TỪ BI CĂN CỨ TRÊN SINH HỌC VÀ LÝ TRÍ
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 15/07/2011
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động
cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm
xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến
những kết quả khác nhau. Ngay cả khi
cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành
động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết
quả.
Thí
dụ, nhìn vào từ bi, có ba loại:
–
Thứ nhất hướng trực tiếp đến những thân quyến và người thương. Nhưng căn cứ trên sự dính mắc chấp trước, nói
giới hạn trong phạm vi. Ở hoàn cảnh nhẹ
nhàng nhất, nó có thể nhanh chóng biến thành sân hận hay ngay cả thù oán [nên
lòng từ bi đối với người thân thương chỉ gọi là tình cảm, tình yêu, hay tình
thương mà thôi].
–
Thứ hai là loại từ bi hướng trực tiếp đến những chúng sinh đau khổ, căn cứ trên
lòng thương hại đối với họ. Với loại từ
bi này, chúng ta nhìn xuống họ ra vẻ kẻ cả và cảm thấy mình hơn họ. [Nên loại từ bi này cũng chỉ gọi là lòng
thương hại]. Hai loại từ bi [tình cảm]
này sinh khởi qua những cảm xúc phiền não, do bởi thế, chúng sẽ đưa đến rắc rối.
–
Thứ ba là loại từ bi không định kiến. Nó
căn cứ trên sự thấu hiểu và quan tâm. Với
nó, chúng ta nhận ra rằng những người khác là cùng giống như chúng ta: họ có cùng quyền có hạnh phúc và không khổ
đau như chúng ta. Do bởi thấu hiểu này,
chúng ta cảm thấy từ ái, bi mẫn, và quan tâm thiện ý đến họ. Loại từ bi thứ ba này là loại vững vàng ổn định,
đúng thực là lòng từ bi của nhà Phật.
Ba
loại từ bi này rơi vào hai loại đặc trưng chung. Hai loại đầu là những cảm xúc sinh khởi một
cách tự nhiên căn cứ trên điều gì đấy của tác động thần kinh. Loại thứ ba là cảm xúc sinh khởi căn cứ trên
lý trí, hay từ bi.
Từ
bi căn cứ trên lý trí và không có bất cứ định kiến nào là được tăng cường bởi bản
chất tự nhiên. Vào lúc sinh ra, cho dù
là con người hay động vật có vú, hay chim chóc – tôi không biết về những con
rùa biển và bươm bướm – tất cả chúng ta tự động cảm thấy một tình yêu không định
kiến đối với mẹ chúng ta, mặc dù chúng ta không biết bà. Tất cả chúng ta cảm thấy một sự hấp dẫn, gần
gũi và yêu mến đối với mẹ của chúng ta. Bà mẹ, cũng thế, tự động cảm thấy một sự gần gũi và thương mến tự nhiên
đối với đứa con mới sinh của bà. Do bởi
thế, bà chăm sóc và nuôi dưỡng đứa bé. Lòng chăm sóc thương mến này là căn bản cho sự phát triển lành mạnh của
đứa bé.
Từ
điều này chúng ta có thể thấy rằng sinh học căn bản gần gũi và tình cảm là những
hạt giống của từ bi. Chúng là những tặng phẩm lớn nhất mà chúng ta luôn luôn tiếp nhận
và chúng đến từ những bà mẹ của chúng ta. Khi chúng ta nuôi dưỡng những hạt giống này với lý trí và giáo dưỡng,
chúng lớn lên thành từ bi thật sự – một cách bình đẳng không thiên vị và trực
tiếp đến mọi người, căn cứ trên sự thấu hiểu về tính bình đẳng của tất cả chúng
ta.
Đối
với đứa bé, tình cảm không căn cứ trên tôn giáo, luật lệ, hay sự thúc ép của cảnh
sát. Nó chỉ đến một cách tự nhiên. Do vậy, mặc dù từ bi được dạy bởi tôn giáo là
tốt đẹp, nhưng hạt giống thật sự, căn bản thật sự cho là từ bi là sinh học. Đấy là cơ sở cho những gì mà tôi gọi là
“đạo đức thế tục.” Tôn giáo chỉ
tăng cường hạt giống này.
Một
số người nghĩ rằng đạo đức luân lý phải được căn cứ một cách độc quyền trên niềm
tin tôn giáo. Những người khác nghĩ rằng một cảm nhận đạo đức
có thể được phát triển qua rèn luyện. Một
số nghĩ rằng “thế tục” có nghĩa là một sự phủ nhận tôn giáo. Những người khác nghĩ rằng “thế tục”
hàm ý tôn trọng tất cả tôn giáo, không thiên vị, bao gồm sự tôn trọng tất cả những
người không tôn giáo, như trong hiến pháp của Ấn Độ. Loại đạo đức sau, đặc biệt từ bi như căn bản
của nó, có gốc rể trong bản năng. Như
trong trường hợp của bà mẹ và đứa bé mới sinh, tất cả sinh khởi một cách tự động
do bởi nhu cầu sống còn. Do bởi căn bản
sinh học ấy, chúng là ổn định vững vàng hơn.
Khi
trẻ con nô đùa, chúng không nghĩ đến tôn giáo, chủng tộc, chính trị, hay quá khứ
gia đình. Chúng cảm kích nụ cười từ bè bạn
nô đùa, bất kể chúng là ai, và, trong sự đáp ứng, là dễ thương đối với
chúng. Tâm tư và con tim của chúng rộng
mở. Người trưởng thành, trái lại, thường
nhấn mạnh những nhân tố khác – những khác biệt chủng tộc và chính trị, v.v…
Do bởi đấy, tâm tư và trái tim của họ là hạn hẹp hơn.
Nhìn
vào những khác biệt giữa hai loại này. Khi chúng ta từ bi hơn, tâm tư và trái tim của chúng ta là cởi mở hơn và
chúng ta giao tiếp một cách dễ dàng hơn nhiều. Khi chúng ta ích kỷ, tâm tư và trái tim của chúng ta đóng lại và khó
khăn để cho chúng ta giao tiếp với nhau. Sân hận làm yếu kém hệ thống miễn nhiễm, trong khi từ bi và trái tim tử tế cải thiện hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Với sân hận và sợ hãi, chúng ta không thể ngủ
và ngay cả nếu chúng ta rơi vào giấc ngủ, chúng ta sẽ có những cơn ác mộng. Nếu tâm tư chúng ta định tĩnh, chúng ta ngủ tốt. Chúng ta không cần bất cứ viên thuốc an thần
nào – năng lượng của chúng ta vốn đã cân bằng. Với căng thẳng, năng lượng chúng ta quẩn quanh vội vả và chúng ta cảm thấy
lo lắng.
Để
thấy và thấu hiểu một cách rõ ràng, chúng ta cần một tâm thức tĩnh lặng. Nếu chúng ta bị khích động, chúng ta không thể
thấy thực tại. Do thế, hầu hết những rắc
rối, ngay cả trên mức độ toàn cầu, là những vấn nạn do con người làm ra. Chúng phát sinh bởi vì chúng ta xử sự với hoàn
cảnh một cách nghèo nàn, không thích hợp, từ việc không thấy thực tại. Hành vi của chúng ta căn cứ trên sự sợ hãi,
sân hận, và căng thẳng. Có quá nhiều băn
khoăn. Chúng ta không khách quan bởi vì
tâm thức chúng ta bị đánh lừa [do vọng tưởng]. Những cảm xúc tiêu cực này đưa đến tâm tư hẹp hòi và điều ấy dẫn đến việc
tạo nên những rắc rối, là điều không bao giờ đem đến những kết quả toại nguyện.
Từ
bi trái lại, đem đến tâm tư cởi mở, tâm thức tịch tĩnh. Với nó, chúng ta thấy thực tại và những phương
pháp nào để chấm dứt những gì mà không ai muốn và đem đến những gì mọi người muốn. Đây là một điểm quan trọng và là một lợi ích
lớn lao của từ bi căn cứ trên lý trí. Do
thế, để thúc đẩy những giá trị nhân bản căn cứ trên sinh học và hổ trợ bởi lý
trí, những bà mẹ và lòng thương và tình cảm bẩm sinh giữa bà mẹ và con trẻ đóng
một vai trò rất quan yếu.
Based on Biology and Reason His
Holiness the Fourteenth Dalai Lama Prague,
Czech Republic, 11 October 2006 transcribed
and lightly edited by Alexander Berzin Ẩn
Tâm Lộ ngày 17/07/2011 http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/sutra/level2_lamrim/advanced_scope/bodhichitta/compassion_based_biology_reason.html
(Nguồn: Thư Viện Hoa Sen)
Discussion about this post