PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Điều Khẩn Yếu Sau Khi Mãn Phần – Trích Niệm Phật Thập Yếu

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Khi Tắt Hơi Cho Đến Lúc Truy Tiến


Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động. Hoặc kẻ chết thân mình dính chất dơ cũng không nên gấp lau rửa, phải đợi qua tám tiếng đồng hồ, hay ít nhứt cũng ba giờ, mới được tắm rửa thay đổi y phục. Trước và sau khi chết, người thân không được khóc lóc. Bởi khóc là vô ích mà lại có hại, vì làm cho kẻ mạng chung sanh niệm quyến luyến, không được giải thoát. Chỉ nên gắng sức niệm Phật mới thật có ích cho vong nhơn. Nếu muốn khóc lóc, phải đợi tám giờ sau. Tại sao thế? Vì bịnh nhơn tuy tắt hơi nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sanh buồn giận bi thương mà phải sa đọa. Điều này rất quan hệ, rất cần yếu, nên để ý ghi nhớ kỹ.

Thuyết thăm dò hơi nóng để nghiệm xem sanh về đâu, tuy có chứng cớ, song cũng không nên câu chấp. Nếu bịnh nhơn bình thời tín nguyện chân thiết, khi lâm chung chánh niệm rõ ràng, có thể chứng nghiệm là vãng sanh. Nhiều người không kỹ, cứ mãi thăm dò, rờ chỗ này chỗ kia, làm động niệm kẻ mạng chung, cũng có hại rất lớn.

Sau khi bịnh nhơn tắt hơi, người trợ niệm vẫn phải tiếp tục niệm Phật cho đến ba giờ đồng hồ sau, để cho sự vãng sanh được bảo đảm. Trợ niệm xong, liền đóng cửa phòng lại canh chừng cho kỹ, kẻo loài mèo chó hoặc kẻ không am hiểu đổ xô vào xúc chạm, đợi mãn tám giờ sẽ tắm rửa thay đổi y phục. Nếu luôn trong tám giờ, có người ở gần bên niệm Phật, là điều rất tốt. Ngoài ra cấm tuyệt không nên làm điều chi khác. Xin nhắc lại trong khoảng thời gian này, người chết vẫn còn cảm giác.

Sau tám giờ nếu tay chân người chết đã cứng không thể chuyển động, nên dùng vải thấm nước nóng đắp bao quanh khớp xương. Làm như thế giây lâu, có thể sửa tay chân co duỗi như thường.

Trong đám tang của người quá cố, thân nhơn nên làm đơn giản, đừng quá rườm rà mà tốn vô ích. Điều cần thiết là phải nên dùng đồ chay, chớ có sát sanh để đãi đằng cúng tế. Bất đắc dĩ cần có chút ít đồ mặn, thì nên mua thịt cá chết, hoặc người ta đã làm sẵn bán ngoài chợ. Nếu sát sanh để cúng tế đãi đằng, tất người mãn phần bị oan đối không được giải thoát. Dù kẻ mạng chung đã được vãng sanh, phẩm sen cũng vì đó mà bị giảm thấp.

Trong thời gian trước, bút giả cùng chư tăng có đi tụng kinh siêu độ cho bà kế mẫu người bạn là thượng tọa Bảo Huệ ở xã Tân Hội tỉnh Long An. Nơi đám tang, bút giả thấy dùng toàn đồ chay, có khen ngợi và hỏi thăm, thì thượng tọa đáp: “Sự cúng đãi đồ chay thật ra có do tôi khuyến hóa, nhưng phần lớn cũng nhờ động lực bởi một chuyện đã xảy ra ở xóm trên. Nguyên trên ấy có một nhà khá giàu, gia chủ mãn phần, người con cho giết nhiều bò heo gà vịt để tiếp đãi họ hàng thân thuộc và kẻ quen biết gần xa, suốt cả mấy ngày. Lúc sanh tiền gia chủ là người hiền lành phúc hậu thường ăn chay tụng niệm, lại có giao du rộng. Sau đám tang ấy, vào buổi chiều hồn ông nhập vào đứa cháu nội, mặt đỏ rần nhảy lên ván ngồi vỗ bàn kêu gọi ngay tên đứa con lại, và quát bảo: “Một đời tao tu hành làm phước, không tội lỗi chi nặng, đáng lẽ được sanh đến chỗ giàu sang. Nay bị mày sát sanh quá nhiều để cúng đãi, nên tao bị oan đối không được giải thoát. Hiện thời tao bị quản thúc phạt vạ, phải chăn giữ một bầy bò heo gà vịt, chạy trong bùn lầy gai gốc, thật khổ sở vô cùng!” Thuật xong câu chuyện, thượng tọa cười bảo: “Chính nhờ việc đó đồn vang ai cũng đều biết, lại mới xảy ra cách đây ít tháng, người nhà đã tin tưởng kinh sợ, nên tôi mới vừa đề nghị là được chấp thuận liền.” Việc sát sanh đãi đằng cúng tế trong đám tang, Kinh Địa Tạng cũng đã có nói rõ sự nguy hại, vậy hàng Phật tử nên để tâm ghi nhớ.

Khi làm Phật sự truy tiễn cho người quá vãng, thân nhơn nên đem công đức ấy hồi hướng khắp chúng sanh trong pháp giới. Như thế, công đức sẽ càng thêm lớn, mà sự phước lợi của vong nhơn cũng nhân đó được tăng thêm nhiều.

Những điểm dự bị về lúc lâm chung trên đây, phần lớn bút giả rút lấy ý kiến của các bậc danh đức như ngài „n Quang và Hoằng Nhứt đại sư mà dung hội lại. Bởi buổi lâm chung chính là lúc quan yếu nhứt trong cuộc đời người. Nếu trước chưa dự bị tư lương vãng sanh cho đầy đủ, đến chừng ấy khó khỏi kinh hoàng bối rối, kêu cầu không kịp, nghiệp ác trong nhiều kiếp đồng thời hiện ra, làm sao giải thoát?

Cho nên khi lâm chung tuy nhờ người y theo phương pháp mà trợ niệm, nhưng chính mình lúc bình nhựt phải cố gắng tu trì chừng ấy mới được tự tại.

Xin các bạn tu tịnh nghiệp sớm lưu tâm dự bị, để đồng được dự phẩm sen nơi hải hội Liên Trì.

Tin bài có liên quan

Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

Trợ Niệm Lúc Lâm Chung

Sự Khẩn Yếu Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Quy Tắc Trợ Niệm Lâm Chung Và Pháp Ngữ Khai Thị

Những Dự Bị Cần Thiết Cho Lúc Lâm Chung – Trích Niệm Phật Thập Yếu

Những Điều Cần Biết Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương

Một Cách “Ý Trì” Dễ Đến Kết Quả “Nhất Niệm Bất Loạn” Để Đi Đến “Nhất Tâm Bất Loạn”

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Tam Đại Yếu Quyết

Lâm Chung Những Điều Cần Biết

Khuyên giải trừ oan gia trái chủ

Load More

Discussion about this post

Bốn Chân Lý Cao Quý, Nhị Đế, Toàn-Hảo Xác-Định, Và Tích Tập Phúc Tuệ

Bốn Chân lý cao quý, Nhị đế, Toàn-hảo xác-định, và Tích tập Phúc Tuệ

Đức Đạt Lai Lạt MaBỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ, NHỊ ĐẾ, TOÀN HẢO XÁC ĐỊNH VÀ TÍCH TẬP PHÚC TUỆBản...

Nhân Quả – Cause And Effect (Song Ngữ Việt Anh)

Nhân Quả – Cause and Effect (Song ngữ Việt Anh)

NHÂN QUẢCAUSE & EFFECT(Song Ngữ Anh-Việt)THIỆN PHÚCNhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2018 MỤC LỤC   Lời Giới Thiệu –...

Lời Vàng

Lời Vàng

Ấn Quang Đại Sư LỜI VÀNG Từ Hoa Nhất Tuệ Tâmâm phiên dịch & thi kệ toát yếu 2015 Phần...

Thời đại của chúng ta

THỜI ĐẠI CỦA CHÚNG TA Tác giả: Thích Thái Hòa. Trong kinh Phật dạy, thời đại của chúng ta đang...

Anh Chàng Hoài Nghi

Anh chàng hoài nghi

ANH CHÀNG HOÀI NGHIĐào Văn Bình   Đại Nghi là một kỹ sư trẻ, chuộng khoa học, luận lý lại...

Sự Linh Ứng Của Bồ Tát Quan Âm Có Mâu Thuẩn Với Luật Nhân Quả?

Sự Linh Ứng Của Bồ Tát Quan Âm Có Mâu Thuẩn Với Luật Nhân Quả?

SỰ LINH ỨNG CỦA BỒ TÁT QUAN ÂM CÓ MÂU THUẨN VỚI LUẬT NHÂN QUẢ? (THÍCH TÁNH TUỆ) Con là Phật tử,...

Ngũ Uẩn?

Ngũ Uẩn?

NGŨ UẨN?(The Five Aggregates)Lê Sỹ MinhTùngNgày xưa sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài thuyết giảng rất nhiều về chân...

Khi Người Xuất Gia Hầu Đồng, Thờ Lạy Thần Thánh

Khi người xuất gia hầu đồng, thờ lạy thần thánh

KHI NGƯỜI XUẤT GIA HẦU ĐỒNG, THỜ LẠY THẦN THÁNH Nhiên Như - Quảng TánhHỎI: Ở quê tôi có hiện tượng...

Giáo Dục Phật Giáo – Từ Góc Nhìn Tâm Linh – Bùi Thanh Quất

Giáo Dục Phật Giáo - Từ Góc Nhìn Tâm LinhBùi Thanh Quất I. Không ở đâu trên Trái đất này...

Thật Sự Thực Hành Chánh Niệm

Thật sự thực hành Chánh niệm

Andrew Olendzki Liên Trí dịch Từng bước chân trong chánh niệm (ảnh: Huyền Không Sơn Thượng) Khi thuật ngữ “chánh niệm”...

Đức Phật Nói Về Nữ Nhân

Đức Phật nói về nữ nhân

ĐỨC PHẬT NÓI VỀ NGƯỜI NỮThích nữ Huệ Nhàn Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp...

An Lạc Và Bất An

An lạc và bất an

Hiện nay, con người đang lo âu, đối diện với rất nhiều những vấn đề của cuộc sống. Hai chữ...

Đời Sống Viễn Ly Của Tỳ Kheo Trong Kinh Di Giáo

Đời sống viễn ly của tỳ kheo trong Kinh Di Giáo

ĐỀ TÀI: ĐỜI SỐNG VIỄN LY CỦA TỲ KHEO TRONG KINH DI GIÁO Thích Nữ Minh Phước TP.HỒ CHÍ MINH...

Lời Phật Dạy Quý Giá Dành Cho Người Phụ Nữ

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Một người phụ nữ biết tích cực trau dồi kiến thức, đạo đức sẽ trở thành người đẹp cả vẻ...

Có Nên Uống Rượu Không?

Có Nên Uống Rượu Không?

CÓ NÊN UỐNG RƯỢU KHÔNG?Bình Anson Đối với hàng Tỳ-khưu và Tỳ-khưu-ni, giới cấm uống rượu được đề cập trong...

Bốn Chân lý cao quý, Nhị đế, Toàn-hảo xác-định, và Tích tập Phúc Tuệ

Nhân Quả – Cause and Effect (Song ngữ Việt Anh)

Lời Vàng

Thời đại của chúng ta

Anh chàng hoài nghi

Sự Linh Ứng Của Bồ Tát Quan Âm Có Mâu Thuẩn Với Luật Nhân Quả?

Ngũ Uẩn?

Khi người xuất gia hầu đồng, thờ lạy thần thánh

Giáo Dục Phật Giáo – Từ Góc Nhìn Tâm Linh – Bùi Thanh Quất

Thật sự thực hành Chánh niệm

Đức Phật nói về nữ nhân

An lạc và bất an

Đời sống viễn ly của tỳ kheo trong Kinh Di Giáo

Lời Phật dạy quý giá dành cho người phụ nữ

Có Nên Uống Rượu Không?

Tin mới nhận

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Đơn Xin Tự Thiêu Của Hòa Thượng Quảng Đức

Câu chuyện một con đường

Phật tử Trung Hiếu: “Lời Phật dạy là vàng, là ngọc, là tôn chỉ giữa đời và đạo”

10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ

Nghệ thuật tán dương của Đức Phật Thích Ca

Cảm kích ân đức của Chư Phật và Chư Bồ Tát

Tôn giả La Đà – Viên mãn hạnh nguyện nhờ siêng năng phụng sự, tinh tấn tu hành

Bài học nào cho chúng ta hôm nay?

Soi sáng lời Phật dạy

Lời Phật dạy về những điều khó

Quan niệm về Đức Phật

Nữ Đức Vi Yếu – Chương 7: Hòa Thúc Muội

Tài sản của người con Phật

Lời dạy của Đức Phật về làm hại và không làm hại

Ni Trưởng Thích Nữ Trí Thuận đã Viên Tịch

Tuệ nhãn vĩ đại của Đức Phật

Chùa Cổ Trăm Năm Đất Thái Bình – Vĩnh Hảo

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

Phật pháp là hiển lộ không có che giấu

Tin mới nhận

Giáo Dục Thánh Thiện Và Vipassana – Giáo Sư P. L. Dhar; Mỹ Thanh Dịch

Bảo Vệ Chánh Pháp

Lời Phật dạy về cách nuôi con cái nên người

Hãy chấp nhận thay đổi để mọi chuyện tốt đẹp hơn?

Thiền sư của năm tông phái Phật giáo khai thị niệm Phật

Niệm Phật Viên Thông

Luật tạng: Tinh hoa của Lịch sử – văn hóa Phật giáo trong hành trình kết tập và củng cố

Houn Jiyu Kennett, Một Nữ Tu Người Anh

Sân Hận Luôn Làm Khổ Tôi

Tự Kể Chuyện Mình: Ngài Ajaan Maha Boowa

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Tập sống vô ngã

Phật Giáo và Giáo Dục Đạo Đức Toàn Cầu (Sách PDF)

Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Thích Tâm Hạnh

Lá Thư Ngày Tết của Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Tìm Hiểu Cõi Âm Và Phương Thức Cứu Độ Hương Linh Huỳnh Trung Chánh

Đức Phật độ người gánh phân

Lược Khảo ‘Xưng Tôn’ Tỳ Kheo Nguyên Các

Về Bài Kinh Kalama

Nghiên Cứu Hoạt Động Truyền Pháp Của Tăng Lữ Triều Đường Và Nhà Sư An Nam – Gs. Tiêu Lệ Hoa

Tin mới nhận

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 52)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 251)

Luận Kim Cương Tiên – Thế Thân Bồ Tát

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 30)

Hà Nội: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 tại Trụ sở Trung ương GHPGVN

Mối liên hệ giữa tư tưởng Kinh Lăng Già và Duy Thức tông

Kinh Bāhiya Sutta

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

Khái Quát Tư Tưởng Kinh Duy Ma Cật

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 225)

Kinh Bách Dụ: Ca nhi đánh nhạc

Khái Luận Triết Lý Kinh Hoa Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Giới Hạnh Người Tu – Trích: Kinh Sa-môn Quả (Sāmannaphala Sutta), Trường Bộ 2

Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 8)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 68)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 162)

Tin mới nhận

Nữ Đức Vi Yếu – Kinh Văn

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 128)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 262)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 287)

Tìm Hiểu Giáo Nghĩa Của Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

Điện Thư Chia Buồn Đlht. Thích Trí Tịnh Viên Tịch Của Các Tổ Chức Phật Giáo Quốc Tế

Khuyên Người Niệm Phật Tập 4

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 15)

Chương 1 bài 5 Khuyên tin sâu nhân quả (Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Kinh A Di Đà Sớ Sao

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Pháp Môn Tịnh Độ – Bài 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 337)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 17)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 134)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 63)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 27)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

MUỐN CỨU ĐỘ CHÚNG SANH, TRƯỚC PHẢI KHẮC PHỤC PHIỀN NÃO TẬP KHÍ CỦA MÌNH

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.