THIỆN PHÚC
THEO CHÂN BỒ TÁT
FOLLOWING IN BODHISATTVAS’ FOOTSTEPS
TẬP I | VOLUME I
Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
MỤC LỤC TẬP I
Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Bồ Tát—Summaries of Bodhisattvas
Chương Một—Chapter One: Nguồn Gốc Của Lý Tưởng Bồ Tát—The Origination of the Bodhisattva Ideal
Chương Hai—Chapter Two: Bồ Tát Là Những Ai?—Who Are Bodhisattvas?
Chương Ba—Chapter Three: Sự Mâu Thuẫn Giữa Trí Tuệ và Từ Bi—A Contradictory of Wisdom and Compassion
Chương Bốn—Chapter Four: Bồ Tát Có Thể Được Xem Như Chư Thiên Hay Không?—Should Bodhisattvas Be Considered As Heavenly Gods?
Chương Năm—Chapter Five: Phá Tà Hiển Chánh—Break the False and Make Manifest the Right
Chương Sáu—Chapter Six: Bồ Tát Và Chúng Sanh—Bodhisattvas and Living Beings
Chương Bảy—Chapter Seven: Cứu Độ Hay Hóa Độ Chúng Sanh?—Salvation or Teaching and Saving of Sentient Beings?
Chương Tám—Chapter Eight: Bồ Tát Cứu Hộ Nhứt Thiết Chúng Sanh—Bodhisattvas Save All Sentient Beings
Chương Chín—Chapter Nine: Chúng Sanh Bệnh Nên Bồ Tát Bệnh—Sentient Beings Are Subject to Illness, Bodhisattvas are Ill As Well
ChươngMười—ChapterTen:Sự ThanhTịnh Của Chư Bồ Tát—Bodhisattvas’ Purity
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Bồ Tát Hạnh—Bodhisattva’s Practices
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Bồ Tát An Lạc Hạnh—Bodhisattvas’ Pleasant Practices
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Bồ Tát Nguyện—Bodhisattvas’ Vows
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Bồ Tát Địa—Bodhisattvas’ Bhumis
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Thập Trụ Bồ Tát—Ten Grounds of a Bodhisattva
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Cha Mẹ Và Quyến Thuộc Của Bồ Tát—Parents and Relatives of Bodhisattvas
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Đặc Tính Của Chư Bồ Tát—Characteristics of Bodhisattvas
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Bồ Tát Thông Đạt Phật Đạo—Bodhisattvas Enter the Buddha Path
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Sự Tu Hành Của Chư Đại Bồ Tát—Great Bodhisattvas’ Cultivations
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Pháp Của Chư Đại Bồ Tát—Great Bodhisattvas’ Dharmas
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Sáu Giai Đoạn Phát Triển Của Bồ Tát—Six Stages of Bodhisattva Developments
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Sự Đạt Ngộ Của Chư Bồ Tát—Bodhisattvas’ Attainment of Enlightenment
Chương Hai Mươi Ba—ChapterTwenty-Three:Bồ Tát Giới—Bodhisattva Precepts
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Bồ Tát Thừa và Nhị Thừa—Bodhisattvayana and the Two Vehicles
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Bồ Tát và Phàm Phu—Bodhisattvas and Ordinary People
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Xuất Gia Bồ Tát—Monastic Bodhisattvas
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Bồ Tát Đạo—Bodhisattva Path
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Bồ Tát Nghiệp—Bodhisattvas’ Karmas
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Bồ Tát Lực—Powers of Bodhisattvas
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Những Điều Tu Của Chư Đại Bồ Tát Trong Kinh Hoa Nghiêm—Great Bodhisattvas’ Things of Cultivation in the Avatamsaka Sutra
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Cảnh Giới Của Bồ Tát—Bodhisattvas’ Realms
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Nhập Kiếp-Nhập Thế Giới-Đản Sanh—Entry into Ages-Entry into Worlds-Birth
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Chỗ Của Chư Đại Bồ Tát—Great Bodhisattvas’ Abiding
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tâm Bồ Tát—Bodhisattvas’ Minds
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Chư Căn Của Một Vị Bồ Tát—Functions of the Six Faculties of a Bodhisattva
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Bốn Mươi Tâm Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng—Forty Bodhisattva Positions in Brahma-Net Sutra
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Bồ Tát Thập Chủng Bất Không—Bodhisattvas’ Ten Kinds of Fruitfulness
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Nhị Chủng Bồ Tát—Two Kinds of Bodhisattvas
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Tại Gia Bồ Tát—Lay Bodhisattvas
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Phật Quốc Bồ Tát—The Buddha Land Sought by all Bodhisattvas
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Lòng Bi Mẫn Của Bồ Tát—Compassion of Bodhisattvas
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Nhị Tướng Bồ Tát—Two Categories of Bodhisattvas
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Ngữ Nghĩa Của Chư Đại Bồ Tát—Great Bodhisattvas’ Languages and Written Words
Tài Liệu Tham Khảo—Refrences
Lời Đầu Sách
Bồ Tát là một chúng sanh giác ngộ và nguyện chỉ đạt được đại giác một khi cứu độ hết thảy chúng sanh. Bồ Tát được xem như là một con người cũng với nghiệp của chính mình ở cõi đời này như những người khác, nhưng vị Bồ Tát bằng chính sự nỗ lực của mình, không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, tu tập theo phương pháp cụ thể và thực tế để vượt qua những xung đột bên trong chính mình bao gồm những nghiệp xấu và những khổ đau, cũng như những khủng hoảng bên ngoài như môi trường, tai họa… để có thể thay đổi trạng thái mất thăng bằng và để tất cả cùng sống với nhau trong một thế giới bình an, thịnh vượng và hạnh phúc. Bồ Tát Đạo dạy tu hành theo Lục độ Ba la mật để tự giác và giác tha (nhị lợi: tự lợi lợi tha). Mục đích chính là cứu độ chúng sanh và thành Phật quả. Vì mục đích của Bồ Tát thừa là đạt tới Phật tánh tối thượng. Nói cách khác, mục đích của một vị Bồ Tát là tự lợi, lợi tha, giác hạnh viên mãn; và thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.
Theo Phật giáo, Bồ Tát là người có ước vọng thành Phật và cũng là người hết lòng giúp đỡ người khác đạt được sự cứu độ. Những con người đầy lòng bi mẫn này được đề cao trong trường phái Đại Thừa; thật vậy, nét đặc trưng nổi bật nhất của Phật giáo Đại Thừa có thể là sự ủng hộ Bồ Tát Thừa như con đường giải thoát. Vị Bồ Tát đi theo con đường dài và gian khổ thường được mô tả có 10 giai đoạn (thập địa) và trải qua nhiều kiếp sống, cuối cùng vị này đạt được Phật quả. Bồ Tát không bao giờ được xem như là chư thiên hay thần thánh, hoặc một thực thể vĩnh viễn để thờ phượng. Nói về ý tưởng Bồ Tát, có lẽ đây chỉ là một tính chất tượng trưng của Phật pháp được các vị tổ sáng suốt tạo ra sau khi Đức Phật đã nhập diệt, nhằm thích ứng Phật giáo với những hoàn cảnh đặc biệt mà thôi. Khái niệm Bồ Tát đạo xuất hiện trong cả Phật giáo Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại Thừa. Vì vậy ý tưởng Bồ Tát Đạo trong Phật giáo Đại Thừa không xa lạ với truyền thống Nguyên Thủy. Bồ Tát luôn tu tập theo “Bồ Đề Tâm,” “Lục Độ Ba La Mật,” “Tứ Nhiếp Pháp,” và “Tứ Vô Lượng Tâm.” Đặc biệt nhất là “Tứ Vô Lượng Tâm” vì bốn đức hạnh này không đứng riêng rẽ hoặc rời rạc nhau, trong đó lòng “Bi” có thể được coi là trung tâm, vì “Bi” là nền tảng của “Từ” tượng trưng cho tình thương, sự kính trọng và lòng quan tâm đến chúng sanh mọi loài.
Đối với Phật tử, mỗi Đức Phật đều đã từng nguyện làm một Bồ Tát trong một thời gian lâu dài trước khi giác ngộ. Nhưng tại sao Bồ Tát lại nguyện như vậy? Tại sao Ngài lại muốn đảm nhận một công việc không có ngằn mé như vậy? Vì lợi ích cho những kẻ khác, vì Ngài muốn cứu vớt chúng sanh ra khỏi cơn đại hồng thủy của khổ đau phiền não. Nhưng rồi đâu là lợi ích cá nhân mà Ngài tìm thấy trong lợi ích của chúng sanh? Đối với một vị Bồ Tát, lợi ích của chúng sanh chính là lợi ích cá nhân của Ngài, bởi vì Ngài muốn như vậy. Ai có thể tin được điều đó? Thực tình chỉ có những kẻ khô cạn hết lòng thương, những kẻ chỉ nghĩ đến mình, thì thấy khó tin được lòng vị tha của Bồ Tát. Nhưng những người có từ tâm thì có thể tin nó một cách dễ dàng. Nói tóm lại, Bồ Tát là một bậc giác giả trong hàng các chúng sanh. Vị ấy thường lập nguyện đem sự giác ngộ và trí tuệ mà mình đã mở bày ra nhằm giác ngộ tất cả các chúng sanh khác. Công việc của một vị Bồ Tát không dễ chút nào cả. Tuy không hy hữu như một vị Phật, nhưng cũng thật khó để có một vị Bồ Tát thị hiện và cũng thật khó cho phàm phu (người thường) gặp được một vị Bồ Tát thật.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Theo Chân Bồ Tát” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra hạnh nguyện và con đường tu tập của chư Bồ Tát cho hàng Phật tử chúng ta noi theo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phật là tự giác, nghĩa là tự giác hay tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầm và khổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Theo Chân Bồ Tát” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức và hạnh phúc.
Thiện Phúc
Preface
A Bodhisattva is one whose beings or essence is bodhi whose wisdom is resulting from direct perception of Truth with the compassion awakened thereby. Enlightened being who is on the path to awakening, who vows to forego complete enlightenment until he or she helps other beings attain enlightenment. Bodhisattva is considered as a human being with his own karmas at his very birth as all other creatures, but he can be able to get rid of all his inner conflicts, including bad karmas and sufferings,; and external crises, including environments, calamities and other dilema, can change this unfortunate situation and can make a peaceful, prosperous and happy world for all to live in together by using his effort and determination in cultivating a realisitc and practical way without depending on external powers. The Bodhisattva Way teaches the observance of the six paramitas the perfecting of the self and the benefits of others. The objective is the salvation of all beings and attaining of Buddhahood. The aim of Bodhisattvayana is the attainment of Supreme Buddhahood. In other words, the aim of a Bodhisattva is to benefit self and benefit others, leading to Buddhahood; and above to seek bodhi, below to transform all beings.
According to Buddhism, a Bodhisattva is a being who resolves to become a fully enlightened Buddha and who dedicates his efforts to helping other sentient beings to attain salvation. These compassionate beings figure predominantly in the Mahayana tradition; indeed, the most distinguishing feature of Mahayana Buddhism may be its advocacy of the Bodhisattva as the vehicle to liberation. The Bodhisattva follows a long and arduous path, often described as having ten stages and spanning many lives at the end of which he attains complete Buddhahood. Bodhisattvas should never be considered as heavenly gods or devas, or permanent entities for worship. Talking about the idea of Bodhisattva, Buddhists should always remember that the idea of Bodhisattva is only a symbolic method of Buddha-dhamra created by intellectual patriarchs after the Buddha’s parinirvana only to satisfy the religious need of followers and to adjust Buddhism in some special circumstances. The concept of Bodhisattvahood appears in both Theravada and Mahayana Buddhisms. So the idea of Bodhisattva in Mahayana Buddhism is in no way a strange idea to the Theravada Buddhism. Bodhisattvas always cultivate “the mind to bodhi (bodhicita),” “the six Paramitas,” “the four all-embracing virtues,” and “the Four Immeasurables.” Especially, “the Four Immeasurables” for these four characteristics cannot be viewed in discreteness or in isolation. Among them, “Compassionate” is the most essential, for “Karuna” or “Compassionate” is the basis of “Maitri” or “Loving-kindness” which stands for “love, respect and care for all living beings.”
For all Buddhists, each Buddha had been, for a long period before his enlightenment, vowed to be a Bodhisattva. But why does a Bodhisattva have such a vow? Why does he want to undertake such infinite labor? For the good of others, because they want to become capable of pulling others out of this great flood of sufferings and afflictions. But what personal benefit does he find in the benefit of others? To a Bodhisattva, the benefit of others is his own benefit, because he desires it that way. Who could believe that? It is true that people devoid of pity and who think only of themselves, find it hard to believe in the altruism of the Bodhisattva. But compassionate people can easily do so. In short, a Bodhisattva is an enlightener of sentient beings. He usually vows to take the enlightenment that he has been certified as having attained and the wisdom that he has uncovered to enlighten all other sentient beings. A Bodhisattva’s job is not easy at all. Though his appearance is not rare as that of a Buddha, but it is extremely difficult for a Bodhisattva to appear, and it is also extremely difficult for ordinary people to encounter a real Bodhisattva.
This little book titled “Following in Bodhisattvas’ Footsteps” is not a profound study of Buddhist teachings, but a book that simply points out Bodhisattvas’ practices, vows and paths of cultivation for us, Buddhists, to follow. Devout Buddhists should always remember that entering the state of mind of a Nirvana as the Buddha taught does not mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing well-being exercises that are linked to established daily life patterns, makes our lives more peaceful. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths, that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Following in Bodhisattvas’ Footsteps” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Thiện Phúc
Theo Chân Bồ Tát 1 – Thiện Phúc
Xem tiếp tập 2:
Theo Chân Bồ Tát Tập 2 (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)
Discussion about this post