RÈN LUYỆN TÂM
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ : Tuệ Uyển
Thật
cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc,
hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những
phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó. Qua thiền tập, chúng ta có thể rèn luyện tâm
chúng ta trong một cách như vậy mà những phẩm chất tiêu cực bị từ bỏ và những
phẩm chất tích cực được phát sinh và nâng cao. Trong tổng quát, chúng ta nói về hai loại thiền tập: phân tích (quán) và
nhất niệm (chỉ). Thứ nhất, đối tượng của
thiền tập được đưa qua một tiến trình phân tích mà trong ấy chúng ta cố gắng để
lập đi lập lại để đạt được sự quen thuộc với vấn đề đối tượng. Khi hành giả đã đạt được một sự đối phó tốt đẹp
nào đó về đối tượng thiền tập, tâm được làm cho tập trung trên nó mà không phân
tích xa hơn nữa. Sự phối hợp của thiền
phân tích và tập trung là một kỷ năng hiệu quả để làm quen thuộc với đối tượng
của thiền tập, và vì thế giúp để rèn luyện tâm một cách thích đáng.
Chúng
ta phải nhận ra tầm quan trọng của việc rèn luyện tâm. Nó sinh khởi từ sự kiện nền tảng rằng mỗi một
người chúng ta bẩm sinh khát vọng hạnh phúc và không muốn khốn cùng. Đây là những đặc trưng tự nhiên của con người
mà không cần phải được sáng tạo. Khát vọng
này không sai. Câu hỏi là, chúng ta đạt
được mục tiêu thân chứng hạnh phúc và lìa xa khốn khổ như thế nào? Thí dụ, mục tiêu căn bản của rèn luyện là để
đạt hạnh phúc và tránh khổ đau. Sự cố gắng
cá nhân qua tiến trình rèn luyện để chúng ta có thể hưởng thụ một đời sống
thành công và đầy đủ ý nghĩa. Với việc
rèn luyện, chúng ta có thể tăng cường hạnh phúc và giảm thiểu khổ đau. Tuy nhiên, rèn luyện có nhiều phương pháp, và
tất cả đều được hướng một cách căn bản đến việc rèn luyện và uốn nắn tâm. Tâm có năng lực đối với thân thể và lời nói,
do thế, bất cứ sự rèn luyện nào về thân thể và lời nói phải bắt đầu với tâm
ý. Nhưng trong một phương pháp khác, đối
với bất cứ sự rèn luyện thân thể và lời nói xảy ra, trước nhất phải có một động
cơ. Tâm thấy những thuận lợi của một sự
rèn luyện như vậy và phát sinh sự thích thú trong ấy. Mục tiêu của việc rèn luyện tâm là để làm cho
cuộc sống của chúng ta hữu ích và đầy đủ ý nghĩa. Qua tiến trình rèn luyện
tâm, chúng ta học hỏi nhiều thứ mới, và chúng ta cũng có thể nhận ra và xác định
vô số nhược điểm hay những thứ có thể được tiêu trừ hay điều chỉnh. Bây giờ nhiệm vụ chúng ta là để khám phá những
phương tiện và phương pháp có thể cho phép chúng ta loại trừ những gì sai lạc
và tích lũy những điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hóa tâm. Điều này là thiết yếu. Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, việc
rèn luyện, tu tập, giúp chúng ta tìm ra những nhân tố cần thiết và có ích cho
phép tăng tiến hạnh phúc. Trong tiến
trình, chúng ta cũng có thể từ bỏ những nhân tố làm chúng ta khốn khổ. Vì vậy, qua rèn luyện, chúng ta hướng đến việc
làm cho đời sống chúng ta hạnh phúc và đầy đủ ý nghĩa.
Khi
chúng ta nhìn vào đời sống chúng ta trong phạm vi xã hội, thì giáo dục có một
vai trò sinh động để thực hiện. Chúng ta
hoạt động ra sao trong bất cứ một hoàn cảnh nào đấy lệ thuộc trên sự điều khiển
thân thể, lời nói, và tâm ý của chúng ta? Vì tâm là thủ lĩnh, một tâm đạo đức nguyên tắc là cần yếu. Hạnh phúc hay sầu khổ trong đời sống phụ thuộc
trên năng lực hay sự thông minh của tâm. Và những điều này tác động đời sống chúng ta thế nào thì cũng lệ thuộc
trên tâm. Sự điểu khiển của thân thể, lời
nói, tâm ý của chúng ta bây giờ cũng quyết định thể trạng của chúng ta trong
tương lai. Điều này hóa ra cũng tùy thuộc
trên thiên hướng của tâm. Khi chúng ta sử
dụng sai năng lực tinh thần, chúng ta làm nên những lỗi lầm và những hậu quả
đau khổ bất toại. Trái lại, khi khả năng
của tâm được khai thác một cách thiện nghệ, chúng ta tìm thấy những kết quả
tích cực và hài lòng. Thể trạng tâm của
chúng ta và tâm nhận thức những thứ khác nhau như thế nào ảnh hưởng đến chúng
ta một cách rộng lớn. Do bởi sự kiểm
soát mà họ có đối với tâm của họ, một số người nào đó có một ít phiền hà bởi những
tình thế thất bại hay bất lợi. Đây là một
thí dụ rõ ràng của vấn đề tại sao việc thuần hóa, hay rèn luyện tâm là rất quan
trọng.
Đã
lưu ý đến tầm quan trọng của việc rèn luyện tâm, chúng ta có thể tự hỏi tâm là
gì? Nếu chúng ta hỏi họ, hầu hết mọi người
sẽ trả lời bằng việc xoa đầu họ và rồi chỉ vào não bộ của họ. Điều này đúng một phần, bởi vì chúng ta đang
nói một cách đặc biệt về tâm con người. Tâm con người không có bất cứ sự tồn tại độc lập nào đối với thân thể
con người. Thức có một mối liên hệ đặc
thù với thân thể loài người được liên hệ đến như ý thức con người. Và thức có mối liên hệ với một thân thể con
thú được liên hệ như ý thức của con thú. Tâm con người, hay thức, chúng ta đang nói đến thật sự bao gồm một số lượng
rộng lớn các tâm, một số vi tế và một số thô thiển. Nhiều loại thô được nối kết đến một cơ quan cảm
giác như mắt, và nhiều thứ trong chúng được nối kết rạch ròi với não bộ. Rõ ràng rằng những căn cứ ngoại tại này, hay
những nhân tố, là thiết yếu cho một thức sinh khởi. Nhưng nguyên nhân chính của bất cứ tâm nào là
thời khắc trước của thức, bản chất của nó là rõ ràng và tỉnh thức. Điều này được liên hệ tới như điều kiện tức
thời (duyên lập tức).
Trong
Bốn Trăm Thi Kệ của Thánh Thiên đề cập yêu cầu hợp lý đấy là một nguyên nhân gốc
rể của thức phải có khả năng để chuyển hóa và có một bản chất sáng suốt và tỉnh thức. Bằng khác đi, thức sẽ hoặc là không bao giờ
được sản sinh, hay nó sẽ được sản sinh trong mọi lúc, là điều rõ ràng không thể
chấp nhận được. Tác động của một hành vi
được lưu lại trên thức tinh thần, và như một kết quả chúng ta có thể gợi lại
kinh nghiệm sau một tháng hay một năm, hay ngay cả sau một thập niên hay hơn nữa. Điều này là những gì được biết như sự tỉnh thức
của một năng lực tiềm tàng. Năng lực này
được lưu truyền qua sự tương tục của tâm thức, và khi những điều kiện cần thiết
hội tụ đầy đủ, dấu ấn tiềm tàng quá khứ sẽ trồi lên bề mặt [của ý thức]. Vì vậy, chúng ta nói về sự thức dậy của những
dấu ấn tiềm tàng từ những kiếp sống trước. Tuy nhiên, sự liên hệ của tâm đến não bộ không thể được diễn tả một cách
đầy đủ những khía cạnh vi tế của một năng lực tiềm tàng. Sự thấu hiểu quan điểm về năng lực tiềm tàng
này có thể giúp chúng ta đạt đến sự đánh giá đúng đắn cho đời sống và sự hình
thành cùng suy tàn của vũ trụ. Nó cũng
trả lời những nghi ngờ nào đó liên hệ đến tư tưởng con người, sự mê tín , và những
hoạt hóa vọng tưởng khác của tâm.
Triết
lý Đạo Phật diễn tả rất rõ ràng những hướng dẫn và phương pháp qua đó có thể đạt
đến tâm toàn tri toàn giác, phẩm chất tối thượng của tâm trình bày sự hoàn hảo
trọn vẹn năng lực tiềm tàng của nó. Nhằm
để nhận ra hoa trái tận cùng của tâm toàn tri toàn giác, chúng ta cần rèn luyện
trong những nguyên nhân hoàn toàn đúng đắn của nó. Chúng ta cũng phải bảo đảm rằng chúng ta duy
trì trong lộ trình thích đáng của việc rèn luyện. Đây là tại sao mà luận điển nói rằng:
Cũng từ những
nguyên nhân và điều kiện này, chúng ta phải trau dồi những nguyên nhân đúng đắn
và hoàn toàn. Nếu chúng ta đưa những
nguyên nhân sai lạc vào thực tập, ngay cả nếu chúng ta hành động chuyên cần
trong một thời gian dài, mục tiêu khao khát cũng không thể đạt được. Giống như thế, kết quả sẽ không thể phát sinh khi tất cả những nguyên
nhân không được đặt vào trong mục tiêu. Nó giống như vắt sửa ở sừng [bò]. Thí dụ, nếu hạt giống hay bất cứ nguyên nhân nào khác khiếm khuyết, thế
thì kết quả , một cái mầm, v.v… sẽ không thể sản sinh được. Do vậy, những ai khao khát một kết quả đặc
thù phải trau dồi những nguyên nhân và điều kiện hoàn toàn và không lầm lẫn.
Bên
cạnh việc tích lũy những nguyên nhân hoàn toàn và đúng đắn, thật thiết yếu để
rèn luyện trong một lộ trình đúng đắn của nguyên nhân cho tâm để mở rộng và trở
thành toàn tri toàn giác. Thí dụ, nhằm để
chuẩn bị một bửa ăn thịnh soạn, chỉ đơn thuần thu thập tất cả những thành phần
cần thiết là không đủ. Chúng ta cần biết
tích lũy những thành phần khác nhau như dầu, chất cay, v.v… ra sao, nhằm để
có được hương vị mong muốn:
Nếu chúng ta hỏi,
“Nguyên nhân và điều kiện nào của hoa trái cuối cùng của toàn tri toàn
giác?” Tôi như người mù, có thể
không ở trong vị trí để giải thích [bởi chính tôi], nhưng tôi sẽ sử dụng những lời của chính Đức Phật giống
như Ngài đã nói với những đệ tử của ngài sau khi ngài giác ngộ. Ngài nói rằng, “Này Kim Cang Thủ, Bí Mật
Chủ, trí huệ siêu việt của toàn giác có gốc rể trong bi mẫn, và sinh khởi từ một
nguyên nhân – tư tưởng vị tha, sự tỉnh
thức của tâm bồ đề, và sự hoàn thiện của phương tiện thiện xảo.” Do vậy, nếu chúng ta thích thú trong việc đạt
đến toàn giác, chúng ta cần thực hành ba thứ này: bi mẫn, sự thức tỉnh của tâm
bồ đề, và phương tiện thiện xảo.
Ở
đây Liên Hoa Giới liên hệ đến những ngôn từ của Đức Phật và thiết lập những
nguyên nhân cùng phương tiện đúng đắn để đạt đến toàn giác. Ngài nói rằng bất cứ người nào hấp dẫn trong
toàn giác phải thực tập tâm bồ đề tỉnh thức, là điều căn cứ trên bi mẫn. Sự thực tập phải được hổ trợ bởi sáu toàn thiện,
với sự nhấn mạnh đặc biệt trên sự hợp nhất của thiền tịch tĩnh bất biến (chỉ)
và tuệ giác nội quán (quán). Do vậy,
khía cạnh thực tập được biết như phương pháp và trí huệ phải được thấy như bổ
sung cho nhau mà chúng được xem như không thể tách rời. Điều này cũng hàm ý rằng bi mẫn là gốc rể của
giáo lý Đạo Phật, và rằng toàn bộ giáo huấn chứa đựng trong cả tiểu thừa và đại
thừa được căn cứ trên bi mẫn.
Trích
từ Chương “Training the Mind” của quyển “Những Giai Tầng Thiền Tập”
Ẩn
Tâm Lộ ngày 29-3-2012
Bài
liên hệ
Giới Thiệu Quyển Sách “Những Giai Tầng Thiền Tập”
Discussion about this post