PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Phật Giáo -Hữu Thần-vô Thần Thanh Hòa Dịch

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

PHẬT GIÁO -HỮU THẦN-VÔ THẦN
Thích Thanh Hòa

BlankTheo nếp suy nghĩ của chúng ta, mọi vật trong thế giới đều được chia thành hai đối cực: có – không, đúng – sai, phải – quấy… Nhưng mà, vạn vật đâu phải chỉ là sự phân chia ranh giới rạch ròi, sự phân chia rạch ròi đó chỉ là hệ quả hệ lụy từ trong bản chất ưa suy luận của chúng ta thôi (kinh Lăng già gọi là hý luận: prapañca).

Cũng theo lối lập luận ấy, người ta nghĩ về đạo Phật, kẻ hoan nghênh, người phản bác, trịnh trọng tuyên bố đạo Phật là đạo vô thần (atheism).

Giở lại từ điển để xem, Từ điển những tôn giáo thế giới (The Oxford Dictionary of World Religions) định nghĩa “chủ nghĩa vô thần (atheism) là phủ nhận sự hiện hữu của Trời (God)” (Trời được hiểu như một chủ vật, chẳng hạn như Phạm thiên, Chúa, Thượng đế…). Trời ở đây thực ra rất đa dạng, tùy theo mỗi hệ thống tín ngưỡng mà có những danh xưng và vai trò khác nhau. Trong các tôn giáo độc thần thì cho đó là vị chủ tể khai sáng dựng lập thế giới, trong tôn giáo đa thần thì đó là những vị thần có quyền năng siêu việt. Nói chung, họ là những sinh thể khả kính về mặt phẩm đức cũng như năng lực.
Vậy nói Phật giáo là vô thần, đúng sai như thế nào?

Phận sự đầu tiên của mỗi người Phật tử là quy y Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng. Phật trong nhiều kiếp trước từng là những vị trời sống ở các cõi trời mà kinh điển, đặc biệt là Truyện tiền thân (Bổn sanh) thường kể lại. Trước khi thị hiện thành Phật, ngài là vị Bồ-tát Trời sống ở cung trời Đâu-suất. Pháp là giáo lý tốt lành vi diệu, trong ấy bao trùm cả những pháp đưa đến những cõi trời. Tăng là hiện thân của pháp ấy được thực hiện, trong đó có rất nhiều vị là Bồ-tát bất thối, hoặc những vị A-la-hán có thể đi đến những cõi trời. Những vị Bồ-tát này có thể hóa hiện làm các vị trời để hướng dẫn chúng sanh tu tập, như Bồ-tát Quán thế âm chẳng hạn. Hơn thế, Tam bảo không chỉ là nơi quy ngưỡng của con người trần tục mà còn là của chư thiên, các vị trời cao trọng. Trong kinh kể, nhiều vị Phạm thiên đã xuống trần để nghe pháp và sau đó phát tâm quy y tam bảo. Và chúng ta cũng biết, chính bản thân đức Phật cũng đã là hiện thân đầy đủ của cả Tam bảo, vì Pháp và Tăng đều là những pháp lưu xuất từ Phật. Sự kết hợp của Pháp và Tăng là để thực hiện sự hoàn thành Phật tánh vô biên trong mỗi cá thế.

Đức Phật – đối tượng cho chúng ta quy ngưỡng ở đây không phải là một vị chúa tể khai sáng vũ trụ, bởi vì vũ trụ này được hình thành do cộng nghiệp của tất cả mọi sinh linh, trong đó có các vị trời. Ngài là vị đạo sư của trời và người với những phẩm đức cao đẹp vượt lên trên những giới hạn mà loài trời và loài người đang cố vượt qua – đó là sự sanh tử luân hồi. Nói về sự hoàn thiện, tất cả chư Phật trong mười phương ba đời đều bình đẳng và là điểm quy chiếu của tất cả các hoài vọng cao đẹp không chỉ cho con người khổ đau mà cho cả các chúng sanh ở các cõi trời đang hưởng cuộc sống an nhàn tốt đẹp. Vì đức Phật vượt lên trên các vị trời nên không có lý do gì để những đệ tử của ngài quy hướng các vị trời ấy.

Vậy chư Phật có phải là những bậc linh thánh không? Linh thánh là phẩm chất của những vị thần thánh, trong đó có các vị trời. Chư Phật có phẩm chất toàn hảo vượt lên trên các vị trời nên tất nhiên các ngài cũng là những bậc linh thánh, thậm chí còn trên cả những khái niệm ấy. Các ngài là Trời của tất cả các loài trời, là Vua trong tất cả các vua, là bậc Vô thượng chánh đẳng chánh giác – Samyaksaṃbodhi.

Thế thì những người con Phật thuộc vào hệ tư tưởng nào trong những cái được gọi là vô thần, độc thần và đa thần? Trả lời dứt khoát câu hỏi này thật không phải dễ, bởi vì ngay việc sử dụng các từ này cũng đa dạng như chính các vị thần được người ta kể đến. Tuy nhiên, đạo Phật cũng có nhận định khái quát về vấn đề này qua việc tìm về nguồn cội sự phát triển của thần giáo trong lịch sử nhân loại, từ đó cho chúng ta cái nhìn đúng đắn về tôn giáo của mình trong mối tương quan với những tôn giáo khác.

Vào buổi bình minh của nhân loại, do sự thiếu hiểu biết về bản chất của thế giới nên khi đối trước các hiện tượng tự nhiên như thiên tai lũ lụt, hạn hán mất mùa, con người có xu hướng xem đó như là những trạng thái tình cảm “không ổn định” của những quyền năng siêu nhiên, đó là nguồn cội của các vị thần. Nói một cách khác, tổ tiên của các vị thần là nỗi lo sợ của lê dân! Con người ban cho mỗi một hiện tượng kỳ bí một vị thần cai quản. Từ đó, đa thần giáo được hình thành với sự đa dạng trong tính cách cũng như hình thức và số lượng của chư thần. Thế rồi con người cảm thấy chư thần phức tạp quá, khó có thể làm vừa lòng tất cả nên họ muốn đưa chư thần về dưới sự cai quản của một vị thần tối cao, để dễ bề thương lượng đồng thời tránh được sự hỗn loạn của chư thần. Có lẽ từ đó mà chủ nghĩa nhất thần giáo được hình thành.

Phật giáo xuất hiện ở đời cùng với sự hiểu biết ấy nên chư thần không được quy ngưỡng như những nơi an ổn tối thượng. Đức Phật với sự toàn giác đã xóa đi những đám mây mờ trong nhận thức của con người về bản chất của thế giới, của chư thần. Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là chư thần, thậm chí thượng đế, không hề tồn tại. Theo quan niệm của Phật giáo, thế giới này có đến 28 tầng trời, và mỗi tầng như thế đều có các chúng sinh trời cư trú. Đây là những chúng sinh đã tạo những nghiệp lành trong những kiếp trước. Cuộc sống ở những nơi ấy tuy sung sướng đầy đủ nhưng không phải là mục đích hướng đến của đạo Phật, bởi vì họ vẫn đang bị các phiền não chi phối và phải chịu tái sinh. Những loài trời này cũng như con người chúng ta đang kiếm tìm sự giải thoát rốt ráo ra ngoài những trói buộc của phiền não, của luân hồi, đó là niết bàn tự tại.

Trong kinh mô tả, vị Thiên chủ Đế thích, là vị trời luôn nghĩ rằng mình là chủ nhân đã sáng tạo ra thế giới, đã thỉnh cầu đức Thế Tôn thuyết pháp ngay sau khi ngài thành tựu Chánh giác. Và còn nhiều vị trời khác cũng có những việc làm tương tự, như bốn vị Thiên vương ở bốn hướng núi Tu-di trở thành những vị hộ pháp… Điều đó nói lên rằng, ngay các vị trời, các vị vua trời cũng đều hết sức cung kính đức Thế Tôn, họ quy y và nghe pháp từ ngài bởi họ ý thức được rằng sự linh thánh của họ không bằng nơi ngài.

Thế thì Phật giáo cũng nói đến chư thần và thiên giới nhưng không xem những vị ấy hoặc những nơi ấy là bản thể, là đích điểm cứu cánh hay chỗ quy ngưỡng tối thượng của con người. Trời và người đều bình đẳng trong khả năng giác ngộ, chỉ khác nhau ở chỗ phước đức sâu dày hay nông cạn; nếu so sánh một cách khiên cưỡng thì sự khác nhau ấy giống như sự khác nhau giữa người giàu và kẻ nghèo. Chư thần không phải là trung tâm điểm của Phật giáo, không phải là nền tảng cho giáo lý nhà Phật. Đức Phật dạy, giác ngộ là mục đích tối thượng, bằng vào sự nỗ lực tu tập con người có thể đạt được sự giải thoát như chính ngài, sự giác ngộ ấy còn cao hơn những gì mà chư thiên đang thọ hưởng.

Người ta cũng thường gán ghép chủ nghĩa vô thần với chủ nghĩa hư vô, một tư tưởng không tin nhân quả nghiệp báo. Theo nghĩa này thì Phật giáo lại càng hoàn toàn không phải vô thần bởi khi đi sâu vào tam tạng giáo điển của Phật giáo, chúng ta thấy Phật giáo tôn trọng tư tưởng nhân quả nghiệp báo này hơn bất cứ nơi nào. Mối quan tâm trong tinh thần nhân quả nghiệp báo của Phật giáo không chỉ dừng lại ở con người mà còn lan tỏa đến những sinh vật nhỏ bé như con sâu cái kiến…, đến cây cỏ núi rừng, đến lợi ích cho toàn thể.

Đức Phật dạy, muốn đạt được giải thoát thì phải tránh xa hai cực đoan. Ở phương diện này cũng vậy, đạo Phật có nói đến các vị thần thánh trong trời đất, nhưng họ không phải là nơi quy ngưỡng cho con người tìm cầu giác ngộ. Đồng thời đạo Phật cũng không chủ trương vô thần để rồi con người sống sa đọa trong nỗi lạc lõng của sự phủ nhận đạo lý nhân quả nghiệp báo, phủ nhận những phẩm đức cao đẹp của cuộc sống.

Tin bài có liên quan

Triết Học Kỳ Na Giáo – Nguyễn Ước

Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) – Giảng Viên Thích Lệ Thọ

Triết Học Ấn Độ – Nguyễn Ước

Tôn Giáo Baha’I – Bùi Đức Hợp

Tôn Giáo Baha’i – Bùi Đức Hợp

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

Nhân Chứng Giê-hô-va – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Merry Christmas And Happy New Year

Merry Christmas And Happy New Year

Mật Tông Đại Cương

Mật Tông Đại Cương

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

Load More

Discussion about this post

Phật Dạy Trách Nhiệm Cha Mẹ Với Con Cái

Phật Dạy Trách Nhiệm Cha Mẹ Với Con Cái

 PHẬT DẠY TRÁCH NHIỆM CHA MẸ VỚI CON CÁI Thích Đạt Ma Phổ Giác Theo lời Phật dạy, cha mẹ sinh...

Phải Ăn Cá Mới Có Omega 3? Ds. Nguyễn Bá Huy Cường

Phải Ăn Cá Mới Có Omega 3? Ds. Nguyễn Bá Huy Cường

PHẢI ĂN CÁ MỚI CÓ OMEGA 3? DS. Nguyễn Bá Huy Cường Không ai phủ nhận việc ăn cá hoặc sử...

Vượt Khỏi Giáo Điều (Beyong Dogma)

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Cư Sĩ Cấp Cô Độc: Người Đã Vẽ Nên Một Bức Tranh Nhân Đạo Sinh Động

Cư Sĩ Cấp Cô Độc: Người Đã Vẽ Nên Một Bức Tranh Nhân Đạo Sinh Động

CƯ SĨ CẤP CÔ ĐỘC: NGƯỜI ĐÃ VẼ NÊN MỘT BỨC TRANH NHÂN ĐẠO SINH ĐỘNG Hình minh họa; Cư...

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

DUYÊN KHỞI: ...Gần đây, tôi nhận được thư của Ba tôi (tên là Lê Phỉ, 86 tuổi), hiện sống ở...

Ngày Mới Nghĩ Về Lòng Tự Trọng Của Một Kỹ Sư Nhật

Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư Nhật

NGÀY MỚI NGHĨ VỀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA MỘT KỸ SƯ NHẬT Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng   Vừa ngủ...

Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Ứng Dụng Theo Lời Dạy Của Phật, Xã Hội Sẽ Được Những Gì

Ứng dụng theo lời dạy của Phật, xã hội sẽ được những gì

ỨNG DỤNG THEO LỜI DẠY CỦA PHẬT, XÃ HỘI SẼ ĐƯỢC NHỮNG GÌ Minh Mẫn   Xã hội là gì?...

Anh Ước Muốn Gì Đây

Anh Ước Muốn Gì Đây

“ANH ƯỚC MUỐN GÌ ĐÂY...???”Nhuận Hùng   “…Anh ước muốn thanh bình cuộc sốngVà lắng nghe điệu hát câu hòTình...

Con Đường Trung Đạo: Triển Vọng Của Phật Giáo Về Giải Pháp Xung Đột Chính Trị Ở Thái Lan

Con Đường Trung Đạo: Triển Vọng Của Phật Giáo Về Giải Pháp Xung Đột Chính Trị ở Thái Lan

CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠOTRIỂN VỌNG CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIẢI PHÁP XUNG ĐỘT CHÍNH TRỊ TẠI THÁI LANSomboon Watana (*)...

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO Thích Hạnh Phú Mục lụcI. Phật giáo có phải là một Tôn giáo...

Sống Trong Thực Tại

Sống Trong Thực Tại

SỐNG TRONG THỰC TẠI Tác giả: Viên MinhNhà xuất bản Phương Đông Lời nói đầu Trong loạt bài giảng tại...

Pháp Sư, Người “Phiên Dịch”

Pháp sư, người “phiên dịch”

PHÁP SƯ, NGƯỜI “PHIÊN DỊCH”Đỗ Hồng Ngọc “Kinh điển của Ta nói nhiều vô lượng nghìn muôn ức, đã nói,...

Lên chùa hái lộc ngày xuân

LÊN CHÙA HÁI LỘC NGÀY XUÂNHoa Xuyên ChiTrong truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam ta, hái...

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Trường Đại học Phật giáo quốc tế ở Miến Điện TK. Giác Hoàng Người viết đến Miến Điện học tu...

Phật Dạy Trách Nhiệm Cha Mẹ Với Con Cái

Phải Ăn Cá Mới Có Omega 3? Ds. Nguyễn Bá Huy Cường

Vượt Khỏi Giáo Điều (Beyong Dogma)

Cư Sĩ Cấp Cô Độc: Người Đã Vẽ Nên Một Bức Tranh Nhân Đạo Sinh Động

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư Nhật

Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

Ứng dụng theo lời dạy của Phật, xã hội sẽ được những gì

Anh Ước Muốn Gì Đây

Con Đường Trung Đạo: Triển Vọng Của Phật Giáo Về Giải Pháp Xung Đột Chính Trị ở Thái Lan

Ý Nghĩa Chân Thật Về Phật Giáo

Sống Trong Thực Tại

Pháp sư, người “phiên dịch”

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Trường Đại Học Hoằng Pháp Phật Giáo Nguyên Thủy Quốc Tế

Tin mới nhận

Cảnh báo website xuyên tạc giáo lý nhà Phật

Đức Phật giữa đời thường

Bàn về luân hồi và số mệnh

Ý nghĩa câu nói: ‘Duy ngã độc tôn’

Đem Phật vào tâm

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Sự xuất hiện phi thường của Đức Phật trong lịch sử nhân loại

Nhân quả hiện tại

An lạc và hạnh phúc trong sự thanh lọc tâm hồn

Dạy con như Đức Phật: 5 nguyên tắc vàng tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời

Đức Phật thành đạo và giá trị thực tiễn

Được gặp Đức Phật

Năm phận sự của Đức Phật

Từ hiện sinh đến đản sinh

Có phải bạn đang yêu sai cách?   

Bí quyết để sống hạnh phúc theo lời Phật dạy

Góp nhặt những lời dạy tinh hoa trong nhà Phật

Đức Phật có phủ nhận việc cầu nguyện?

Cây cổ thụ Phật giáo

Tin mới nhận

Bước Ngoặt Của Khoa Học – Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

Câu chuyện Valentine: Lời Phật dạy về yêu thương trong tình yêu

Phát Biểu Bế Mạc Tại Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Toàn Cầu 2011

Đối Thoại Với Trần Kiêm Đoàn Qua Bài: “Bóng Mây Bay Thoáng Qua Trên Đường Về Xứ Phật” Quảng Hạo

Ni Trưởng Ma Ha Ba Xà Ba Đề

Đập vỡ cây đàn

Nuôi dưỡng định tâm

Viện Đại Học Vạn Hạnh Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Thông Điệp Của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết

Mài gươm trí tuệ

Lời Giảng Về Chết Và Cận Tử

Đạo Sanh Và Nguyên Lý Phật Tánh

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 62)

Phật Tánh

Trở về với cát bụi

Trung Dung và Trung Đạo

Nghe Pháp để tưới tẩm hạt giống trí tuệ, hạt giống từ bi bên trong con người mình

Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Diễn Văn Phật Đản Phật Lịch 2562 Của Hòa Thượng Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Tâm bi và cá nhân

Tin mới nhận

Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)

Hà Nội: BTS GHPGVN quận Ba Đình kính mừng Phật đản PL.2566

Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 231)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 343)

Pháp hoa thất dụ – Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

Kinh Tiểu Bộ Tập Iii (Khuddhaka Nikàya)

Ba Pháp Ấn

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 6)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 36)

Những Sứ Giả Cõi Trời, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Giới Thiệu Kinh Thắng Man

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 21)

Kinh Phật và những điều Phật tử cần lưu ý

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 222)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Báo Đáp Công Ơn Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

VÀI CẢM NGHĨ VỀ BÁT NHÃ TÂM KINHLê Tấn Tài

Nghe kinh Phật

Tin mới nhận

LỢI ÍCH KHI NIỆM PHẬT (tập 2)

Hộ Niệm Và Khai Thị Cho Người Lâm Chung

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 54)

PHÁT KHỞI BỒ TÁT THÙ THẮNG CHÍ NHẠO KINH (Tập 4)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 46)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 66)

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 185)

Tự vấn về pháp môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 305)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 327)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 341)

Bài Phát Nguyện Vãng Sinh Cực Lạc

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 15)

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 38)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 345)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese