PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vua Trời Đế Thích Tham Kiến Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

VUA TRỜI ĐẾ THÍCH THAM KIẾN PHẬT
Toàn Không

Khi đức Phật ngự trong động Nhẫn-Đà Bà-La,
tại núi Tà-đà, thuộc nước Ma-kiệt-Đà, bấy giờ Vua Trời Thích (Đế-Thiên
Đế-Thích, cũng gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế) khởi tâm muốn đến gặp Phật. Ngay
khi ấy, các vị Trời cõi Đạo-Lợi biết được Đế-Thích khởi tâm như thế, liền đến
chỗ Đế-Thích thưa :

– Nay Ngài khởi tâm
thiện vi diệu muốn đến chỗ Như-Lai nơi cõi trần phàm, chúng tôi cũng muốn theo
hầu, để được đến mà chiêm bái và học hỏi
nơi Thế-Tôn.

Lúc đó Đế-Thích bảo Thần-nhạc là
Bàn-giá-Dực rằng:

– Ta muốn đến nơi
Thế-Tôn ngự, vậy ông và chư Thiên có thể đi cùng ta đến đó.

Thần nhạc đáp:

– Thưa vâng.

Rồi Thần nhạc cầm cây đàn Lưu-ly khảy
khúc đàn cúng dàng Đế-Thích và chư Thiên. Tiếng đàn vừa dứt, chỉ trong khoảnh
khắc như người lực sĩ duỗi cánh tay, họ biến mất khỏi Thiện Pháp-đường cõi Trời
và đến trên núi Tỳ-Đà.

Trong khi ấy, đức Phật đang nhập định
Hỏa-diệm tam-Muội, khiến cả vùng núi có một màu đỏ rực; một vài người dân trong
vùng gần đấy trông thấy tự nói: “Núi
Tỳ-Bà là một biển lửa ! Không biết chuyện gì đã xẩy ra mà đang đêm cháy như
thế?”.
Đế-Thích bảo Bàn-già-Dực:

– Đức Như-Lai ra đời
thật hy hữu hiếm có, Ngài thường được các chư Thiên và đại Qủy-Thần theo hầu.
Nay ông hãy vào động Nhẫn-Đà Bà-Là khảy đàn cúng dàng Như-Lai, còn ta và chư
Thiên
sẽ đến sau.

Vâng lời Đế-Thích, Bàn-già-Dực liền vào
động khảy khúc đàn hòa với tiếng ca cúng dàng Như-Lai, tiếng đàn trầm bổng, xen
với tiếng hát ca tụng công đức vô lượng vô biên của Như-Lai; khi đàn hát vừa
dứt, thì đức Phật xuất định, và bảo Bàn-già-Dực:

– Hay thay! Hay thay!
Ông có thể dùng âm thanh thanh tịnh hòa điệu với tiếng đàn Lưu-ly để khen ngợi
Như-Lai; giọng ca, tiếng đàn uyển chuyển, trầm bổng, mà có ý nghiã tham dục là
trói buộc, phạm hạnh của Sa-môn đưa đến giải thoát.

Lúc đó Bàn-già-Dực liền đảnh lễ Phật,
xong thưa:

– Vua Trời Thích và chư
vị Trời Đạo-Lợi sai con đến thăm hỏi đức Thế-Tôn có được mạnh khoẻ không, đi
đứng có được thoải mái không?

Đức Phật nói :

– Ta mong cho Đế-Thích
của ông, và Chư Thiên Đạo-Lợi sống lâu, an vui, và không hoạn nạn.

Lúc ấy, Đế-Thích tự nghĩ: “Bây giờ chúng ta nên đến ra mắt Như-Lai cho
đúng lúc”.
Nghĩ rồi cùng Chư Thiên vào động đảnh lễ và thưa:

– Đế-Thích và Chư Thiên
Đạo-Lợi đến đảnh lễ Như-Lai, không biết chúng con nên ngồi gần hay nên đứng
cách xa đức Thế-Tôn?

Phật đáp:

– Thiên chúng của ông
quá đông, vậy nên ngồi gần Như-Lai.

Lúc đó động đang chật hẹp tự nhiên rộng
hẳn ra, chứa hết chư Thiên, và chỉ trong khoảnh khắc tất cả đã an vị xong,
Đế-Thích nói:

– Trước kia, có một lần
Thế-Tôn ngự tại nước Xá-Vệ, lúc ấy trong khi Ngài đang nhập định, con vì có
chút việc nên ngồi xe báu nghìn căm đến chỗ Tỳ-lâu-Lặc Thiên-Vương. Khi đi
ngang qua hư không, con thấy một Thiên nữ đang chắp tay đứng trước Thế-Tôn, con
liền nói với nàng ấy rằng: “Nếu khi
Thế-Tôn xuất định, nàng hãy nhân danh ta thăm hỏi đức Thế-Tôn có được mạnh khoẻ
thoải mái không?”.
Nhưng không biết Thiên-nữ ấy có hiểu được hậu ý của con
không, đồng thời Thế-Tôn có còn nhớ sự việc ấy không?

Phật đáp:

– Nhớ, Thiên-nữ ấy đã
nhân danh ông mà nói đúng như những lời ấy, và khi Ta xuất định cũng nghe tiếng
xe của ông.

Đế-Thích lại nói:

– Thuở xưa có một Thiên
chúng
nói: “Nếu Như-Lai xuất hiện ở thế-gian,
Thiên chúng các cõi Trời sẽ tăng lên, và A-Tu-La (Thần) sẽ giảm bớt vì do sự
giáo
hóa của Như-Lai”
. Nay đích thân con thấy Như-Lai đang ở thế-gian, thì
tự con biết rằng Chư Thiên đang tăng lên, và A-Tu-La đang giảm xuống, đó là
điều vô cùng vui mừng thấy được Thế-Tôn nơi đây.

Ca tụng Phật xong, Đế-Thích nói tiếp:

– Thưa Thế-Tôn, có
Thích-nữ Cù-Di ở nơi Pháp của Thế-Tôn trước đây tu phạm-hạnh, sau khi qua đời ở
thế-gian, được sinh về cõi Trời và làm con của con; Chư Thiên đều khen ngợi
Thiên-nữ Cù-Di có công đức lớn, có oai lực lớn. Lại có ba Tỳ-kheo cũng theo
Thế-Tôn tu phạm hạnh trước kia, cũng được sinh lên cõi Trời, nhưng lại ở địa vị
thấp kém hơn, làm kẻ đánh nhạc ca hát cho con.

Nói đến đó, Đế-Thích lại thưa tiếp:

– Nếu Thế-Tôn có rảnh, xin Ngài cho con hỏi một
điều thắc mắc.

Phật nói:

– Tùy ý ông cứ hỏi, Ta
sẽ tùy từng trường hợp mà giải thích cho.

Đế-Thích hỏi:

– Thế nào là cứu cánh
của một vị tu hành?

Đức Phật giảng:

– Nếu ai bị ái làm khổ thân
mà diệt được thì gọi là cứu cánh, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh
vô dư (Niết-Bàn).

Đế-Thích thưa:

– Con đã ôm ấp mối nghi
này từ lâu, nay nhờ Thế-Tôn mà con được giải nghi. Con còn nhớ ngày xưa con đã
từng đến nơi Bà-la-Môn để hỏi về nghiã này rồi, vì trước đó, con cùng chư Thiên
đã nhiều lần thảo luân về Như-Lai đã xuất hiện ở thế-gian này hay chưa. Chúng
con cũng đã đi tìm kiếm khắp, nhưng không thấy Như-Lai, nên chúng con trở về
Thiên cung vui thú ngũ dục.

Về sau, con thấy một số chư Thiên, đại
Thiên-Thần sau khi vui thú ngũ dục thì dần dần lần lượt mạng chung (chết). Thấy
như thế xong, con đâm ra sợ hãi cùng cực, không biết làm sao, con bèn hội họp
chư Thiên lại thảo luận để tìm nguyên nhân, nhưng chẳng ai biết được! Con bèn
đi tìm những vị Thánh ở thế-gian để hỏi, con thấy Sa-môn, Bà-la-Môn ở nơi thanh
vắng
tu hành lánh tục, con liền đến chỗ ấy mà hỏi: “Thế nào là cứu cánh của một vị tu hành ?”. Khi con hỏi như thế,
người ấy không đáp được, đâm ra lúng túng, lại còn hỏi ngược lại con: “Ông là ai?” Con đáp: “Tôi là Thích-đề-hoàn-nhân”. Họ lại hỏi:
“Ông là Thích, mà là Thích gì ?” .
Con lại đáp: “Tôi là Vua Trời Thích
(Thiên Đế-Thích)”
. Khi đó, con và họ cứ theo sự hiểu biết của mình mà nói
qua nói lại một hồi, kết quả chẳng đi đến đâu. Xong, họ lại tự nguyện xin làm
đệ-tử của con! Do đó sự thắc mắc ấy vẫn giữ mãi trong tâm cho tới nay mới được
Thế-Tôn giải mối nghi to lớn của con.

Thưa Thế-Tôn, nay con là Phật-tử, đã
chứng quả thứ nhất Tu-đà-hoàn. Cúi xin Thế-Tôn thọ ký cho con sẽ chứng quả thứ
hai Tư-đà-hàm.

Phật bảo Đế-Thích:

– Ông còn nhớ khi được
hỷ lạc (sung sướng vui vẻ) và niệm lạc (ý nghĩ vui sướng) không?

– Thưa Thế-Tôn, con còn
nhớ ngày xưa, con và chư Thiên đã cùng A-Tu-La đánh nhau, chúng con thắng ,
A-Tu-La bại. Khi trở về ca khúc khải hoàn thật là sung sướng vui vẻ vô cùng.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự vui vẻ sung sướng trên chiến tranh, chửi lộn, đánh
nhau
, dùng mưu kế đánh đập, hành hạ, giết chóc.

Nay con ở nơi Phật ngự được thoải mái,
vui vẻ, không có binh giáp chiến tranh, không có đánh đập giết chóc, mà trí tuệ
lại được mở mang.

– Vậy ông ở trong sự hỷ
lạc
(vui sướng) này còn mong cầu điều gì nữa?

– Con mong cầu được
tăng tuổi thọ, sau này qua đời khi tái sinh không còn lo buồn. Con lại biết nói
chính đạo, nhớ tu phạm hạnh, và thấy được chân-đế (chân lý).

Thưa Phật tới đó, Đế-Thích xoay qua nói
với chư Thiên:

– Chư Thiên, các ông ở
trước Phạm-Đồng-Tử (Phạm Thiên Vương) cung kính lễ bái, nay ở trước Thế-Tôn các
ông cung kính lễ bái, như vậy thì không đẹp lắm sao?

Khi Đế-Thích vừa nói dứt lời, Phạm
Đồng-Tử bỗng nhiên xuất hiện giữa hư không bên trên chúng Thiên, đồng thời
hướng về Đế-Thích nói kệ:

Thiên-Vương
hạnh thanh tịnh,

Nhiều
lợi ích chúng-sanh,

Ma-Kiệt,
Đế-Thích chủ,

Hay
hỏi nghĩa Như-Lai.

Phạm Đồng-Tử vừa nói kệ xong, bỗng nhiên
biến mất; rồi Đế-Thích đứng lên đảnh lễ Phật, Chư Thiên, Bàn-già-Dực cùng đứng
lên đồng loạt đảnh lễ Phật, rồi tất cả đều biến mất khỏi chỗ Phật chỉ trong
chớp mắt.

Đế-Thích đi trước, xoay lại nói với
Bàn-già-Dực:

– Hay thay, ông có thể
ở trước Như-Lai khảy đàn ca hát vui vẻ cúng dàng, sau đó ta và Chư Thiên đến
sau; nay ta bổ nhiệm ông vào chức vị của cha ông là bậc tối thượng cuả hàng
Càn-thát-Bà (Nhạc Thần), đồng thời sẽ gả Bạt-Đà Càn-Thát Vương-nữ cho ông làm
vợ.

Bàn-già-Dực thưa:

– Xin đa tạ
Thiên-Vương, kính chúc Thiên-Vương vạn vạn tuế.,.

 

Toàn
Không

Tin bài có liên quan

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

何期自性能生萬法。 “Hà Kỳ Tự Tánh Năng Sanh Vạn Pháp?” “Ngờ Đâu Tự Tánh Sanh Ra Muôn Pháp.”

Ý Tưởng Của Phật Giáo Cho Tiến Trình Xây Dựng Hòa Bình Thế Giới Hiện Nay

Ý tưởng của Phật giáo cho tiến trình xây dựng hòa bình thế giới hiện nay

Ý Thức – Vô Thức

Ý Thức – Vô Thức

Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý Niệm Niết Bàn Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-La Ở Gandhara

Ý Nghĩa Trọng Đại Của Thủ Bản Kinh Phật Viết Trên Vỏ Cây Bô-la Ở Gandhara

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Triết Lý Và Hành Trì Của Khái Niệm Niết Bàn Nhìn Từ Quan Niệm Ái Diệt Là Niết Bàn

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-Hàm

Ý Nghĩa Tích Cực Trong Tư Tưởng Trung Đạo Của Phật Giáo Qua Kinh A-hàm

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 5

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Ý Nghĩa Sự Sống Chương 4

Load More

Discussion about this post

Phương Pháp Tự Ngộ Của Thiền Tông

Phương Pháp Tự Ngộ Của Thiền Tông

Pháp thiền trực tiếp do đức Phật Thích Ca đích thân truyền cho Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca...

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người!Hôm nay có 32 câu hỏi, chúng ta cứ...

Dẫn Vào Thế Giới Văn Học Phật Giáo

Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo

DẪN VÀO THẾ GIỚI VĂN HỌC PHẬT GIÁO Thích Tuệ Sỹ   Trong bất cứ nền văn học nào của...

Mười Phương Pháp Đối Trị Buồn Ngủ Trong Kinh Trung A-Hàm

Mười Phương Pháp Đối Trị Buồn Ngủ Trong Kinh Trung A-hàm

MƯỜI PHƯƠNG PHÁP ĐỐI TRỊ BUỒN NGỦTRONG KINH TRUNG A-HÀMChúc Phú Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn...

Tu Tập Diệu Nghĩa Siêu Việt Hữu Vô

Tu tập diệu nghĩa siêu việt hữu vô

Đức Đạt Lai Lạt MaTU TẬP DIỆU NGHĨA SIÊU VIỆT HỮU VÔ (Practicing the profound)Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc...

Mẹ (Vol.2) – Trung Tâm Thúy Nga

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Xuất Gia Gieo Duyên

Xuất gia gieo duyên

HỎI: Cậu tôi là người chưa hề biết Phật pháp, nay cậu bệnh nặng sắp qua đời, có người khuyên...

Vai Trò Và Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Vai Trò Và Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

  VAI TRÒ VÀ LỜI DẠY CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MANguyên tác: The Dalai Lama’s Roles and TeachingsTác giả:...

Mộng – Thực, Chết Và Giác Ngộ

Mộng – thực, chết và giác ngộ

MỘNG – THỰC, CHẾT và GIÁC NGỘ Câu chuyện của vị Tỳ Kheo Ni đệ nhất trí tuệ sắc bén...

Thủ Tướng Vương Quốc Thái Lan

Thủ Tướng Vương Quốc Thái Lan

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG YINGLUCK SHINAWATRA, THÁI LAN Tôi vô cùng lấy làm vinh hạnh được gửi lời chúc mừng đến...

Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận

Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận

A. DUYÊN KHỞI (60) Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi Tử lại nói với đại chúng: Cụ thọ nên biết! Đức...

Trái Tim Bất Diệt Của Bồ Tát Quảng Đức Hiện Đang Ở Đâu?

Trái Tim Bất Diệt Của Bồ Tát Quảng Đức Hiện Đang Ở Đâu?

TRÁI TIM BẤT DIỆT CỦA BỒ TÁT QUẢNG ĐỨC HIỆN ĐANG Ở ĐÂU? Hoàng Độ Pháp nạn Phật giáo 1963...

Đạo Giải Thoát

Đạo giải thoát

   ĐẠO GIẢI THOÁT Lê Khắc Thanh Hoài Đạo Phật thường được xem là Đạo Giải Thoát. Chính đức Phật...

Muôn Kiếp Nhân Sinh (Many Times – Many Lives) | Audio Book & Ebook Pdf

Muôn kiếp nhân sinh (many times – many lives) | audio book & ebook PDF

Mở đầu - 53:41 Mở đầu (tt) - 01:08:31 Phần 1 - 27:13 Phần 2 (tt) - 01:07:58  Phần 4 (tt) - 01:09:19 GIỚI THIỆU SÁCH____________________   “Muôn kiếp nhân...

Mở Cửa Mặt Trời Trường Ca Thánh Tăng Trần-huyền-trang Đường-tam -Tạng Thỉnh Kinh (Dựa Trên Sử Liệu) Từ Hoa

Từ HoaMỞ CỬA MẶT TRỜITrường caThánh Tăng Trần-Huyền-Trang Đường-Tam -Tạng thỉnh kinh(Dựa trên sử liệu)Từ Hoa A lan nhã xuất...

Phương Pháp Tự Ngộ Của Thiền Tông

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 2)

Dẫn vào thế giới văn học Phật giáo

Mười Phương Pháp Đối Trị Buồn Ngủ Trong Kinh Trung A-hàm

Tu tập diệu nghĩa siêu việt hữu vô

Mẹ (Vol.2) – Trung Tâm Thúy Nga

Xuất gia gieo duyên

Vai Trò Và Lời Dạy Của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Mộng – thực, chết và giác ngộ

Thủ Tướng Vương Quốc Thái Lan

Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận

Trái Tim Bất Diệt Của Bồ Tát Quảng Đức Hiện Đang Ở Đâu?

Đạo giải thoát

Muôn kiếp nhân sinh (many times – many lives) | audio book & ebook PDF

Mở Cửa Mặt Trời Trường Ca Thánh Tăng Trần-huyền-trang Đường-tam -Tạng Thỉnh Kinh (Dựa Trên Sử Liệu) Từ Hoa

Tin mới nhận

Vị Tỳ kheo chứng Thánh quả ngay khi Đức Phật thay đổi đề mục thiền quán

Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?

Đức Phật dạy về hiếu đạo

Ý nghĩa bước sen thứ bảy: Quả vị Phật

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khẳng định: ‘Con không dám báng bổ Đức Phật’

Lời Phật nói không tin, vậy lời ai đáng tin?

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

Lời Phật dạy về cách quý trọng cuộc sống

Đức Phật đản sanh tay nào chỉ lên là đúng?

Lời Phật dạy: Vô minh là cấu uế lớn nhất

Phật nói “Tại vì sao bạn được thân người?”

Phật dạy người cư sĩ Phật tử

Phật là bậc giải thoát

Tâm Thư Kêu Gọi Xây Dựng Tam Bảo

Hành trình theo bước chân Phật

Con dao trong tâm

Đường xưa mây trắng

Nữ Đức Vi Yếu – Chương Năm: Chuyên Tâm

Làm người ai nhớ 3 lời dạy này của Đức Phật ắt sẽ có phúc cả đời

Đức Phật đối trước bạo lực

Tin mới nhận

Năng Lượng Tâm Thành Văn

Đi Về Đâu Là Do Mình

GS.Cao Huy Thuần: Tính thiện là đốm lửa không tắt

Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Tam Qui Ngũ Giới – Tt. Thích Chơn Tính

Từ Hội sách San Jose, nghĩ về văn hóa đọc

Kinh A Di Đà Sớ Sao

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 318)

Câu Chuyện Thiền Sư

Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Từ Bi

Phương Pháp Giảng Dạy Và Học Tập Tại Các Học Viện Phật Giáo Việt Nam – Tt.ts. Thích Nguyên Đạt

Cái Nhìn

Trong thiên tai và biến động Covid 19 giữ tâm bình thản trong tỉnh thức

Mậu Thân Về Ăn Tết Với Mạ – Ninh Hạ

Khi Niềm Tin Bị Đánh Cắp Mai Diệu

Thập Hiệu Như Lai

Kế Lâu Dài – Minh Triết Trần Nhân Tông – Thích Thanh Thắng

Phỏng Vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma Chuyện Dài

Mừng Phật Đản Đến Với Chúng Sanh

Tin mới nhận

Tâm đặt sai hướng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 77)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 07)

Thư Pháp

Giấc Ngủ Ngon, Kinh Tăng Chi Bộ

Ba Dấu Ấn Của Chánh Pháp (Tam Pháp Ấn)

Kinh Kalama: Lời Phật Dạy Cho Người Kalama (song ngữ Anh-Việt)

Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhaṇa Sutta)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 324)

Kinh Pháp Hoa Tinh Yếu

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 221)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 71)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 233)

Niệm Phật không phải là kêu Phật

Phương pháp giáo dục con người trong kinh A Hàm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 224)

Tâm thư của một Phật tử gửi Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy

Kinh Tiểu Bộ Tập Vii (Khuddhaka Nikàya)

Kính Trọng Cha Mẹ, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tin mới nhận

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 26)

Văn Phát Nguyện Sám Hối

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 193)

Thiện Căn, Phước Đức Và Nhân Duyên

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 18)

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 13)

Công Đức Phóng Sanh

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 38)

Lợi Lạc Hữu Tình

Tịnh Độ Vựng Ngữ

Thực Tiễn Sáu Phép Ba La Mật Trong Cuộc Sống Thường Ngày

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 124)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Phật Pháp Viên Dung Không Chướng Ngại

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 50)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Dự Bị Lúc Lâm Chung

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 47)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.