TỪ ÁI: CĂN BẢN CỦA NHÂN QUYỀN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
Biết sự tương ứng
về hành động và kết quả của chúng.
Trong thực tế hãy luôn luôn giúp đở chúng sinh,
Giống như giúp đở chính mình.
– LONG THỌ, Tràng Hoa Quý Báu
Chính
là con người có một cảm nhận đáng giá về cái “tôi” và đồng hành một
cách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng ta
muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì
hơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mong
ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau,
thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân
và người khác? Có một sự khác biệt lớn
lao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh
khác là vô hạn.
Ai
là quan trọng hơn, ta hay những người khác? Tôi chỉ là một thầy tu Đạo Phật, nhưng những chúng sinh khác là con số
vô biên. Kết luận là rõ ràng, ngay cả nếu
một nổi khổ nho nhỏ xảy ra đến tất cả những người khác, phạm vi là vô hạn, trái
lại khi điều gì đấy xảy ra cho tôi, nó là giới hạn đến chỉ một người. Khi chúng ta nhìn vào những người khác trong
cách này, tự thân là không quá quan trọng.
Trong
mười người bệnh, ai không muốn hạnh phúc? Không ai cả. Tất cả mọi người muốn
thoát khỏi bệnh tật của họ. Trong sự thực
tập vị tha, không có lý do nào ngoại lệ nào để đối xử với một người tốt đẹp hơn
trong khi quên lãng những người khác. Trong thế giới này có hàng tỉ người, người nào, cũng giống như tôi,
không ai muốn khổ đau và thật sự muốn hạnh phúc.
Từ
quan điểm của chính mình, hãy nhớ rằng tất cả chúng sinh đã từng giúp đở chúng
ta qua phạm vi những đời sống quá khứ và sẽ hổ trợ chúng ta trong những kiếp sống
tương lai. Do vậy, không có lý do nào để
đối xử người nào đấy là tốt đẹp hơn những người khác là tệ hại hơn.
Tất
cả chúng ta có một bản chất của khổ đau và vô thường. Một khi chúng ta nhận ra rằng cộng đồng chúng
ta ở trong một sự khốn khó [của khổ đau và nhất là vô thường], không lý do nào
trong việc đấu tranh lẫn nhau. Hãy xem một
nhóm tù nhân sắp bị hành quyết. Trong thời
gian họ ở với nhau trong nhà tù, tất cả bọn họ sẽ đi đến chỗ kết cục. Không có ý nghĩa gì trong việc tranh cải
trong những ngày còn lại của họ. Tất cả
chúng ta quyện kết trong cùng một bản chất của khổ đau và vô thường, chắc chắn
không có lý do gì để tranh đấu với nhau.
THIỀN QUÁN
1- Hãy chú ý
kinh nghiệm tự nhiên của chúng ta về cái “tôi”, như trong “tôi
muốn điều này”, “tôi không muốn điều nọ.”
2- Hãy nhận ra rằng
thật tự nhiên để muốn hạnh phúc và không muốn đớn đau. Điều này là đúng và không cần đòi hỏi tranh cải
gì nữa, được đánh giá một cách giản dị bằng sự kiện rằng chúng ta muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau
một cách bẩm sinh.
3- Được căn cứ
trên khát vọng tự nhiên này, chúng ta có quyền đạt được hạnh phúc và loại bỏ khổ
đau.
4- Xa hơn, giống
như chúng ta có cảm nhận này và quyền lợi này, người khác cũng có cùng cảm nhận
và cùng quyền lợi một cách bình đẳng.
5- Hãy phản chiếu
trên sự kiện rằng sự khác biệt giữa tự thân và người khác là ta chỉ là một người
đơn lẻ, trái là những người khác là vô lượng.
6- Đề ra câu hỏi
này: mọi người phải được dùng đến cho việc đạt đến hạnh phúc của tôi, hay tôi
nên giúp đở người khác đạt được hạnh phúc?
7- Hãy tự tưởng
tượng, trầm tĩnh và hợp lý, việc nhìn vào quyền lợi của chính mình trong một
phiên bản khác – nhưng cái tự ngã này tự hào quá đáng, không nghĩ đến quyền lợi
của người khác, quan tâm chỉ với tự thân của nó, sẳn sàng để làm bất cứ điều gì
để thỏa mãn nó.
8- Hãy hình dung
bên trái ta một số những người khốn khó không liên hệ đến ta, nghèo nàn và đau
khổ.
9- Bây giờ, ta
đang ở ngay chính giữa là một người nhạy cảm không thành kiến. Hãy xem cả hai bên muốn hạnh phúc và muốn
tiêu trừ khổ đau; trong cách này, họ là đồng đẳng, giống nhau. Và cả hai bên có quyền để hoàn tất mục tiêu của họ.
10- Nhưng hãy
nghĩ:
Người với động
cơ vị kỷ ở bên phải chỉ là một con người, trái lại những người khác là con số lớn
hơn nhiều, ngay cả là vô hạn. Ai là người
quan trọng hơn? Con người vị kỷ đơn lẻ
và ngu si đó, hay nhóm người nghèo, và bất lực nọ?
Ta sẽ chọn phía
nào? Như một người không định kiến ở giữa,
chúng ta sẽ liên hệ một cách tự nhiên đến số lượng lớn những người đau khổ;
không có cách nào tránh khỏi bị áp đảo với những nhu cầu của đám đông, một cách đặc biệt trong sự tương
phản đến một người với các tính tự hào, ngu si ấy.
11- Hãy phản chiếu: Nếu tôi, chỉ là một người, lợi dụng số đông,
thật là trái ngược với tính người của tôi. Thực tế, hy sinh một trăm đô la vì lợi ích của một đô la là rất ngu ngơ,
nhưng dùng một đô la vì lợi ích của một trăm đô la là rất thông tuệ.
12- Nghĩ theo
cách này, quyết định:
Tôi
sẽ hướng trực tiếp năng lượng của tôi đến nhiều người hơn là đến con người vị kỷ
này. Mỗi bộ phận của thân thể được xem đồng
đẳng là thân thể và được bảo vệ khỏi đau đớn; vì thế tất cả chúng sinh được bảo
vệ bình đẳng khỏi khổ đau.
Đối
với tôi, phương pháp thiền quán này đặc biệt hiệu quả. Rất rõ ràng rằng tất cả những rắc rối trên
trái đất này một cách căn bản là qua chủ nghĩa vị ngã và tự yêu mến riêng
mình. Chúng ta có thể thấu hiều những
nguyên tắc của phương pháp thiền quán này từ kinh nghiệm của riêng mình ngay
trong kiếp sống này – rằng sự tự yêu mến đưa đến ý chí tệ hại, ngay cả giết người,
và yêu mến người khác đưa đến những đạo đức chẳng hạn như từ bỏ giết hại, trộm
cắp, tà dâm, nói dối, nói lời chia rẻ, nói lời thô ác, nói lời vô ích.
Với
phương pháp thiền quán này, ngay cả nếu chúng ta không tỉnh thức về lòng ân cần
với người khác, chúng ta có thể học hỏi để yêu mến người khác. Hãy nhớ rằng chúng ta yêu mến chính mình một
cách tự nhiên, không phải trong bất cứ ý nghĩa nào là chúng ta đã và đang tử tế
với chính mình. Từ chính thực tế rằng
chúng ta yêu mến đời sống của mình, chúng ta muốn loại trừ khổ đau và đạt được
hạnh phúc. Trong cùng cách ấy, tất cả
chúng sinh tự nhiên yêu mến chính họ, và từ điều này họ muốn xa tránh khổ đau
và đạt đến hạnh phúc. Tất cả chúng ta
cũng giống như thế, sự khác biệt là người khác là rất nhiều, trái lại ta chỉ là
một. Ngay cả nếu chúng ta có thể dùng tất
cả những người khác cho những mục tiêu của chính mình, chúng ta cũng sẽ không hạnh
phúc. Nhưng nếu ta, chỉ là một con người,
phục vụ người khác một cách trọn vẹn như chúng ta có thể làm, hành động này sẽ
một nguồn gốc của niềm an vui nội tại.
Thật
dễ dàng để thấu hiểu rằng chúng ta sẽ mất mát nếu chúng ta quên lãng mọi người
khác qua việc quá nhấn mạnh đến chính
mình và chúng ta sẽ gặt hái rất lớn từ việc quý trọng người khác khi chúng ta
yêu mến chính mình. Vì những sự kiện này
được chứng thực bởi kinh nghiệm của chính chúng ta. Tôi thấy rằng phương pháp thiền quán này có một
tác động rất lớn.
Hãy
tiếp nhận những sự thực tập này vào trong trái tim và chúng ta dần dần sẽ trở
nên ít vị kỷ hơn và có sự tôn trọng hơn với người khác. Với một thái độ như vậy, từ ái và bi mẫn thật
sự có thể lớn mạnh.
TÓM LƯỢC
Nhiều
loại ý thức giá trị phát sinh từ nhận thức căn bản, tự nhiên, và rõ ràng. Tất cả chúng ta có một cái “tôi” bẩm
sinh, mặc dù nếu chúng ta cố gắng để xác định vị trí của cái “tôi”
này, nhưng chúng ta gặp phải nhiều khó khăn. Ý nghĩa này của cái “tôi” cho chúng ta một sự khát vọng hợp lý
đến hạnh phúc và một mong ước không khổ đau.
Có
những trình độ khác nhau của hạnh phúc và những loại khổ đau khác nhau. Những thứ vật chất thường đáp ứng đến hạnh
phúc thân thể, trái lại sự phát triển tâm linh đáp ứng đến hạnh phúc tâm
linh. Vì cái “tôi” của chúng
ta có hai khía cạnh – thân thể và tinh thần – chúng ta cần một sự phối hợp bất
khả phân của tiến trình vật chất và tiến trình nội tại hay tâm linh. Việc cân bằng những thứ này là thiết yếu để
khai thác tiến trình vật chất và sự phát triển nội tại cho sự tốt đẹp của xã hội
loài người.
Sơ
đồ cho sự phát triển thế giới phát sinh từ mong ước này để đạt được hạnh phúc
và giải thoát khổ đau. Nhưng có những
trình độ cao hơn của hạnh phúc vượt khỏi những hình thức trần tục này, mà trong
ấy chúng ta tìm cầu điều đấy cho mục tiêu dài hạn không chỉ hạn chế trong kiếp
sống này. Giống như chúng ta cần một nhận
thức sâu rộng có thể bảo vệ môi trường, chúng ta cần một nhận thức nội tại thâm
sâu mở rộng đến những kiếp sống tương lai.
Tôi
thường khuyến nghị rằng ngay cả nếu chúng ta phải vị kỷ, thế thì vị kỷ một cách
thông tuệ. Những người thông tuệ phụng sự
người khác một cách chân thành, đặt những nhu cầu của người khác bên trên chính
mình. Kết quả căn bản sẽ là chúng ta sẽ
hạnh phúc hơn. Những loại vị kỷ đưa đến
đánh nhau, giết chóc, trộm cắp, và sử dụng lời thô ác – quên lợi ích người khác,
luôn nghĩ về chính mình, “tôi, tôi, tôi” sẽ đưa đến kết quả trong sự
mất mát của chính mình. Những người khác
có thể nói những lời đẹp đẻ trước mặt chúng ta, nhưng sau lưng chúng ta họ sẽ
nói những lời không đẹp.
Sự
thực tập vị tha là một cung cách xác thực để hướng dẫn đời sống nhân loại và
không chỉ giới hạn trong tôn giáo. Cốt
lõi sự tồn tại của chúng ta là, như những con người, chúng ta sống những đời sống
có mục tiêu và đầy đủ ý nghĩa. Mục tiêu
của chúng ta là để phát triển một trái tim nồng ấm. Chúng ta thấy ý nghĩa trong việc là một người
thân hữu đến mọi người. Cội nguồn duy nhất
của hòa bình trong gia đình, xứ sở, và thế giới là lòng vị tha – từ ái yêu
thương và bi mẫn ân cần.
tác: Love as the basic of human rights Ẩn
Tâm Lộ ngày 14-3-2012
Bài
liên hệ:
9-
Khác biệt giữa từ
ái và luyến ái
,
Discussion about this post