibetan Book of Living and Dying, Rider, London, 1992
Discussion about this post