PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cây mai trong thơ văn Lý-Trần là cây mai gì?

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Bình luận cái hay, cái đẹp trong những áng thơ kiệt tác này, sẽ là thừa nếu như sa đà vào sự săm soi, thắc mắc rằng đó là hoa mai vàng, mai trắng, hay mai hồng? Bởi hoa mai ở đây chỉ mang tính ước lệ hàm chỉ mùa xuân – sự sống – hạnh phúc, và mai vàng hay mai trắng đều mang ý nghĩa thoát tục như nhau, cũng như bất cứ loài hoa thanh khiết và cao thượng nào khác. Nhưng bài viết này không nhằm bình luận thơ, mà muốn đi tìm xuất xứ của loài hoa mà người xưa phải “cúi đầu bái lạy”. 

Mai vàng hay mai trắng?

Hoa Mai Vang Yen Tu 02

Mai nở rộ ở rừng Yên Tử – Ảnh: Chu Minh Khôi

Báo Lao Động số ra ngày 26-1-2011 có bài “Trước nhà phải trồng cây mai vàng” của tác giả Minh Tự, viết: “…Yêu và tôn thờ hoàng mai như thế, vậy nên người Huế đã mắc phải một nhầm lẫn rất quan trọng. 

Họ cứ khẳng định như chân lý rằng cây hoa mai bất hủ của Mãn Giác thiền sư trong bài kệ nổi tiếng “Cáo tật thị chúng” chính là hoàng mai. Thậm chí các nhà thơ, các nhà giáo và kể cả các nhà sư xứ Huế vẫn bình luận rất vô tư, rằng “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” ấy là mai vàng. Họ đã mặc định “mai cốt cách, tuyết tinh thần” trong Kiều của Tố Như chính là hoàng mai. Họ đã khẳng định cái loài hoa mà Chu Thần Cao Bá Quát suốt cả đời chỉ cúi đầu bái lạy duy nhất, “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, ấy là mai vàng. 

Cho đến một ngày đầu xuân 2009, nhà nghiên cứu Hải Trung đã lên tiếng đính chính cho hoa mai, thì người Huế mới biết rằng từ lâu nay mình đã “lầm to”. Theo tác giả Hải Trung, loài hoa mai mà Mãn Giác thiền sư, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, và rất nhiều tác phẩm trong văn học trung đại Việt Nam và cả trong Đường thi vẫn nhắc đến, chính là loài mai trắng, người Bắc thường gọi là hoa mơ, người Huế gọi là bạch mai, tuyết mai hay hàn mai. 

Loài hoa thuộc họ Mơ, tên khoa học là Prunus mume S.et Z, hoa nhỏ màu trắng như tuyết, quả mai chính là quả mơ mà người ta vẫn thường dùng để chế biến ô mai. Khác hẳn với hoa mai vàng, có tên khoa học là Ochna harmandii Lee thuộc họ hoàng mai, có gốc tích ở phương Nam.

Theo nhà dược học Đỗ Tất Lợi – trong bài viết “Cây mơ, cây mai dưới con mắt người làm công tác khoa học” in trên báo Nhân Dân ngày 22-2-1983 thì: “Người Việt mới biết đến cây mai vàng khoảng 300 năm trở lại đây. 

Vào thế kỷ thứ XI, dưới thời nhà Lý, thì Mãn Giác thiền sư đã biết đến hoa hoàng mai đâu mà bảo “nhất chi mai” ấy là một cành mai nở vàng trước sân? Cho đến nay, hoa mai vàng vẫn không thể sống và ra hoa được trong khí hậu lạnh của miền Bắc, vậy thì loài hoa kiên cường nở trong giá buốt khiến cho người quân tử phải “đạp tuyết” để “tầm mai” ấy chắc chắn không phải là mai vàng. 

Wikipedia khi đề cập tới mục từ “Mai vàng” cũng cho biết: “Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.

Tác giả Minh Tự vẫn trong bài “Trước nhà phải trồng cây mai vàng” thêm một lần nữa khẳng định Cây mai trong thơ văn xưa chính là loài mai trắng để rồi: “Dẫu biết rằng loài hoa mai mà người xưa gọi là biểu tượng của người quân tử với cốt cách kiên nhẫn trước lạnh giá của đất trời và lặng thầm lưu giữ tinh hoa đất trời ấy là loài mai trắng ở miền Bắc, nhưng các tín đồ của hoàng mai ở xứ Huế vẫn nhất quyết rằng mai vàng mới chính là loài hoa cao quý, khiến cho kẻ sĩ bất khuất như Cao Bá Quát cũng phải cúi lạy.”

“Tôi đã gặp nhiều người Huế trồng mai, chơi mai và hiểu biết về hoa mai để thử đính chính với họ về sự nhầm lẫn này, và nhận lại nhiều cái lắc đầu. Người trồng mai thì bảo hoa mai đương nhiên là cái giống mai vàng này, các thứ khác chỉ là ăn theo mai mà thôi. Người nghiên cứu về hoa mai thì bảo có đến 200 loài hoa mai, nhưng đại diện cho họ nhà mai thì phải là hoàng mai. Người chơi mai thì bảo cứ nhìn cái dáng mềm mại mà vươn cao của hoàng mai, thân cây với những lớp đồi mồi tuyết sương, kiên nhẫn qua nắng mưa để rồi nở ra cho đời những bông hoa vàng tinh anh, ấy mới là cốt cách của người quân tử! Người Huế tôi thủy chung đến mức bảo thủ, nhưng đáng yêu cũng chính là chỗ đó!” – Nhà báo Minh Tự viết.

Thực ra, không chỉ những người yêu hoa xứ Huế mặc nhiên tin rằng cây mai mà người xưa bái lạy chính là hoàng mai, mà ngay cả nhiều học giả, nhà nghiên cứu Phật giáo, văn học ở miền Nam cũng mặc nhiên hình dung hoa mai trong thơ văn Lý Trần là cây mai vàng. 

HT.Thích Giác Toàn trong bài “Những đóa mai vàng đẹp mãi ngàn năm” cũng viết: “Tóm lại, như chúng ta đã biết, cánh hoa vàng (hoàng hoa) của Thiền sư Thiền Lão, cành mai vàng của Thiền sư Mãn Giác đầu, giữa đời Lý và đóa cúc vàng của Thiền sư Huyền Quang gần cuối đời Trần… cả 3 đóa hoa vàng cách nhau trên dưới 300 năm. Vậy mà khi đọc lại, ta tưởng chừng như 3 con người, 3 vị Thiền sư Thiền Lão-Mãn Giác-Huyền Quang và 3 đóa hoa vàng chỉ là một – như mới đâu đây, mới hôm nào… rồi chợt giật mình. Ồ! Đây rồi – đóa hoa vàng của chính lòng ta “tâm thức sống của chính mình,” của mỗi người chúng ta. Ôi! Những đóa hoa vàng tuyệt bích thiên thu”.

Mai vàng đã phổ biến ở miền Bắc vào thời Lý – Trần

Dĩ nhiên từ trước đến nay, mọi người miền Bắc đều cho rằng cây mai vàng không thể hiện diện ở Bắc Bộ từ thời xa xưa, vì đây là loài cây xuất xứ ở Nam. Miền Bắc chỉ có cây mai trắng, nhưng ít người dùng để chơi Tết, mà ngày Tết thường chỉ chơi hoa đào. Nhưng từ năm 2007, khi rừng Đại lão mai vàng ở Yên Tử được phát hiện và công bố khiến tất thảy đều ngỡ ngàng. 

Chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đưa rừng mai vàng vào quy hoạch di sản quan trọng phải bảo vệ nghiêm ngặt, đồng thời các nhà khoa học nước ta đã nghiên cứu rừng mai quý hiếm này. Khi khảo sát kỹ nguồn gốc cây mai vàng ở non thiêng đại ngàn Yên Tử, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả và Trường Đại học Nông nghiệp l cũng đều nhận thấy giống mai vàng này đã có cách đây khoảng 800 năm, được phân bố rải rác khắp vùng rừng Yên Tử, nhưng tập trung ở 3 khu chính; đó là: Khe núi dọc từ chùa Hoa Yên xuống, khu rừng thuộc phường Vàng Danh (TX Uông Bí) và khu rừng thuộc dãy núi xã Tràng Lương, Bình Khê (Đông Triều). 

Tại đây, người ta có thể bắt gặp những cây mai cao đến 15 mét, đường kính thân 60-70cm và có rất nhiều cành. Theo những nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thì cây mai vàng Yên Tử và cây mai vàng miền Nam đều thuộc cùng một loài (tên khoa học là Ochna integerrima), đây là loại mai có 5 cánh, lộc màu xanh. Cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng rất dễ chịu. Trên một cành có rất nhiều hoa. Kích thước hoa không lớn, đường kính khoảng 2 – 3cm. Sự khác biệt lớn nhất mà người yêu thích mai vàng Yên Tử quan tâm là khả năng sinh sống và nở hoa trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ lạnh của miền Bắc. 

Chính điều này đã tạo nên những đặc điểm về hình thái, hương thơm và thời điểm nở hoa khác hẳn so với các giống hoa mai vàng ở phương Nam. Truy tìm trong sử liệu, những công trình nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn hóa về di tích danh thắng Yên Tử có rất nhiều, song, hầu như không có tài liệu chính thức nào nói về loài mai vàng rất quý tại Yên Tử, mọc thành rừng. Chỉ nghe dân gian tương truyền rằng, khi lên núi Yên Tử tu hành, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã phát động các tín đồ Phật tử trồng cây mai vàng. Sau nhiều năm được bàn tay các Phật tử chăm sóc, cùng với sự ưu ái của thiên nhiên, những cây mai nhỏ bé đã biến thành rừng mai rộng lớn. 

Một điều đặc biệt, đó là thủ đô Hà Nội ngày nay có quận Hoàng Mai, thế nhưng ít người liên tưởng cái tên địa danh này với loài hoa mai vàng. Nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, Hoàng Mai xưa vốn là thái ấp của Thượng tướng quân Trần Khát Chân (? – 1399), ông có nhiều công lao trong cuộc chiến đấu chống các đợt xâm lược của quân Chiêm Thành ra Thăng Long cuối thời Trần. Năm 1390, ông giết được vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga, từ đây, quân Chiêm không còn đánh ra Thăng Long nữa. 

Sau chiến công này, Trần Khát Chân được thăng chức Thượng tướng quân, được ban cho thôn Cổ Mai làm thái ấp. Thái ấp của Trần Khát Chân nằm trên vùng cửa ngõ xung yếu trấn giữ phía Nam Thăng Long (điều này cũng dễ thấy và dễ hiểu ở các thái ấp của các vị tôn thất, danh tướng nhà Trần). Trần Khát Chân rất yêu thích cây mai, vì vậy ông cho trồng cây mai thành vườn rừng rộng lớn trên vùng đầm hồ nơi đây dài cả chục dặm. Sử sách cũng ghi lại: Hàng năm, cứ vào đầu tháng Giêng, Thượng tướng Trần Khát Chân vẫn mở tiệc Đại Mai đều đặn tại Trại Mai của mình, mời Hoàng thượng Nghệ Tông cùng các đại thần triều đình đến tham dự và thưởng lãm hoa mai. 

Ngày nay, có 4 làng trong quận Hoàng Mai gồm  Tương Mai, Bạch Mai (xưa là Hồng Mai), Mai Động, Hoàng Mai đều có đình thờ Trần Khát Chân làm thành hoàng. Đình Hoàng Mai thờ Trần Khát Chân ở vị trí trung tâm của làng, trên khu đất cao nằm cạnh ngôi chùa Nga My cổ kính đã có từ đời Lý. Trước cửa đình còn đặt đôi voi đá, đôi ngựa đá đối nhau, đường bệ uy nghi. Chúng tôi đến đình Hoàng Mai, tìm hiểu về tên của địa danh này, các cụ phụ lão mà chúng tôi gặp ở đây giải thích: Thời xưa, Thượng tướng Trần Khát Chân trồng ở vùng này toàn cây mai vàng, nên tên Hoàng Mai có từ đó.

 Trở lại những bài thơ viết về hoa mai của các thi nhân đời Lý-Trần, trong câu thơ đầu của bài thơ Tảo mai 1 (Hoa mai sớm kỳ 1) được nhà thơ Trần Lê Văn dịch: “Năm cánh hoa tròn, vàng nhị phô/ Nổi nênh vảy cá, chìm san hô”. Như vậy, “vàng nhị phô” là một chi tiết chứng tỏ hoa mai trong thơ văn Lý – Trần là mai vàng. 

Từ tất thảy những bằng chứng trên đủ để khẳng định rằng: cây mai vàng được trồng phổ biến ở miền Bắc từ cách đây trên dưới nghìn năm. Theo tôi, có thể mai vàng phát tích từ phương Bắc, rồi sau đó mới di thực vào Nam. 

Ngày nay, cây mai vàng trở thành “đặc sản” từ Huế trở vào miền Nam, nhưng vì đâu mà chúng “đoạn tuyệt” với người dân miền Bắc và chỉ còn sót lại khu biệt ở rừng sâu Yên Tử thì đây là điều mong đợi các nhà khoa học nghiên cứu. (Theo Giác Ngộ)

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

 

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Lời Phật Dạy Về Công Ơn Người Mẹ Khi Mang Thai

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Chúng ta ai cũng là con cả, vì ai cũng có cha có mẹ, để cho ta hình hài như...

Bản Phúc Trình Của Liên Hiệp Quốc Về Đàn Áp Phật Giáo Tại Nam Việt Nam Năm 1963

Bản Phúc Trình Của Liên Hiệp Quốc Về Đàn Áp Phật Giáo Tại Nam Việt Nam Năm 1963

BẢN PHÚC TRÌNH CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TẠI NAM VIỆT NAM...

Cõi Thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Cõi Thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh

CÕI THƠ MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH Tâm Nhiên   HT. Giới Đức và nhà thơ Tâm Nhiên Minh Đức...

Đạo Phật Trong Thế Kỷ 21

Đạo Phật Trong Thế Kỷ 21

ĐẠO PHẬT TRONG THẾ KỶ 21Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Bốn Trích đoạn từ buổi nói chuyện với...

Thế Nào Gọi Là Sa Môn?

Thế Nào Gọi Là Sa Môn?

THẾ NÀO GỌI LÀ SA MÔN?   HỎI: Trong các năm gần đây có một số nhà sư Phật giáo...

Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất

SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT Bồ-đề Đạt-Ma - Trúc Thiên dịch 1969 Sách Ấn Tống: 337 N. Keystone st.,...

Hai Tấm Vé Trở Về

Hai tấm vé trở về

HAI TẤM VÉ TRỞ VỀChân Hiền Tâm     Ngày đó… Thời mới giải phóng, những gia đình có người...

Mê Tín Dị Đoan, Toàn Không

MÊ TÍN DỊ ĐOAN Toàn Không I). Thế nào là mê tín?  Mê tín là u mê không hiểu biết...

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

NGUYÊN TẮC 90/10 Điều này sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn (hoặc ít nhất, cách thức bạn phản ứng...

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC KINH A HÀMThích Nguyên Hiền biên soạn Từ ngữ A-hàm (Àgama) nói theo nghĩa rộng...

Trí Quang Tự Truyện

Trí Quang Tự Truyện

Thích Trí Quang là một thượng tọa Phật giáo, ông đóng một vai trò khá quan trọng diễn biến của...

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 2) Pháp Sư Tịnh Không   PHẨM I: “PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG”“Như thị...

Nhân Duyên Đức Phật Nói Pháp Tứ Thánh Đế

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Tứ Diệu đế là phiên âm tiếng Hán, Phạn ngữ là Catvary Aryasatyani. Arya là Diệu, Thánh, cao quý, mầu...

Nhớ về một vì sao đã tắt

NHỚ VỀ MỘT VÌ SAO ĐÃ TẮTTâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật   Tôi đến viếng tang đảnh lễ giác linh trưởng...

Tôi Học Khí Công

Tôi học khí công

TÔI HỌC KHÍ CÔNGLương Nguyên Hiền   Ở đây tôi chỉ muốn đưa một vài nét chính của các môn...

Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai

Bản Phúc Trình Của Liên Hiệp Quốc Về Đàn Áp Phật Giáo Tại Nam Việt Nam Năm 1963

Cõi Thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Đạo Phật Trong Thế Kỷ 21

Thế Nào Gọi Là Sa Môn?

Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất

Hai tấm vé trở về

Mê Tín Dị Đoan, Toàn Không

Nguyên Tắc 90/10 Điều Này Sẽ Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm

Trí Quang Tự Truyện

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 02)

Nhân duyên đức Phật nói pháp Tứ Thánh đế

Nhớ về một vì sao đã tắt

Tôi học khí công

Tin mới nhận

Lời Phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ bản

Ý nghĩa bảy bước chân của Đức Phật

Xây chùa và xây đạo tràng

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Lời Phật dạy về giá trị đạo đức cho một xã hội, quốc gia

Việc cần làm trước thường để sau nên tu lâu mà không tiến

Lời Phật dạy về pháp thiểu dục tri túc

Lời Phật dạy cách đối mặt với kẻ tiểu nhân

Thế nào là hạng người có tội?

Suy niệm lời Phật: Không biết chán

Lời Phật dạy – Chết đi về đâu?

Lời Phật dạy về đạo vợ chồng

Tại sao Đức Phật lại nói Thân người khó được, Phật pháp khó nghe?

Mừng ngày Phật đản

Ý nghĩa cội rễ của Luật Nhân Quả

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Thư Ngỏ Của Chùa Bửu Minh, Đồng Tháp Xây Dựng Giảng Đường Tu Học

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Phật tại tâm là gì?

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Tin mới nhận

Triết Học Jain

Mẹ Có Nghĩa Là Duy Nhất! – Lưu Đình Long

Ông Hai

Đền thờ Phật tuyệt đẹp dưới đáy biển Indonesia

Bát Nhã & Tánh Không | Prajna & Emptiness (Sách Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

Bánh Trung Thu Chay

Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma… Chuyển Ngữ: Hoang Phong

Hoa Kỳ: Phật Tử Việt Nam Tại California Và New York Sản Xuất Mặt Nạ Y Tế Cung Cấp Cho Các Bệnh Viện

Ông giám đốc Aoyagi Yosuke người Nhật rất tin Đạo Phật

Ai Chẳng Là Dân Việt

Lời Phật dạy về chữ Nhẫn

Mục Đích Chúng Ta Có Mặt Trong Cuột Đời Này

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Bồ Tát Quan Thế Âm

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

Thoát Vòng Tục Lụy – Bản Dịch Của Quảng Độ

Ông Đạo Chuối

Túy sanh mộng tử hay an lạc tỉnh thức ?

Sau Khi Chết “Nghiệp” Đi Về Đâu?

Thấy Pháp Là Thấy Phật

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 97)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 85)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Pdf)

423 lời vàng của Đức Phật trong Kinh Pháp cú

Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Giảng Ký

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Đem Phật vào lòng, đem kinh vào lòng 

Kinh Atthaka Vagga Chương Bốn – Phẩm 8 kinh Tập – Sutta Nipata -The Octet Chapter

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Kinh Bách Dụ: Xem nắn bình

Kinh Phật gồm những kinh, chú nào?

Kinh Bách Dụ: Đứa bé được chiếc bánh hoan hỷ

Giới Thiệu Đề Mục Kinh Hoa Nghiêm

Một Câu Chuyện Sợ Ma Trong Kinh Điển Pali

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 354)

Kinh Tứ thập nhị chương – đối chiếu và nhận định (Thích Chúc Phú)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 61)

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Tin mới nhận

Đọc sách ngàn lần – Tập 1

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 110)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH (Tập 5)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 2)

Cực Lạc Và Luân Hồi: Bất Nhị Trong Tịnh Độ Tông

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 96)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 198)

Luận Tịnh Độ

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Tuyên Hóa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 348)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 90)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 315)

Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà

Việc Lớn Sanh Tử

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 284)

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (Phần cuối)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 7)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.