BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
ĐƯỜNG PHẠN PHIÊN ĐỐI TỰ ÂM NO. 256
Chép trên vách đá chùa Đại Hưng Thiện, Tây Kinh
Hòa thượng Từ Ân phụng chiếu, viết lời Tựa.
Quảng Minh soạn dịch
“Phạn bản của Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh được dịch bởi ngài Tam tạng nhà Đại Đường vậy. Ngài Tam tạng quyết chí đi đến Tây Trúc. Trên đường ghé Ích Châu, tá túc nơi đạo tràng chùa Không Huệ, gặp một thầy tăng bệnh hoạn, hỏi han ngài việc đi đứng. Qua cuộc trò chuyện, thầy tăng biết nỗi khó khăn, khen ngợi Pháp sư rằng: “Vì pháp quên thân, rất là hiếm có. Thế rồi, năm ngày dằng dặc, mười vạn hành trình, đường vấp ở Lưu sa, sóng sâu nơi Nhược thủy. Chỗ gió Hồ thổi, lay người sầu bên đám cỏ biên cương; lúc quỷ núi kêu, nhìn lá rơi trước người lính cõi xa. Sáng vượt núi tuyết, chiều ngủ bờ băng, vượn khỉ trèo cây, ma quái trước mắt. Dãy Thông lĩnh trập trùng, tuyết bao phủ chen mây trắng xóa; ngọn Thứu phong dày đặc, rừng vươn cao dưới trời xanh biếc. Trên đường nhiều nạn, đi như thế nào? Tôi có pháp môn tâm yếu của chư Phật ba đời, thầy hãy thọ trì, có thể bảo hộ thầy khi đi về.” Bèn truyền thọ hết tâm yếu ấy cho Pháp sư. Tờ mờ sáng thì thầy tăng ấy đã đi đâu mất. Tam tạng buộc ràng túi hành lý, dần rời xa cảnh vật nước Đường. Hoặc trên đường trải qua ách nạn, hoặc lúc được cho cơm chay, Pháp sư luôn nhớ niệm bài kinh ấy bốn mươi chín biến. Lạc đường liền có hóa nhân chỉ dẫn, nghĩ cái ăn bỗng được đồ ăn ít nhiều. Chỉ có một lòng thành kính thỉnh cầu, Pháp sư được sự giúp đỡ tiêu tai. Đến được Trung Thiên Trúc, nước Ma-kiệt-đà, nơi chùa Na-lan-đà, khi đi nhiễu quanh Kinh tạng, Pháp sư bỗng gặp vị thầy tăng trước kia, bảo rằng: “Thầy đã trải qua bao gian nguy hiểm trở, mừng cho thầy đến được nơi này. Đó là nhờ pháp môn tâm yếu của chư Phật ba đời mà tôi đã truyền dạy cho thầy ở nước Chi-na. Nhờ bài kinh đó mà thầy được bảo hộ trên suốt cuộc hành trình. Nay đã thỉnh được kinh, chí nguyện của thầy đã trọn vẹn rồi. Ta là bồ-tát Quán Âm đây.” Nói xong, thầy tăng biến vào hư không. Đã bày tỏ sự tốt lành kỳ đặc, đó là sự linh nghiệm của bài kinh này. Hãy có đức tin vào Bát-nhã, có đức tin vào tâm yếu của Phật, theo lời dạy mà thực hành, chắc chắn vượt lên bờ tuệ giác, đạt đến ý chỉ của Như Lai, sá gì thời gian vô số kiếp. Hãy đọc tụng bài kinh của Như Lai, thì tiêu trừ được ba chướng ngại. Nếu ai chí thành thọ trì bài kinh này, thì thể lý ở đây là tâm ý thành khẩn, tha thiết vậy.”
Phạn ngữ Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh
Bồ-tát Quán Tự Tại đích thân dạy cho Tam tạng Pháp sư Huyền Trang bản tiếng Phạn không nhuận sắc.
(Ghi chú: A. Phạn âm; B. Hán dịch tự âm; C. Nghĩa Việt. Chánh văn của No. 256 chỉ có phần B.)
A. Prajna paramita hridaya sutra
B. 鉢囉 誐攘播囉弭哆 紇哩那野 素怛囕.
鉢囉(bát-ra, 般 bát) 誐攘(nga-nhưỡng, 若 nhã) 播(bá, 波 ba) 囉(ra, 羅 la) 弭(nhị, 蜜 mật) 哆(ra, 多 đa) 紇哩那野(hột-lí na-dã, 心 tâm) 素怛囕(tố đát lãm, 經 kinh) [1]
C. Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh
A. Arya- Avalokitesvaro bodhisattvo gambhirayam prajna–paramitayam-caryam
B. 阿里也 婆嚕枳帝濕婆路 冒地娑怛侮 儼鼻覽 缽囉嘎攘 播囉弭哆 左哩焰
阿哩也(a lị dã, 聖 Thánh) 嚩嚕(phược lỗ, 觀 Quán) 枳帝(chỉ đế,自Tự) 濕嚩路(thấp phược lộ, 在 Tại) 冒地(mao địa,菩 bồ) 娑怛侮(sa đát vũ, 薩 tát) [2]
儼鼻囕(nghiễm tỷ lãm, 深 thâm) 鉢囉(bát-ra, 般 bát) 誐攘(nga nhưỡng, 若 nhã) 播(bá, 波 ba) 囉(ra, 羅 la) 弭(nhị, 蜜 mật) 哆(đa, 多 đa) 左哩焰 (tả lị diễm, 行 hành) [3]
C. Thánh Quán Tự Tại tu hành Bát-nhã ba-la-mật sâu xa
A. caramano vyavalokayati sma panca-skandhah tams ca
B. 左囉麼汝 尾也婆嚕迦底 娑麼 畔左塞建馱娑 怛室 左
左囉 (tả ra, 行 hành) 麼汝尾也( ma nữ vĩ dã, 時 thời) [4]
嚩嚕(phược lỗ) 迦(ca, 照 chiếu) 底娑麼( để bà ma, 見 kiến) 畔左(bán tả) [5]
塞建(tắc kiến) 駄(đà)(五蘊, ngũ uẩn) 娑怛 (ta đát) 室左( thất-tả 彼 bỉ)
C. khi tu hành soi thấy năm uẩn
A. svabhava sunyan pasyati sma.
B. 娑瓦婆瓦 戌擬焰 跛失也底 娑麼
娑嚩(ta phược,自 tự) 婆嚩(bà phược, 性 tánh) 戍儞焰(tuất nhĩ diễm, 空 không) 跛失也(bả thất dã) 底娑麼(để ta ma)(現 hiện) [6]
C. tự tánh của nó là Không, vượt mọi khổ ách.
A. iha Sariputra rupam sunyata sunyataiva rupam,
B. 伊賀 舍哩補怛囉 嚕畔 戌擬焰 戌擬也帶瓦 嚕畔
伊賀(y hạ, 此 thử) [7]
捨(xá, 舍 xá) 哩(lị, 利 lợi) 補怛囉(bổ đát ra, 子 tử)(二合) [8]
嚕畔(lỗ bạn, 色 sắc) 戍儞焰(tuất nhĩ diễm, 空 không) 戍儞也(tuất nhĩ dã, 空 không) 嚏(đới, 性 tánh) 嚩(phược, 是 thị) 嚕畔 (lỗ bạn, 色 sắc) [9]
C. Xá-lợi-tử! Sắc tức là Không, Không tức là sắc.
A. rupan na prithak sunyata sunyataya na prithag rupam,
B. 嚕播 曩 比栗他 戌擬也哆 戌擬也哆野 曩比栗他嚕畔
嚕播(lỗ bá, 色 sắc) 曩(nẵng, 不 bất) 比栗(tỷ lật) 他(tha, 異 dị) 戍儞也(tuất nhĩ dã) 哆(đa, 空 không) [10]
戍儞也 (tuất nhĩ dã, 空 không) 哆野(đa dã, 亦 diệc) 曩(nẵng, 不 bất) 比栗( tỷ-lật) 他(tha, 異 dị) 薩嚕(tát-lỗ) 畔(bạn 色 sắc) [11]
C. Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc.
A. yad rupam sa sunyata ya sunyata tad rupam;
B. 夜怒 嚕畔 娑 戌擬也哆 夜 戌擬也哆 嚕畔
夜(dạ, 是 thị) 怒嚕(nộ-lỗ) 畔(bạn, 色 sắc) 娑戍(ta tuất, 彼 bỉ) 儞也(nhĩ-dã) 哆夜(đa dạ, 空 không) [12]
戍(tuất, 是) 儞也(nhĩ-dã) 哆(đa, 空 không) 娑(ta, 彼 bỉ) 嚕畔(lỗ bạn, 色 sắc) [13]
C. Sắc ấy tức là Không, Không ấy tức là sắc.
A. evam eva vedana -samjna -samskara -vijnanai.
B. 曀番 伊瓦 吠那曩 散嘎攘 散娑迦囉 尾嘎攮喃
曀番(ê phiên, 如) 伊瓦(y ngõa, 是) [14]
吠那曩(phệ na nẵng, 受 thọ) 散誐攘(tán nga nhưỡng, 想 tưởng) 散娑迦囉(tán ta ca ra, 行 hành) 尾誐攘喃(vĩ nga nhưỡng nẫm, 識 thức) [15]
C. (Như vậy) thọ, tưởng, hành, thức, cũng lại như vậy.
A. Iha Sariputra sarva-dharmah sunyata- laksana,
B. 伊賀 舍哩補怛囉 薩哩瓦達麼 戌擬也哆 落乞叉拏
伊賀(y hạ, 此 thử) 捨(xả, 舍 xá) 哩(lị, 利 lợi) 補怛囉(bổ đát ra, 子 tử) [16]
薩囉嚩(tát ra phược, 諸 chư) 達麼(đạt ma, 法 pháp) 戍儞也哆(tuất nhĩ dã đa, 空 không) 落乞叉拏(lạc khất xoa noa, 相 tướng) [17]
C. Xá-lợi Tử! Tướng Không của các pháp ấy
A.anutpanna aniruddha, amala avimala, anuna paripurnah.
B.阿怒哆播曩 阿寧嚕馱 阿尾麼囉 阿怒阿曩 播哩補囉拏
阿怒(a nộ, 不 bất) 哆播(đa-bá) 曩(nẵng, 生 sinh) 阿寧(a ninh, 不 bất) 嚕駄(lỗ đà, 阿不 a bất) [18]
阿(a, 不 bất) 尾麼攞(vĩ ma ra, 淨 tịnh) [19]
阿(a, 不 bất) 怒曩(nộ nẵng, 增 tăng) 阿(a, 不 bất) 播哩補攞拏(bá lị bổ ra noa, 減 giảm) [20]
C. không (bị) sinh, không (bị) diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm.
A. Tasmac Chariputra sunyatayam na rupam na vedana na samjna
B.哆娑每 舍哩補怛囉 戌擬也哆焰 曩 嚕畔 曩 吠那曩 曩 散嘎攘
哆(đa, 是 thị) 娑每(ta mỗi, 故 cố) 捨(xả, 舍 xá) 哩(lí, 利 lợi) 補怛囉(bổ đát ra, 子 tử) [21]
戍儞也(tuất nhĩ dã, 空 không) 哆焰(da diễm, 中 trung) 曩(nẵng, 無 vô) 嚕畔(lỗ bạn, 色 sắc) [22]
曩(nẵng, 無 vô) 吠那曩(phệ na nẵng, 受 thọ) [23]
曩(nẵng, 無 vô) 散誐攘(tán nga nhưỡng, 想 tưởng) [24]
C. Thế nên trong Không không có sắc, không có thọ, không có tưởng
A. na samskarah na vijnanam.
B. 曩 散娑迦囉 曩 尾嘎攮喃
曩(nẵng, 無 vô) 散娑迦囉(tán ta ca ra, 行 hành) [25]
曩(nẵng, 無 vô) 尾誐攘喃(vĩ nga nhưỡng nẫm, 識 thức) [26]
C. không có hành, không có thức;
A.na caksuh-srotra -ghrana -jihva -kaya -manamsi.
B.曩 斫乞秋 戌嚕怛囉 迦囉拏 鼻咪賀瓦 迦野 麼曩夕
曩(nẵng, 無 vô) 斫乞蒭(chiết khất sô, 眼 nhãn) 戍嚕怛囉( tuất lỗ đát ra, 耳 nhĩ) 迦囉(ca ra) 拏(noa, 鼻 tỷ) 爾賀(nhĩ hạ, 舌 thiệt) 嚩迦野(phược ca dã, 身 thân) 麼曩力(ma nẵng lực, 意 ý) [27]
C. không có nhãn, không có nhĩ, không có tỹ, không có thiệt, không có thân, không có ý;
A.na rupa-sabda-gandha -rasa -sprastavya -dharmah.
B. 嚕畔 攝那 彥馱 囉娑 娑播囉瑟吒尾也 達麼
曩(nẵng, 無 vô) 嚕畔(lỗ bạn, 色 sắc) 攝那(nhiếp na, 聲 thanh) 彥駄(sản đà, 香 hương) 囉娑(ra ta, 味 vị) 娑播囉(ta bá ra) 瑟吒尾也(sắt tra vĩ dã, 觸 xúc) 達麼(đạt ma, 法 pháp) [28]
C. không có sắc, không có thanh, không có hương, không có vị, không có xúc, không có pháp;
A. na caksur-dhatur yavan na mano-vijna na-dhatuh.
B. 曩 斫乞秋 馱都哩 也瓦 曩 麼怒尾嘎攮喃 馱都
曩(nẵng, 無 vô) 斫蒭(chiết sô, 眼 nhãn)- 駄都(đà đô, 界 giới) [29]
哩也(lị dã, 乃 nãi) 嚩(phược, 至 chí) 曩(nẵng, 無 vô) 麼怒(ma nộ, 意 ý) 尾誐攘誐喃(vĩ nga nhưỡng nga nẫm, 識 thức) 駄都(đà đô, 界 giới) [30]
C. không có nhãn giới, cho đến không có ý thức giới;
A. na vidya na vidya-ksayo
B. 曩尾擬也 曩尾擬也 乞叉喻
曩(nẵng, 無 vô) 尾儞也(vĩ nhĩ dã, 無明 vô minh) [31] [32]
曩(nẵng, 無 vô) 尾儞也(vĩ nhĩ dã, 無明 vô minh) 乞叉喻(khất xoa dụ, 盡 tận) [33] [34]
C. không có vô minh, cũng không có sự diệt tận của vô minh.
A. -yavan najara -maranam na jara-marana- ksayo
B. 野瓦 曩 喏囉 麼囉喃 曩 惹囉 麼囉拏 乞叉喻
野(dã, 乃 nãi) 嚩(phược, 至 chí) 喏囉(nha ra, 老 lão) 麼囉喃(mạ ra nẫm, 無 vô) [35]
曩(nẵng, 無 vô) 喏囉(nha ra, 老 lão) 麼囉拏(ma ra noa, 無 vô) 乞叉喻(khất xoa dụ, 盡 tận) [36]
C. cho đến không có lão tử, cũng không có sự diệt tận của lão tử;
A. na duhkha -samudaya -nirodha -marga
B. 曩 耨怯 娑敏那野 寧嚕馱 麼嘎壤
曩(nẵng, 無 vô) 耨佉(nhục khư, 苦 khổ) 娑敏那野(ta mẫn na dã, 集 tập) 寧嚕駄(ninh lỗ đà, 滅 diệt) 麼誐穰(ma nga nhưỡng, 道) [37]
C. không có khổ, không có tập, không có diệt, không có đạo;
A.na praptir na-apraptih tasmad-apraptitvad
B. 曩 誐攘喃 曩 缽囉比底 曩阿缽囉比底 哆娑每 舍哩補怛囉 缽囉比底怛瓦
曩(nẵng, 無) 誐攘喃(nga nhưỡng nẫm, 智 trí) [38]
曩(nẵng, 無) 鉢囉比底(bát ra tỳ để, 得 đắc) [39]
曩(nẵng, 無) 鼻娑麼(tỷ ta ma, 證 chứng) [40]
哆(đa, 以 dĩ) 娑每無那(ta mỗi vô na, 所 sở) 鉢囉比府 (bát-ra tỳ phủ, 得 đắc) 怛嚩(đát phược, 故 cố) [41]
C. không có trí, không có đắc, không có hiện chứng, vì không có thủ đắc gì cả.
A. bodhisattvasya prajna- paramitam-
B.冒地娑怛嚩喃 缽囉嘎攘 播囉弭哆麼
冒(mao, 菩 bồ) 地(địa, 提 đề) 娑(ta, 薩 tát) 怛嚩喃(đát phược nẫm, 埵 đõa) [42]
鉢囉(bát ra, 般 bát) 誐攘(nga nhưỡng, 若 nhã) 播(bá, 波 ba) 囉 (ra, 羅 la) 弭(nhị, 蜜 mật) 哆(đa, 多 đa) [43]
C. Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa
A. asritya viharatya cittavaranah. cittavarana- nastitva-datrasto
B.室哩底也 尾賀囉底也 只哆瓦囉拏 只哆瓦囉拏 曩悉底怛瓦那哩素都
麼室哩底也(ma thất lị để dã, 依 y) 尾賀(vĩ hạ, 於 ư) 囉底也 (ra để dã, 住 trú) [44]
只哆(chỉ đa, 心 tâm) 嚩(phược, 無 vô) 囉(ra, 罣 quái) 拏(noa, 礙 ngại) [45]
只跢(chỉ đa, 心 tâm) 囉(ra, 罣 quái) 拏(noa, 礙 ngại) [46]
曩(nẵng, 無 vô) 悉底怛嚩(tất để đát nhược, 有 hữu) 那(na, 恐 khủng) 怛哩素都(đát-lí tố-đô, 怖 bố) [47]
C. thì tâm trú nơi sự không bị chướng ngại; không bị chướng ngại thì không có khiếp sợ,
A.viparyasa- atikranto nishtha-nirvana-praptah.
B. 尾播哩也娑 底迦蘭哆 寧瑟吒 寧哩也嚩喃
尾播(vĩ bá, 顛) 哩也娑(lí-dã ta, 倒 đảo) 底(để, 遠 viễn) 伽蘭哆(già lan đa, 離 ly) [48]
寧(ninh, 究 cứu) 瑟吒(sắt tra, 竟 cánh) 寧哩也嚩(ninh lí dã phược, 涅 niết) 喃(nẫm, 盤 bàn) [49]
C. xa lìa mọi điên đảo mộng tưởng, được cứu cánh Niết-bàn.
A.tryadhva-vyavasthitah-sarva-buddhah prajnaparamitama-sritya-
B.底哩也馱瓦 尾也瓦悉体哆 娑瓦沒馱 缽囉嘎攘播囉弭哆麼
底哩也(để lị dã, 三 tam) 駄嚩(đà phược, 世 thế) [50]
尾也(vĩ dã) 嚩(phược, 所 sở) 悉體跢(tất thể đa, 經 kinh) 娑嚩(ta phược, 諸 chư) 沒駄(một đà, 佛 Phật) [51]
鉢囉(bát ra, 般 bát) 誐攘(nga nhưỡng, 若 nhã) 播(bá, 波 ba) 囉(ra, 羅 la) 弭(nhị, 蜜 mật) 哆(đa, 多 đa) [52]
C. Chư Phật trong ba đời y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa
A. anuttaram samyaksambodhim abhisambuddhah.
B. 耨哆蘭 三藐三沒地麼
麼室哩(ma thất lị, 故 cố) 底世(để-thế, 得 đắc) 耨(nậu, 無 vô) 跢蘭(đa lan, 上 thượng) 糝藐世(sam mạo thế, 等 đẳng) 糝(sam, 正 chánh) 沒地(một địa, 竟 cánh) [53]
C. thì được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
A. Tasmaj jnatavyam:prajnaparamita
B. 哆娑每 嘎攮哆尾演 缽囉嘎攘播囉弭哆
麼鼻糝沒駄哆(ma tỷ sam một đà đa, 是 thị) 娑每(ta mỗi, 故 cố) 誐攘哆(nga ngưỡng đa, 應 ưng) 尾演(vĩ diễn, 知 tri) [54]
鉢囉(bát ra, 般 bát) 誐攘( nga nhưỡng, 若 nhã) 播(bá, 波 ba) 囉(ra, 羅 la) 弭(nhị, 蜜 mật) 哆(đa, 多 đa) [55]
C. Nên biết Bát-nhã ba-la-mật-đa
A. maha-mantro maha-vidya-mantro ‘nuttara-mantro’
B. 麼賀 滿怛嚕 麼賀尾擬也 滿怛囉 阿耨哆囉 滿怛囉
麼賀(ma hạ, 大 đại) 滿怛嚕(mãn đát lỗ, 呪 chú) [56]
麼賀(ma hạ, 大 đại) 尾儞也(vĩ nhĩ dã, 明 minh)- 滿怛囉(mãn đát ra, 呪 chú) [57]
阿(a, 無 vô) 耨哆囉(nậu đa ra, 上 thượng) 滿怛囉(mãn đát ra, 呪阿無 chú a vô) [58]
C. là thần chú vĩ đại, là chú rất sáng chói, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng,
A. samasama-mantrah, sarva-duhkha-prasamanah,
B. 娑麼娑底 滿怛囉 薩瓦 耨佉 缽囉捨曩
娑麼(ta ma, 等 đẳng) 娑底(ta để, 等 đẳng) 滿怛囉(mãn đát ra, 呪 chú) [59]
薩(tát, 一 nhất) 嚩(phược, 切 thiết) 耨佉(nhục khư, 苦 khổ) 鉢囉捨(bát ra xả, 止 chỉ) 曩(nẵng, 息卒 tức tốt) [60]
C. là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ não,
A. satyam amithyatvat.
B. 娑底也麼 弭贊哩也怛瓦
娑(ta, 真 chân) 底也(để dã, 實 thật) 麼弭(ma nhị, 不 bất) 贊哩也怛嚩(thế lị dã đát phược, 虛 hư) [61]
C. chân thật không hư dối,
A. prajnaparamitayam mantrah.ukto tadyatha:
B. 缽囉嘎攘播囉弭哆目 滿怛囉 訖垢 怛擬他:
鉢囉(bát-ra, 般 bát) 誐攘(nga-nhưỡng, 若 nhã) 播(bá, 波 ba) 囉(ra, 羅 la) 弭(nhị, 蜜 mật) 哆(đa, 多 đa)[62]
目訖姤(mục ngật hậu, 說 thuyết) 滿怛囉(mãn đát ra, 呪 chú) 怛儞也他(đát nhĩ dã tha, 曰 viết) [63]
C. nên được gọi là chú Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nên thuyết chú rằng:
A. gate gate paragate parasamgate bodhi svaha.
B. 嘎諦 嘎諦 播囉嘎諦 播囉僧嘎諦 冒地 娑婆賀
誐諦 誐諦 (nga đế nga đế, yết đế, yết đế) [64]
播囉誐諦(bá ra nga đế, ba la yết đế) [65]
播囉僧誐諦(bát ra tăng nga đế, ba la tăng yết đế) [66]
冒地(mao địa bồ đề) 娑嚩賀(ta phược hạ, sa bà ha) [67]
C. Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, bồ-đề, sa-bà-ha.
A. iti prajnaparamita -hridayam sutram. samaptam
B. 缽囉嘎攘播囉弭哆 紇哩那野 素怛覽
鉢囉(bát-ra, 般 bát)- 誐攘(nga-nhưỡng, 若 nhã) 播(bá, 波 ba) 囉(ra, 羅 la) 弭(nhị, 蜜 mật) 哆(ra, 多 đa) 紇哩那野(hột-lí na-dã, 心 tâm) 素怛囕(tố đát lãm, 經 kinh)
C. Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh.
Quảng Minh soạn dịch
25/12/2017
(Thư Viện Hoa Sen)
Bản PDF:
Tâm kinh Đường Phạn dịch âm No. 256
Bài đọc thêm:
Ý NGHĨA CỦA BÁT NHÃ TÂM KINH
TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG
Daisetz Teitaro Suzuki
Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Discussion about this post