PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Cuộc Tấn Công Các Chùa Đêm 20-8-1963

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

CUỘC TẤN CÔNG CÁC CHÙA ĐÊM 20-8-1963 
Trích từ “Việt Nam Nhân Chứng” 
của cựu Trung Tướng VNCH Trần Văn Đôn
(từ trang 168 đến 179)

Tranvandon_Viet_Nam_Nhan_Chung_-_Bia_SachChiều ngày 20 tháng 8,
ông Ngô Đình Nhu mời tôi, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện
Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá
Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lệnh: “Tối
nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản”.

Đêm 20 tháng 8, lợi
dụng
lệnh giới nghiêm, dinh Độc Lập ra lệnh riêng cho Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ
huy
trưởng Lực Lượng đặc biệt cùng Cảnh Sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu, Mật vụ
và Cảnh sát chiến đấu của ông Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô thành bao vây
tấn công các chùa trong đô thành để bắt các Thượng tọa, Đại đức, Tăng ni và
Phật tử.

Lực Lượng Đặc Biệt là
một tổ chức của quân đội, được thành lập từ năm 1956 gồm gần 10 Đại Đội (mỗi
đại đội 120 người), võ trang súng ống tối tân nhất, được huấn luyện kỹ như Nhảy
Dù, bơi lội, đột kích sau lưng địch… Một số ít chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt này
đã từng nhảy dù ra Bắc để hoạt động, vì vậy nên được chọn lựa rất kỹ, đòi hỏi
nhiều tiêu chuẩn. Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy lực lượng này.

Nghe lệnh tấn công
chùa như vậy, chúng tôi biết là việc này sẽ làm sụp đổ thêm cho chế độ nhưng
không thể can gián được. Đêm đó, tôi và Trần Thiện Khiêm theo dõi tại bộ Tổng
Tham
Mưu trên máy riêng Motorola của Cảnh sát nên chúng tôi biết được cuộc tấn
công này do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy tổng quát.

Tôi và ông Khiêm lấy
xe đến chùa Xá Lợi vào khoảng 1 giờ khuya. Đến nơi tôi thấy đèn còn bật sáng,
cảnh sát còn đi qua lại. Bước vào chính điện, tôi giở mũ, ông Khiêm cũng giở
theo. Lính cảnh sát thấy vậy cũng giở mũ và đứng im. Tôi hỏi:
– Quý Thầy đâu hết
rồi?

Họ nói dẫn qua Phú
Nhuận, còn Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết rất mệt, mai sáng phải cho vô bịnh viện
quân sự Cộng Hòa. Chúng tôi trở ra đi thẳng đến dinh Gia Long. Lúc đó khoảng 3
giờ sáng. Gặp ông Nhu, ông ta bảo chúng tôi ra lệnh thiết quân luật. Lịnh này
ban ra là có ý đổ trách nhiệm tấn công chùa cho quân đội, tôi hiểu ý của ông
Nhu nhưng im lặng thi hành.

Lúc 5 giờ sáng, ông
Diệm tập hợp Nội Các chánh phủ để trình bày sự việc. Ngay trong phiên họp đó,
Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức để phản đối sự đàn áp Phật giáo của anh em ông
Diệm. Sự từ chức nầy của ông Mẫu làm thế giới xôn xao, Phật tử xúc động, dân
chúng cảm phục một người đã thẳng thắn từ bỏ chức vụ để phản đối hành động bất
công và tàn bạo.

Lúc đó ông Trần Văn
Chương
đang là Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, bà Chương là Quan sát viên cho
Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc, nhận thấy anh em Ngô Đình Diệm đàn áp
Phật giáo, con gái mình tiếp tay phát ngôn hỗn xược mà mình không thể cản ngăn
được nên cả hai ông bà đều từ chức.

Sự từ chức của ông Vũ
Văn Mẫu và ông bà Trần Văn Chương là những ngọn đòn đau đớn cho anh em nhà họ
Ngô.

Giới nghiêm là hạn chế
sự lưu thông về đêm, còn Thiết quân luật là phải đem quân đội ra đường canh
gác. Một thứ phù hợp với một tình trạng mà Thiết quân luật chỉ áp dụng khi thật
sự có nguy hiểm cho nước nhà. Bởi vậy nghe lịnh Thiết quân luật, các tướng ngơ
ngác.

Trung Tướng Dương Văn
Minh
cho tôi ý kiến: Xin phép Tổng Thống triệu tập tất cả các tướng lãnh trong
Đô thành mỗi ngày từ 9 đến 12 giờ để thảo luận và học tập ưu khuyết điểm của
lệnh Thiết quân luật.

Chiều ngày 21 tháng 8,
tôi đến gặp ông Ngô Đình Nhu, đề nghị thực hành ý kiến của ông Dương Văn Minh.
Học tập tức là gián tiếp chấp nhận việc Thiết quân luật, tức là nhận lãnh trách
nhiệm
tấn công nhà chùa. Ông Nhu chấp thuận không nghi ngờ gì cả.

Ngày 21 tháng 8, đài
VOA loan tin quân đội nghe theo lịnh Tổng Thống đi tấn công chùa. Tôi không
biết làm sao cải chính tin đó với đài VOA nên tôi cho Đại Úy Lê Văn Khấn, sĩ
quan tùy viên của tôi đi mời ông Conein, sĩ quan CIA quen tôi từ năm 1946 ở Hà
Nội hiện đang ở góc đường Công Lý và Nguyễn Đình Chiểu đến bộ Tổng Tham Mưu gặp
tôi đêm đó. Ông Conein sợ tôi gài bẩy nên mang theo súng tùy thân.

Chín giờ tối, ông
Conein lại, chúng tôi cho biết quân đội không tham gia trong việc tấn công các
chùa như đài VOA đã loan tin để ông Conein về trình lại đại sứ Mỹ. Ông Conein
hỏi: “Các tướng lãnh Việt Nam có ý định đảo chánh không?” Tôi trả lời: “Chuyện
này rất quan trọng sẽ nói chuyện sau”. Rồi ông Conein ra về.

Hôm sau đài VOA cải
chính
, nói rõ là quân đội Việt Nam không tấn công chùa. Ông Nhu nghe tin cải
chính
nầy rất tức giận, buộc mấy ông tướng phải họp lại, tuyên bố đứng sau lưng
Tổng Thống và tôi phải ra nhật lịnh nói rằng quân đội có tham gia việc đó. Tôi
phải tuân lời. Tuân lời ra nhật lịnh kêu gọi quân đội xiết chặt hàng ngũ sau
lưng Ngô Tổng Thống thì được, nhưng nói làm sao cho anh em quân nhân và đồng
bào hiểu mình đang tìm cách hạ một chính quyền đang bị dân oán hận!

(…)

Tối ngày 21 tháng 8,
hầu hết các chùa lớn ở các tỉnh đều bị cảnh sát, an ninh quân đội đến khám xét
hoặc bắt các tu sĩ và cũng những người của hai cơ quan trên cùng chính quyền
địa phương đến bắt một số Phật tử tham gia trong những cuộc biểu tình tuyệt
thực
, những Phật tử trung kiên thường có mặt tại chùa trong thời gian Phật giáo
tranh đấu. Trong số bị bắt có rất nhiều Huynh trưởng và Đoàn sinh gia đình Phật
tử
, nhất là tại các tỉnh miền Trung, từ Bình Thuận đến Quảng Trị, tỉnh nào cũng
có một số đông Huynh trưởng và Thanh thiếu niên gia đình Phật tử bị bắt đánh
đập, giam cầm từ đêm 21 tháng 8. Hầu hết các trường Đại học và Trung học đều
đóng cửa. Một phần do học sinh bãi khóa, một phần chính quyền sợ mở cửa sẽ tạo
nơi tập trung cho sinh viên học sinh khởi xuất đi biểu tình phản đối chính
quyền.

Mấy Thầy lãnh đạo Phật
tử
tranh đấu bị bắt, nhà chùa bị cảnh sát canh chừng, các Phật tử trung kiên
dính líu vào vụ tranh đấu đa số đều bị bắt giam, vậy mà mấy ngày sau vẫn có một
số đông Phật tử, dân chúng và sinh viên học sinh truyền miệng nhau, từng toán
người vào chợ và đứng rải rác các ngả đường gần đó chờ đúng giờ ấn định tất cả
kéo ra trước chợ Sài gòn trương biểu ngữ biểu tình phản đối chính quyền. Lần
này cảnh sát nổi, cảnh sát chìm không phải chỉ giải tán biểu tình bằng hơi cay,
bằng xịt nước hay bằng đấm đá mà bằng gậy gộc và bằng súng, cho nên Quách Thị
Trang là một thiếu nữ thuộc gia đình Phật tử miền Vĩnh Nghiêm (Bắc Việt di cư)
đã bị bắn chết trước chợ Bến Thành. Một số Phật tử bị thương vì bị đánh đập.

Việc một nữ sinh bị
bắn chết làm cho chúng tôi thấy hổ thẹn với quần chúng khi khoác áo quân nhân
ra đường. Việc Phật tử bị giam cầm làm cho tôi có mặc cảm tội lỗi. Nói làm sao
cho dân chúng hiểu được rằng chúng tôi không làm chuyện đàn áp đó, chúng tôi
không chủ trương giết người biểu tình bất bạo động, chúng tôi không đồng ý bắt
giam người như vậy? Nhưng chúng tôi cúi đầu nhẫn nhục chờ ngày không xa chúng
tôi
sẽ trả lời với mọi người bằng hành động.

Chưa bao giờ nhà lao
chứa nhiều tù nhân như trong thời gian đó. Nhiều anh em quân nhân rất khổ tâm
khi phải ra đàn áp biểu tình. Trước ngày tấn công chùa vào 20 tháng 8, có những
vụ biểu tình mà quân đội được lịnh của Tiểu Khu Trưởng tức là Tỉnh Trưởng ra
lịnh chặn biểu tình đã đến gần đám biểu tình mà nói: “Chúng tôi được lịnh không
cho đoàn biểu tình đi qua, tức là biểu chúng tôi phải chết tại nơi đây. Xin các
anh chị hiểu giùm cho chúng tôi”.

Phật tử các tỉnh thừa
nhận
quân nhân ở các tỉnh dù được lịnh vẫn không nỡ thẳng tay đàn áp Phật tử
biểu tình, chỉ có cảnh sát và cảnh sát dã chiến đàn áp mạnh vì phần đông các
ông Phó ty cảnh sát hoặc Trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt, Trưởng phòng di động
đều là cán bộ nòng cốt của đảng Cần Lao.

Vụ bắn Quách Thị Trang
chết, bắt thêm sinh viên học sinh giam cầm không những khiến cho dân chúng
trong nước căm hận mà Việt kiều và sinh viên Việt Nam ở ngoài nước cũng oán
ghét gia đình nhà Ngô. Thế giới bất bình hành động đó của anh em Ngô Đình Diệm
thêm nên bà Nhu quyết định lên đường đi “giải độc”.

Đầu tháng 10, bà Nhu
có mặt tại Pháp. Ngoài việc tiếp xúc với chính giới ra, bà ấy ra lịnh tòa Đại
sứ Việt Nam tại Ba Lê tổ chức một cuộc họp để giải độc vào chiều ngày 3 tháng
10 năm 1963.

Xe chở bà Nhu trên
đường đi đến sứ quán, sinh viên và Việt kiều đã đón liệng cà chua, trứng và
nước sơn để tỏ ý chống đối hiện thân của một chế độ độc tài. Lúc bà Nhu xuống
xe, gần 200 sinh viên và Việt kiều đã đồng thanh đả đảo chính quyền Ngô Đình
Diệm, hô hào đoàn kết tranh đấu đòi quyền tự do cho dân Việt. Trong số sinh
viên chủ động có con trai tôi là Đức, đang học Đại học Y Khoa tại Ba Lê. Đức
hướng dẫn sinh viên chống bà Nhu trong thời kỳ đó.

Vài ngày sau ông Diệm
gặp tôi hỏi:

– Ông có đứa con đang
học ở Ba Lê?

– Dạ.

– Học gì? Năm thứ mấy?
v.v…

Ông Diệm chỉ hỏi chứ
không nói lời phê bình nào, và tôi chỉ trả lời vắn tắt những câu hỏi của ông ta
mà thôi.

Ngày 22 tháng 8, tôi
đến thăm Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Với giọng nói mệt nhọc, ngài hỏi:

– Tại sao lại đánh
chúng tôi?

Nghe hỏi tôi xót xa
quá
, nhưng không biết trả lời sao!

Vì thiết quân luật,
chúng tôi ở trong trại không về nhà, nhiều anh em cũng như tôi nhận những cú
điện thoại trách móc của vợ, không những chỉ các gia đình theo đạo Phật mà
người phụ nữ thuộc các tôn giáo khác cũng có người trách chồng sao lại tham gia
vào việc đàn áp Phật giáo… Đại Tá Trần Ngọc Huyến, một tín đồ Thiên Chúa giáo,
người ủng hộ ông Diệm hết tình cũng chống vấn đề đàn áp Phật giáo đó của anh em
ông Diệm.

Những gì chúng tôi
nung nấu từ đầu năm 1960 đến nay đã đến lúc phải bộc phát. Những độc tài, bất
công, đàn áp của chính quyền mà suốt mấy năm trời chúng tôi bất bình đến nay
phải bùng nổ. Những chuẩn bị từ lâu nay đến lúc phải thi hành” (1.11.1963).

(Nguồn: Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn, nxb Xuân Thu, USA, 1989)

Tin bài có liên quan

Yếu Tố Tôn Giáo Trong Cuộc Đảo Chính Lật Đổ Chế Độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Yếu tố tôn giáo trong cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963)

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Vua Lê Ngô Đình Diệm Và Chúa Trịnh Ngô Đình Nhu

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Việt Nam 1963 Tài Liệu Mật Của Mỹ

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Vài Điều Căn Bản Về Phong Trào Phật Giáo Cao Huy Thuần

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tuyển Tập Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tưởng Niệm Công Đức Của Một Vị Đại-bồ-tát Thích Trí Quang

Tự thuật của người đổ xăng

Ttt-Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Thích Thiện Siêu

Ttt-Tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-tiểu Sử Ht. Thích Trí Thủ

Ttt-Thống Nhất Phật Giáo Đỗ-Trung-Hiếu

Ttt-thống Nhất Phật Giáo Đỗ-trung-hiếu

Load More

Discussion about this post

Đọc Bát-nhã Tâm Kinh

  Kinh ví như tấm gươngSoi gương thấy tâm mìnhNếu đọc nhưng chưa thấy:Thiếu công phu tham thiền Đọc-hiểu: chỉ...

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Nguyên Nhân Phân Phái Đầu Tiên Trong Phật Giáo Ấn Độ Và Kỳ Kiết Tập Thứ Hai

NGUYÊN NHÂN PHÂN PHÁI ĐẦU TIÊN TRONG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ KỲ KIẾT TẬP THỨ HAI Thích Nguyên Lộc...

Tính Khả Thi Của Triết Lý Giáo Dục Phật Giáo – Thích Viên Trí

TÍNH KHẢ THI CỦA TRIẾT LÝ GIÁO DỤC PHẬT GIÁOThích Viên Trí Giáo dục Phật giáo không dính dáng gì...

Đức Đạt Lai Lạt Ma Hương Sen Tinh Khiết

Đức Đạt Lai Lạt Ma Hương Sen Tinh Khiết

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

  Lời giới thiệu Đạo Phật vốn du nhập vào nước Nga khá sớm, từ những năm đầu thế kỷ...

3 Sự Kiện Đặc Biệt Khi Đức Phật Đản Sinh

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Sự đản sinh của Đức Phật làm chấn động khắp các cõi giới bởi đó là sự đản sinh mang...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 73)

 Điều thứ năm là “Chánh Tinh Tấn”. “Tấn” là tiến bộ, “chánh” chính là không tà. Người thông thường trong...

Lễ Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu Tại Hà Nội

LỄ TƯỞNG NIỆM CỐ TRƯỞNG LÃO HT. THÍCH MINH CHÂU TẠI HÀ NỘI Sáng 9-9-2012, lễ tưởng niệm Trưởng lão...

Phật Giáo Tịnh Độ – Đạo Của Đức Tin

PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ- ĐẠO CỦA ĐỨC TIN  Người dịch: Thích Nguyên Đăng Để hiểu phật giáo tịnh độ, cần...

Lớn & lớn

LỚN & LỚN Mặc Phương Tử   Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng...

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

ĐƯỜNG VỀ MAI THÔN Tịnh Thủy Nhân chuyến du lịch Âu Châu, chúng tôi đến thăm Làng Mai, một trung tâm...

Đầu Năm Mở Cửa Hạnh Phúc

Đầu năm mở cửa hạnh phúc

ĐẦU NĂM MỞ CỬA HẠNH PHÚCThích Nữ Hằng Như DẪN NHẬP           Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên...

Nơi Thích Hợp Để Tu Thiền

Nơi thích hợp để tu thiền

NƠI THÍCH HỢP ĐỂ TU THIỀN Minh Đức Triều Tâm Ảnh Hôm nay chúng ta có một đề tài đột...

Pháp Tự Tứ Của Tăng

Pháp Tự Tứ Của Tăng

PHÁP TỰ TỨ CỦA TĂNGThích Thái Hòa I -Ý nghĩa và duyên khởi Tự tứ tiếng Pàli Pavàranà; Phạn là...

Đọc Bát-nhã Tâm Kinh

Phật Học Phổ Thông Khóa Thứ 8: Kinh Viên Giác

Nguyên Nhân Phân Phái Đầu Tiên Trong Phật Giáo Ấn Độ Và Kỳ Kiết Tập Thứ Hai

Tính Khả Thi Của Triết Lý Giáo Dục Phật Giáo – Thích Viên Trí

Đức Đạt Lai Lạt Ma Hương Sen Tinh Khiết

Natalia Petrunina – Một Nữ Phật Tử Người Nga

3 sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đản sinh

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 73)

Lễ Tưởng Niệm Cố Trưởng Lão Ht. Thích Minh Châu Tại Hà Nội

Phật Giáo Tịnh Độ – Đạo Của Đức Tin

Lớn & lớn

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

Đầu năm mở cửa hạnh phúc

Nơi thích hợp để tu thiền

Pháp Tự Tứ Của Tăng

Tin mới nhận

Dòng sông tâm thức (I)

Phật dạy: “Thế gian có năm việc tuyệt chẳng thể được”

Đức Phật là bậc Vô thượng Y vương

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Đạo đức và trách nhiệm trong hôn nhân theo lời Phật dạy

Nhân quả không cố định

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Sống chung với mẹ chồng theo lời Phật dạy

Phật đã đến như muôn vầng ánh sáng

Đức Phật đản sinh vào năm nào?

Tác hại của ngũ dục đối với người Phật tử

Đức Phật là ai? (phần 2)

Danh ngôn lời vàng Phật dạy về trí tuệ

Lời Phật dạy về tám nạn chẳng được tu hành phạm hạnh

Duyên Đến Chùa Vạn Hạnh, Saugus, Ma

Đem Phật vào tâm

Để có sự nghiệp bền vững theo lời Phật dạy

Tu hành như khúc gỗ trôi sông

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Tin mới nhận

Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo Và Việc Giao Lưu Giữa Phật Giáo Và Cơ Đốc Giáo

Kinh Bách Dụ: Rửa ruột

Người Nam Châm – bí mật của luật hấp dẫn – hấp dẫn mỗi chúng ta

Nữ Giới Châu Mỹ Đang Thay Đổi Phật Giáo Như Thế Nào – Rita M. Gross

Sướng khổ và niết bàn theo quan điểm của Phật giáo

Kinh Tạng Bắc Truyền Bộ A Hàm PDF

Những Con Rồng Tại Việt Nam

Nhà Sư Và Cô Lái Đò

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Sương Tan Thành Lệ

Đại Bi Đà La Ni Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn

Xã hội và đạo đức nhân quả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Kinh Bách Dụ: Chữa bệnh đầu hói

Khảo Cứu Tịnh Độ Luận Của Thế Thân

Chuyện Bác Fabrice Ở Paris

Thông Bạch Xuân Ất Mùi – 2015

Thống Kê Tôn Giáo Nam Bắc Triều Tiên

Bản Khắc Gỗ Kinh Vu Lan Bồn – Càn Long Tạng (Hán Ngữ)

Rồi Mẹ Như Sương,’ bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015

Tin mới nhận

Kinh Bách Dụ: Vắt sữa lừa

Tôi học Kinh Đại bát Niết bàn (5)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 313)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 113)

Kinh Bách Dụ: Hai đứa trẻ tranh nhau phân biệt sợi lông

Kinh Kim Cương Bát Nhã Giảng Nghĩa

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Kinh Tham Luyến

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 181)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 54)

Tìm hiểu ý nghĩa kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”

Kinh Phước Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 294)

NGÔI CHÙA VIỆT

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 297)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 205)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 223)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 61)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 89)

Lời Giáo Huấn Của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 143)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 29)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 40)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 47)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 116)

Tác hại của việc phóng túng tình dục đối với sức khỏe con người hiện nay

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 219)

TÍN TÂM HỌC PHẬT TRỊ LÀNH BỆNH KHỔ

Chia Sẻ Tâm Đắc Học Tập Đệ Tử Quy (Tập 9)

Phát Bồ Đề Tâm, Một Lòng Chuyên Niệm

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 5)

Phát Bồ Đề Tâm – Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 41)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 93)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 99)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.