hai khái niệm sâu sắc, tinh tế và phổ biến trong tất cả
các kinh điển Đại-thừa (Truyền thống Phật giáo Phát triển)
là Bồ tát và Tánh không. Thật ra, hai khái niệm này có nguồn
gốc từ kinh tạng Pali (Truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ). Nói cách khác,
tác phẩm này nhằm giới thiệu quan điểm sống và phương
pháp tu tập thực tiển để tuệ giác Tánh không và minh chứng
với các đọc giả những học thuyết trong Phật giáo Đại
thừa và Nguyên thuỷ thực chất là cùng nguồn gốc, bản
chất và mục đích. Đọc giả cũng sẽ cảm nhận thế nào
mà thuật từ Tánh không nghe có vẽ như phủ định, bi quan
nhưng chân ý nghĩa của Tánh không lại là năng lực chính
khiến vị Bồ tát trở nên tích cực và tận lòng trong việc xây dựng một thế giới nhân tâm tại đây.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong
kinh tạng Pāli, khái niệm Bồ-tát (Bodhisatta) là chỉ cho từ
lúc thái tử Sĩ-đạt-đa xuất gia đến trước khi ngài chứng
ngộ, hoặc từ khi ngài (hay các bồ tát) nhập thai đến trước
khi ngài (hay các bồ tát) giác ngộ hoặc bồ tát là kiếp
trước của các Đức Phật. Vài thế kỷ trôi qua, khi đại
thừa xuất hiện, khái niệm bồ tát trong kinh điển Pāli phát
triển trở thành học thuyết Bồ tát (Boddhisattva) với lý
tưởng chủ đạo đóng vai trò chính trong phong trào đại thừa.
Trong
các tôn giáo hữu thần như Thiên chúa giáo hay Hindu giáo thì
Thượng đế hay thần Shiva được xem là đấng tối thượng,
đấng sáng tạo tối cao có năng lực thưởng phạt và chúng
sanh đau khổ cần phải được năng lực siêu nhiên cứu rỗi.
Trong Phật giáo, bồ tát được xem như bậc đại nhân, các
ngài cũng là con người bình thường vẫn bị chi phối bởi
luật sinh diệt, nhân quả… tuy nhiên, bồ tát nỗ lực chuyển
hoá nghiệp xấu, đau khổ của chính mình và chỉ con đường
giải thoát, lợi lạc cho chúng sanh bằng tất cả tấm lòng
từ bi hỉ xả vô lượng, chứ các ngài không phải bất tử
hay thống lĩnh, làm chủ định mệnh của nhân loại.
Một
trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính
khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không
mệt mõi là tuệ giác tánh không. Kế thừa khái niệm không (Sunnatā) trong kinh điển Pali, tánh không (Sūnyatā) trong đại thừa được xem như là một thực tướng Bát-nhã, là con đường dẫn đến
sự toàn tri đó là duyên khởi, trung đạo, niết-bàn và nhị
đế. Với ý nghĩa đó, tánh không được xem như ý niệm
căn bản của đại thừa, là một khái niệm tích cực mà
ngài Long-thọ đã khẳng định:
‘With
Sūnyatā, all is possible; without it, all is impossible’.[1]
Nghĩa
là ‘Do Tánh khơng mà các pháp được thành lập, nếu khơng
cĩ Tánh không, thì tất cả pháp khơng thể hình thành’.
Edward
Conze cũng đã nói rằng có hai điều cống hiến lớn mà đại
thừa đã cống hiến cho tư tưởng nhân loại, đó là việc sáng tạo ra lý tưởng Bồ tát và chi tiết hoá học thuyết
Tánh không.[2]
Trong
tác phẩm ‘Bồ tát và Tánh không trong kinh tạng Pāli
và Đại thừa’ dịch từ luận án Tiến sĩ Boddhisattva
and Sūnyatā in the Pāli Nikāyas and Mahāyāna Sūtras:
An Analysis của tỳ-kheo-ni Giới Hương, tác giả đã nỗ lực nghiên cứu và đưa ra nhiều dẫn chứng từ nguyên bản kinh
Pāli cũng như Hán tạng để so sánh, chứng minh mối liên quan
giữa hai khái niệm Bồ tát và Tánh không. Thiết tưởng đây
là một tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc sẽ giúp ích nhiều
cho các học giả có tâm huyết muốn tìm hiểu sâu về đạo
Phật, đặc biệt về lãnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu.
Ngày
28, tháng 3, năm 2006
Hoà
Thượng Thích Mãn Giác
Viện
chủ chùa Việt-nam tại Los Angeles, Hoa Kỳ
[1] The Middle Treatise, T 1564 in Vol. 30, tr. By Kumarajiva in 409 A.D.,
XXIV: 14; Nagarjuna’s
Twelve
Gate Treatise, viii, Boston: D. Reidel Publishing Company, 1982.
[2] Edward Conze, Thirty years of Buddhist Studies, London, 1967, tr. 54.
Chân thành cám ơn Sư cô Giới Hương đã gửi tặng TVHS phiên bản vi tính điện tử (Tâm Diệu, 07-2009)
Discussion about this post