QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ
NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC, XUNG ĐỘT,
CHIẾN TRANH VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC
Thích Nữ Tịnh Quang
Mỗi xã hội đều có xung đột vì những lợi ích và quan điểm cả bên trong và bên ngoài. Giáo lý Phật giáo dạy về những cách để ngăn chặn sự xuất hiện của những xung đột mới và ngăn chặn sự leo thang của những mầm mống đã bắt đầu. Phật tử tìm cách để đạt được điều này bằng việc giải thích cho mọi người tham gia vào các cuộc xung đột để tìm cách tốt nhất nhằm giáo dục hành động, cảm xúc, và sự hiểu biết của chính mình về cuộc sống.
XUNG ĐỘT VÀ BẠO LỰC TỪ GỐC RỄ CỦA THAM LAM VÀ THÙ HẬN
Trong Phật giáo, bạo lực được xem là sự phản ứng kém thông minh nhất đối với cuộc xung đột. Bạo lực thể chất hoặc bằng lời nói, không tạo ra các giải pháp dài hạn đối với vấn đề. Những người chịu trách nhiệm cho tình trạng bạo lực gây nên nghiệp chướng nặng nề bởi những hành động của họ; vì vậy cuối cùng họ phải trả. Các nạn nhân của bạo lực hoặc các thành viên gia đình của họ tìm cách trả thù. Như vậy bắt đầu vòng tiếp diễn bạo lực. Các nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột vẫn chưa được xử lý.
Xuyên qua kinh Pháp Cú, để hóa giải các nguyên nhân gốc rễ của xung đột vốn phát xuất từ tâm sân hận, cách tốt nhất là phát khởi tâm tha thứ và từ bi đối với kẻ thù:
Hận thù không kềm chế dẫn đến tai hại:
“Ai ôm ấp thù hận
‘Nó làm nhục, đánh tôi
Nó hại tôi, cướp tôi’
Hận thù đâu thể vơi.”
(Akkocchi maṃ avadhi maṃ
Ajini maṃ ahāsi me
Ye ca taṃ upanayhanti
Veraṃ tesaṃ na sammati.)[1]
Vượt qua cơn giận:
“Ai không ôm thù hận
‘Nó làm nhục, đánh tôi
Nó hại tôi, cướp tôi’
Hận thù hoàn toàn vơi.”
(Akkocchi maṃ avadhi maṃ
Ajini maṃ ahāsi me
Ye ca taṃ nupanayhanti
Veraṃ tesūpasammati.)[2]
Hận thù chỉ tan với tâm không thù hận:
“Đời này không thù hận
Với người hết hận thù
Người xóa hết hận thù
Là chân lý nghìn thu.”
(Na hi verena verāni
Sammantīdha kudācanaṃ
Averena ca sammanti
Esa dhammo sanantano.)[3]
Đức Phật cũng nói rằng tâm có thể thoát khỏi trạng thái tinh thần bị ô nhiễm với những giải pháp dài hạn hợp lý nhất. Tham lam, một cảm giác tự thỏa ước và định kiến phát sinh trong tâm của con người, và trong tình trạng không được giám sát, có thể có những hậu quả to lớn cho cộng đồng và dân tộc. Đức Phật dạy các đệ tử của mình thường xuyên nhìn vào bên trong để nhận diện chúng phát khởi các cuộc xung đột đối với bên ngoài bằng hành động và lời nói đối với ham muốn và cảm xúc, niềm tin, giá trị cuộc sống, và lý thuyết của chính mình như thế nào. Ngài dạy rằng cách giải phóng những khía cạnh tiêu cực của tâm trí con người và cách tu dưỡng những khía cạnh mang tính xây dựng. Phật tử học cách xác định các nguyên nhân và điều kiện của cuộc xung đột, cũng như học cách tạo nên những nỗ lực để có thể giải quyết các xung đột một cách tốt nhất có thể.
Phật giáo xem bạo lực, xung đột và chiến tranh cùng với tất cả các yếu tố khác của con người là kết quả của nhân duyên. Trong vũ trụ ‘Kinh Hoa Nghiêm “được mô tả như một mạng lưới vô hạn, mà đã đạt được sự tồn tại của nó từ ý chí của các vị Bồ tát. Trong từng sự giao tiếp của các mạng vô hạn đó là một viên ngọc lấp lánh hiện hữu vô số gương mặt đan xen chặt chẽ cách hoàn hảo, và mỗi mặt viên ngọc phản chiếu tất cả các mặt của từng viên đá khác trong mạng lưới này. Bởi vì mạng lưới là chính nó, mỗi viên đá ngọc và mỗi khuôn mặt của từng viên đá là vô tận, nên số lượng phản chiếu cũng là vô hạn. Khi một viên đá trong mạng lưới vô tận này là thay đổi trong cách nào đó, sự thay đổi tác động đến tất cả các viên đá ngọc khác trong mạng lưới (Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Hoa Tạng). Câu chuyện về võng lưới của Indra rất nên thơ giải thích các kết nối bí ẩn mà đôi khi chúng ta chứng kiến giữa các sự kiện dường như không có liên quan.
“Tất cả những sai lầm đó
Và tất cả các điều ác
Phát khởi từ lực lượng nhân duyên:
Khi họ không làm chủ được chính mình.”[4]
Trong mọi trường hợp, theo khái niệm về duyên khởi, để làm cho bạo lực biến mất chúng ta phải tiêu diệt các nguyên nhân cơ bản của nó. Từ quan điểm của Phật giáo có ba loại xung đột và bạo lực: Những nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài. Tác động bên ngoài là những hành động bằng thân hoặc bằng lời nói của một ai đó với một người mà đi ngược lại với mục đích vô hại (ahimsa) cho người này, hoặc ngăn cản sự hạnh phúc của người khác. Mặc dù ảnh hưởng bên ngoài chẳng hạn như những hành động có hại về thể chất và lời nói hay gây ra sự bất bình đẳng, xung đột cho xã hội; Phật giáo cho rằng tất cả đều xuất phát từ ý thức bên trong của con người. Đó là những cảm xúc như giận dữ, thù hận, oán trách, khinh miệt v.v…, thực tế, nguyên nhân gốc rễ của bạo lực là bắt nguồn từ nỗi đau khổ bởi do sự thiếu hiểu biết (vô minh) của con người. Hầu hết chúng ta vẫn không nhận thức được thực tế rằng tất cả mọi thứ là tương quan với nhau và tất cả các hành động đều gặt hái kết quả. Đa phần không nhận thức được rằng tất cả chúng ta chỉ là một sinh vật duyên hợp.
Nguyên nhân đau khổ của con người, như được giải thích trong thuật ngữ Phật giáo, là tham lam, sân hận và si mê. Những đặc tính tiêu cực và những bất thiện cơ bản tàn phá bên trong chúng ta và tác động bên ngoài một các nguy hiểm được gọi là Tam độc, là những chất ô nhiễm gây đau đớn, bệnh tật cả về thể chất và tinh thần đối với đời sống chúng ta.
Bản chất của tham là khát khao và ham muốn và chấp trước khiến chúng ta muốn nắm giữ mọi thứ mà chúng ta thích. Lòng tham không bao giờ biết thỏa mãn, nó là bạn đồng hành của sự thù hận, ganh ghét, tranh chấp dẫn đến những xung đột lớn khi không đạt được những gì ta khao khát. Sự phát khởi của lòng tham có gốc rễ từ sự thiếu hiểu biết, thiếu hiểu biết rằng cái tôi chỉ là duyên hợp… không nhận ra bản chất thật của chúng ta, mở đường cho những ảo tưởng này đến những ảo tưởng khác.
Những chất độc này khiến cho cuộc đời của chúng ta tràn ngập sự đau khổ, bất hạnh và bất toại nguyện. Chúng khiến ta phải tạo ra ra những quyết định vụng về ảnh hưởng đến đời sống hiện tại và tương lai của chúng ta và người khác. Chúng khiến chúng ta hành động vô đạo đức nhằm tự phục vụ và ý đồ bất lương của chúng ta; chúng tạo ra một xã hội mất trật tự vì đầy dẫy sự xung đột, nghi ngờ. Chúng là những gốc rễ không chỉ gây đau đớn và khốn khổ cho chúng ta nhưng với những người thân của chúng ta và xã hội. May mắn thay, có một cách để diệt trừ ba chất ô độc này, đó là thực tập yêu thương và từ bi là phương thuốc giác ngộ và giải độc tốt nhất.
Nhiều người trong chúng ta có khuynh hướng bị thống trị bởi một trong những chất độc này. Khi một trong tam độc bị thống trị, hai cái khác nằm im lìm vì chưa có đủ nhân duyên để phát triển. Ví dụ, nếu ta bị chi phối bởi sự tức giận, ta có xu hướng bị trầm cảm hoặc bị ám ảnh về quan điểm chính trị đối lập, những kẻ thù thật hay tưởng tượng, và do đó ta sẽ có các hành vi tiêu cực đối với cuộc sống. Nếu ta có ưu thế là tham lam, hành vi của ta biểu hiện bằng sự tham muốn những gì mà mình không có, keo kiệt, và thiếu lòng trắc ẩn với người khác… Lòng tham vốn gắn liền với những thứ vật chất và không biết đủ, nghĩ rằng càng có nhiều thì càng hạnh phúc. Bởi vì vô minh, chúng ta không nhận ra tiềm năng giác ngộ của chúng ta là hạnh phúc thật sự, đó mới là bản chất thật của chúng ta, Phật tính của chúng ta. Sự thiếu hiểu biết gây bất ổn cho bản thân, nó cũng là một cảm giác của sự yếu đuối, bất lực và thờ ơ.
Ngoài sự chi phối cùa lòng tham, những trạng thái tâm thường dẫn đến bạo lực và xung đột là sân và hận. Phật giáo nhìn hai nguyên do đối với sự thù hận và giận dữ này là: không đáp ứng những gì được mong muốn, và những trải nghiệm đau thương. Khi bất như ý và không hài lòng nhen nhúm, chúng ta rất dễ bị khiêu khích, và rất dễ dàng phát khởi trạng thái giận dữ và thù hận. Nếu chúng ta đang trong thỏa mãn và hạnh phúc thì một điều gì đó không thể kích thích chúng ta một cách quá dễ dàng. Shantideva nói rằng điều rất quan trọng là ngăn chặn sự xuất hiện của tâm trạng bất như ý đang sẵn sàng bộc lộ. Cảm giác bất hạnh này là một nhiên liệu, một nơi sinh sản của thù hận. Do đó, điều quan trọng là phải chú ý đến thế giới nội tâm của chúng ta và theo dõi những trạng thái tâm đang xuất hiện và làm cho chúng ta đau khổ.Đó là một điều kiện cần thiết để ngăn chặn, để nó không phát sinh sự giận dữ và hận thù:
Bạo lực luôn phát sinh từ đau khổ.
“Vì nhu cầu thỏa mãn những ham muốn của tôi
Tôi đã chịu đựng biết bao sự thiêu đốt trong lò địa ngục,
Nhưng bằng những hành động này tôi đã hoàn thành mục đích
Cho chính tôi hoặc những người khác
Nhưng bây giờ, từ ý nghĩa vĩ đại này tôi sẽ tích luỹ
Không tổn hại chúng sinh dù chút nhỏ nhoi,
Nên tôi vô cùng hân hoan
Hướng về đau khổ nhằm đánh tan sự tổn hại đối với mọi loài.”[5]
Ngoài ra còn có hai loại sân giận được đề cập trong Phật giáo: sự sân giận xuất hiện khi ai đó không gây hại cho chúng ta, và sự sân giận đến từ một cảm giác không hài lòng với sự thành công của kẻ thù. Thực tế, chúng ta không thích ai đó thành công trong khi chúng ta thì không. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng: “Nói chung, trong Phật giáo cân nhắc rất nhiều thái độ của chúng ta đối với các đối thủ hay kẻ thù của chúng ta. Vì là hận thù có thể là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của tình thương và hạnh phúc. Nếu bạn có thể học hỏi để phát triển lòng kiên nhẫn và khoan dung với kẻ thù của bạn thì tất cả mọi thứ khác trở nên dễ dàng hơn nhiều – lòng từ bi của bạn đối với tất cả những người khác bắt đầu tuôn chảy một cách tự nhiên.”[6]
“Không giận thắng hờn giận
Hiền lương thắng hung tàn
Rộng lượng thắng keo kiệt
Chân thật thắng dối lừa.”
(Akkodhena jine kodhaj
Asadhuj sadhuna jine
Jine kadariyaj danena
Saccenalikavadinaj).[7]
Tuy nhiên, đàn áp cơn giận cũng không có ích gì; lúc đầu, việc thực tập đàn áp nó thực sự có thể cung cấp một tác dụng ngắn hạn, nhưng nó vẫn còn; sau đó nó sẽ phá vỡ và càn quét tất cả mọi thứ trên đường đi của nó. Nên có thể đạt được từ việc thực hành buông xả tức giận, Chúng ta cần phải để cho cơn giận tan biến bởi chính nó một cách tự nhiên. Cơn giận có mặt ở đâu cách đây vài giây? Hãy thử để nó quay trở lại nơi đó. Nếu chúng ta nhớ bao nhiêu lần chúng ta đã tức giận trong suốt cuộc đời của chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả cơn giận bộc phát với tình trạng không lâu. Cảm giác về sự ngắn ngủi của cơn giận có chức năng như là một biện minh trí tuệ để hiểu rằng tất cả muôn sự đến, rồi đi. Khi chánh niệm với sự thực hành này, bạn phải luôn nhận thức được lợi ích của sự kiên nhẫn, với khuyết điểm của cơn giận, những gì kiên nhẫn đưa chúng ta đến, và những gì tức giận dẫn chúng ta đi. Sự thực tập liên tục theo thời gian nó trở thành một thói quen. Chúng ta đã thực sự hiểu rõ sự trải nghiệm về cơn giận nếu nó là cơn giận, nó sẽ không đưa đến bất cứ điều gì tốt hay xấu, chỉ là trí tuệ nhiều hơn với sự nhẫn nhục.
“Vọng động như không gian không giới hạn
Chúng không thể vượt qua tất cả
Nhưng nếu tôi chỉ khắc phục được những suy nghĩ tức giận của mình
Cũng giống như đánh bại hết kẻ thù.”[8]
Cơn giận cũng bắt nguồn từ lòng tham và sự vô minh ở bên trong chúng ta. Giáo lý Phật giáo dạy chúng ta rằng tam độc bên trong chúng ta liên kết với tình trạng xã hội mà chúng ta đang sống. Ví dụ, lòng tham được phản ánh trong sự nghèo khổ của người khác, sự tàn phá về môi trường. Tuy nhiên, nó cũng là vô thường, thay đổi và chuyển tiếp. Lòng tham có thể biến đổi thành thiện tâm. Hoặc sân hận, có thể chuyển hóa thành tập hợp chống lại sự bất khoan dung, bất công và phi đạo đức…
Nếu chúng ta nhận thức được ba chất độc, nguyên nhân và phương pháp chữa trị chúng, chúng ta có thể đạt được kết quả tuyệt vời. Xuyên qua việc thực hành thiện nghiệp và lòng từ bi, các chất độc hại ấy có thể chuyển hóa thành năng lượng hiền lành, bạo lực xung đột sẽ biến thành yêu thương và hòa bình, hạnh phúc thật sự sẽ được phát triển. Khi chúng ta nhận ra sự tương quan của của chúng ta với người khác, sự liên kết và sự hiệp nhất của moị loài trong vũ trụ, chúng ta mới có thể đào thải những độc tố khiến thân tâm chúng ta bị tật bệnh triền miên.
Phương pháp đặc biệt khác là dùng kỷ luật nhằm chuyển hóa sự tranh chấp thành hòa hợp và hoan hỷ trong lời dạy của Đức Phật mà chúng ta nên học.
Trong kinh Samagama, Đức Phật đã hướng dẫn con đường của ngài nhằm giúp chúng ta biết được phương pháp giải quyết tốt nhất đối với sự tranh chấp và xung đột trong Tăng đoàn, và có thể ứng dụng đối với xã hội của chúng ta:
‘Ananda, ông có thấy bất kỳ trường hợp trong lời giảng dạy, chẳng hạn như trong tứ chánh niệm, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi và bát chánh đạo mà tôi đề cập và tuyên bố khi hai Tỳ kheo có thể tranh cãi ở đây?’ ‘Bạch Thế tôn, trong những lời giảng dạy mà Đức Thế Tôn đã đề cập và công bố con không thấy một ví dụ nào mà hai Tỳ kheo có thể tranh cãi, như trong tứ chánh niệm, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi và bát chánh đạo.
‘Tuy nhiên, những ai sống xuyên qua lời dạy Thế Tôn bây giờ, sẽ khơi dậy một cuộc tranh chấp đối với lợi ích của các sinh kế khó khăn vì các nguyên tắc cao hơn, nó sẽ không phải là đối với hạnh phúc của nhân thiên. Ananda, sự xung đột về sinh kế khó khăn hoặc hoặc các nguyên tắc cao hơn là không đáng kể, nếu cộng đồng xung đột về con đường và phương pháp, nó sẽ là sự bất hạnh của nhiều người, và sự bất hạnh đối với nhân thiên.’[9]
Xung đột là một tiến trình, nó là sự bất mãn và đối kháng những giá trị hiện hành và bất hợp tác. Hầu như bất kỳ hành động của con người đều có những khả năng để hướng tới những hy vọng hay can thiệp vào kế hoạch của người khác. Hành động như vậy sẽ trở thành xung đột; sự xung đột do khác con đường và quan điểm có thể làm suy yếu về con đường và phương pháp mà con đường và phương pháp ấy có thể đem là nhiều lợi ích an vui cho nhiều người.
Thông qua đó, một đảng phái cố gắng tiêu diệt hoặc làm giảm khả năng vị trí phụ thuộc bên kia là vấn đề khác, mặc dù bạo lực thường có liên quan đến xung đột, nó có thể xảy ra mà lại không. Như trường hợp bất tuân dân sự Satyagraha qua tinh thần bất bạo động của Gandhiji – chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc Anh là điểm minh họa tốt nhất.
Theo Shelly Shah, Những đặc trưng xung đột xã hội bao gồm trong 4 phần sau:
(i) Xung đột là một hành vi có ý thức. Đó là sự phản đối có chủ ý.
(ii) Xung đột là một hành vi cá nhân.
(iii) Xung đột thiếu tính liên tục.
(iv) ) Xung đột là phổ quát.
Cũng thế, trong cộng đồng Tăng, có 6 đặc trưng của sự xung đột; nguyên nhân của sự xung đột có nguồn gốc từ lòng sân hận hận, và có đời sống buông lung; nếu một người biết nhận ra nó ở bên trong hay bên ngoài tâm thì có thế ngăn chặn được nó:
“Aananda, có sáu nguyên nhân gây ra tranh chấp. Sáu nguyên nhân đó là gì? Khi Tỳ-kheo có tâm giận dữ và ác cảm, vị ấy trở nên ngang bướng ngay cả đối với các vị thầy của mình, chống đối với lời dạy và trở nên phóng túng, chống đối cộng đồng Tăng và trở nên phóng túng, không sống hoàn toàn trong việc tu tập. Vì thế, vị ấy khêu khích sự tranh cãi trong cộng đồng Tăng, tạo nên sự bất an đối với nhiều người và sự bất an đối với thiên nhân. Ananda, nếu ông nhìn thấy điều này gây nên một sự xung đột bên trong hay bên ngoài, ông nên cố gắng xua tan nguyên nhân tạo nên sự xung đột, và không để nó phát sinh một lần nữa.
“Lại nữa, Ananda, ác Tỳ kheo với thói đạo đức giả… ghen tị và ích kỷ… xảo quyệt và gian lận… với những ham muốn bất thiện và tà vạy… chấp thủ vào những vấn đề của thế gian và không buông xả dễ dàng. Khi vị Tỳ kheo này chấp chặt các vấn đề thế gian và không dễ dàng bỏ cuộc, vị ấy trở nên ngang bướng ngay cả đối với các vị thầy, chống đối với lời dạy dạy và trở nên phóng túng, chống đối cộng đồng Tăng và trở nên ngang bướng, không sống hoàn toàn trong việc tu tập. Vì thế, vị ấy khiêu khích sự tranh cãi trong cộng đồng Tăng, tạo ra sự bất an cho nhiều người và sự bất an cho nhân thiên. Ananda, nếu ông nhìn thấy điều này gây nên một sự xung đột bên trong hay bên ngoài, ông nên cố gắng xua tan nguyên nhân tạo nên sự xung đột, và không để nó phát sinh một lần nữa. Đây là những nguyên nhân tranh chấp ác, đừng để chúng phát sinh trong tương lại. Ananda, đây là sáu nguyên nhân xung đột.”[10]
Nói chung, những mâu thuẫn xung đột trong cộng đồng Tăng cũng như cộng đồng xã hội là vấn đề lớn thường là một vấn đề của niềm tin đạo đức đã không còn chỗ dựa duy nhất, sự xung đột bất thiện này này có xu hướng kết quả từ một cuộc đụng độ giữa thế giới quan nhận thức khác nhau. Tuy nhiên sự xung đột được khởi lên từ một người có ý đồ ác để biện minh cho sự buông xả hoàn toàn khác với sự xung đột để xây dựng cho một trật tự đạo đức của cộng đồng của xã hội. Nhằm giiải quyết những xung đột bất thiện, Đức Phật đã đề cập đến bốn điều luật và bảy cách giải quyết những tranh chấp căn bản.
“Ananda, có bốn điều cần thực thi. Bốn điều đó là gì? Các câu hỏi về những xung đột, các câu hỏi về những chỉ trích, câu hỏi về đạo đức sai trái, và các câu hỏi về nhiệm vụ. Ananda, có bảy cách để giải quyết tất cả các sự xung đột. Giải quyết trong sự hiện diện của các bị cáo, kêu gọi lương tri của bị cáo, xả tội (trắng án) trên cơ sở đã phục hồi tinh thần, thỏa thuận bằng một lời hứa, xả tội bởi đa số phiếu của cuộc họp, xả tội tham muốn bất thiện và như cỏ phủ kín.”[11]
Tuy nhiên, sự xung đột xã hội mà chúng ta thường thấy xảy ra khởi nguồn từ một cảm giác bất công xã hội và thường thúc đẩy gây hấn hoặc trả thù. Người ta có thể xem bạo lực là cách duy nhất để giải quyết những bất công mà họ đã phải chịu đựng và đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản của họ được đáp ứng. Điều này đặc biệt có khả năng nếu không có các thế lực tiếp tục hỗ trợ để củng cố cấu trúc xã hội áp bức hoặc mang lại công lý trừng phạt hoặc phục hồi. Nhưng các sức mạnh có hệ thống phản ứng bằng cách cố gắng để dập tắt sự xáo trộn và duy trì hiện trạng.Điều này có thể dẫn đến sự diễn tiến xung đột bạo lực.
Mâu thuẫn thường tập trung vào các vấn đề của công lý có xu hướng khó chữa đa phần bị ảnh hưởng bởi tư lợi. Tuy nhiên, mỗi bên thường có công lý của chính mình trong điều kiện tuyệt đối, như một số tiêu chuẩn độc lập và khách quan về sự công bằng nhằm đáp ứng nhu cầu lợi ích. Liên kết với vấn đề công bằng, nhiều người đã nhận ra sự phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau giữa hành vi vi phạm quyền con người và xung đột khó chữa. Vi phạm các quyền chính trị và kinh tế là nguyên nhân chính của nhiều tình huống khủng hoảng trẩm trọng, do đó tạo ra sự lạm dụng hơn về quyền con người. Khi quyền làm người với đầy đủ thức ăn, nhà ở, việc làm và đời sống văn hóa bị từ chối, và các nhóm lớn của nhân quyền bị loại trừ từ các quá trình ra quyết định của thể chế chính trị xã hội, có khả năng có bất ổn xã hội rất lớn. Điều kiện như vậy thường làm phát sinh xung đột công lý, trong đó các bên yêu cầu các nhu cầu quyền cơ bản của họ được đáp ứng. Thật vậy, nhiều xung đột phát sinh, tăng trưởng do vi phạm quyền con người. Ví dụ, các cuộc tàn sát hoặc tra tấn có thể làm nóng sân hận và củng cố quyết tâm của một kẻ thù để tiếp tục chiến đấu vì đau khổ và sân hận. Vi phạm các quyền lợi cơ bản cũng có thể dẫn đến bạo lực hơn nữa từ phía bên kia, và có thể góp phần xoắn ốc đẩy cuộc xung đột leo thang ngoài tầm kiểm soát.
Những hình thức khác nhau của biến cố kinh tế và đàn áp quyền tự quyết thường dẫn đến bi kịch của con người hơn nữa trong các hình thức của bệnh tật, đói khát, và thiếu chỗ ở. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, nó là khó khăn để thực hiện các cuộc đàm phán hòa giải từ các nhân vật xung đột. Điều này là không dễ dàng cho các bên để tiến tới chuyển đổi xung đột và sự tha thứ khi những ký ức của bạo lực và tội ác nghiêm trọng vẫn còn trong tâm trí của họ.
Trong cộng đồng Tăng đoàn, để phòng ngừa và hóa giải những xung đột đã và có thể xảy ra, Đức Phật dạy mỗi vị Tỳ kheo đều phải sống hòa hợp, tu tập sáu nguyên tắc thiện nghiệp với thân, miệng và ý của mình:
1) Hành động của thân nên hướng đến người khác bằng sự thương yêu.
2) Hành động của lời nói phải hướng đến người khác với sự thương yêu.
3) Tư tưởng nên hướng đến người khác với sự thương yêu.
4) Chia sẻ bình đẳng vật thực có được
5) Bình đẳng trong kỷ luật đạo đức
6) Cùng chia sẻ kinh nghiệm xả bỏ khổ não, đạt đến chân hạnh phúc
Ananda, có sáu điều thúc đẩy sự hòa hợp, hoan hỷ và thân thiện, và xua tan những xung đột. Sáu điều ấy là gì? Ananda, Tỳ kheo cần thiết lập được hành vi của thân bởi lòng từ mẫn đối với những vị đồng tu trong đời sống thánh hạnh một cách công khai và bí mật. Tỳ kheo cần thiết lập được hành vi của lời nói bởi lòng từ mẫn đối với những vị đồng tu trong đời sống thánh hạnh một cách công khai và bí mật. Tỳ-kheo cần thiết lập được hành vi của ý bởi lòng từ mẫn đối với những vị đồng tu trong đời sống thánh hạnh một cách công khai và bí mật. Lại nữa, Tỳ kheo chia sẻ bình đẳng với các sự cúng dường đúng pháp khi đi khất thực với các vị đồng tu trong đời sống thánh hạnh. Lại nữa, Tỳ kheo cần bình đẳng trong tất cả các đức hạnh mà không bị ô uế, tì vết, hay khiếm khuyết và được ca ngợi bởi trí tuệ là nhờ có chánh niệm với các vị đồng tu trong đời sống thánh hạnh. Lại nữa, Tỳ kheo chia sẻ quan điểm cao quý để phá hủy phiền não đúng pháp với một ai suy nghĩ hợp lý về nó, với các vị đồng tu trong đời sống thánh hạnh một cách công khai và bí mật. Aananda, sáu điều thúc đẩy sự hòa hợp, hoan hỷ và thân thiện và xua tan những tranh chấp. Aananda, ông thấy có một lời nào mà không thể chấp nhận được trong những lời này? ”
“Bạch ngài, con thấy.”
“Vì vậy Ananda, thực hiện được sáu điều này thúc đẩy sự hòa hợp, hoan hỷ và thân thiện, và xua tan những tranh chấp, nó sẽ có lợi ích lâu dài cho các ông.”[12]
BẠO LỰC VỚI CẢM XÚC TIÊU CỰC
Trong cuốn sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ‘The Art of Happiness’ phân tích về gốc rễ của tranh chấp và bạo lực, Ngài chỉ ra rằng gốc rễ của tranh chấp và bạo lực cuối cùng chỉ dẫn đến cảm xúc tiêu cực của chúng ta và khả năng của chúng để làm sai lệch nhận thức của chúng ta về thực tại. Để hiểu tốt hơn vai trò của những cảm xúc tiêu cực và lệch lạc trong suy nghĩ là những nguyên nhân chính của bạo lực, lợi ích quán xét đơn giản những gì là cảm xúc, tại sao chúng ta có những cảm xúc ấy, và chúng liên quan đến sự lệch lạc của tư duy như thế nào. Thứ nhất, mặc dù chúng ta tin rằng một số cảm xúc là tiêu cực hoặc tàn phá, điều quan trọng là chớ quên rằng trong sự phát triển của mỗi con người, cảm xúc cũng đã phát triển với mục đích xây dựng: từ quan điểm phát triển, tất cả các cảm xúc được thiết kế để giúp chúng ta tồn tại và duy trì thế hệ con cháu.
Những cảm xúc được biểu hiện để chuẩn bị cho sự phản ứng của chúng ta rất nhanh đối với các biến cố quan trọng. Từ ‘cảm xúc’ (emotion) bắt nguồn từ tiếng Latin là sự biểu hiện ý tưởng di chuyển, và nói chung, tất cả các cảm xúc là một cơ chế cực kỳ hiệu quả để chuyển sự chú ý của chúng ta với tình huống và khuyến khích chúng ta theo hướng cần thiết vì hạnh phúc và sự tồn tại của chúng ta. Thông thường, cảm xúc tiêu cực được thiết định để giúp chúng ta ngay lập tức phản ứng với các tình huống đe dọa tính mạng – phản ứng với một cách để cơ hội sống còn của chúng ta tăng trưởng. Chúng nói với chúng ta một điều gì đó ‘xấu’ đã xảy ra hoặc sắp xảy ra, và gợi ý một hướng nào đó của hành động. Trong thực tế, chúng đề xuất rất cao một chiều hướng nào đó của hành động. Dĩ nhiên, có những cảm xúc đóng những vai trò hữu ích khác, đặc biệt là trong giao tiếp, nơi chúng giúp đỡ để thông tín cho những người khác trong trạng thái bên trong của chúng ta thông qua sự thể hiện đặc trưng của khuôn mặt hoặc những cử chỉ.[13]
Changdud Rinpoche cho rằng, để hiểu được sự phát sinh của cảm xúc như thế nào, hãy theo dõi tâm của bạn.
Đầu tiên chỉ để nó thư giãn một cách đơn giản. Thực tập không nghĩ đến quá khứ hay tương lai, không cảm thấy hy vọng hay sợ hãi về chuyện này hay chuyện kia, để cho nó nghỉ ngơi thoải mái, cởi mở và tự nhiên. Trong không gian thoáng đãng này của tâm, không có vấn đề, không có đau khổ.
Sau đó, tập trung sự chú ý của bạn – một hình ảnh, một âm thanh, một mùi hương…Tâm trí bạn chia tách thành bên trong và bên ngoài, mình và người, chủ thể và đối tượng; như thế chỉ đơn giản là nhận thức đối tượng, và không có vấn đề.
Nhưng khi tâm trí bạn không có gì cả, bạn nhận ra rằng đó là lớn hay nhỏ, trắng hoặc đen, vuông tròn, và rồi bạn phân biệt nó. Ví dụ, dù đó là đẹp hay xấu, sau khi bạn khởi phân biệt về điều đó, bạn liền phản ứng với nó: bạn quyết định bạn là thích hay không thích nó. Đó là khi vấn đề bắt đầu, bởi vì ‘Tôi thích nó” dẫn đến’ ‘Tôi muốn nó.’ Chúng ta muốn có những gì chúng ta cảm nhận rằng thích nó. Tương tự như vậy, ‘Tôi không thích nó’ dẫn đến ‘Tôi không muốn nó.’ Nếu chúng ta thích một cái gì đó, muốn nó, và không thể có nó, rồi chúng ta đau khổ. Nếu chúng ta không thích nó, nhưng không để nó đi, chúng ta đau khổ một lần nữa. Đau khổ của chúng ta dường như xảy ra vì đối tượng của ham muốn (của lạc thọ) ác cảm (của khổ thọ) tiêu cực bên trong chúng ta, nhưng bản chất của vấn đề không thực sự là như vậy – nó xảy ra bởi vì tâm thức tách ra thành hai mặt đối tượng chủ thể và trở nên tham gia trong việc thích hay không thích một cái gì đó.
Chúng ta thường nghĩ rằng cách duy nhất để tạo ra hạnh phúc là cố gắng kiểm soát những hoàn cảnh bên ngoài của cuộc sống chúng ta, và cố gắng sửa chữa những gì có vẻ như sai hoặc để thoát khỏi tất cả mọi thứ làm phiền và làm đau chúng ta. Nhưng vấn đề thực sự nằm trong phản ứng của chúng ta đối với những trường hợp này. Những gì chúng ta phải thay đổi là tâm và cách nó kinh nghiệm thực tại. (Gates to Buddhist Practice)
Xuyên qua căn bản về giải phẫu não phát triển trong thời kỳ Pleistocene, một giai đoạn khi môi trường của chúng ta có nhiều thù địch với chúng ta hơn bây giờ. Những cảm xúc tiêu cực chính – sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, buồn đau đã được phát triển bởi tổ tiên xa xưa như là một giải pháp rất hiệu quả để chống lại vấn đề dai dẳng phải đối mặt. Mỗi cảm xúc này có chức năng thích ứng của chính nó. Ví dụ, sợ hãi giúp chúng ta phản ứng với các mối đe dọa, nguy hiểm; ghê tởm, với động lực chính để lánh xa – được thiết định để giúp chúng ta tránh nhiễm trùng hoặc từ chối một thực phẩm có khả năng độc hại; tức giận, tất nhiên, đã giúp chuẩn bị để chiến đấu hoặc tấn công, nhưng cũng có thể phục vụ như là một tín hiệu cảnh báo khi có điều gì ngăn cản chúng ta; và nỗi buồn, có thể khuyến khích chúng ta dành thời gian cần thiết ra để tái tập hợp sau một sự thất bại, cẩn thận để bảo vệ lực lượng của chúng ta, và không nghi ngờ gì, nó cũng kêu gọi sự giúp đỡ của người khác. Do đó, mỗi cảm xúc đều có mục đích hoặc mục tiêu riêng của mình, như thế mỗi người đều có liên quan đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi, đặc trưng đối với nó vốn được xây dựng đặc biệt để giúp chúng ta đạt được những mục tiêu nhất định.[14]
Vì hầu hết những cảm xúc tiêu cực đều có mục đích giúp chúng ta đối phó với các tình huống quan trọng hoặc đe dọa tính mạng, trong đó tỉ lệ của một giây là quan trọng vô cùng, chúng phải đưa chúng ta di chuyển rất nhanh chóng và dứt khoát. Trong loại tình huống nguy hiểm, chúng ta không có thời gian để phân tích một cách ý thức vấn đề theo chiều sâu, do đó những cảm xúc bị kẹt ngay cả trước khi các thông tin được hoàn toàn xử lý trong tân vỏ não (neocortex) – vỏ não mới, trung tâm của tiến trình tư duy. Vị trí của những cảm xúc tiêu cực là hệ thống viền não (limbic system), trong những chỗ như hạch hạnh nhân có trách nhiệm cho sự triệu tập của những cảm xúc như sợ hãi hay sự thù địch. Sự bất an được tạo nên bởi những cảm xúc tiêu cực cung ứng một sự phục vụ tốt, thu hút sự chú ý của chúng ta với những gì đang xảy ra, buộc chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta nên chú ý tới những gì chúng ta làm, và di chuyển chúng theo hướng giải quyết tình hình. Ý thức về thảm họa sắp xảy ra chính là vốn có sợ hãi, ví dụ, có thể khá đau đớn, nhưng nó chính là nỗi đau để đảm bảo sự quan tâm đầy đủ của chúng ta, khuyến khích chúng ta không tiếp tục chần chừ, và thúc đẩy chúng ta bằng hành động phòng ngừa nhanh chóng.
Tất nhiên, những cảm xúc có liên quan không chỉ với cảm giác; mỗi cảm xúc cũng gây ra những thay đổi trong cách suy nghĩ và thay đổi đặc trưng trong cơ thể. Thông tin được gửi bởi tế bào thần kinh trong vỏ não của hệ thống tân vỏ não có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ. Ngoài ra còn có các sự kết nối phức tạp giữa các hệ thống tân vỏ não và các bộ phận khác của não, cũng như các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Thông tin được gửi qua đường dây thần kinh hoặc các mạng lưới có thể gây ra những thay đổi nhanh chóng trên khắp cơ thể. Liên quan đến những thay đổi vật lý với, mỗi cảm xúc tiêu cực liên kết với một xu hướng đặc biệt với hành động là một chuỗi các thay đổi sinh lý phát huy sự hỗ trợ cho các hoạt động cụ thể vốn được dự định để chuẩn bị cho chúng ta nhằm phản ứng với nguy hiểm hoặc giúp chúng ta đảm bảo sự cứu giúp của chính mình.
Để hiểu tiến trình này tốt hơn, chúng ta có thể lấy sợ hãi như một ví dụ; nó là cơ chế bảo vệ của chúng ta nhằm cảnh báo về sự nguy hiểm, đặc biệt trong các tình huống đe dọa tính mạng, và cũng giống như những cảm xúc khác, nó chuẩn bị cho chúng ta ứng phó một cách nhanh chóng để phục vụ việc tự cứu mình. Vậy nó làm điều đó như thế nào? Khi các giác quan của chúng ta nhận ra một mối đe dọa tiềm năng, thông tin thuộc về cảm giác được gửi đến các hạch hạnh nhân, chủ yếu cung cấp động lực của chúng ta để thực thi, tạo nên một cảm giác khó chịu về thảm họa sắp xảy ra. Sau đó nó chuẩn bị thân thể của chúng ta để chỉ điểm: ngay lập tức thông điệp được gửi đến các mạng thần kinh, trong một số trường hợp đạt được một tác động trực tiếp vào các cơ quan mục tiêu, và trong trường hợp khác, bằng cách kích thích các tuyến mạch để sản xuất thông tin hóa học – hormon đi qua dòng máu đến các cơ quan chủ đích khác.
Các thông tin này làm phát sinh một loạt các hiệu ứng trên khắp cơ thể, và mỗi hiệu ứng chuẩn bị cho cơ thể để làm những gì cần thiết cho sự sống còn: nhịp tim và huyết áp tăng lên, chuẩn bị hành động của chúng ta. Hơi thở gấp rút hơn để cung cấp thêm dưỡng khí; cơ bắp căng thẳng; sự cảm nhận tăng cường; mồ hôi bắt đầu tuôn chảy khi cơ thể cần một chút hơi mát sau một cuộc vận hành khó khăn; căn thẳng các hormones như adrenaline và cortisol với cuộc hành trìng xuyên qua cơ thể. Những hormone này tăng trưởng các chức năng quan trọng, trực tiếp với các dòng máu đến các cơ bắp, và đặc biệt là các cơ bắp lớn của chân và tay để chuẩn bị cho chúng ta để đối đầu hoặc chạy trốn; chúng huy động nguồn dự trữ năng lượng của chúng ta, giảm bớt glucose từ gan đối với một cuộc phát động nhanh, và thậm chí gây ra những thay đổi trong tiểu huyết cầu để cung cấp sự lưu thong máu trong trường hợp chấn thương. Đồng thời, các thông tín được gửi đi nhưng vô hiệu hóa chức năng không quan trọng, tạm thời đình chỉ hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ sinh sản và hệ thống miễn dịch – tóm lại, nếu bạn đang bị bách hại bởi kẻ điên khát máu bằng một cái rìu, não của bạn nhận ra rằng có lẽ đây không phải là thời điểm hoàn hảo cho một buổi chiều quan hệ, tiêu hóa thức ăn ngon hoặc để thực hiện các công việc gia đình trong trang trại, chẳng hạn như sản xuất chất kháng thể để chống sự viêm nhiễm (Howard C. Cutler).
Những thay đổi chức năng sinh lý này thường được gọi là một ứng phó hoặc phản ứng với stress. Chúng có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho các hành động bảo vệ thông thường, hoặc các loại cụ thể hơn về sự phản ứng thói quen tùy theo tính chất của sự nguy hiểm. Những phản ứng như thế bao gồm việc bỏ chạy hoặc tấn công; nếu một người không thể thoát ra được sự giảm cường độ hoặc trói buộc của hành động là một phản ứng tiềm năng đối với sự sợ hãi, có thể có lợi nếu một người sắp rơi từ một vách đá, hoặc nếu ý nghĩa tốt nhất của việc tự cứu mình được che dấu, và trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể ngăn chặn sự phản xạ nhằm tấn công một số loài ăn thịt.
Chúng ta có thể thấy những thay đổi vật lý kết hợp với những cảm xúc tiêu cực như thế nào, có thể khá hữu ích trong những tình huống mà họ đang dự định – những tình huống gây nguy hiểm cho cuộc sống. Tuy nhiên, trong một nghĩa nào đó, những thay đổi này có thể được xem như là giới hạn áp đặt hoặc mũi nhọn có ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta. Xu hướng hành động được lập trình bởi những thay đổi sinh lý trong cơ thể kết hợp với cảm xúc, và đẩy con người đến một phương trình đặc biệt của hành động, chẳng hạn như chiến đấu, chạy trốn, nôn mửa (kết hợp với cảm xúc ghê tởm), và v.v… Chúng vẫn có thể chọn bất kỳ hành động nào, dù cảm xúc sợ hãi, ví dụ, có thể chuẩn bị để cơ thể có lối thoát, chúng ta không cần phải chạy xa, và thậm chí bạn có thể quyết định hát một bản aria hay nằm xuống để ngủ. Nhưng phương trình hành động của chúng ta trong trường hợp này được ‘thu hẹp’ trong ý nghĩa là cơ thể được đặt trong sự cảnh báo vì tình trạng giới hạn và cụ thể của hành động.
Dĩ nhiên, ngoài các hiệu ứng vật lý, cảm xúc tiêu cực cũng có thể tác động đến cách suy nghĩ của chúng ta. Sự kết hợp của các hiệu ứng trên cơ thể và tâm đôi khi được gọi là hiệu ứng tư tưởng. Những cảm xúc tiêu cực có xu hướng bóp méo suy nghĩ của chúng ta, dẫn đến một tác dụng “thu hẹp” về nhận thức, cũng như chúng có một tác động thu hẹp về hành vi của chúng ta. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng những cảm xúc tiêu cực có tác dụng tương tự trên sự thu hẹp của hiệu ứng tư tưởng. [15]
Vì tư tưởng bị thu hẹp, nên chúng ta cũng không thể nhìn thấy đúng với bản chất sự vật, cứ nhảy theo cảm xúc tiêu cực như vui, buồn…và tiếp tục sống buông thả, phóng dật theo những phát khởi tham ái không bao giờ dừng.
“Ái dục: cây leo tường
Với người sống phóng túng
Nhảy đời này đời sau
Như vượn tìm trái cây.”
(Manujassa pamattacarino
Tanha vaddhati maluva viya
So plavati hurahuraj
Phalam icchaj va vanasmi vanaro.)[16]
Vẫn là câu hỏi quan trọng nhất là những cảm xúc tiêu cực và tư duy thu hẹp của chúng thúc đẩy nhận thức sai lệch và không chính xác về thực tại như thế nào trong việc dẫn đến bạo lực và hành vi phá hoại. Rất hữu ích để trả lời câu hỏi này: đầu tiên có một cái nhìn sâu hơn về những thay đổi cụ thể trong tư duy gây ra bởi những cảm xúc tiêu cực.
Những nhà nghiên cứu khoa học đã cung cấp bằng chứng khá phong phú mà những cảm xúc tiêu cực nói chung có tác dụng ‘thu hẹp’ vào suy nghĩ của chúng ta. Điều này có ý nghĩa nếu chúng ta nhớ lại lý do tại sao những cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong quá trình tiến hóa. Trong tình huống nguy hiểm cho cuộc sống, cơ hội của mình để tồn tại vượt trên tất cả, và chúng ta có thể gửi đi tất cả các khả năng nhận thức của chúng ta để giải quyết trong bàn tay của chúng ta. Chúng ta gửi tất cả sự chú ý, tất cả các nguồn lực của não bộ và khả năng suy nghĩ cách làm thế nào để sống sót trong một tình hình cụ thể trong giây phút ngắn. Vì vậy, trên thực tế, trong những tình huống này, tư duy và nhận thức được thu hẹp: hạn chế với các vấn đề thực tế, tập trung vào thời điểm hiện tại.
Xuyên qua vijñaptimātravāda (cittamā-travāda, yogācāra) – Duy thức Tông (hay Duy thức Học) thuộc lĩnh vực Tâm lý học Phật Giáo, tư duy nhận thức thu hẹp có thể được gọi là Mạt-na- thức (末那識/mano-vijñāna) hay ý căn – một trong tám thức chính trong dòng tâm thức của con người, hay còn gọi là thức chấp ngã, tâm lý phụ thuộc, tiêu cực, bản chất của nó là thiện, ác và vô ký. Tính năng quan trọng của thức này là cảm ứng và chấp thủ thức A-lại-da (tàng thức) như là kiến phần hay sinh mạng của nó. Mạt-na chấp chủ thể thấy và đối tương thấy của thức A-lại-da như là của mình và cản trở sự hoạt động tự do của tàng thức trong việc sự chuyển hóa các hạt giống tốt. Mạt-na còn gọi là ‘câu sinh ngã chấp’ (俱生我執 sahaja-ahaṃkāra-manaskāratā), ngã chấp sinh theo A-lại-da, sinh ra một lần với thân mạng. Theo Duy thức Tam thập tụng (triṃśikā-vijñaptimātratā), thức này gồm có ngã kiến, ngã si, ngã mạn, và ngã ái Và hoạt động của nó là ‘hằng chuyển’ (hằng chuyển như bộc lưu) – sự vận hành hoạt động rất nhanh như nước chảy xiết; vì bản chất là ngã ái, nên sự bảo vệ ‘câu sinh’ đối với cái ‘tôi’ rất nhạy bén không lường, ngay cả trong khoảnh khắc của tư duy.
Như thế, trong những tình huống nguy hiểm, nơi mà ngay cả một phần nhỏ của một giây, tốc độ và sự quyết đoán rất quan trọng trong việc giải quyết nó. Để tăng cơ hội sống sót, não bộ không có thời gian để gửi thông tin lên các trung tâm suy nghĩ trên của vỏ não, đòi hỏi thời gian để phân tích tình hình, một sự quyết định suy lường mà chương trình của hành động này là thích hợp nhất đối với mọi vấn đề. Thay vì chúng ta sẽ tự động được lập trình để đáp ứng, dựa vào một cơ chế não ban sơ hơn. Não bộ muốn nhanh chóng phân loại một cái gì đó mà bạn đang phải đối mặt, dựa vào hai điều đơn giản đen hoặc trắng, an toàn hoặc nguy hiểm, và v.v… Lối suy nghĩ này sẽ cứu tế năng lượng nhận thức của bạn để đảm bảo rằng bạn hành động một cách nhanh chóng và hiệu quả, nhưng như vậy bạn sẽ phải chú ý: bạn có thể tập trung suy nghĩ của mình về các mối đe dọa ngay trước mắt bạn để tăng cơ hội sống sót, nhưng chỉ nằm ở tư duy dài hạn, suy nghĩ ấy đối với một thời gian dài trong tương lai. Cách phản ứng nhanh này theo các nhà nghiên cứu có thể thấy nằm ở các ‘vùng xám’ (Cutler). Tuy nhiên, theo tâm lý học Phật giáo, thức Mạt-na lấy sự suy lường làm tánh và tướng, vì nó là bản chất của nó thường hằng suy nghĩ suy xét, tính toán, đo lường không bao giờ gián đoạn (hằng thẩm tư lương vi tánh tướng), như thế khả năng tự vệ bản ngã của nó rất thông minh và nhanh như một tia chớp.
Mặt khác, loại suy nghĩ điểm số nhanh này trên lý luận, logic, và phán quyết quan trọng, phần lớn bỏ qua các trung cao trong tư duy của não hay những mặt tích cực của thức Mạt-na. Điều này giải thích tại sao những thay đổi trong cách chúng ta suy nghĩ gây ra bởi những cảm xúc tiêu cực, đang hạn chế khả năng của chúng ta để tìm giải pháp cho vấn đề của chúng ta. Nó cũng giải thích tại sao một cách suy nghĩ và khả năng đặc biệt như thế lại ngăn cản chúng ta đi đến một sự hiểu biết hoặc một thỏa hiệp, khi chúng ta cố gắng để giải quyết thành công các cuộc xung đột của chúng ta mà không cần sự trợ giúp của bạo lực, điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma làm sáng tỏ nhất.
Cách ‘tường thuật’ như thế của tư duy như, vốn có trong tất cả các cảm xúc tiêu cực, nhưng như đã nói, mỗi cảm xúc tiêu cực đã được thiết lập đặc biệt để hỗ trợ đối phó với sự nguy hiểm của nào đó. Cảm xúc tiêu cực cũng là một loại phân biệt của Mạt-na thức, đóng vai trò bản năng tự vệ. Vì vậy, ngoài tác dụng thu hẹp chung của các cảm xúc tiêu cực, mỗi thứ cảm xúc tiêu cực có ảnh hưởng cụ thể của nó trên biến lượng suy nghĩ, ảnh hưởng đến phán đoán của con người và sự quyết định tạo tác, có thể biến hành như là dấu hiệu của những cảm xúc tiêu cực khác. Mạt-na chấp chặt tàng thức, tạo nên một năng lượng làm cho các hạt giống xấu và tốt hiện hành trên ý thức. Các tập khí, tham đắm, giận dữ, ghanh tị…cũng khởi lên, trở thành một nguồn năng lượng sai xử chúng ta tạo tác, nói năng và suy nghĩ. một cách tiêu cực. Khi mỗi cảm xúc được liên kết với một cách quán xét nào đó của con người về tất cả những gì đang xảy ra xung quanh, và với một xu hướng đặc trưng để tạo nên sự lựa chọn nhất định hoặc đưa ra quyết định nào đó, nó có thể được xem như một loại biến dạng hoặc hạn chế của suy nghĩ.
Ví dụ, các biến dạng của tư duy gây ra bởi sự giận dữ được lưu trữ tốt, và có thể xem như là một ví dụ tốt về một sự thu hẹp cụ thể hơn và tác động bóp méo của những cảm xúc tiêu cực. Một số nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng khi tức giận con người nghĩ về một tình huống hay một người nào đó, hoặc khi họ tìm cách giải quyết vấn đề, họ có xu hướng đơn giản hóa các sự kiện để suy nghĩ rất nhanh và phớt lờ chúng, và để làm cho kết quả ra nhanh. Bằng cách như vậy, suy nghĩ của họ được thu hẹp hoặc giới hạn bởi thực tế là họ không chú ý đến các chi tiết và tránh nghiên cứu và phân tích sâu hơn. Nó có thể dễ dàng phân biệt, ví dụ, từ ảnh hưởng bóp méo của nỗi buồn là người buồn xử lý thông tin thông qua tập trung vào chi tiết, và họ có thể tham gia vào nhiều phân tích sâu hơn, nhưng không chú ý đến bức tranh hoàn chỉnh, và có thể tập trung chọn lọc trên các thông tin để tăng cường tâm trạng buồn của họ. Trong việc đưa ra quyết định, người giận dữ cũng có xu hướng dựa trên một cảm giác vô thức của A-lại-da không thể sai lầm về chứng cứ, hoặc những tư kiến có thể dẫn đến một cảm giác tự tin và lạc quan của họ, nhưng đồng thời có thể làm suy yếu khả năng của họ là khách quan và hợp lý.
Một câu chuyện của Đức Phật về sự ‘không phản ứng’ với cơn giận sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn với sự tự tin và trí tuệ tuyệt vời của Phật:
… Tức giận và không hài lòng, Bharadvaja [người lặng mạ] đến gặp đức Phật [Gotama] và sỉ nhục, chửi rủa ngài với những lời thô lỗ, ác độc.
Khi ông ta nói xong, Đức Phật hỏi rằng: “Ông nghĩ gì, này Bà la môn (Bharadvaja)? Những bạn bè, đồng nghiệp, bà con và người thân, cũng như những người khách có đến thăm ông không?”
“Thỉnh thoảng họ đến thăm, Thầy Gotama ạ.”
“Rồi ông có cung cấp cho họ một số thực phẩm hoặc một bữa ăn hay một món ăn nào không?”
“Thỉnh thoảng tôi có làm như vậy, Thầy Gotama ạ.”
“Nhưng nếu họ không nhận những thứ ông cho thì các thực phẩm thuộc về ai?”
“Nếu họ không nhận nó thì thực phẩm ấy vẫn thuộc về chúng tôi.”
“Cũng thế, này Bà la môn, chúng tôi – những người không sỉ nhục bất cứ ai, những người không mắng chửi ai, những người không chống đối bất cứ ai – không nhận sự sỉ nhục và mắng chửi và đả kích mà ông đưa cho chúng tôi. Này ông Bà la môn, nó vẫn thuộc về ông, Này ông Bà la môn, nó vẫn thuộc về ông!”
“Này ông Bà la môn, ông tự sỉ nhục chính ông, ông tự mắng chửi chính ông, ông tự chống đối chính ông-ông được cho là tham dự vào bữa ăn, nhập vào một cuộc trao đổi. Nhưng chúng tôi không nhận bữa ăn của ông; chúng tôi không nhập vào một cuộc trao đổi của ông. Nó vẫn thuộc về ông, Bà la môn! Nó vẫn thuộc về ông, Bà la môn! “
… Người đã trả lại cho một người căm giận với sự tức giận
Như thế khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn đối với y.
Không trả lại cho một người giận dữ với sự giận dữ,
Bậc chiến thắng một trận chiến khó khăn với huy hoàng…
Sau sự cố này, cuối cùng Bharadvaja được cải hóa bởi cuộc gặp gỡ với Đức Phật, và trở thành một nhà sư, và dưới sự hướng dẫn của Đức Phật, cuối cùng đã hoàn thành sự giác ngộ.[17]
Những xu hướng có thể tìm thấy được các chức năng cơ bản nhất của sự tức giận – khi cái cái tôi bị khinh miệt, những kế hoạch của chúng ta đang bị cản trở hoặc một cái gì đó ngăn cản chúng ta đạt được mục tiêu, và cơn giận bùng lên loại bỏ các chướng ngại. Lý do được cảm nhận như là một cái gì đó bên ngoài mà chúng ta phải chiến đấu hoặc những gì chúng ta phải vượt qua. Do đó, chiều hướng chung này là sự phá hoại bất kỳ những đe dọa hoặc những trở ngại liên quan đến một xu hướng cụ thể để thấy những hoàn cảnh bên ngoài như là nguyên nhân của vấn đề, và với một thói quen đặc trưng để đổ lỗi cho người khác bất cứ khi nào cơn giận bùng nổ. Trong thực tế, những nghiên cứu cho thấy chính sự tức giận thường là những tư duy dẫn đến thành kiến.
Một kỹ thuật mới của Phật giáo trong việc đối trị cơn giận để giảm bớt những rủi ro của sự xung đột với 5 bước đơn giản và hiệu quả của Thiền sư Nhất Hạnh như sau:
Bước 1: Chánh niệm với cảm xúc
“Chúng ta có thể nói với chính mình,
– “Thở vào, tôi biết rằng sự tức giận ở trong tôi. Thở ra tôi biết rằng tôi là sự tức giận của tôi.”
– Hoặc “Thở vào, tôi biết rằng sự tức giận ở trong tôi. Thở ra tôi biết rằng tôi phải đặt tất cả năng lượng của mình vào việc chăm sóc cho sự tức giận của tôi.”
Khi chúng ta giận dữ…
– Chúng ta là sự tức giận
– Đừng thẩm xét hoặc kìm hãm sự tức giận
– Tập trung vào bản thân, không phải đối với người khác
– Như một người chị gái chăm sóc cho một em gái,
` – Như một người làm vườn với cái nhìn sâu sắc và cái thấy bất nhị vẻ đẹp tiềm năng của phân bón,
– Dần dần chúng ta có thể chuyển hóa cơn giận hoàn toàn thành sự an lạc, tình thương và sự hiểu biết
Làm nguội cơn giân:
Bước 2: Hãy ra ngoài tản bộ, tập thiền:
– Thở vào, tôi biết rằng cơn giận là ở đây.
– Thở ra, tôi biết rằng cơn giận là tôi.
– Thở vào, tôi biết rằng cơn giận là khó chịu
– Thở ra, tôi biết cảm giác này sẽ qua.
– Thở vào, tôi bình tĩnh.
– Thở ra, tôi đủ mạnh để có thể chăm sóc cơn nóng giận này.
Bước 3: Hiểu biết để từ bi
– Khi chúng ta bình tĩnh để nhìn thẳng vào cơn giận, chúng ta có thể bắt đầu thấy gốc rễ của nó: sự hiểu lầm, vụng về, bất công, oán giận, hay những nguyên nhân khác.
– Dành thời gian chừng nửa giờ để chú ý đếnsự tức giận, chuyển hóa nó.
-Thấy và hiểu là những yếu tố của sự giải thoát đưa đến tình thương và lòng từ bi.
Bước 4: Nhận diện gốc rễ của sự tức giận
Gốc rễ chính là bên trong chúng ta:
– Sự thiếu hiểu biết của chúng ta về các nguyên nhân của cơn giận
– Bởi lòng tham muốn, niềm tự hào, kích động, và nghi ngờ
Nguyên nhân phụ là từ người khác. Khi chúng ta hiểu những yếu tố dẫn đến hành vi của người khác, chúng ta có thể phản ứng với sự giúp đỡ hoặc kỷ luật từ sự phát khởi của lòng từ bi.
Bước 5: Thoát khỏi những nút thắt bên trong
– Chúng ta thực tập để tỉnh thức đối với phản ứng có vấn đề, xử lý chúng nhanh chóng và dễ dàng trong hiện tại.
– Chúng ta thực tập để hiểu rõ có vấn đề trong quá khứ bằng chánh niệm.
– Tập thở và mỉm cười, chúng ta biết nhìn vào những cảm xúc khó chịu của chúng ta mà không cần phải quay lưng lại chúng, nhìn thấy những sự liên hê dựa trên kinh nghiệm quá khứ.[18]
Khi những cảm xúc tiêu cực và cơn giận không được chuyển hóa, điều này cũng có thể là một lý do cho những người nổi giận là dễ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ khả năng gây tổn hại cho người khác. Ví dụ, trong một nghiên cứu, sự tức giận đã là nguyên nhân với nhóm người sau khi họ được yêu cầu đánh giá một loạt các trường hợp hư cấu tại tòa án, họ chẳng làm gì với các vấn đề mà đã tức giận chúng- và những người trong cơn giận đã có nhiều khuynh hướng nhằm buộc tội các bị cáo và đề nghị trừng phạt cứng rắn hơn. Thí nghiệm này cũng chỉ ra một khía cạnh rất có vấn đề về cảm xúc tiêu cực: tác động của suy nghĩ và hành vi là khá ổn định, và nó liên tục được chuyển giao cho các tình huống khác mà không có gì giống với sự kiện ban đầu mà đã gây nên những cảm xúc này. Có một số lượng lớn các dữ liệu khoa học chứng minh rằng phán xét hoặc quyết định tiếp theo của người đó sẽ bị tác tác động hơn bởi những cảm xúc tiêu cực, ngay cả khi họ không biết về nó. Ví dụ, nghiên cứu của nhân viên văn phòng trong môi trường sản xuất về sự kích thích mặt hàng dựa trên sự đánh giá của ông ta về đồng nghiệp và những người quen biết, vì thế người giận giữ tham gia trong cuộc nghiên cứu là ít có khả năng để tin tưởng, mặc dù họ không có gì giống với các nguyên nhân gây ra của những người tức giận. Trong trường hợp như vậy, là khi người đó không thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, nó sẽ có một khuynh hướng, hay “khuynh hướng nhận thức” để xem các sự kiện tiếp theo thông qua ống kính vô thức của nhận thức. Và, như đã biết, khi một người nhận thức các sự kiện và thông tin trọng hình trạng méo mó, điều này chắc chắn sẽ có một số tác dụng vào những phán xét và quyết định của nó.
Như vậy, theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma, cảm xúc tiêu cực có thể gây ra những thay đổi trong tư tưởnng rồi tìm cách bóp méo và làm mờ thực tại. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích tại sao một vài biến dạng thông thường của suy nghĩ chẳng hạn như việc thiếu nhận thức về những hậu quả lâu dài của các hành động của chúng ta, suy nghĩ “đen hoặc trắng”, sự thất bại để nhìn vào những vấn đề sâu sắc hơn liên quan đến vấn đề này, và v.v… có thể trở thành phần căn bản sai lầm và đau khổ lớn nhất của con người. Khi nói về mối quan hệ giữa các cảm xúc tiêu cực và suy nghĩ lệch lạc, ngài cũng nêu ra câu hỏi quan trọng, không chỉ có cảm xúc tiêu cực phát sinh tư tưởng lệch lạc, nhưng tư tưởng lệch lạc cũng có thể gây ra cảm xúc lệch lạc; như thế, chúng ta thấy rằng nó hoạt động trong cả hai hướng. Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu những yếu tố giống như ảnh hưởng của môi trường xã hội, sự tuyên truyền mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo khác nhau cố gắng để thao tác, hoặc tất cả các phạm vi của tình hình đanh hành động trên phương hướng suy nghĩ lệch lạc của một ai đó, dưới các điều kiện nhất định nó có thể gây ra hoặc góp phần vào những cảm xúc tiêu cực – như giận dữ và thù hận – với những hậu quả thảm họa tiềm tàng.[19]
XUNG ĐỘT VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Thế giới ngày nay đang ở trên bờ vực cạnh mong manh giữa việc gìn giữ hòa bình và khởi động chiến tranh. Tất cả bắt đầu với cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ. Thời hiện đại được đánh dấu bởi sự lạc quan không bảo đảm về sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, vẫn được tin rằng chúng dẫn chúng ta đến một tương lai tươi sáng hơn. Đây là tính năng chính của tính hiện đại phản ánh cách tiếp cận tạm thời – sự phụ thuộc vào kiến thức, công nghệ và khoa học nói chung nâng chúng ta lên một cảm giác tự tin trong tương lai, được cho là sự tiến bộ. Và theo tiến trình này, nó có nghĩa là khả năng sản xuất những thứ khác nhau về chất lượng cao hơn và quy mô rộng lớn hơn. Đối với sự hứa hẹn đó, việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là tối đa, và các nguồn lực này thì được xử lý bởi ngành công nghiệp với sự trợ giúp của các kỹ thuật tiên tiến. Kết quả là một xã hội dựa trên khối sản xuất và tiêu dùng đại chúng.
Bằng sự nghiên cứu lịch sử hiện đại, chúng ta thấy rằng tiến trình công nghiệp khoa học luôn đi kèm với các cuộc chiến tranh liên tục. Các thành phần không thể thiếu của tiến trình này là thuộc địa; cuộc đấu tranh cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự độc quyền. Những quốc gia đạt được thành công lớn nhất trong cuộc chiến này được coi là giàu có, phát triển và tiên tiến. Họ được gọi là những quốc gia siêu cường. Nhưng thực tế rằng ý tưởng cơ bản của tính hiện đại không thể đứng trước thử thách của thời gian và gây nghi ngờ nghiêm trọng. Những quan điểm khác đang được phân bổ và chia sẻ tăng lên bởi đa phần tư tưởng.
Có nhiều vấn đề lớn mà nhân loại đang phải đối mặt, đó là những biểu hiện rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Điều này tham gia vào sự tích chứa các loại vũ khí và sự chú ý rất lớn để nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ quân sự, đó là nhiệm vụ chính của khoa học tiên tiến. Thêm nữa, ý tưởng rằng bằng cách kiểm soát không gian thì bạn có thể kiểm soát thế giới mới không lỗi thời. Mặc dù thực tế rằng cuộc chinh phục không gian đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, kỹ thuật và khoa học, nó đang tiếp tục một cách tích cực.
Nhiều cuộc xung đột vũ trang bắt đầu vì sự đụng độ đối với các lợi ích địa hạt chính trị trong cuộc đấu tranh cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là thực tế những gì đang xảy ra ngày nay ở Trung Đông, Iraq và Afghanistan. Trung Á là hoàn toàn sa lầy sâu hơn trong các trò chơi địa hạt chính trị hậu-Nga Sô mới trong cuộc đấu tranh đối với những khu vực ảnh hưởng. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn năng lượng chính của ngày hôm nay, đó vẫn là dầu và khí đốt. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn dự trữ dầu là rất hạn chế. Vì vậy, trong các công ty lớn thuộc đa quốc gia, và cũng các công ty độc quyền lớn nhất trên thế giới, bây giờ bắt đầu trận chiến cuối cùng để tồn tại nhằm sẽ được xác định mình trong hai mươi, ba mươi hay năm mươi nước sẽ nhận được các tài khoản còn lại của tài nguyên thiên nhiên. Thực tế, cuộc chiến ở Iraq đã bắt đầu vì nó. Và nhiều điều được mệnh danh là cuộc xung đột giữa các nền văn minh với những cuộc xung đột lớn nhất – cuộc xung đột giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo (nó đã trở thành một biểu tượng của các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 2001 tại New York và Washington) đã đào sâu hơn. Trong nhiều năm qua, có một cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Iraq, đứng đầu là Mỹ. Nhưng tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn, và trong tương lai được dự đoán dường như không có lối thoát. Hận thù và bạo lực đang lan rộng, và ngay cả các chính trị gia không có khả năng dự đoán chính xác những gì sẽ là sự kết thúc của cuộc xung đột này.
Vấn đề bạo lực có lẽ là vấn đề cấp thiết, đau đớn nhất của thời đại chúng ta. Mỗi ngày người ta chết và bạo lực gia tăng do sự xoắn ốc. Và lý do chính của nó được bắt nguồn từ cách suy nghĩ hẹp hòi cũ kỉ, đặc trưng của thời kỳ hiện đại, cùng với niềm tin vào chủ nghĩa vật chất và sự phát triển công nghệ. Có một sự tiêu thụ bất tận đối với các tài nguyên thiên nhiên, sự tái chế, sản xuất hàng loạt, bán trên thị trường, tiêu thụ, tái biến, tích lũy vốn, và nâng lên ‘hạnh phúc’ và ‘tiêu chuẩn sống’. Lối suy nghĩ này là thực sự đã sống lâu hơn chính nó, nhưng mọi người không nghĩ đến sự thay đổi nó. Do đó, những cuộc xung đột bạo lực là rõ ràng nhất, vấn đề chính, nguyên nhân của nó nằm trong sự suy nghĩ sai lệch và giá trị sai lầm.
Làm thế nào để thoát khỏi nguyên nhân bên trong sự suy nghĩ lệch lạc ấy? Đức Phật nói rằng chỉ nhận diện nó, chuyển hoá nó:
“…và khi ta luôn luôn có sự chú tâm, nhiệt tâm và kiên định, suy nghĩ với những ham muốn khởi lên trong ta như thế, ta thấy rõ rằng ‘suy nghĩ với những ham muốn đã nảy sinh trong ta, và gây đau khổ cho chính ta hay đau khổ cho người khác hoặc đau khổ cho cả hai. Nó cản trở sự sáng suốt, thúc đẩy bực tức, và không đưa đến sự tự do.
“Khi ta vừa ý thức rằng nó dẫn đến đau khổ của ta, ham muốn được giảm xuống. Khi ta vừa ý thức rằng nó dẫn đến đau khổ cho người khác … dẫn đến đau khổ cho cả hai … nó cản trở sự sáng suốt, thúc đẩy bực tức, và không đưa đến sự tự do, ham muốn được giảm xuống. Bất cứ khi nào suy nghĩ với ham muốn phát sinh, ta chỉ đơn giản là buông xả nó, xua tan nó, xóa sạch nó ra khỏi sự tồn tại.
“…và khi ta luôn luôn có sự chú tâm, nhiệt tâm và kiên định, suy nghĩ với sự não hại khởi lên trong ta, ta thấy rõ rằng ‘suy nghĩ với những não hại đã nảy sinh trong ta, và gây đau khổ cho chính ta hay đau khổ cho người khác hoặc đau khổ cho cả hai. Nó cản trở sự sáng suốt, thúc đẩy bực tức, và không đưa đến sự tự do.
“Khi ta vừa ý thức rằng nó dẫn đến đau khổ của ta, sự não hại được giảm xuống. Khi ta vừa ý thức rằng nó dẫn đến đau khổ cho người khác … dẫn đến đau khổ cho cả hai … nó cản trở sự sáng suốt, thúc đẩy bực tức, và không đưa đến sự tự do, sự não hại được giảm xuống. Bất cứ khi nào suy nghĩ với sự não hại phát sinh, ta chỉ đơn giản là buông xả nó, xua tan nó, xóa sạch nó ra khỏi sự tồn tại.
Khi tư tưởng được được tập trung, thanh tịnh, tươi sáng, không dấu vết, thoát khỏi phiền não, nhẹ nhàng, mềm dịu, ổn định, và đạt tới trạng thái không bị động, ta hướng tới sự hiểu biết của việc kết thúc của quá trình não loạn tinh thần. Ta nhận diện khi nó đến: ‘Đây là sự căng thẳng … Đây là nguyên do của sự căng thẳng … Đây là sự chấm dứt của căng thẳng … Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt căng thẳng … Đây là tiến trình não loạn … Đây là nguyên do của tiến trình não loại … Đây là sự chấm dứt của tiến trình não loạn … Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt của tiến trình não loạn.’ Tâm ta biết như thế, thấy như thế, tự do từ quá trình não loạn của cảm giác, tự do từ quá trình não loạn của sinh khởi, tự do từ quá trình não loạn của sự thiếu hiểu biết. Với sự tự do, có hiểu biết, ‘giải thoát’.”[20]
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHÚNG SANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Con người cũng có thể khai thác thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến vô tận từ sự thiếu hiểu biết của mình không? Không thể, bởi vì chính bản chất của nó nói cho chúng ta biết rằng điều này là không thể. Chúng là những hạn chế, và hành tinh Trái đất là một tài sản công cộng của tất cả các sinh vật sống trên đó. Không ai có thể tranh luận rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc về cá nhân mình. Thiên nhiên và sự giàu có của nó không phải là tài sản của một loài nào đó. Do đó, một cái nhìn mới và một cách suy nghĩ mới trong hệ sinh thái có thể được thể hiện trong câu ngắn sau đây: ‘chúng ta nắm giữ hành tinh và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai, và điều này không thể là tài sản của riêng chúng ta’. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của hành tinh mà chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ là một kho tàng đối với con cháu chúng ta. Đây là một ý tưởng hoàn toàn mới, trái với suy nghĩ thông thường hiện đại. Các nguyên nhân thực sự của tất cả các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ một ý tưởng sai lầm, có nguồn gốc từ thời thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội: cho rằng bạn có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên vô tận bởi vì bản chất là vô biên. Nhưng hành tinh nói rằng nó không thể cung cấp thêm nữa. Và nếu như hành tinh này chết thì chúng ta chết cùng với nó, tất nhiên, tất cả cuộc sống sẽ kết thúc. Lần đầu tiên trong nhiều năm, khoa học hiện đại đã đi đến một tầm nhìn mới, sáng suốt hơn đó là không phải thế nào để khai thác thiên nhiên và để giành chiến thắng nó, nhưng để thiết lập mối quan hệ giữa thiên nhiên và sự tồn tại của chúng ta.
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại. Sự suy thoái của trái đất sẽ để lại hệ sinh thái của nó trong tình trạng mất thăng bằng này và sẽ khiến trái đất không thể thích hợp cho sự sống con người tồn tại.
Vấn đề môi trường tiếp tục nới rộng qui mô thông qua các vấn đề như ô nhiễm biển, hiệu ứng nhà kính và sự tàn phá các khu rừng với mức độ lớn do nền văn minh vật chất đã được thúc đẩy xuyên qua những tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Nếu không dừng lại được sự ảnh hưởng của chu kỳ phá hoại này, thì con người cần phải xét lại cách sống của mình và những giá trị đạo đức liên quan đến việc sống với môi trường thiên nhiên.[21]
Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta xuyên qua sự biến đổi về khí hậu và trái đất ngày càng nóng dần lên; sự kiện này đã tác động đến ý thức bảo vệ môi trường nâng lên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này là một trong những giới luật cơ bản được đặt ra bởi Đức Phật khoảng hơn hai mươi lăm thế kỷ trước cho Phật tử thực hành, Phật giáo đã tồn tại hàng nghìn năm, những Sơn lâm tự được thành lập trong các khu rừng và đồi núi đã chứng tỏ rằng cuộc sống hài hòa với thiên nhiên của đạo Phật.[22]
Với quan điểm rằng Phật giáo đại diện cho con đường từ bi, Đức Phật bao hàm tổng thể của lòng từ bi đó, vì vậy ngài được nhìn một cách tôn kính như là một bậc bảo hộ cho tất cả chúng sinh với tấm lòng từ bi. Những lời dạy của Đức Phật cho các môn đồ được nhấn mạnh vào việc thực thi lòng yêu thương, tránh làm thương tổn đến bất kỳ hình thái nào của sự sống trên trái đất. Theo học thuyết này, việc bảo hộ tất cả các dạng hình thái của sự sống không những tốt đẹp đối với phúc lợi của con người mà còn bảo hộ cho các loài động vật và thực vật khác. Do vậy triết học Phật giáo quan niệm rằng tất cả dạng sống trong vũ trụ là các thực thể bình đẳng trong tự nhiên, và sự sống cuả tất cả con người, động vật và thực vật trong thế giới này đều có sự quan hệ với nhau, phụ thuộc vào nhau và phát triển tương quan với nhau.[23]
Với mục đích khảo cứu phương pháp mà Phật giáo và sự bảo vệ môi trường có sự liên đới lẫn nhau, điều này rất cần thiết để quan tâm đến khái niệm tất yếu đầu tiên trong học thuyết đạo Phật. Theo Phật giáo, vấn đề môi trường thì không thể lãng tránh được. Triết lý Sơ khởi và Phát triển của Phật giáo đều quan tâm đến môi trường mà chúng ta đang sống, hoặc các hiện tượng tự nhiên mà chúng ta kinh nghiệm, như vô thường, khổ, không và vô ngã, và những hình thái không thể biết được về trạng thái biến chuyển của thiên nhiên.[24]
Phật giáo nhìn nhận thiên nhiên như là nền tảng cho sự sống xuyên qua quan điểm tích cực. Thí dụ, khái niệm về tính Bất nhị của Phật giáo về đời sống và môi trường cùng phát sinh trong sự tùy thuộc là thường được đề cập đến trong Giáo pháp. Khái niệm này cho rằng sự sống và môi trường của chính nó thì ở trong bản chất hai hiện tượng khác biệt, nhưng chúng nó vốn là bất nhị (không tách rời nhau) trong ý nghĩa căn bản. Các tư tưởng Phật học nền tảng khác được biết như là lý Duyên sinh, trong đó cho rằng không có sự vật nào tồn tại và vận hành một cách độc lập, mà là mỗi một thực thể tồn tại vì sự tương quan mà nó có với những cái khác trong môi trường, hoặc những điều kiện liên hệ đến các thể thức khác ở trong trái đất. Về cơ bản, từ khái niệm này Phật giáo mang lại những giá trị quí báu đối với môi trường, cũng như quan điểm của đạo Phật cho phép việc nghiên cứu môi trường và thiên nhiên nói chung như là thành phần thiết yếu của một hệ thống cân bằng sự phức tạp và rắc rối. Hơn nữa, vì tình trạng phá hoại môi sinh có quan hệ với sự tàn phá của con người, bằng học thuyết Bất nhị của sự sống và môi trường của chính nó, sự ngăn chặn việc tàn phá môi trường trở nên căn bản.[25]
Học thuyết Duy thức trong Phật giáo Đại thừa cho thấy rằng tám thức tâm trong lĩnh vực tâm thức của con người có quan hệ cùng với thế giới vật lý như sông ngòi, núi rừng và đất đai, do đó sự tàn phá môi trường chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm thức sâu sắc của con người, nên đạo Phật chỉ ra mối quan hệ đa dạng ngoài ý thức tồn tại của con người và môi trường xung quanh con người. vì vậy theo đức tin của người Phật tử, những thách thức về môi trường sẽ gây ra đau khổ cùng với sự ô nhiễm môi sinh và sự suy thoái được thực hiện bởi bất kỳ tình trạng trực tiếp hay gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của mọi loài hoặc những hình thái của sự sống trên thế giới vì tác động đến sự sống, điều quan trọng để loại bỏ tai họa đối với sự hủy diệt môi trường là xuyên qua học thuyết về việc thực tập hạnh Bồ tát để liễu đạt phương pháp.[26]
Hiện nay sự khát khao đối với vật chất của con người có thể được cho là một điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển hệ thống Xã hội Kinh tế trong xã hội, vì vậy những thách thức môi trường không chỉ là sự thể hiện của cái xấu hoặc những sự tham muốn tiêu cực và tham đắm, tuy nhiên chúng nó được xem như là nguyên nhân và biểu hiện của việc tăng trưởng sự tham đắm tiêu cực, vì vậy điều cần thiết cho việc thực hành lý thuyết của đạo Phật là để vượt qua những tham đắm tiêu cực này và làm thay đổi hệ thống Xã hội kinh tế. Triết học hay tư tưởng hiện tại của Phật giáo là việc xuất hiện của vấn đề môi trường và hiện tượng thiên nhiên là vấn đề vô cùng hệ trọng. Tuy nhiên, mục tiêu của Phật giáo là để vượt qua những thách thức này như đã diễn tả ở trên.[27]
Vậy làm thế nào để vượt qua những thách thức môi trường?
Sự thay đổi xã hôi có thể thúc đẩy con người quản chế những thách thức thuộc về môi trường, hoặc đối phó với những hiện tượng tự nhiên mà Phật giáo đã đưa ra những yêu cầu, dù rằng nó không phải là một cuộc cách mạng toàn diện, nhưng đúng hơn nó phải là sự thay đổi nhịp nhàng có hệ thống vững chắc. Sự thay đổi mà Phật giáo cung cấp tương tự như câu nói nổi tiếng của một nhà sư bình dân tại Ấn Độ và được biết đến như Mahatma Gadhi, ông ta phát biểu rằng: “Những cuộc di chuyển tốt ngay nơi bước chân (chậm chạp) của con ốc sên.” Điều này gợi ý rằng thành quả của một cuộc cách mạng xã hội với sự quan hệ đến những thách thức môi trường khởi động từ một người, rồi với nhiều người để bắt đầu cho việc chấp nhận vấn đề môi trường xuyên qua sự cân nhắc của các cá nhân đó, sự giáo dục chính là tối ưu. Quan điểm của Phật giáo cho rằng giáo dục là công cụ/tài nguyên duy nhất có thể cung cấp động lực cho nhận thức này khi vấn đề môi trường bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp vào đời sống chúng ta như những trở ngại thuộc về của mỗi cá nhân.[28]
Vì vậy, điều quan trọng là giúp mọi người đạt được sự hiểu biết và nhân thức sâu hơn về những thách thức môi trường. Từ quan điểm Phật giáo, ý thức sự xuất hiện của hiện tượng thiên nhiên là phù hợp với học thuyết của giáo lý Tương tức-mọi vật trong thế giới này đều liên kết với nhau, vì vậy nguyên lý cơ bản để ổn định thế giới của chúng ta chủ yếu quan hệ đến sự cộng sinh với đa sinh học trong tự nhiên. Hơn nữa, giáo lý của Phật giáo có quan niệm rằng khi chúng ta có ý thức và hiểu biết về tự nhiên và những nguyên nhân của vấn đề môi trường, chúng ta sẽ đánh giá lại lối sống hiện tại của mình trong khi nuôi dưỡng những nền móng của giá trị và đạo đức, vì lý do đó Phật giáo yêu cầu chúng ta có trách nhiệm đối với thiên nhiên cũng như với các thế hệ tương lai khác. Cuối cùng, điểm mấu chốt để giảm thiểu những thách thức môi trường bằng sự kết hợp với giáo dục của Phật giáo, như thế đảm bảo rằng mỗi người chịu trách nhiệm cá nhân của mình với mục tiêu hiểu biết vấn đề và là một phần của giải pháp.[29]
Theo lời dạy của Đức Phật, tất cả các loài có hình thức của sự sống, không chỉ con người nhưng vô số chúng sinh biểu hiện dưới nhiều hình thể khác nhau và tùy thuộc vào hành động quá khứ và nghiệp lực. Cách chúng ta hành động xác định mối tương quan của cuộc sống chúng ta. Hình thể và cách sống, điều kiện sống là hậu quả của những hành động và việc làm của chúng ta. Nhưng tất cả hành động của chúng ta đều đến từ tâm thức của chúng ta. Cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận thế giới dẫn chúng ta với hành vi nhất định, xác định cuộc sống của chúng ta với phương cách mà nó thể hiện. Mọi thứ đều liên kết với nhau. Suy nghĩ, hành động và các điều kiện sống của chúng ta có sự tương quan. Chúng ta là kết quả của các hành động của chính mình trong lãnh vực tương duyên tồn tại của vật chất và môi trường. Có sự duyên hợp của cơ thể vật lý chúng ta và điều kiện môi trường sinh thái hỗ trợ sự tồn tại vật lý của chúng ta. Cả hai đều là hành động của chúng ta, và chung quy được biểu hiện bởi trạng thái ý thức của chúng ta. Quan điểm và suy nghĩ của chúng ta là những hạt giống mà từ đó tất cả các hành động của chúng ta phát triển. Và hành động của chúng ta xác định các hình thái của cuộc sống và điều kiện môi trường tương qua với nó.
“Không có Thượng đế, không có Phạm thiên được thấy
Chẳng là vấn đề của bánh xe cuộc sống
Tất cả hiện tượng đang quay
Trong nhân duyên tùy thuộc.” (Visuddhi Magga)
Tất cả sự quan tâm này không chỉ dành cho cuộc sống trong hiện tại, nhưng cũng liên quan đến quá khứ vô hạn và băng qua tương lai vô hạn. Chuỗi nhân duyên tùy thuộc trong vòng nhân quả không có bắt đầu hay kết thúc. Theo quan điểm của khoa học người ta tin rằng vũ trụ được tạo ra như là kết quả của vụ nổ big bang hoặc một vài cách khác – có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Ở một số giai đoạn của quá trình phát triển vũ trụ và hành tinh của chúng ta với các hình thức khác nhau của cuộc sống, từ vi khuẩn đến động vật có vú, và tất cả các hình thái của cuộc sống là kết quả của sự tiến hóa của hành tinh này. Nhưng chính hành tinh này là một phần của hệ thống năng lượng mặt trời và các thiên hà, nơi mà tất cả mọi thứ được kết nối với nhau chặt chẽ. Nếu không có sự tiến hóa vũ trụ, thì sẽ không có được hành tinh trái. Và nếu không có hành tinh trái đất thì sẽ không có hệ thống của cuộc sống như chúng ta biết ngày nay.
Khi mặt thăng bằng mỏng manh và tinh tế này bị phá hủy, tất cả các sự sống của sinh vật sẽ biến mất, bởi vì không chúng sanh nào có thể tồn tại độc lập. Khi trọng lực cân bằng giữa trái đất và mặt trăng sẽ bị phá hủy, sẽ dẫn đến một thảm họa đối với hành tinh. Nếu trong hệ thống năng lượng mặt trời, vì bất cứ lý do nào phá vỡ các đường chuyển động, trái đất sẽ bị quấy rầy, ví dụ, như sao chổi đâm vào nó với một lực lớn của trọng lực, dĩ nhiên, nó sẽ là một thảm họa hành tinh, và cuộc sống trên hành tinh này sẽ biến mất. Vì vậy chúng ta nên biết sự cân bằng và hài hòa của thế giới tự nhiên mỏng manh như thế nào trong vũ trụ. Không có sự tồn tại độc lập và riêng biệt; tất cả mọi thứ được kết nối với nhau, thậm chí ở mức nhỏ nhất. Nếu chúng ta nhìn vào cơ thể của chúng ta và cơ quan hệ thống nội tạng, chúng ta sẽ nhìn thấy toàn bộ; có rất nhiều bộ phận không tồn tại độc lập, và phụ thuộc vào nhau. Toàn thể và một phần không tách biệt nhau, tất cả mọi thứ đều liên hệ và tương tác lẫn nhau, và có một sự cân bằng tuyệt vời. Cơ thể tự nó là không gian. Tương tự như vậy, trái đất, mặt trời và mặt trăng, nhịp điệu của trọng lực, cuộc sống và cái chết, sự thay đổi của các mùa, sự chuyển động của gió, sự cân bằng chuyển động củ khí ấm và lạnh, đại dương, sông, núi – mọi thứ đều liên kết với nhau và, như một toàn thể thì được gọi là hệ sinh thái hay chính xác hơn, sinh quyển. Nếu không có nó, cuộc sống trên hành tinh sẽ không thể.
Tuy nhiên hành tinh mà chúng ta thấy không phải chỉ thuần là vật chất theo quan điểm Phật giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trình bày trong bài báo của Huffingtonpost vào tháng tư năm 2012 rằng:
“Mặc dù với tất cả những lý thuyết khoa học sâu sắc về nguồn gốc của vũ trụ, tôi còn có câu hỏi nghiêm túc: Những gì đãctồn tại trước vụ nổ Big Bang? Vậy vụ nổ Big Bang đến từ đâu? Điều gì gây ra nó? Tại sao hành tinh của chúng ta tiến hóa để hỗ trợ sự sống? mối quan hệ giữa vũ trụ và các sự sống bên trong nó là gì? Các nhà khoa học có thể bỏ qua những câu hỏi như vô nghĩa, hoặc họ có thể thừa nhận tầm quan trọng của họ, nhưng như thế thì tự phủ nhận rằng họ thuộc về lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này sẽ có những hậu quả của việc thừa nhận những giới hạn nhất định đối với kiến thức khoa học của chúng ta về nguồn gốc của vũ trụ của chúng ta. Tôi không đồng tình sự hạn chế chuyên nghiệp hoặc tư tưởng của một thế giới quan hoàn toàn vật chất.”[30]
Theo Phật giáo, ý thức và hành động của chúng ta không chỉ tạo nên sự xuất hiện của một hình dạng cơ thể nhất định nhưng cũng đi theo hình dạng của trái đất và môi trường. Các biểu tượng của quá trình này giống như là hoa sen, trong đó có hoa, quả và hạt mà tồn tại cùng một lúc, trong sự hiệp nhất, không thể tách rời. Vì vậy, hoa sen là biểu tượng của mối quan hệ của luật nhân quả: rễ, hoa và trái.
Các hình thái phát triển sự sống và các lĩnh vực hỗ trợ sự tồn tại của nó là duy nhất. Nếu hành động của chúng ta dẫn đến việc giết chóc và hủy diệt sự sống thì được biết là chúng ta đi đến địa ngục. Nếu chúng ta bắt đầu một cuộc chiến tranh thì được biết là kết quả con người sẽ bị hủy diệt, thiên nhiên sẽ bị phá hủy, chúng ta sẽ chỉ thấy máu và lửa, và sự hủy diệt tất cả cuộc sống – đó là những hậu quả của chiến tranh, không chỉ tạo nên sự phá hủy vật lý, nhưng cũng đưa đến một sự thay đổi thế giới xung quanh.
Như Nichiren đã viết, “Nếu tâm của con người là ô nhiễm, đất đai của họ cũng bị ô nhiễm. Nhưng nếu tâm họ không nhiễm độc, đất của họ cũng không nhiễm độc. Không có sự tách biệt từ trong và ngoài.”
Như thế, với sự biểu hiện của lòng tham lam vô hạn, việc theo đuổi sự giàu có và tích lũy, những hậu quả trong trường hợp này sẽ là sự biến mất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên bởi sự tàn phá của thiên nhiên. Nếu những khu rừng biến mất, sông và biển bị ô nhiễm, trong môi trường như vậy có thể không tồn tại bất kỳ hình thức nào của cuộc sống. Và chỉ khi các chất thải công nghiệp gây ô nhiễm rất nguy hại, chúng ta bắt đầu hiểu rằng chúng ta không thể khai thác thiên nhiên để đáp ứng lòng tham mù quáng một cách đơn giản. Thiên nhiên sẽ nhất thiết phải đáp ứng với sự tha hóa của chúng ta. Loài cá sẽ không thể sống trong sông và biển, loài chim không thể sống trong bầu khí quyển. Rất nhiều hình thức cuộc sống đã phát triển qua sự tiến hóa của vũ trụ vô tận, có những không gian thiên nhiên quý hiếm biến mất: ví dụ, trong các khu rừng Amazon đang bị đốt cháy bởi sự sản xuất hiện đại, những loài thực vật và động vật đặc biệt không sống ở bất kỳ nơi khác được cam chịu biến mất vì người. Các loại thảo mộc có thể chữa khỏi bệnh nan y đang bị tiêu diệt và rằng con người có thể phải đối mặt trong tương lai gần. Những hình thái tuyệt chủng của sự sống có thể cung cấp cho chúng ta bất kỳ câu trả lời nào để giúp con người trong tương lai tốt hơn.
Kinh Nghiệp Quả Sai Biệt nói:
“Nếu chúng sinh liên tục tham gia trong mười hành động bất thiện, tác động cảm ứng sẽ là môi trường chịu ảnh hưởng. Mười hành động bất thiện là gì? Đầu tiên, đoạn sự sống khiến cho đất bị bão hòa với muối, và cây không thể phát triển. Thứ hai, trộm cắp sẽ mang lại sự nghiệt ngã, thời tiết lạnh hơn với sự tăng trưởng của các loài côn trùng, gây mất mùa và đói kém. Thứ ba, tà dâm gây ra bão tố, đau khổ, và thiên tai. Thứ tư, nói dối tạo nên những vùng ô nhiễm môi trường vật lý, khiến cho nó là bẩn thỉu và hôi hám…
Hiệp hội Phật giáo thế giới Phật Quang Sơn, Hiệp hội Quốc tế Ánh sáng Phật (BLIA) đã phát triển sự kết nối giữa môi trường tâm linh bên trong và môi trường tự nhiên bên ngoài trãi qua nhiều năm nay. Hai tổ chức này đặt môi trường lên một vị trí cao trong vấn đề hòa bình toàn cầu. Tại Hội nghị thường niên BLIA được tổ chức vào tháng ba năm 1992, một hội thảo để thúc đẩy việc bảo vệ ‘môi trường và tâm linh’ được bàn thảo. Mọi người đều được khuyến khích bắt đầu tự làm đẹp tâm và trái tim của chính mình với những người xung quanh và sau đó hướng tâm rộng bên ngoài để làm đẹp môi trường.
Mười hai cách hướng dẫn để thực tập môi trường bên trong và bên ngoài như sau:
1. Nói năng từ tốn, tránh làm phiền người khác.
2. Giữ đất sạch sẽ, tránh việc vứt rác bừa bãi.
3. Giữ không khí trong lành, không hút thuốc lá, hoặc gây ô nhiễm.
4. Tôn trọng bản thân và những người khác, tránh các hành vi bạo lực.
5. Luôn lịch sự, tránh xâm phạm vào người khác.
6. Cười, tránh đối mặt với người khác với vẻ tức giận.
7. Nói chuyện hòa ái, tránh thốt ra những lời lăng mạ.
8. Thực hiện theo các quy tắc, không tìm sự miễn xá hoặc đặc quyền.
9. Đạt tâm ở hành động của bạn, tránh vi phạm các quy tắc đạo đức.
10. Tiêu thụ có ý thức, không lãng phí.
11. Sống với một mục đích, tránh sống không mục đích.
12. Thực hành tử tế, tránh tạo ra những suy nghĩ độc hại.
Một cách khác để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên là để tái chế những đồ dùng cũ. Chúng ta có thể tái chế giấy, lon nhôm, chai nhựa, lọ thủy tinh. Bằng cách thực hành tái chế, chúng ta thực hành những lời dạy của Đức Phật, tăng cường sự kết nối giữa con người, và giúp mọi người nâng cao nhận nhận thức và hành động vì môi trường.
Sau đây là một số hành động cụ thể mà chúng ta có thể thực hiện:
• Tiêu thụ vừa phải và không mua nhiều hơn cần. Thức ăn thừa mứa thường thối và phải bỏ đi.
• Giữ gìn xe của bạn và làm theo hướng dẫn để tránh khói nhiễm.
• Giảm thiểu việc sử dụng muỗng đĩa và đồ dùng chỉ một lần.
• Dùng thủy tinh hoặc đồ dung bằng sành đầy thay vì cốc giấy.
• Tắm bằng vòi sen ngắn hơn.
• Không xả rác và giảm số lượng rác.
• Sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng và các thiết bị.
• Thiết lập máy điều hòa không khí ở nhiệt độ cao hơn.
• Tái chế báo sử dụng dầu động cơ.
• Mang túi mua sắm của bạn khi đi mua sắm.
• Kiểm tra lốp xe của bạn thường xuyên. Lốp xe với mặt áp suất thấp trang bị một cách nhanh chóng hơn và hiệu suất nhiên liệu thấp hơn.
• Chọn lốp xe bền và tiết kiệm nhiên liệu.
• Sử dụng máy điều hòa không khí của xe của bạn càng ít càng tốt. Hệ thống điều hòa không khí xe là một trong những nước phát thải chính của khí chlorofluorocarbons (CFCs) vào tầng ozone của trái đất.
• Chọn vật liệu tái chế, khi có thể.[31]
Phật giáo luôn luôn luôn đề cập đến sự liên kết, tương duyên lẫn nhau. Tâm và hành động của chúng ta được xác định không chỉ bởi thể dạng của cuộc sống chúng ta, nhưng, cùng với môi trường tự nhiên, sinh quyển, là những gì cuộc sống được duy trì và phát triển. Cũng giống như các em bé trước khi sinh là được tăng trưởng và phát triển trong tử cung, nhưng tiến trình này vẫn tiếp tục sau khi sinh, khi bản chất của chính nó là sự chuyển đổi từ tử cung của mẹ.
TIỀM NĂNG CHIẾN TRANH VỚI VŨ KHÍ HIỆN ĐẠI
Mặc dù hòa bình trên toàn thế giới thì không thể không có việc cấm các vũ khí hạt nhân, Sự ngăn cấm thì không còn đồng nghĩa với hòa bình toàn cầu trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này. Vũ khí hạt nhân không phải là vũ khí duy nhất trong kho vũ khí của các quốc gia có chủ quyền. Có rất nhiều loại vũ khí khác, một số chúng hầu như không ít khủng khiếp hơn hạt nhân, và thậm chí nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ là không thể thì nó có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục với nền văn minh và tạo ra khổ đau chưa từng có của nhân loại. Nếu chúng ta muốn đạt được hòa bình trong ý nghĩa đầy đủ của từ này, chúng ta cần phải làm việc để tiêu diệt không chỉ vũ khí hạt nhân nhưng cũng đối với vũ khí thông thường. Chúng ta không muốn loại bỏ vũ khí hạt nhân chỉ là trong một tình huống như ngày hôm nay, nhưng không có vũ khí hạt nhân. Chúng ta cũng không muốn tiêu diệt nó, nhưng để trở lại với tình hình của ngày hôm qua hay hôm kia. Dĩ nhiên, mặc dù nó không biểu đạt sự giảm căng thẳng cho nhân loại, việc loại bỏ vũ khí hạt nhân không có nghĩa là đủ. Nó là không đủ ngay cả trong trường hợp hủy diệt của hai loại vũ khí, cả hạt nhân và phi hạt nhân. Hòa bình trong ý nghĩa đầy đủ của từ này có thể đạt được chỉ khi các tranh chấp giữa các quốc gia có chủ quyền, cũng như giữa các nhóm và cá nhân nhỏ hơn sẽ được giải quyết hoàn toàn bằng phương tiện bất bạo lực.
Đức Phật thường nói về ba nguồn gốc của cái ác hoặc “tam độc” của tham lam, sân hận, và si mê dẫn dắt con người đi trong mê lộ, khiến chúng ta không thể nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống.
Nếu những gì chúng ta làm là thúc đẩy bởi các chất độc ấy, kết quả không thể tránh khỏi là đau khổ. Sự đau khổ không chỉ bị ở mức độ của mỗi cá nhân, nó liên quan đến người khác; nó phản chiếu hình ảnh của nó trong những hành động của cộng đồng và xã hội.
Vì vậy, khi chính trị và kinh tế dựa trên các tư tưởng tiêu cực và sự tồi tệ nhất của bản chất con người, kết quả không thể tránh khỏi được là xã hội đầy rẫy những bất bình đẳng và bạo lực.
Sự quan ngại của Phật giáo là động lực thúc đẩy nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi quan trọng của thời đại chúng ta: sự tàn phá của môi trường, sự khai thác của con người, và việc sử dụng sự lừa dối để dập tắt những bất đồng chính kiến và tranh luận bởi lòng ích kỷ của con người.
Để đạt được một nền hòa bình toàn cầu trong ý nghĩa đầy đủ của từ này, chúng ta phải làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta đối với nhân loại và hành động vì lợi ích của sự hiểu biết này với tính nhất quán hơn. Chúng ta phải thấy mình là công dân của thế giới trong một ý nghĩa cụ thể hơn trước đó và thoát khỏi bất kỳ vết hỏng nào của dân tộc. Chúng ta phải nhận ra chính mình chặt chẽ hơn với tất cả chúng sinh và yêu tất cả chúng với một mức độ cao hơn của long vị tha. Tiếng nói của chúng ta về sự cảm thông và lòng từ bi đối với thế giới có thể cất cao hơn và rõ ràng hơn bao giờ hết. Chúng ta cũng phải ứng dụng đối với các chính quyền và các dân tộc trên thế giới cũng như với chính mình; cùng gây áp lực là điều cần thiết cho việc ngăn cấm các vũ khí hạt nhân, thậm chí cần dai dẳng hơn. Và trên tất cả, chúng ta cần phải trau dồi sự tận tâm của chúng ta đối với các nguyên tắc đạo đức và tinh thần vĩ đại về việc bất-bạo động, trong đó áp dụng cho cả các mối quan hệ giữa các cá nhân và các mối quan hệ giữa các nhóm.
Đã vào buổi bình minh của lịch sử, hoặc có thể bắt đầu với chu kỳ của vũ trụ hiện nay, trên thế giới có hai nguyên tắc lớn: nguyên tắc của bạo động và nguyên tắc bất-bạo động, hoặc, như chúng ta có thể gọi sau này, nguyên tắc của tình yêu; tuy nhiên, theo ý nghĩa của ‘kinh ngạc’ Phúc âm Hy Lạp, không phài là thần tình ái. Các nguyên tắc của bạo lực được thể hiện trong việc sử dụng vũ lực và sự dối trá, và những thứ như sự áp bức, bóc lột, đe dọa, tống tiền. Nguyên tắc bất-bạo động hay không có hại (ahimsa) được phản ánh trong sự thân thiện, cởi mở, và phẩm chất như lịch sự, lòng từ bi, sự động viên, sự đồng cảm, và sẵn sàng giúp đỡ. Nguyên tắc của bạo lực bao hàm sự đối phó trong phản ứng; cuối cùng nó là phá hoại; nguyên tắc bất-bạo động có nghĩa là một thái độ sáng tạo. Nguyên tắc bạo động là một nguyên tắc tối tăm; nguyên tắc bất- bạo động là một nguyên tắc của ánh sáng.
Sống theo nguyên tắc của bạo lực là như một con thú, hay ma quỷ, hoặc chéo giữa hai trạng thái ấy, trong khi sống theo các nguyên tắc bất-bạo lực chính là một con người trong ý nghĩa đầy đủ của từ này, hoặc thậm chí là một thiên thần. Dĩ nhiên, người ta vẫn sống theo nguyên tắc của bạo lực hơn bất-bạo lực. Điều này đã xảy ra bởi vì nó đã có thể thực hiện theo các nguyên tắc của bạo lực và không hoàn toàn phá hủy chính bạn; tuy nhiên, nó thì không như vậy nữa. Vì sự xuất hiện của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên sân khấu thế giới, bây giờ nó đã trở thành không thể sống theo các nguyên tắc của bạo lực, bởi vì trong trường hợp này, sớm hay muộn, chúng ta sẽ tiêu diệt chính mình.
Do đó, chúng ta đang phải đối mặt với sự cần thiết là phải học cách để sống theo những nguyên tắc bất-bạo lực, hoặc đừng sống nữa. Vì vậy, khả năng thực sự của một thảm họa hạt nhân không chỉ cho phép chúng ta hiểu được bản chất thật của bạo lực, những gì có thể là hậu quả của bạo lực phát triển quá mức tối đa, nhưng cũng cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc hơn về giá trị thực sự của bất bạo lực.
“Vui thay không thù hận
Dẫu sống giữa hận thù
Trong những người thù hận
Tâm ta thoát hận thù.”[32]
(Susukhaj vata jivama
Verinesu averino
Verinesu manussesu
Viharama averino).
“Kẻ hãm hại chúng sanh
Không phải người ‘cao quí’
Không hãm hại chúng sanh
Mới xứng danh ‘tôn quí’.”[33]
(Na tena ariyo hoti
Yena panani hijsati
Ahijsa sabbapananaj
Ariyo ti pavuccati)
[4] Geshe Kelsang Gyatso, How to Solve Our Human Problems: The Four Noble Truths
[6] Dalai lama, Shifting Perspective p.178-179
[8] Geshe Kelsang Gyatso, How to Solve Our Human Problems: The Four Noble Truths
[9] Sāmagāma Sutta, Translated from Pali by Bhikkhu Bodhi
[10] MN. III,Saamagaamasutta.m/At Samagama
[13] Dalai Lama and Howard C. Cutler. ‘The Art of Happiness’
[16] ccbs.ntu.edu, DhP334
[17] From SN VII.2, Bhikkhu Bodhi
[18] Thích Nhat Hanh’s steps of mindfulness
[19] Dalai Lama and Howard C. Cutler. ‘The Art of Happiness’
[20] Dvedhavitakka Sutta: translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
[21] Damien, K., The Nature of Buddhist Ethics (2003)
[22] Barua, M., & Basilio, Buddhist Approach to Protect the Environment in Perspective of Green Buddhisst
[23] Sahni, P., Environmental Ethics in Buddhism: A Virtues Approach
[24] Yamamoto, S., & Kuwahara, V., Symbiosis with the Global Environment: Buddhist Perspective of Environmental Education
[26] Sahni, P., Environmental Ethics in Buddhism
[27] Barua, M., & Basilio, Buddhist Approach to Protect the Environment ….
[28] Swearer, D., An Assessment of Buddhist Eco-Philosophy
[29] Damien, K., The Nature of Buddhist Ethics (2003)
[30] The Dalai Lama, Buddhism, Cosmology and Evolution
[31] Protecting Our Environment – Master Hsing Yun
[32] ccbs.ntu.edu, DhP197
[33] ccbs.ntu.edu, DhP270
Discussion about this post