PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Vì Sao Vua Trần Nhân Tông Về Yên Tử Tu Hành – Nguyễn Trần Trương

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter


VÌ SAO VUA TRẦN NHÂN TÔNG
VỀ YÊN TỬ TU HÀNH
Nguyễn Trần Trương 

Blank

“Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?” – Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.

Sau hơn một năm truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, vào tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Hải – Hoa Lư – Ninh Bình). Sự kiện này[1] đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng đến tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành 10 năm rồi viên tịch ở đây (1308).

Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ Lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?

Về sự kiện này, Hải Lượng Thiền sư – người tự coi mình là “đệ tứ Tổ Trúc Lâm” ở thế kỷ XVIII, cho rằng: “Người ta thấy Điều ngự Đệ nhất Tổ đến chùa Hoa Yên thì bảo Ngài xuất gia. Ta biết rằng Đức Ngài lúc bấy giờ biết xem thiên hạ là công, trong nước vô sự, nhưng ở phía Bắc vẫn có nước láng giềng mạnh mẽ, sợ người ta dao động cho nên nhằm được ngọn núi Yên Tử là cao nhất, phía đông nhìn về Yên Quảng, phía bắc liếc sang hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, dựng lên ngôi chùa, thường thường dạo chơi để xem động tĩnh để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm”. 

Một số học giả thời nay đã hết sức tán đồng kiến giải trên của Hải Lượng Thiền sư.

Những ai đã từng lên đỉnh núi Yên Tử (ở độ cao 1068 mét so với mặt biển), phóng tầm mắt bốn phương tám hướng, chúng ta không khỏi mỉm cười trước những võ đoán thiếu cơ sở thực tế của danh sĩ thời Lê. 

Thật ra, đỉnh núi Yên Tử nơi vua Phật tu hành không đủ cao để nhìn tới tận biên cương phương Bắc, không thể nhìn xa đến biển Đông. 

Hơn nữa, một ông vua biểu trưng cho quyền lực quốc gia, trong tay có hàng vạn binh mã, quốc gia lâm nguy, mỗi người dân lại có thể trở thành một chiến sĩ… sao lại tự trở thành một cái tôi hữu hạn, biến mình thành lính gác biên thùy như nhận định trên của Hải Lượng Thiền sư được?

Việc coi vua Trần Nhân Tông trở thành lính gác biên thùy có thể là ý tưởng đẹp đẽ theo kiểu tư duy thời chiến tranh, có tác dụng giáo dục bao thế hệ biết hi sinh cả cuộc sống yên bình hưởng lạc, xông pha nơi bom đạn chiến trường, song vô tình lại làm giảm đi cái đẹp lớn lao của ông vua hóa Phật. 

Cách lý giải chủ quan của người đời sau như trên mà ngày nay chúng ta cứ mặc nhiên công nhận đã làm giảm sút, lệch lạc cái động cơ và mục đích tu hành rất cao cả, thiêng liêng của vua Phật Trần Nhân Tông. 

Điều này dễ hiểu, vì lúc xuất gia, vua Trần chỉ “bách niên Tâm ngữ Tâm”, không nói cho ai biết vì sao mình lại đi theo gót chân Bụt và vì sao lại chọn nơi tu hành là Yên Tử để đời sau mặc sức luận bàn.

Thử lý giải vì sao vua Trần Nhân Tông chọn núi Yên Tử để tu hành

Trong bài viết này, chúng tôi xin góp thêm ý kiến nhỏ thử lý giải vì sao vua Trần Nhân Tông chọn núi Yên Tử để tu hành:

Thứ nhất, Yên Tử là “linh địa”, là nơi có vị trí đặc biệt của dòng họ nhà Trần, với vua Phật Trần Nhân Tông.

Theo Đại Nam nhất thống chí, bộ quốc sử thời Nguyễn, Yên Tử là “Tổ sơn” của toàn bộ khu vực núi non vùng Hải Đông (tức toàn bộ phía Đông đồng bằng châu thổ Bắc Bộ thời Trần, trong đó có Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay) và vùng Đông Triều thuộc khu vực sườn nam dãy núi Yên Tử là nơi phát tích của nhà Trần, không phải là vùng Tức Mặc-Long Hưng-Thiên Trường. 

Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “nhà Trần là dân đánh cá, vốn là người Đãn, một cư dân sống dọc theo biển từ Phúc Kiến trở xuống, di cư đến Việt Nam và trở thành một thế lực vào lúc Lý mạt”. Đông Triều có thể là nơi định cư đầu tiên của nhà Trần sau cuộc di cư về Nam ấy. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Trước kia tổ tiên vua (Trần Cảnh – Trần Thái Tông) là người đất Mân”. 

Trong phần lăng mộ của tỉnh Hải Dương, Đại Nam nhất thống chí viết: “Lăng Tư Phúc nhà Trần ở xã Yên Sinh, huyện Đông Triều. Lăng tẩm Trần Thái Tông, Thánh Tông và Giản Định đế đều ở đây. Các đời Hồng Thuận và Hoằng Định triều Lê đều có tu bổ, lâu ngày đổ nát, nền cũ vẫn còn; năm Minh Mệnh thứ 21 sửa đắp lại và dựng bia. 

Xét sử chép (kỷ Trần Anh Tông) bia thần đạo ở Yên Sinh nói rằng tiên tổ nhà Trần vốn là người Yên Sinh, huyện Đông Triều, sau dời đến ở hương Tức Mặc phủ Thiên Trường cho nên các vua Trần đều táng ở Yên Sinh, mà khi nhường ngôi xuất gia cũng lấy Yên Sinh làm nơi tu ẩn” [2]. 

Đông Triều cũng là nơi phong thái ấp cho Trần Liễu, tước hiệu Yên Sinh vương, con cả của Trần Thừa, anh của vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh).

An Nam chí lược của phản thần Lê Tắc là một trong số những bộ sử được coi là sớm nhất ở nước ta còn lại đến ngày nay ghi chép khá rõ về Yên Tử:

“Núi Yên Tử gọi là Yên Sơn hoặc Tượng Sơn, bề cao lên quá tầng mây. Đầu niên hiệu Hoàng Hựu, nhà Tống (1049-1053), triều đình lại ban tên Tử Y Đông Uyên. Đại sư là Lý Tự Thông có dâng lên vua hải nhạc danh sơn đồ và vịnh thơ tán:

Phúc Địa thứ tư tại Giao Châu là Yên Tử sơn.
Tân kỳ chóp núi nêu vài nụ,
Yểu điệu hình khe trổ một ngành.
Tiên cỡi loan qua ngồi cảnh Tịnh,
Người xem rồng xuống giỡn đầm xanh”.

Như vậy, Yên Tử là phúc địa thứ tư trong bốn vùng đất được coi là “phúc địa của Giao Châu”. “Đã có một loại quy hoạch tâm linh” nào đó ít nhất tồn tại dưới thời Lý, thời Trần về bốn ngọn núi ở Bắc Bộ. Không phải vô cớ khi chính Trần Nhân Tông lại chọn Yên Tử làm nơi tu tập của mình, bởi vì Ngài không thể không biết đó là phúc địa (đất phúc). [3]

Yên Tử là nơi ông nội của vua Trần Nhân Tông – Trần Thái Tông thời trai trẻ (năm Thiên Ứng Chính Bình, 1236) đã tìm về đây để “cầu làm Phật”. Nhờ có lời khuyên của Trúc Lâm Đạo Viên trên núi Yên Tử cùng với thái độ kiên quyết can ngăn của thúc phụ – Thái sư Trần Thủ độ và quần thần thân tín, Trần Thái Tông mới chịu quay trở lại triều đình làm vua và trở thành một bậc minh quân mang tâm Phật.

Yên Tử cũng là nơi thường thăm viếng của Thượng hoàng Trần Thánh Tông – phụ thân vua Phật Nhân Tông. Những áng thơ hay của Trần Thánh Tông cũng được viết ra từ non thiêng Yên Tử. 

Bản thân vua Trần Nhân Tông năm 16 tuổi (1274) được vua cha lập làm Hoàng thái tử nhưng ông từ chối, muốn nhường lại cho em mình là Đức Việp mà không được. Sau đó có lần Hoàng thái tử đã bỏ nhà lên núi Yên Tử định đi tu. Sự kiện này đã được ghi trong Thánh đăng ngữ lục.

Cho nên, “vùng Đông Triều – Yên Tử có một vị trí đặc biệt với dòng họ nhà Trần. Có thể gọi vùng này là linh địa của thời Trần, nên các vị vua triều Trần có chuyện thì về đấy mà khi chết thì cũng về đấy. Người ta thường muốn chết ở nơi quê hương mình”[4]. 

Mười năm cuối đời dành cho việc xuất gia tu hành, vua Trần Nhân Tông trở về nơi phát tích Yên Tử cũng không ngoài lệ chung gia tộc ấy.

Thứ hai, vua Trần Nhân Tông về Yên Tử bởi nơi này trước đó đã được coi là nơi tu hành đạt đạo của tiền nhân.

Trước khi vua Trần về tu hành ở đây, Yên Tử đã từng lưu danh Yên Kỳ Sinh tu tiên đắc đạo. Tuy không có bằng chứng sử liệu nhưng với một pho tượng bằng đá (không biết do thiên tạo hay nhân tạo) tương truyền là tượng Yên Kỳ Sinh gần đỉnh núi Yên Tử cũng cho thấy đây là một địa chỉ đạo giáo lâu đời và cũng là nơi con người tu luyện đạt đạo Tiên. 

Cuối đời Lý, Yên Tử có tổ sư Hiện Quang, đầu thời Trần có quốc sư Đạo Viên, quốc sư Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Dao, Thiền sư Huệ Tuệ là thầy độ của đức Điều ngự Giác hoàng, cũng đã tu hành và đắc pháp, khơi nguồn mạch cho dòng thiền Yên Tử. 

Đại Nam nhất thống chí viết: “Núi Yên Tử ở cách huyện Đông Triều 35 dặm về phía đông bắc, có tên nữa là Tượng sơn… Năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ. Xét: núi này các vua triều Trần cho là đất danh thắng nên dùng làm chỗ tham thiền…”. 

Cho nên, việc Điều ngự Giác hoàng không tìm về nơi khác mà lại chọn Yên Tử làm nơi tu hành không phải là vô căn.

Thứ ba, Yên Tử có đủ những điều kiện để giúp cho những bậc tu hành đắc đạo, không kém gì xứ sở Phật-đà-già-la (NairanJana) của đức Phật Thích-ca.

Đức Phật Tổ Thích-ca-mâu-ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Vua Trần cũng tu thiền, lấy pháp tu thiền để đạt đạo. Người tu theo pháp môn thiền định rất cần tới một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền. 

Không bàn tới yếu tố tĩnh mịch, linh thiêng hay yếu tố phong thủy của núi này mà xét tới tính khoa học của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng: những quả núi lâu đời như Yên Tử, Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng) Phú Sỹ (Nhật Bản)… đều có lực từ trường khá lớn. Những luồng điện này sẽ làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền nơi núi đó.

Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã từng nhập định và thành đạo dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, cạnh núi Tượng Đầu. Sau khi đắc đạo, Ngài vẫn thường cùng với các đệ tử ngồi thiền định trên non Linh Thứu. 

Người ngồi thiền mặt quay về hướng nam, lưng xây về hướng bắc là tốt nhất. khi ngồi, tư thế lưng phải thật thẳng đứng để cho cho luồng hỏa hầu của cơ thể lưu chuyển dễ dàng trong cột sống. Muốn vậy, người ta phải kê gối ngồi thiền (bồ đoàn) hay tận dụng mặt bằng có độ dốc hơn nghiêng về phía trước. 

Vị trí ngồi thiền phải ở nơi thanh tịnh, thoáng khí trong lành, môi trường ô nhiễm sẽ làm cho khí prana trong cơ thể (được tạo ra trong khi tọa thiền) sẽ không được tinh khiết, bất lợi cho việc tạo luồng hỏa hầu trong cơ thể. 

Vạt núi sườn nam của Yên Tử hợp cách rất tự nhiên giúp cho người tu thiền có được các điều kiện ngoại cảnh đó. Núi rừng Yên Tử đã từng được coi là núi Linh Thứu bên Tây Trúc qua áng thơ của đệ tam tổ Huyền Quang:

Tây Trúc đường vào
Nam Châu có mấy.
Non Linh Thứu ai đem về đây,
Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đáy.
Vào chung cõi thánh thênh thênh,
Thoát rẽ lòng phàm phây phấy[5].

15 năm ở ngôi Thái thượng hoàng, cũng là thời gian vua Nhân Tông tu hành và hiển Phật. “Thế Tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, mặc chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc con nhện giăng tơ trên vai cánh, tu phép tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc Chính giác. Đức Tổ ta là Điều ngự Nhân Tông hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữ sơn môn”[6].

Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài. 

Như thế, Phật hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử đâu chỉ “dựng lên ngôi chùa thường thường dạo chơi để xem động tĩnh cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm” như lời nhận định của Hải Lượng thiền sư? Người tu thiền thành chính quả có thể đạt được những quyền năng siêu việt mà người thường không dễ gì có được. 

Nhờ phép tu thiền định, Đức Phật Thích-ca-mâu-ni có phép tha tâm thông (thấy được lòng người khác) nên từ xa đã đọc được tư tưởng của đại đệ tử Tu-bu-đề. Tôn giả A-na-luật tuy bị mù lòa vẫn có khả năng thiên nhãn thông (nhìn xa ngàn dặm). Tôn giả Xá-lợi-phất mắt có thể nhìn thấy 60 tiểu kiếp người về trước… 

Phật hoàng Trần Nhân Tông tu thiền và Ngài cũng có thể đạt được những quyền năng siêu việt đó. Các nhà sư tu thiền khẳng định rằng: tuy ngồi thiền trong am cỏ Ngọa Vân trên đỉnh núi Yên Tử, đức Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông đã dùng hào quang định lực của mình mà quán chiếu trong, ngoài, trên, dưới. Mọi sự với Ngài đều thông tỏ. 

Trên đỉnh Yên Sơn cách biệt với kinh kỳ, vua Phật Nhân Tông vẫn rõ được triều chính, nhiều lần về triều khuyên bảo vua Anh Tông tu dưỡng tâm tính, kìm bớt lòng dục, xa rời tửu sắc, gìn giữ chân tâm… xứng đáng trở thành bậc quân vương tôn kính. 

Ngài còn biết rõ được biên cương phương Bắc, phương Tây và phương Nam, có được những quyết sách lớn lao và đúng đắn nhằm gìn giữ tình bang giao giữa các nước láng giềng và Đại Việt, giữ vững nền an ninh chính trị nước nhà. Trên non Yên Tử, Ngài hoàn thiện hệ thống tư tưởng thiền phái Trúc Lâm, trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một thời đại hoàng kim triều Trần, giai đoạn Phật giáo được coi là quốc đạo.

Vua Trần đi tu không phải là để trốn đời, yếm thế, mà đi tu để nhập thế cứu đời. Có điều, nhà vua cứu đời không phải theo kiểu của một ông vua, mà là theo kiểu của thánh nhân. Làm vua chỉ chăn dân trăm họ. Làm Phật cứu độ cả muôn loài. 

Bởi vậy, tấm gương vua Phật tuy ẩn mà lại hiện, tuy mờ mà lại sáng. Ngài bứt khỏi cái bình thường để vượt lên thành cái phi thường. Bởi thế, hàng ngàn năm qua, bao triều đại thịnh suy trị vì đất nước này, bao người đã làm vua, song có ai được nhân gian ngưỡng vọng, tôn thờ như vua Phật Trần Nhân Tông?

Cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông là một biểu hiện cao đẹp, tiêu biểu nhất tinh thần nhập thế “đạo pháp gắn liền với dân tộc”. Từ chức vị cao sang của nhà vua, vua Trần trở về ngôi tôn quý nhà Phật. Nhà vua đã từ cái nhất thời hữu hạn mà trở về cái vô hạn, vĩnh hằng.

Hằng năm, mỗi độ xuân về, hàng triệu lượt cháu con của Rồng Tiên đất Việt và bạn bè bốn phương lại về Yên Sơn lễ Phật và vãng cảnh. Họ bồi hồi tưởng niệm Đức Vua Trần, một ông vua đã khước từ tước vị cao sang, giã biệt chốn phồn hoa đô hội lên non xanh Yên Tử tu hành để trở thành một Đức Phật Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí và Đại Bi, xứng danh là Đức Phật Thích-ca-mâu-ni của Việt Nam.

Ghi chú: 
[1] Theo Khâm định Việt sử khâm giám cương mục thì sự kiện này xảy ra vào tháng 6 năm Ất Mùi (1259).

[2] Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tr.419-420
[3] Trích báo cáo tổng hợp Đề tài khoa học Nghiên cứu đạo Phật Việt Nam đời nhà Trần tại Quảng Ninh… do TS. Nguyễn Quốc Tuấn và CN. Nguyễn Trần Trương đồng chủ nhiệm đề tài.
[4] Trích báo cáo đã dẫn
[5] Theo Trần Nhân Tông – con người và tác phẩm, bản sách điện tử, website Thích Quảng Đức
[6] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí – Văn tịch chí. Đoạn văn trên của vua Trần Minh Tông viết về ông nội của mình.

Nguyễn Trần Trương 
(tuanvietnam.net)
 
 
 
 
 
 
 

11-30-2008 09:23:13

Tin bài có liên quan

Kế Lâu Dài – Minh Triết Trần Nhân Tông – Thích Thanh Thắng

Đất Nước Nhìn Từ Đỉnh Cao Yên Tử – Dương Trung Quốc

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Bức Tranh Triệu Đô Tác Giả Là Người Việt Nam?

Vua Trần Nhân Tông Và Tinh Thần “Bụt Ở Trong Nhà” – Ht. Thích Hải Ấn

Vị Sư Tổ Của Thiền Phái Trúc Lâm – Yên Khương

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Vai Trò Của Trần Nhân Tông Và Hòa Giài – Bbc

Truyền Thuyết Về Trần Nhân Tông – Tạp Chí Thăng Long

Trao Đổi Với Tác Giả Bài Viết “Suy Nghĩ Về Một Đoạn Dịch Ngắn Trong Dịch Phẩm “Hữu Cú Vô Cú” Của Dịch Giả Viên Như” – Viên Như

Trần Nhân Tông Vị Hoàng Đế, Thiền Sư, Thi Sĩ – Nguyễn Hữu Sơn

Trần Nhân Tông Vị Anh Hùng Dân Tộc Khai Sáng Tư Tưởng Phật Giáo Việt Nam – Trần Lưu

Load More

Discussion about this post

Có Bốn Dạng Người Luôn Sống Khổ

Có Bốn Dạng Người Luôn Sống Khổ

CÓ BỐN DẠNG NGƯỜI LUÔN SỐNG KHỔThích Tánh Tuệ   1. Người có khuynh hướng cực đoan Nhà Phật thường...

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

BA BÀI PHÁP ĐẦU TIÊNBình AnsonTham khảo: Đại phẩm, Luật tạng, Chương Ia & Chương Ib Bản đồ nơi Đức...

Viên Tịch và Tân Viên Tịch

VIÊN TỊCH và TÂN VIÊN TỊCH Trần Việt Long Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế...

Bình An Mà Sống

Bình an mà sống

Cuốn sách mới của tác giả Lưu Đình Long thật phù hợp để đồng hành cùng bạn vào những lúc...

Lục Tổ Huệ Năng “Người Khai Sáng” Thiền Tông Trung Quốc

Lục Tổ Huệ Năng “Người Khai Sáng” Thiền Tông Trung Quốc

LỤC TỔ HUỆ NĂNG "Người khai sáng" thiền tông Trung Quốc Thích Ngộ An lược dịch Truyền thống cho rằng...

Giới Thiệu Website Mới

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Truyền Thông Hiện Đại Và Đạo Phật Một Cái Nhìn Khác – Minh Thạnh

TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI VÀ ĐẠO PHẬT MỘT CÁI NHÌN KHÁCMinh Thạnh Sau một loạt bài khẳng định vai trò...

Giới Thiệu Du Học Phật Học Viện Viên Quang Ở Đài Loan Thích Hạnh Bình

Giới Thiệu Du Học Phật Học Viện Viên Quang Ở Đài Loan Thích Hạnh Bình

Giới Thiệu DU HỌC PHẬT HỌC VIỆN VIÊN QUANG Ở ĐÀI LOAN Thích Hạnh Bình (Giảng viên bộ môn ‘Lịch sử...

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (Song Ngữ)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ  Nầy các Tỳ Kheo, có bốn niềm tin cao quý...

Sống Chết, Thời Gian Và Phật Tánh

SỐNG CHẾT, THỜI GIAN, VÀ PHẬT TÁNHHồng Dương Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút...

Những Hình Ảnh Trái Ngược Do Biến Đổi Khí Hậu Hà Hương Dịch

NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Hương dịch Rất nhiều sông băng đã biến mất sau...

Vì Sao Người Dân Bhutan Không Sợ Chết?

Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?

Nghĩ về cái chết Điều mà tôi quyết định thổ lộ với ông ấy hết sức riêng tư. Không lâu...

Những Đóa Hoa Thiền

Những Đóa Hoa Thiền

NHỮNG ĐOÁ HOA THIỀN Dịch gỉa: Dương Đình Hỷ Phước Quế Publications, Arlington, USA 2003敎 外 別 傳 Giáo ngoại...

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 01)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (2001) (TẬP 01) Pháp Sư Tịnh Không   Các vị đồng tu, xin...

Tính Chất Bạo Động Giữa Các Tôn Giáo Và Tinh Thần Bất Bạo Động Của Phật Giáo – Trí Giải

TÍNH CHẤT BẠO ĐỘNG GIỮA CÁC TÔN GIÁOVÀ TINH THẦN BẤT BẠO ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁOTrí Giải Lời nói đầu:...

Có Bốn Dạng Người Luôn Sống Khổ

Ba Bài Pháp Đầu Tiên

Viên Tịch và Tân Viên Tịch

Bình an mà sống

Lục Tổ Huệ Năng “Người Khai Sáng” Thiền Tông Trung Quốc

Giới Thiệu Website Mới

Truyền Thông Hiện Đại Và Đạo Phật Một Cái Nhìn Khác – Minh Thạnh

Giới Thiệu Du Học Phật Học Viện Viên Quang Ở Đài Loan Thích Hạnh Bình

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Sống Chết, Thời Gian Và Phật Tánh

Những Hình Ảnh Trái Ngược Do Biến Đổi Khí Hậu Hà Hương Dịch

Vì sao người dân Bhutan không sợ chết?

Những Đóa Hoa Thiền

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 01)

Tính Chất Bạo Động Giữa Các Tôn Giáo Và Tinh Thần Bất Bạo Động Của Phật Giáo – Trí Giải

Tin mới nhận

Hạnh hiếu của Đức Phật

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Lạy ông Phật nào?

Tin sâu nghiệp báo để sống tốt và hạnh phúc hơn

Đức Phật là ai? (phần 1)

Những lời Phật dạy sâu sắc trong Kinh Pháp Cú

Sự kỳ diệu đích thực của Đức Phật và Giáo pháp

Vì đâu ‘khẩu Phật tâm xà’?

Bốn nỗi khổ tinh thần theo lời Phật dạy

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Chùa Khánh Sơn Dak Lak

Ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân xúc phạm Đức Phật hay không?

Bụt là một con người, không phải là một vị thần linh

Tình yêu lứa đôi dưới góc nhìn Phật giáo

Chùm Ảnh: Chỗ Người Ngồi, Một Thiên Thu Tuyệt Tác

Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời

Duyên và nợ trong Đạo Phật

Phật nói: “Phước cầu không được, tu thì được”

Phật dạy: “Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận, chỉ có lòng khoan từ mới thắng được tâm sân”

Tin mới nhận

Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 111)

Phía sau những bài kiểm tra và tình thầy trò

Thiền quán và tâm thức

Trăm năm trong cõi người ta

Hành hương nên biết

Thực Hành Hạnh Bố Thí

Tương Quan Hay Chẳng Là Gì

Thưa Thầy

Giáo Pháp Căn Bản Duy Thức Học (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

Thoát Vòng Tục Lụy – Bản Dịch Của Quảng Độ

Ánh Sáng Nội Tâm

Bồ Tát Thích Quảng Đức Từ Lời Nguyện Đến Trái Tim

Mở Mắt Lại Thấy Chiêm Bao…

Soi Sáng Lời Dạy Của Đức Phật Tập I

Ảnh Hưởng Phật Giáo Trên Nhân Quyền Toàn Vẹn Con Người Dưới Thời Lý -Trần

Ngài Pháp Sư Tịnh Không

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 28)

Thông Điệp Không Lời Mùa Phật Đản

Tổng Luận Đề Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Phạn – Tạng

Tin mới nhận

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 14)

Luận Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật

Audio Book Kinh Duy Ma Cật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 190)

Kinh Duy Ma Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 79)

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 366)

Giảng Giải Kinh Chiếc Lưới Ái Ân

Những tương đồng giữa kinh Đại thừa và kinh Nguyên thủy

Kinh Bách Dụ: Diễn viên mặc trang phục quỷ cả đoàn đều sợ

Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Kinh Sách Giảng Giải Bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ (Pdf)

A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 303)

Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh Tiểu Bộ Tập X (Khuddhaka Nikàya)

Niệm Hơi Thở Vào – Hơi Thở Ra

Tin mới nhận

Hương Sen Vạn Đức

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 258)

Lễ Nhập Kim Quan Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Khuyên Người Niệm Phật Tập 3

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 27)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 116)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 281)

TIẾT MỤC ĐẶC BIỆT TỌA ĐÀM VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GIÁO DỤC THÁNH HIỀN CẢI TẠO VẬN MỆNH

Đường về cực lạc tịnh độ nhân gian

Quê Hương Cực Lạc, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 67)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 76)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 293)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 123)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 75)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 14)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 252)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.