PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật giáo hay cơ hội giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT GIÁO hay CƠ HỘI GIÁO
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

An Cu Lieu Quan

An cư tại chùa Từ Đàm Huế

Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới. Tôi cứ hồ đồ nghĩ rằng, có khi chưa nổi 80% quý sư đang thực sự toàn tâm tu học. Tôi lại lẩn thẩn suy nghĩ, liệu có quý thầy quý sư cô nào tham gia trường hạ chỉ để “ghi điểm”, chỉ để có thêm tuổi hạ, chỉ để được lên Thượng tọa, Hòa thượng hay không. Liệu có quý thầy quý sư cô nào mong hết hạ để được ra để còn đi cúng hay không. Sẽ phước đức vô cùng cho Phật giáo Việt Nam nếu như hơn 90% quý thầy quý sư cô tập trung 3 tháng này để hết mình tu học, để thực hành lời Phật dạy, cho chính mình, để giác ngộ và giải thoát, để sau khi kết thúc mùa an cư về chùa mình hoằng pháp. Nếu không như vậy có thể Phật giáo biến thành cơ hội giáo mất.

Tuong Phat Thich Ca

Tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 81m, được khắc vào
vách đá núi Sam (Ảnh minh họa )

Tôi lại lẩn thẩn suy nghĩ rằng liệu có nhà sư nào đang kiếm tiền trong ngôi chùa mà quý thầy quý sư cô đang tu tập hay trụ trì hay không. Tôi vẫn nghĩ rằng không, hoặc nếu có thì rất ít, bởi khi đã có chí nguyện xuất gia thì đâu có màng đến tiền tài danh vọng nữa. Bởi hơn chúng tôi, những cư sỹ tại gia, quý thầy biết rất rõ đó là những con rắn độc. Mà nếu như nhà sư còn kiếm tiền trong chùa là có vẻ như đi lạc hướng và tiếp tay biến Phật giáo thành cơ hội giáo mất rồi.

Tôi viết ra như vậy vì nghe anh bạn tôi kể rằng có một vị sư kia mời anh đến và dạy cho anh cách kiếm tiền. Sư bảo, thầy mới xây bức tượng Phật này 1 phần và để dở dang. Rồi thầy mời các Phật tử, nhất là các doanh nhân, lãnh đạo đến thầy ra để thuyết trình và thế là người ta đua nhau mang tiến đến cúng. Tôi thật sự giật mình và không tin. Làm sao mà tin được chuyện vô lỹ này cư chứ. Xuất gia để tu chứ đâu phải để làm chùa to, Phật lớn. Xuất gia tức đâu có màng đến kiếm tiền, quyên tiền. Xuất gia tức phải tùy duyên thuận pháp chứ.

Tôi đến thăm rất nhiều số ngôi chùa, từ nam ra bắc. Một quan tâm của tôi là chùa đó có tam tạng kinh điển hay không, các quý thầy có đọc hay không, các Phật tử đến có đọc hay không, và ai đọc. Và các khóa tu có tổ chức thường xuyên không. Các buổi giảng pháp ở chùa đó có diễn ra đều đặn hay không. Tôi hơi buồn khi thấy có những chùa không có đủ bộ kinh Nikaya. Chuyện như đùa đúng không ạ. Tôi lấy làm tiếc khi có những chùa không giảng kinh, không tổ chức khóa tu cho Phật tử. Và chắc bạn đang đọc những dòng này cũng không tin. Còn đáng tiếc hơn nữa vì có những ngôi chùa có cả những bộ kinh đồ sộ nhưng còn mới tinh, không ai đọc. Cứ như rằng đó là đồ trưng bày trong viện bảo tàng. Nếu thật như vậy thi có khi Phât giáo tuyệt diệu khó bề phát triển.

Thay Cung

Một chúng sinh bị cắt đầu dâng trước bàn thờ để “người đàn ông”
mặc y áo tu sĩ Phật giáo cúng bái.
(ảnh minh họa cắt từ video clip)

Bạn tôi bảo, một số nhà sư chuyên chỉ lễ bái, rồi đi cúng. Như một nghề. Suốt ngày đêm cúng lễ. Anh ấy rất ít thấy sư ngồi thiền hay đọc kinh điển. Tôi nghĩ rằng bạn ấy nói đùa hay không hiểu đúng sự thật mà thôi. Mình là cư sỹ làm sao biết được chuyện của các thầy.

Lại nói đến chuyện thờ ai trong chùa. Câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn và có khi tôi ngớ ngẩn thật. Chùa là thờ Phật.  Phật ở đây dĩ nhiên là Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc giác ngộ, đã giải thoát. Phật Thích Ca là người thầy đã tìm ra con đường và chỉ cho chúng ta cách thoát khổ. Vậy chùa là thờ Phật Thích Ca. Ấy vậy mà có những chùa thờ quá nhiều tượng. Thậm chí có chùa thờ cả vua, quan, tướng. Thậm chí có chùa thờ cả ông nọ bà kia. Những ai không phải là Phật, có lẽ nên thờ ở đền, miếu thì đúng hơn. Nếu không, tôi nghĩ, Phật giáo sẽ biến thành cơ hội giáo mất thôi. Phật giáo là giáo dục. Phật giáo khác xa tín ngưỡng.

Uong Bia Ruou

Các nhà tu hành liên hoan. Ảnh minh họa,
nguồn: internet. (vietinfo.eu)

Một người quen của tôi cam kết rằng có những vị sư ăn thịt chó, uống rượu. Mà là thường xuyên. Thậm chí còn xúi Phật tử giết gà để sư cúng cho. Tôi nghĩ rằng cậu ấy bịa. Làm gì có chuyện. Đã xuất gia rồi thì tâm quý thầy rất từ bi, sao có thể ăn thịt chúng sinh nhất là xúi dục cư sỹ sát sinh được. Chẳng lẽ vẫn có chuyện “Tối uống sâm banh, sáng sữa bò” nơi chốn tu hành này ư?

Tôi lại nghĩ, ở chùa nên dùng tiếng gì để viết các câu đối, các bức thư pháp, các thông tin. Chùa là để hoằng pháp và cho Phật tử đến tu tập. Vậy dĩ nhiên phải là tiếng Việt. Người Việt, nhất là giới trẻ cần tiếng Việt để học, để hiểu và để hành. Vậy mà nhiều chùa, nhất là ở miền bắc vẫn dùng chứ Hán, chữ Nôm chẳng đọc được, không hiểu viết gì. Tôi có hỏi 1 quý thầy tại sao không viết tiếng Việt vì chùa mới xây. Thầy bảo, phải dùng chữ Hán, chữ Nôm cho nó cổ kính. Trời ơi, thế thì có khi ngay cả các sư trụ trì và các thầy tu ở đó cũng không hiểu. Tôi giật mình: Thế thì chúng ta đang biến chùa thành bảo tàng chứ không phải là nơi tu tập mất rồi. Nếu cứ thế này đạo Phật sẽ thành đạo gì, Phật giáo sẽ thành gì giáo.

Dai Tang Kinh

Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền
do HT. Thích Minh Châu dịch
(Ảnh: Thầy Thích Minh Thân gửi cho TVHS)

Tôi thực sự thực sự khâm phục Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khôi phục lại được dòng thiền Trúc Lâm của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tôi bái phục cố Hòa thượng Thích Minh Châu đã dịch toàn bộ kinh Phật ra tiếng Việt. Tôi muốn đảnh lễ hàng ngàn lần Hòa thượng Thích Nhất Hạnh vì đã làm sống lại Phật giáo, mang Phật giáo đến với giới trí thức và thế hệ trẻ trên toàn thế giới. Tôi rất tâm huyết với những việc làm rất cụ thể và thiết thực của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với chùa Bằng ở Thủ đô Hà Nội. Tôi vô cùng thích cách hoằng pháp và những việc làm vô cùng kỳ diệu và nhiệm màu của quý thầy trẻ hơn: Thầy Thích Phước Tiến và chùa Tường Vân, thầy Thích Chân Tính và chùa Hoằng Pháp, thầy Thích Nhật từ và chùa Giác Ngộ, thầy Thích Minh Đòng và chùa Hưng Khánh, sư cô Thích Quảng Khiết và chùa Tứ Kỳ của Hải Dương. Và còn bao nhiêu quý thầy quý sư cô đang làm đúng (chứ không làm trật), làm hết mình như những quý thầy này. Nếu trên  80% các ngôi chùa trên cả nước, nếu trên 80% quý thầy quý sư cô tu tập đúng, hoằng pháp đúng thì là phước báu của dân tộc Việt Nam ta rất lớn. Còn nếu sai, nếu trật thì Phật giáo sẽ đi về đâu.

Tôi là 1 cư sỹ rất sơ cơ nhưng thường xuyên nghe pháp thoại, đọc kinh, nghe kinh. Tôi cũng đang khuyến khích người thân, bạn bè, đồng nghiệp và các học trò như vậy. Bởi nếu không, đến ngày nào đó kinh sách sẽ thành nắm xương khô nằm trong viện bảo tàng. Và như vậy Phật giáo sẽ đi về đâu.

Tôi ngồi và luôn nghĩ đến câu trả lời của Thủ tướng Nhật Bản khi được hỏi tại sao ở Nhật nhiều chùa thế. Ông bảo rằng có nhiều chùa để bớt đi nhà tù. Mà nước Nhật là thế thật. Không chỉ có nhiều chùa to tượng lớn mà Nhật Bản còn có hệ thống quý tăng ni tài năng đức độ nữa. Thế mới đủ, mới đúng. Nếu không chùa lại thành bảo tàng hay nơi du lịch tâm linh để kinh doanh chứ không phải nơi tu tập. Tôi mong ước và mơ đến một ngày nào đó sẽ nghe được những tuyên bố phụng hưng Phật giáo như vậy từ lãnh đạo cao cấp nhất của nước Việt Nam. Và khí đó nước ta, dân tộc ta chắc chắn được quay lại thời Lý Trần tuyệt vời.

Chiều chủ nhật tôi ngồi từ 14h đến 17h30 để hàn huyên với một anh bạn quen chưa lâu tên là Nam. Anh bảo tôi rằng nếu một người đun, trăm người quạt thì không bao giờ nước sôi có thể nguội được. Chi bằng dập lửa đi và rút củi ra. Anh ấy rất mong rằng số lượng người ủng hộ chánh pháp ngày càng tăng lên, số lượng chùa thực sự tu tập và hoằng pháp tiến dần đến con số 100%.

Tôi tự nhiên nhớ đến chùa Quán Sứ của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến của chúng ta. Mà nghĩ đến Quán Sứ tôi không thể không nhớ về cố Hòa thượng Thích Trí Hải. Công lao của Hòa thượng lớn vô cùng và chắc rằng ai cũng đã biết. Tôi chỉ muốn kết thúc bài viết này bằng những câu nói chí tâm, chí cốt, từ đáy lòng Hòa thượng. Chỉ 4 câu thôi mà tôi luôn giật mình thon thót mỗi khi ngồi nhớ lại để nhắc mình cần phải làm gì. Mỗi ngày.

“Những phường phái đạo ta đây
Nào đâu có phải ma này, quỷ kia
Trùng sư tử chẳng lìa sư tử,
Đục cho cùng cả bộ xương hom”.
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng (*)

(*) 

Tác giả sinh quán tại Thái Bình, có học vị Tiến sĩ hiện là Chủ tịch Tổng Giám Đốc Công ty CP sách Thái Hà Books, Hà Nội

BÀI ĐỌC THÊM:
http://thuvienhoasen.org/a13612/khi-thay-cung-len-ngoi 
http://thuvienhoasen.org/p22a21706/5/12-thay-tu-thay-chua-hay-thay-cung

Tin bài có liên quan

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Câu Chuyện Về Hai Vị Thiền Sư Tác Giả Văn Đan, Như Nguyện Dịch

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

Ba Bản Kịch Thơ: A Dục Vương, Thăng Long Xuân Chiến Thắng Và Hội Nghị Diên Hồng – Giới Lạc Mai Lạc Hồng Biên Soạn

Ẩn Sĩ Thời Mạt Pháp – Truyện Ngắn: Trần Hạ Tháp

Ảo Hóa – Hermann Hesse – Ni Sư Trí Hải Chuyển Ngữ

Xóc Thẻ, Xin Âm Dương, Đốt Vàng Mã Là Của Đạo Khác Xen Lẫn Vào Đạo Phật

Xóc thẻ, xin âm dương, đốt vàng mã là của đạo khác xen lẫn vào Đạo Phật

Xin Đừng Lạy Đức Phật

Xin đừng lạy Đức Phật

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xây Chùa Để Làm Gì? Nguyễn Hữu Đức

Xá Lợi Thật Của Đức Phật Và Xá Lợi Niềm Tin

Xá lợi thật của Đức Phật và xá lợi niềm tin

Xá Lợi

Xá Lợi

Load More

Discussion about this post

Một Cõi Tà Dương

Một Cõi Tà Dương

MỘT CÕI TÀ DƯƠNG Toại Khanh   Chút nắng tàn le lói trên con đường bụi dẫn về học viện...

Thử Tìm Hiểu Về Khái Niệm “Thiên Chúa” Và “Phật Tánh” Theo Triết Lý Đông Tây Thích Nữ Tịnh Quang

Một số người theo thuyết Nhất thần giáo thành lập niềm tin vào "Thiên chúa" trong nhiều Tôn giáo. Nhiều...

Vào Cửa Không

Vào Cửa Không

VÀO CỬA KHÔNG HT. Thích Thanh Từ   Hôm nay là thời giảng thứ hai của chúng tôi tại chùa...

Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English Pdf)

Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

  Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved. No part of this work may be reproduced or transmitted...

Sự Tiến Hóa Của Con Người

Sự tiến hóa của con người

SỰ TIẾN HÓA CỦA CON NGƯỜINguyễn Thế Đăng   Ở đây chúng ta theo khoa học để nói về lịch...

Chánh Niệm Tốt Cho Sức Khỏe Tim Mạch Và Vòng Eo Của Bạn (Song Ngữ)

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn (song ngữ)

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn Mindfulness Is Good for Your Heart—and Your...

Học Phật Thì Đừng Tham, Hãy Dùng Tâm Bình Thường Để Học Phật

Học Phật thì đừng tham, hãy dùng tâm bình thường để học Phật

Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững...

Lãnh Đạo Trong Chánh Niệm

Lãnh đạo trong chánh niệm

LÃNH ĐẠO TRONG CHÁNH NIỆM –5 Nghệ Thuật Lãnh Đạo Cho Hàng Huynh Trưởng *  (Mindful Leadership with the Emphasis on...

Đường Xưa Mây Trắng Vẫn Còn Bay

ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG VẪN CÒN BAY Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật Đường xưa mây trắng vẫn còn bayTự tại thong...

Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học “Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển”

Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học “Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển”

. LỜI GIỚI THIỆU Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại...

Đối Diện Và Góp Phần Chuyển Hóa Dịch Bệnh

Đối diện và góp phần chuyển hóa dịch bệnh

và vùng lãnh thổ, với hơn 2 triệu người bị nhiễm, trên 126,7 ngàn người .Covid-19 tác động nghiêm trọng...

Phật Giáo Với Hòa Giải

Phật Giáo Với Hòa Giải

PHẬT GIÁO VỚI HÒA GIẢINguyễn Hoàng Đức Nhiều chuyên gia Âu Mỹ cho rằng: Phật tử cũng như người Ấn...

Một Phật Tử Tương Đối Hoàn Hảo

Một Phật Tử Tương Đối Hoàn Hảo

MỘT PHẬT TỬ TƯƠNG ĐỐI HOÀN HẢOĐào Văn Bình Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm...

Ngày Phật Đản Quốc Tế (International Day Of Vesak)

Ngày Phật Đản Quốc Tế (International Day of Vesak)

NGÀY PHẬT ĐẢN QUỐC TẾThích Phước Hạnh dịch Bài phát biểu của ngài Abdulla Shahid, Chủ tịch kỳ họp lần...

Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIVTỨ DIỆU ĐẾNỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY Nhà Xuất Bản Tôn GiáoNguyên tác: The...

Một Cõi Tà Dương

Thử Tìm Hiểu Về Khái Niệm “Thiên Chúa” Và “Phật Tánh” Theo Triết Lý Đông Tây Thích Nữ Tịnh Quang

Vào Cửa Không

Những Vì Sao Sáng Chói Trên Vòm Trời Phật Giáo Tập I (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Sự tiến hóa của con người

Chánh Niệm Tốt cho Sức Khỏe Tim Mạch và Vòng Eo của Bạn (song ngữ)

Học Phật thì đừng tham, hãy dùng tâm bình thường để học Phật

Lãnh đạo trong chánh niệm

Đường Xưa Mây Trắng Vẫn Còn Bay

Thư Mời Viết Bài Hội Thảo Khoa Học “Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển”

Đối diện và góp phần chuyển hóa dịch bệnh

Phật Giáo Với Hòa Giải

Một Phật Tử Tương Đối Hoàn Hảo

Ngày Phật Đản Quốc Tế (International Day of Vesak)

Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy

Tin mới nhận

Trường Trung Cấp Phật Học Đồng Nai, Cơ Sở Ii

Khái luận về tu tập

Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm

Mọi giới đều niệm Phật

Nhân quả của hai anh em không chịu tu phước huệ song hành

Đức Phật và con người hiện đại

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có: Siêng năng, tiết kiệm và bố thí

Lời Phật dạy cho người nóng tính

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Chùa Thiên Phước Thái Bình

Học viện PGVN tại Hà Nội kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo

Phật dạy về phái yếu

Lời Phật dạy về ruộng phước

Khi nào là Phật?

Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ

Có ai thấy Phật không?

Suy nghiệm lời Phật: Chớ xem thường trẻ nhỏ

Hãy đẹp ngay từ tâm mình

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Tin mới nhận

Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm – Đại-lãn

Aputtaka-sutta Sự Giàu Có Của Một Người Keo Kiệt

Kinh Kalama Anh – Việt

Học Hạnh Ngài A Nan

Hoàng tử năm vũ khí và quỷ lông dính

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Sống như ngày mai chết

Đến Đi Tự Tại

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 33)

Giới Thiệu Biện Đạo Thoại

Đức Phật Nhập Thế Độ Sanh

Kinh Diệt Trừ Phiền Giận

Soi Sáng Lời Dạy Của Đức Phật Tập I

Bạch Thư Về Vấn Đề Chia Rẽ Giữa Ấn Quang Với Việt Nam Quốc Tự

Thị phi cuối năm

20 cách giúp bạn tận hưởng một ngày mới tuyệt vời

Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử – Đức Đạt Lai Lạt Ma – Làng Đậu Võ Quang Nhân

Phóng sanh – tội và phúc

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Lòng Biết Ơn Mẹ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 249)

Tầm quan trọng của phát nguyện hồi hướng

Cho tôi bát nước

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 08)

Kinh Cetana Sutta: Chớ Dựng Lập Ý Niệm

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 144)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

135. Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (cùlakammavibhanga sutta) song ngữ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta)

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Lời Phật Dạy Về Pháp Tướng

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 306)

Ba Pháp Ấn

Tin mới nhận

Lễ Tang Đại Lão Ht Thích Trí Tịnh – Ngày 2 – 3 – 4 – 5 (Sen Việt Tv Tường Trình)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 61)

Hằng Chuyên Tâm Niệm

Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhân Duyên

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 6: Khúc Tòng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 32)

Niệm Phật Kiếm (Sự Tích Ngài Cưu Ma La Thập)

Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp

CHUNG SỐNG HOÀ BÌNH, ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG

Khuyên Tu Pháp Môn Tịnh Độ – Cư Sĩ Thiện Thông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 236)

Ngài Thân Loan Và Chân Tông Tịnh Độ

Long Thọ Bồ Tát Khai Thị Niệm Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 195)

LÀM THẾ NÀO HÀNG PHỤC PHIỀN NÃO (Phần cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 270)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Nhận thức Phật Giáo (Phần 4)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.