THỨC THỨ TÁM – A LẠI DA THỨC
Lê Sỹ Minh Tùng
A lại da thức : A lại da là âm của
tiếng Phạn Alaya có nghĩa là cái kho mà danh từ Hán-Việt gọi là tàng. Tất cả mọi
chủng tử không phân biệt thiện ác, tốt xấu, sanh tử và niết bàn, mê ngộ và khổ
vui, ngay cả vô ký đều được chứa đựng trong tàng thức này. A lại da thức có khả
năng tiếp nhận, duy trì và làm các hạt giống chủng tử tăng trưởng, chuyển biến
cho đến khi đầy đủ nhân duyên thuần thục chín mùi thì mới được đi tái sanh vào
những thế giới thích hợp với căn nghiệp của mình. Tùy theo nghiệp lực của mỗi
chúng sinh mà được thọ sanh vào trong lục đạo hoặc sinh về những cõi trời trong
những cõi Sắc giới và Vô sắc giới. Nếu nhân trong A lại da thức chứa nhiều chủng
tử thiện thì khi đầy đủ nhân duyên chín mùi thì sẽ chuyển biến và hiện khởi ra
quả báo là người hay là trời. Ngược lại nếu chứa nhiều chủng tử bất thiện thì sẽ
hiện khởi ra quả báo trong ba đường ác là súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục. Vì các sự huân tập và chuyển biến trong A lại
da thức thật tiềm ẩn và vi tế nên người chưa đắc đạo không thể biết được mình sẽ
thọ thân làm loài gì và ở trong quốc độ nào.
Thức
thứ tám này cũng còn được gọi là A-đà-na thức. Vậy cái tên này xuất xứ từ đâu?
Trong
kinh Giải Thâm Mật có bài tụng rằng :
lưu Ngã ư phàm ngu bất
khai diễn Khủng bỉ phân biệt chấp
vi ngã
Dịch là:
ThứcA-đà-na rất thậm thâm và tế nhị Các
tập khí chủng tử của nó sinh diệt như dòng nước thác Ta
(Phật) đối với chúng phàm phu và nhị thừa không nói thức này Vì
sợ chúng phân biệt chấp làm ngã.
Thức
này là căn bản của chơn và vọng vì thế thánh phàm đều nương ở nơi đây. Do đó thức
A-đà-na rất thâm sâu và tế nhị. Nó chứa nhóm các tập khí chủng tử từ vô thỉ đến
nay. Nó làm chủ giữ gìn báo thân của hữu tình chúng sinh sống trong một thời kỳ.
Cũng như dòng nước thác, ở xa thấy như điềm tịnh mà kỳ thật nó chảy rất mau. Chẳng
những chúng phàm phu không biết mà ngay cả hàng Tiểu thừa Thanh văn cũng mê lầm
thức này. Đức Phật đối với hai hạng này chẳng hề giảng nói đến thức A-đà-na vì
sợ họ mê lầm chấp làm Ngã.
A-đà-na
thức còn được tìm thấy trong Nhiếp Đại thừa luận, Hiển dương thánh giáo luận,
Thành Duy Thức luận và Du Dà Sư Địa luận…
Trong
Thành Duy Thức Luận quyển ba giải thích thức A-đà-na có ba công năng như sau :
1)
Giữ
gìn (chấp trì) chủng tử của
các pháp : Các pháp nói ở đây là chỉ cho tất cả các pháp hữu vi. Đó là “hữu lậu
hữu vi” tức là các pháp tạp nhiễm thuộc về chúng sinh và “vô lậu hữu vi” tức là
các pháp thanh tịnh thuộc về Thánh hiền. Tuy nhiên “chủng tử” chỉ có công năng
tiềm tàng (ẩn núp) mà không khởi hiện. Nếu không có một cái gì để chứa giữ thì
chủng tử của các pháp phải bị tản mất. Nếu chủng tử các pháp bị tản mất thì các
pháp hiện hành ở thế gian và xuất thế gian cũng chẳng còn. Do đó phải có thức
A-đà-na, tánh vô phú vô ký, nhất loại sinh diệt tương tục mới có thể duy trì chứa
giữ chủng tử của các pháp.
2)
Giữ
chịu (chấp thọ) sắc căn và thế
giới : Đây là muốn chỉ cho cái công năng giữ gìn báo thân của chúng sinh hữu
tình được tương tục tồn tại trong một thời kỳ không tan hoại.
3)
Giữ
lấy (chấp thủ) việc kết nối đời
sau tức là “kiết sanh tương tục” là
do ba pháp : phiền não, nghiệp và sanh. Con người vì sống trong vô minh phiền
não nên tạo ra nghiệp mà phải kết nối đời sau để thọ khổ. Chữ “kiết sanh” có nghĩa là thọ sanh tức là bắt
đầu từ khi kết thai cho đến lúc sanh ra vậy. Tiến trình kết mối đời sau bắt đầu
từ thân đang sống đến thân đang chết. Rồi từ thân đang chết đến thân trung ấm
(thân mới chết chưa đầu thai). Và sau cùng từ thân trung ấm đến thân đời sau. Nếu
các thân được tương tục không gián đoạn như thế ắt phải có một cái gì thường
lưu hành và giữ gìn (chấp thủ). Cái đó chính là thức A-đà-na. Thật vậy, nếu
không có thức thứ tám này để nắm giữ việc “kết nối đời sau” thì khi một người
chết rồi phải mất luôn, không còn tái sanh được nữa. Như thế thành ra bị rơi
vào thuyết Đoạn diệt của ngoại đạo rồi. Đây là câu trả lời cho vua Ba tư nặc về
thuyết Đoạn diệt của bọn ngoại đạo Ca chiên Diên.
Thêm
nữa tất cả những chủng tử tốt xấu đều được gieo vào mảnh đất A lại da trong trạng
thái tiềm ẩn. Các chủng tử này được huân tập, chuyển biến, tương sanh, tương
duyên, tương diệt liên tục. Tất cả những sự chuyển biến này xảy ra liên tục và
tức thời, chớp nhoáng và liên tiếp. Cái này diệt thì cái kia sinh, tương tức
tương tục liên miên bất tận nên được gọi là Sát Na Sinh Diệt. Sát Na Sinh Diệt
có thể được ví như những khối nước liên tục chuyển động chảy trong dòng thác
lũ. Khối nước trước đổ qua thì có khối nước khác đổ tới, tiếp nối liên tục
không ngừng nghĩ và dĩ nhiên dòng nước cũ không thể chẩy trở lại nơi mà nó đã
chảy qua. Sự sinh diệt triền miên đó cũng có thể ví như những đợt sóng dạt dào
trên biển cả. Đợt sống này đẩy đợt sóng kia, đợt sóng mới đẩy đợt sóng cũ. Bởi
có gió vọng tưởng thổi sóng dạt dào trên biển cả làm các ngọn sóng liên tiếp nhồi
lên lặn xuống không ngừng nghĩ cho nên ngọn sóng này diệt thì ngọn sóng mới khởi
sanh.
Khi chúng sinh biết tu tập làm cho
tâm được thanh tịnh thì các chủng tử vô lậu được huân tập, tăng trưởng và phát
sinh ra hiện hành. Các hiện hành này được huân tập trở vào thức A lại da thành
các chủng tử vô lậu mới. Tùy theo tánh chất của các chủng tử vô lậu mới này mà
chủng tử hữu lậu tiềm ẩn sẳn có trong tàng thức bị suy thoái và tiêu diệt hoặc
các chủng tử vô lậu sẵn có ở trong đó được tăng trưởng và phát sinh thêm. Nếu
chúng sinh trì công tu tập có nghĩa là tiếp tục huân tập các chủng tử vô lậu
thanh tịnh đến khi tất cả các chủng tử và hiện hành hữu lậu hoàn toàn bị tiêu
diệt thì lúc đó họ sẽ chứng đắc được quả vị A la hán trong hàng Thanh văn hay
là bát địa Bồ-tát của Đại thừa. Đến đây thì tàng thức chỉ chứa toàn các chủng tử
vô lậu. Các hạt giống hữu lậu của phiền não, nghiệp báo luân hồi sinh tử không
còn nữa và A lại da thức bây giờ chuyển thành “Vô cấu thức”. Vô cấu thức cũng
còn cái tên khác là Yêm-ma-la thức, Bạch tịnh thức, Thanh tịnh thức, Chân như
thức, Như Lai tạng thức hay thức thứ chín. Tuy có rất nhiều tên như thế nhưng
chúng quy cũng chỉ có một ý nghĩa “thanh tịnh”.
Khi chúng sinh đạt đến quả vị A la
hán hay bát địa Bồ-tát thì các chủng tử hữu lậu làm chướng ngại chân tâm sẽ bị
hủy diệt, nhưng thật ra vẫn còn những chủng tử hữu lậu vi tế nằm tiềm ẩn trong
thức thứ tám này. Chỉ khi nào các vị A la hán hay bát địa Bồ-tát tiếp tục tiến
tu pháp tối thắng vô phân biệt trí, được gọi là Thắng Pháp Không Quán, để vượt
qua khỏi bậc Bồ-tát Thập địa mà đến bậc Đẳng Giác và khởi Kim Cang Dụ Định mà đạt
tới Phật quả thì thức thứ tám này mới xóa tan hoàn toàn tất cả các vô lậu thậm
thâm vi tế và chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. Khi đó các chủng tử vô lậu, cấu nhiễm đã hết, thức này chuyển thành trí
thanh tịnh chiếu khắp mười phương các cõi nhiều như vi trần nên gọi là Đại Viên
Cảnh Trí. Đây chính là cái thể thanh tịnh của Chơn Tâm cũng như mặt gương sáng
chiếu soi tất cả vạn pháp một cách chân thật mà nhà Phật gọi là “như thị bất khả tư nghì”.
Thêm
nữa, Như Lai Tạng (Tathagata garbha) còn
gọi là Như Lai chủng tánh tức là pháp tánh, là chơn như, là Phật tánh…Tạng là
cái kho để chứa tất cả những chủng tử (hạt giống) của vạn pháp và từ những chủng
tử này mới sinh khởi ra bốn khoa (ngũ uẩn, lục nhập, mười hai xứ và mười tám giới)
và cũng là cái bọc chứa để giấu kín, che phủ phiền não mê lầm và cũng giấu kín,
che phủ Phật tánh là cái mầm giác ngộ vốn có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh. Tạng
cũng là chất chứa cho nên Như Lai Tạng là chất chứa mọi công đức quyền năng của
Như Lai, là tất cả pháp do Phật giảng giải kết hợp lại thành Như Lai Tạng. Vì
thế mà Như Lai Tạng cũng là thức thứ tám tức là A lại da thức.
Đứng về mặt ô nhiễm, Như Lai Tạng là
tượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt. Còn dựa theo phía thanh tịnh, Như
Lai Tạng là biểu hiện cho Niết bàn giải thoát. Trong Khởi Tín Luận, Như Lai Tạng
được gọi là “pháp giới đại tổng tướng” nghĩa là nghiếp thâu các pháp của toàn bộ
pháp giới gồm có nhiễm và tịnh. Tịnh là chơn như, nhiễm là vô minh, nhưng chân
như và vô minh kết thành một khối bất khả phân ly trong tâm của chúng sinh. Do
đó, nếu chúng sinh biết tháo gỡ tất cả những sở tri chướng và phiền não chướng
thì sẽ có Niết bàn an lạc, ngược lại nếu chúng sinh chạy theo tham đắm dục tình
thì dĩ nhiên phải chịu sinh tử trầm luân. Thêm nữa, đứng về mặt tuyệt đối, Như
Lai Tạng là chơn như, là cái tâm bất sinh bất diệt, tâm ấy là tâm nhất thể và
nhiếp thâu tất cả pháp thế gian cũng như xuất thế gian. Còn về mặt tương đối,
Như Lai Tạng gồm có : Tự thể là tương đồng với bản thể : Tự tướng là cái tướng
của tự thể và Tự dụng là công năng sinh ra nhân quả lành thế gian và xuất thế
gian.
Khi nói tâm động thì đây chúng ta muốn
nói đến tướng động tức là Như Lai Tạng động, nhưng tự thể của tâm thì không động.
Thí dụ, vì có gió (phiền não, vô minh) làm cho nước biển (tánh giác) nổi sóng
(tâm thức). Thế thì sóng và gió đều động và không rời nhau, nhưng tánh nước
không động khi gió hết sóng lặn. Do đó nếu tướng của nước động nên mới có sóng
lớn sóng nhỏ nhấp nhô, còn tướng của tâm tức là Như Lai Tạng thì cũng thế. Nếu
tướng của tâm động thì sóng thức dấy khởi, đợt này tan đợt khác đến liên tiếp
mãi không ngừng nên có tâm sinh diệt (tàng thức). Chính cái tàng thức (A lại
da) thức này sinh ra sinh diệt tâm và cũng từ A lại da thức này hiển lộ Chân
như tâm (Như Lai Tạng).
Xem thêm bài liên quan đến Chân Như, Như Lai Tạng….
●ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN – Ngài Mã Minh Bồ Tát tạo Luận – Sa môn Thích Thiện Hoa lược dịch và lược giải
●
ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN – Tác giả: MÃ MINH – Dịch & giải: Chân Hiền Tâm
●
ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN – Thích Nhật Từ
●
ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN Bồ Tát Mã Minh – Cao Hữu Đính Việt dịch
●
ĐẠI THỪA LUẬN KHỞI TÍN – Thích Trí Quang dịch giải
Discussion about this post