Tác giả: Ledi Sayadaw và nhiều Tác giả khác
Dịch giả: Pháp Thông
Lời Giới Thiệu
Lời Người Dịch
Tiểu Sử Các Tác Giả
CHƯƠNG I: nghiệp dưới cái nhìn của người phật tử
NGHIỆP (Kamma) – Francis Story
NGHIỆP VÀ LÝ NHÂN QUẢ – Francis Story
– các phương thức duyên hệ
– lý nhân quả
– nghiệp hoạt động như thế nào?
– tái sinh
– chú niệm trong đời sống và lúc chết
HÀNH ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG – Leonard A.Bullen
NGHIỆP VÀ TỰ DO Ý CHÍ – francis Story
SUY NGHĨ VỀ NGHIỆP, QUẢ CỦA NGHIỆP – Nyanaponika Thera
NGHIỆP LÀ GÌ? – K.Sri Dhammananda
– những quan niệm sai lầm về nghiệp
– kinh nghiệm riêng của chúng ta
– những yếu tố khác hỗ trợ cho nghiệp
– liệu nghiệp có thể thay đổi được không?
– năng lực công bằng
– tái sinh
– tái sinh có thể xảy ra đồng thời với sự chết không?
– sat-na tử
CHƯƠNG II: chánh kiến tường giải – Ledi Sayadaw
PHẦN I
I. ba loại tà kiến
II. Phản bác tiền định kiến
III. phản bác tạo hóa kiến
IV. Phản bác vô nhân kiến
V. giải thích về ba tà kiến
VI. giải thích về pahnr bác tiền định kiến
VII. Giải thích từ Kammassakà (nghiệp sở hữu)
VIII. Ba lĩnh vực chính
IX. giải thích về “Kammassakà”
X. Bác thuyết tạo hóa (Issaranimmà)
XI. phản bác vô nhân kiến
XII. giải thích thêm về Kammassakà-Vàda
XIII. Giải thích về thân kiến (Attà-ditthi)
XIV. những lợi ích của việc đoạn diệt thân kiến
PHẦN II: cái tôi hay tự ngã làm con người xấu xa như thế nào?
– Attā và Anattā
– Asārakaṭṭhena – Anattā: năm uẩn bị chấp lầm là tự ngă
– Asāmikaṭṭhena – Anattā: vô ngă do không có chủ thể
– Avasavattanaṭṭhena – Anattā: vô ngă do không theo ý muốn
– Giải thích vắn tắt về ngã sở (Anattaniya)
– Ảo tưởng về ngã sở do điên đảo (Vipāllasa)
– bậc thánh và thánh vức (Ariya Bhūmi)
– năm loại chánh kiến (Sammā-diṭṭhi)
– để có danh sắc phân tích trí (Nāma-rūpa-pariggaha-ñāṇa)
– để có nhân duyên phân biệt trí (Paccaya-pariggaha-ñāṇa)
– làm thế nào để đắc minh sát tuệ
– HỎI VÀ ĐÁP VỀ NGHIỆP – Ledi Sayadaw
CHƯƠNG III: quy luật vận hành của nghiệp
NGHIỆP VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO – Sayadaw U Sīlānanda
– phân loại nghiệp
– phản tỉnh về nghiệp
– phần hỏi và đáp
– tìm hiểu quy luật vận hành của nghiệp
CHƯƠNG IV: nghiệp phân tích theo vi diệu pháp – Dr. Mehm Tin Mon
I. nghiệp bốn loại phân theo phận sự
II. nghiệp bốn loại phân theo ưu tiên cho quả
III. nghiệp bốn loại phân theo thời gian cho quả
IV. nghiệp bốn loại phân theo nơi quả nghiệp xảy ra
CHƯƠNG V: nghiệp và quả
MỘT SỐ GIẢI THÍCH VỀ NGHIỆP – Ashi Janakabhivamsa
CHƯƠNG VI: Mười phước nghiệp sự (Puññkiriyā – Vattthus)
1. Bố thí (Dāna)
2. Giữ giới (Sīla)
3. tu thiền (Bhāvanā)
4. Cung kính (Apacāyana)
5. Phục vụ (Veyyāvacca)
6. hồi hướng công đức (chia phước) (Pattidāna)
7. tùy hỷ công đức (Pattānumodana)
8. thính pháp (Dhammasavana)
9. thuyết pháp (Dhammadesanā)
10. tri kiến chân chánh (Diṭṭhijukamma)
CHƯƠNG VII: các tiến trình tâm cận tử
bốn nguyên nhân của sự chết
những trường hợp chết phi thời
tầm quan trọng của phút giây cuối cùng
ba loại đối tượng
nghiệp xuất hiện như đối tượng như thế nào?
nghiệp tướng xuất hiện như thế nào?
thú tướng xuất hiện như thế nào?
sự biểu lộ trên khuôn mặt
sự biểu hiện qua lời thì thào
các loại thú tướng khác
giúp cho cảnh tốt xuất hiện
Tâm tái sinh xuất hiện như thế nào?
Hai tà kiến
chánh kiến
kết kuận
CHƯƠNG VIII: tái sinh
tính chất của tái sinh, kiết sinh (Patisandhi)
bốn loại kiết sinh
ba điều kiện cần thiết cho kiết sinh
một vài trường hợp kỳ lạ
Kalala – chất lỏng trong suốt
sự hỗ trợ của tinh dịch và noãn châu
bốn loại người
tám loại thánh nhân
nghiệp là cha mẹ đích thực của chúng ta
Kết luận
HỎI – ĐÁP VỀ NGHIỆP – QUẢ CỦA NGHIỆP – Nina Van Gorrkom
CHÁNH KIẾN VÀ NGHIỆP
Kính dâng:
Hòa Thượng Hộ Tông
Cùng Các Bậc Tiền Bối Phật Giáo Nguyên Thủy
Lời Giới Thiệu
Nghiệp là một đạo lý vô cùng quan trọng và hết sức tế nhị trong Giáo Pháp Đức Phật, đến nỗi Ngài cảnh báo rằng đó là vấn đề bất khả tư nghì, không nên suy nghĩ quá xa về sự vận hành của nó. Bởi vì chính những suy luận chủ quan đã gây biết bao hiểu lầm về định luật độc đáo mà Đức Phật đã giác ngộ và khai thị này. Tuy nhiên, trên mặt lý, nếu không nêu rõ một số nét khái quát và cương yếu thì lại càng gây hiểu lầm nhiều hơn, nên trong Giáo Điển Phật Giáo Nguyên Thuỷ Đức Phật đã giảng giải đạo lý về nghiệp một cách rõ ràng minh bạch đủ để chúng ta học hỏi, chiêm nghiệm mặt sự của chân lý này.
Có điều định luật (niyama) chi phối sự vận hành của vũ trụ và đời sống con người như luật về sinh học (bija), thời tiết (utu), lý hoá (dhamma), tâm thức (citta), và nghiệp lực (kamma), riêng đối với loài hữu tinh, trong đó có con người, thì định luật về nghiệp là quan trọng hơn cả, nói lên tính đạo đức, tính khoa học, tinh thần trách nhiệm, ý chí tự do và nhiều phương tiện nhân bản khác.
Chính vì không thông suốt định luật nhân quả nghiệp báo này mà con người tự gây cho mình và xã hội biết bao đau thương khổ luỵ, rồi lại đổ cho trời đất, tha nhân hoặc gán cho những điều kiện khách quan bên ngoài. Nhưng khi người nào đã thấu rõ định luật này từ sự quan sát, chiêm nghiệm đời sống một cách sâu sắc thì không những có thể tự vượt qua khổ đau, tự hoàn thiện chính mình mà còn đem lại nhiều lợi lạc cho cộng đồng xã hội.
Không chỉ những người theo Đạo Phật mà những người nghiên cứu Phật học khách quan nhất cũng cần phải nắm vững đạo lý về nghiệp, một phần cốt lõi của nguyên lý Bốn Sự Thật Vi Diệu (Ariya Sacca), thì mới không nhầm lẫn tôn chỉ uyên nguyên của con đường Giác Ngộ Giải Thoát.
Tập sách Chánh Kiến và Nghiệp được viết bởi những tác giả có uy tín trong văn nghiệp Phật học uyên thâm của họ, dựa trên Tam Tạng Kinh Điển Pāḷi nguyên thuỷ cổ xưa nhất của Văn Học Phật Giáo, là tài liệu phong phú và đáng tin cậy cho những ai muốn nghiên cứu sâu xa về đạo lý quan trọng này.
Tôi xin trân trọng giới thiệu đến quí vị bản dịch của Sư Pháp Thông, một dịch giả đã cống hiến cho người đọc nhiều kinh sách có giá trị.
Tổ Đình Bửu Long, Mùa An cư 2550.
Phó Ban Thiền Học Phật Giáo Nguyên Thủy
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
Tỳ Khưu Viên Minh
Lời Người Dịch
Con đường tu tập,dù khởi đi từ đâu – bố thí, trì giới hay tu thiền – thì sự hiểu biết về nghiệp và quả của nghiệp cũng là điều quang trọng.Không có sự hiểu biết này, chắc chắn chúng ta không thể có tinh thần trách nhiệm cá nhân, tinh thần tự lực, tự tin, tự chế, sự nhẫn nại và sức mạnh cần thiết, để thực hiện một sự tu tập đúng nghĩa.
Thậm chí, có khi chúng ta còn rơi vào tà kiến là đằng khác!
Chánh kiến đầu tiên trong năm loại chánh kiến đưa đến giải thoát là “Chánh kiến về nghiệp” (Kammassakatā sammādiṭṭhi ). Theo Ngài Ledi Sayadaw: “Người có trí tuệ phát sinh từ chánh kiến về nghiệp này – Sẽ thoát khỏi các loại tà kiến.Vì họ tin chắc rằng, sự thanh tịnh hay không thanh tịnh tuỳ thuộc nơi họ, không ai có thể làm cho họ thanh tịnh hay ô nhiễm được”. Tuy nhiên,có được chánh kiến ấy không phải là dể. Nghiệp vận hành trong dòng chảy mênh mông của không gian và thời gian,dù công bằng nhưng bất định,vì bản chất của nó cũng vô thường và chịu tác động của quy luật duyên sanh như các pháp hữu vi khác.
Nếu chỉ nhìn vào những hiện tượng bất công của xã hội – người tham lam,tàn ác thì được giàu sang khoẻ mạnh, trong khi người hiền lương thật thà lại phải chịu cảnh nghèo khốn, tai ương… thì có lẽ niềm tin của chúng ta nơi nghiệp và quả của nghiệp cũng sẽ lung lay ngay. Nhưng, nếu chúng ta cố gằng hiểu nó trong tương quan nhân quả ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai và nhất là chúng ta có niềm tin nơi những lời của Đức Phật dạy, thì chắc chắn chúng ta không lấy làm lạ về điều đó. Hơn nữa, chính vì nghiệp không phải là thuyết định mệnh và vì khả năng có thể thay đổi của nghiệp quả, nên cơ hội tu tập giải thoát mới thành khả dĩ.Tất nhiên, còn biết bao lúng túng và khó hiểu nữa chúng ta có thể đặt ra về nghiệp, cần có sự giải thích thỏa đáng.Và đó cũng là mục đích của chúng tôi khi biên dịch tập sách nầy.
Cũng xin nói rõ ở đây rằng “Chánh kiến và nghiệp” không phải là một cuốn sách được biên soạn theo đúng nghĩa là một cuốn sách, nghĩa là có bố cục và trình bày lô-gic hẳn hoi.Mà đây chỉ là một số cố gắng sưu tầm và trích dịch những bài giảng hoặc tiểu luận có liên quan đến nghiệp của các bậc Đại Sư đáng tin cậy trong lãnh vực Phật Học. Cho nên, người đọc có khi gặp phải những vấn đề hai hay ba tác giả cùng đề cập tới hoặc những vấn đề mà tác giả nầy xem trọng, trong khi những tác giả khác lại không nói đến hoặc nói một cách chung chung. Trong những trường hợp như vậy người đọc phải hiểu rằng những phần chính mà ai cũng đề cập là y cứ vào giải thích trong kinh điển, còn lại là sự kiến giải riêng của mỗi vị – Riêng phần phân tích nghiệp theo Vi Diệu Pháp, sở dĩ chúng tôi cho vào đây là vì trên nguyên lý cùng tột, nghiệp chính là Tâm, như Đức Phật tuyên bố: “Tư Tâm Sở (Cetāna) là nghiệp,do có chú ý làm, người ta mới thực hiện các hành động bằng thân và khẩu”. Mọi cố gắng giải thích về nghiệp mà bỏ qua tâm (động lực chính trong việc tạo nghiệp) sẽ là một điều thiếu sót và không thuyết phục. Dĩ nhiên, dù có luận bàn bao nhiêu cũng không sao thỏa mãn hết được những điều chúng ta muốn biết về nghiệp và quả của nghiệp. Vì nếu không như thế Đức Phật đã không tuyên bố “Quả của nghiệp là điều bất khả tư nghì!”
Cuối cùng, như các dịch phẩm trước, cuốn sách này được hoàn thành là nhờ sự đóng góp của nhiều người.Qua đây, chúng tôi chân thành cảm niệm công đức của:
– Upāsika Như Pháp, Nguyên Đài, Hạnh Hoa và bé Nam trong việc đánh vi tính bản thảo, nhất là Upāsika Như Pháp đã tận tình sữa chữa và trình bày cho cuốn sách.
– Gia đình Hoàng Sơn và Kim Loan đã thiết kế bìa, sửa chữa lần cuối cùng, xin giấy phép và liên hệ in ấn để xuất bản cuốn sách nầy.
– Chư Phật Tử gần xa, đã đóng góp tịnh tài giúp chúng tôi thực hiện việc phổ biền kinh sách được rộng rãi hơn.
Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo luôn gia hộ cho quý Phật tử được An vui và Tấn Hoá trên bước đường Tu Tập Giải Thoát.
Cầu mong cho tất cả chúng sinh được An Vui – Hạnh Phúc.
Thiền Viện Viên Không
Đầu mùa An cư 2550 (2006 DL )
Tỳ Khưu Pháp Thông
Tiểu Sử Các Tác Giả Trong Cuốn Sách Này
Mahāthera Ledi Sayadaw (1846-1923), Miến Điện. Aggamahāpandita, D.Litt.
Đại Trưởng lão Thiền sư Ledi Sayadaw, bậc Đại Hiền trí (Aggamahāpandita) của Miến Điện, là hình ảnh nổi bật của thời đại này. Ngài đã viết bằng tiếng Pāli cũng như tiếng Miến Điện hơn 70 đầu sách loại Dīpāni (một loại sách giảng giải chi tiết về các pháp). Sự nghiệp to lớn của Ngài đã góp phần vào việc hoằng dương chánh pháp, nhất là giới thiệu Phật giáo Nguyên thủy sang các nước Tây Phương. Ngài còn là bậc thiền sư khả kính. Dòng thiền của Ngài hiện nay còn nhiều vị rất nổi tiếng, thiền sư S.N Goenka là một trong số đó.
Ashin Janakabhivamsa (1900-1977), Miến Điện. Aggāmahāpandita.
Đại Trưởng lão Janakabhivamsa, bậc Đại Hiền trí của Miến Điện, một bậc thầy nghiêm minh giới luật có hơn 500 đệ tử Tỳ-khưu cũng như Sadi noi theo tấm gương của Ngài.
Ngài là cố vấn quan trọng trong Đại hội kết tập kinh điển lần thứ 6 tại Miến Điện. Số sách Ngài viết lên đến 74 cuốn, trong đó 11 cuốn về văn phạm Pāli, 14 cuốn về Luật (Vinaya), 14 cuốn về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), 8 cuốn về Kinh tạng (Suttanta Pitaka) và 24 cuốn về các đề tài khác liên quan đến mọi phương diện của Giáo Pháp. Lối viết của Ngài rất bình dị và thực tế, giúp ích rất nhiều cho hàng Phật tử, cả tăng lẫn tục. Phần trích dẫn về nghiệp trong cuốn sách này nằm trong cuốn “Abhidhamma in daily life” (Vi diệu pháp trong cuộc sống hàng ngày) đã minh chứng cho điều đó.
Sayadaw U Sīlānanda (…-2005), Miến Điện.
Thọ giới Tỳ khưu từ năm 1947, Ngài vừa là một Pháp sư nổi tiếng (Dhammācariya), vừa là một Thiền sư tài đức. Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ 6 tại Miến Điện, Ngài là người biên soạn Từ điển Tam Tạng Pāli-Miến và là một trong những người biên tập giai đoạn cuối cùng của kinh tạng Pāli, Chú giải và Phụ chú giải.
Kể từ khi đến Hoa Kỳ năm 1979 (theo sự chỉ định của Thiền sư Mahāsī Sayādaw) Ngài đã dạy thiềnVipassanā, Vi diệu pháp và các phương diện khác của Phật giáo Nguyên thủy, đồng thời Ngài còn hướng dẫn nhiều khóa thiền ở khắp nước Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu và Châu Á. Ngài được mọi người yêu mến và kính trọng như một vị thầy thiện xảo, nhẫn nại và đầy lòng bi mẫn.
Trưởng lão K.Sri Dhammananda (1919-…), Tích Lan.
Cuộc đời Ngài gắn liền với việc học và hoằng dương chánh pháp. Chỉ tính từ khi sang Maylaysia năm 1952 để hoằng pháp đến nay, số sách Ngài viết cũng đã gần 60 cuốn. Phần lớn những sách Ngài viết đáp ứng được nhu cầu học Phật thực tiễn trong thời đại ngày nay.
Trưởng lão Nyanaponika Thera
Ngài sinh năm 1901 tại Đức và trở thành một nhà sư Phật giáo cư trú ở Sri Lanka (Tích Lan) từ năm 1936. Ngài là một trong những người sáng lập ra BPS (The Buddhist Publication Society-Hội xuất bản Phật giáo) và là chủ tịch đầu tiên của Hội cho đến năm 1988. Ngài là tác giả của nhiều tác phẩm Phật học bằng tiếng Anh và tiếng Đức.
Dr. Mehm Tin Mon (1934), Miến Điện.
Tiến sỹ Hóa học, Giảng sư, Giáo sư đại học Mawlamyine, Miến Điện, Cố vấn Bộ Tôn giáo Miến Điện, đã viết trên 30 tác phẩm về giáo dục cũng như về Phật pháp. Ông là người mà theo lời tiên đoán của Bhaddanta Nārada Māhāthera (Aggamahāpandita), người nổi tiếng là bậc thầy của bộ Patthāna, sẽ hoàn thành công việc cao quý là giới thiệu Vi diệu pháp (Abhidhamma) bằng tiếng Anh đến thế giới.
Leonard A.Bullen
Là một trong những người tiên phong của phong trào Phật giáo ở Úc (Australia). Tại đây ông đã tích cực truyền bá Phật pháp cho đến lúc mất vào năm 1984, ở tuổi 76. Ông nổi tiếng với tác phẩm “A Technique of Living” (Nghệ thuật sống).
Francis Story (1910-1971)
Là một Phật tử Anh sinh sống ở Châu Á hơn 20 năm, thấm nhuần sâu sắc triết lý của đạo Phật về cuộc đời. Những tác phẩm về Phật giáo của ông đã được BPS xuất bản ba tập.
Nina Van Goorkom
Là một Phật tử Hà Lan, gặp đạo Phật lần đầu tiên tại Thái Lan. Bà là một học viên xuất sắc về bộ môn Vi diệu pháp (Abhidhamma), và là tác giả của cuốn Buddhism in Daily Life (Đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày) và Abhdhamma in Daily Life (Vi diệu pháp trong đời sống hàng ngày). Cả hai được xuất bản ở Bangkok, Thái Lan.
Discussion about this post