Đạo Phật xiển dương lối sinh hoạt của người con Phật là sống an nhiên tự tại trong hiện tiền. Lối sống được mọi người noi theo là tỉnh thức và hiện tại. Làm sao đạt được điều ấy? Và tại sao sống tỉnh thức và hiện tiền là chấm dứt khổ đau?
Tỉnh thức theo Nguyên thủy sống hiện tiền
Đạo Phật nguyên thủy có hai lối sống thiền tập, một là thiền Minh sát tuệ hai là Tứ niệm xứ. Thiền Minh Sát Tuệ còn gọi là thiền quán hơi thở. Lối thiền sáng tỏ sự hiện hữu thực hành tâm niệm và tỉnh giác. Mục tiêu là hơi thở sẽ ít dẫn làm oxygen khi ngồi thiền ít cung cấp cho não bộ và cơ thể vì thế sẽ buông thả làm ít oxygen vừa não vừa cơ thể. Như vậy tâm và thân được nghĩ ngợi ít xung động và sẽ tỉnh thức. Lúc này gọi là định là hình ảnh hay tư tưởng đều không chiếm ngự trong tâm. Tâm bây giờ là không ô nhiễm nên quang minh trong sạch thanh tịnh.
Lối thiền này gọi là yoga thân thể và tâm. Về mặt duy thức thì đây là giai đoạn đầu của biến kế sở chấp trong 3 tự tánh của duy thức là tự tánh giả lập. Tức là tri thức đúng cái tri thức của cảm giác. Tức là nhìn tướng trạng hình ảnh của các pháp mà đặt cho chúng cái tên. Thiền Minh Sát Tuệ là các bước kế tục nhau trong thực hành:
1. Tầm: đem tâm hướng về quán chiếu,
2. Tứ: bám sát vào quán chiếu,
3. Hỷ: ưa thích quán chiếu,
4. Lạc: cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúc với quán chiếu,
5. Nhất tâm: tập trung tâm về một điểm (đó là quán chiếu).

Đạo Phật nguyên thủy có hai lối sống thiền tập, một là thiền Minh sát tuệ hai là Tứ niệm xứ.
Kế đến là thiền tứ niệm xứ. Quán thân bất tịnh đầy ô trọc. Quán thọ khổ đau. Quán tâm vô thường vì tâm thức là giả lập biến kế sở chấp không chân thật. Quán pháp vô ngã vì nó do duyên mà hội tụ nên gọi là vô ngã. Thiền tứ niệm xứ là cốt lõi của đạo Phật Nguyên thủy, nhưng Đại thừa cũng có kinh Đại bát niết bàn cuối đời Phật dạy Tứ niệm xứ với Tánh không. Quán Thân là tánh tướng thân là không. Quán Thọ là giác quan cảm thọ nên không, thật tánh của nó là Không. Quán Tâm vô thường là thực tại Giả lập theo duy thức nên tánh Tâm là không. Quán Pháp vô ngã mà pháp thiện hay bất thiện đều là Không vì nó có Chân tánh, Tánh không. Như vậy Tứ niệm xứ không hẳn là thiền của Nguyên thủy không thôi.
Tỉnh thức theo theo Tịnh độ sống hiện tiền
Tu niệm Phật, chúng ta đã biết giác ngộ đòi hỏi mấy điều: nhất niệm qui về một niệm gọi là nhất niệm vô minh. Kế đến là vô phân biệt. Kế đến là năng sở song vong cả năng cả sở đều mất. Năng là người, đối tượng sở là bản thân mình. Niệm Phật tu Tịnh độ là Phật A di Đà đi đến nhất tâm bất loạn là đạt, tương ứng ngồi thiền đạt được Định. Niệm Phật là đi theo Phật là vào nhà Như lai, mặc áo Như lai, ngồi tòa Như lai, tất cả là kinh Pháp hoa đã nêu rõ. Nhà Như lại là nhà đại từ bi, áo Như lại là chiếc áo nhu hòa nhẫn nhục, tòa nhà Như lai là nhà các pháp tánh Không. Đây là một lối niệm Phật tam muội. Lấy Tâm làm Phật theo đúng giới định tuệ mà niệm. Niệm Phật Nam mô A Di Đà Phật nghe rất dễ dàng nhưng thực ra rất khó khăn bởi niệm Phật cần phải quán niệm. Miệng lưỡi nơi phát âm nhưng quán chiếu niệm Phật này quan sát nó phát ra từ đâu và chuyển thành âm thanh nghe vào lỗ tai thế nào.

Niệm Phật thành tiếng là chủng tử âm thanh nghe được từ lỗ tai đi vào tàng thức, lưu lại tập hợp lại lâu ngày chồng chất thành chủng tử to lớn Niệm Phật A di Đà Phật.
Lành dữ nghiệp báo: Phước báo hiện tiền
Chú tâm nghe vào tai mà không phải vọng niệm vì hành giả biết rất rõ rằng chỉ có niệm Phật A Di Đà không có gì khác, vọng niệm gì khác ngàn năm chỉ có một niệm này mà thôi. Niệm A Di Đà này nối tiếp A di Đà sau không bao giờ đứt đoạn liên tục và chỉ có một niệm duy nhất không kể gì đến thời gian. Truy đảnh niệm Phật là phương pháp niệm thành nhất tâm bất loạn. A Di Đà Phật niệm nầy liên tục không bị ảnh hưởng của thời gian, quá khứ vị lai hiện tiền. Hư không chẳng ảnh hưởng, thời gian chẳng kể đến, đất địa đều bình trầm phẳng lặng. Thành khẩn niệm hoài thành nhất tâm bất loạn. Kế đến là Phản văn niệm Phật cũng giống như phản văn văn tự tánh tu theo Quán Thế Âm. Mang cái nghe A di Đà thành tiếng khi hành giả niệm Phật. Dùng tánh nghe quay vào trong tâm mà nghe A Di Đà Phật, lúc bấy giờ toàn thân nghe niệm Phật, năng sở song vong là chỗ này. Lục căn đều nhiếp lại cô động qui về một tâm thanh tịnh thì đạt Định trong niệm Phật.
Từ Phản văn niệm Phật là tu Bồ đề tâm rồi niệm Phật tinh tấn không gián đoạn, chí thành dù không có tiếng vẫn nghe tiếng dù không tác niệm vẫn có niệm. Tất cả niệm dồn vào cánh giới Tịch Quang Tịnh Độ. Ban đầu dùng tai để nghe A Di Đà Phật là còn phân biệt. Sau đến vô phân biệt là khi tâm nghe A Di Đà Phật không còn phân biệt chủ khách, năng trí là cái nghe và sở trí là mình niệm Phật đều biến mất. Nghe có tiếng niệm là biết có tiếng, không nghe là biết không có tiếng, tĩnh giác niệm Phật. Nói theo Duy thức là Niệm Phật thành tiếng là chủng tử âm thanh nghe được từ lỗ tai đi vào tàng thức, lưu lại tập hợp lại lâu ngày chất thành chủng tử to lớn Niệm Phật A Di Đà Phật. Năng lượng này càng lâu ngày càng mạnh và nhiều trở thành năng lượng dẫn đi về cõi Tịnh độ khi chết đi. Tu niệm Phật cũng tương tự tu theo Quán Thế Âm bằng cách quán vô sanh pháp nhẫn và phản văn tự tánh. Niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát với niệm A Di Đà Phật đều giống như nhau.[3]
(Còn tiếp)
Chú thích:
(3) Thực tại và chí đạo, tác giả: Phổ Nguyệt, Tham khảo: Người Cư sĩ France.
Discussion about this post