Pháp Hành Minh Sát Thực Tiễn
Có thể bạn đã nghe ai đó nói rằng bạn nên giữ chánh niệm trong mọi lúc, mọi nơi, dù khi bạn ở nhà hay trong văn phòng, dù khi đi trên xe buýt hay xe riêng hoặc đi nhờ xe của người khác, v.v…Bạn có thể giải thích lời khuyên này như muốn nói rằng lúc nào bạn cũng phải giữ cho tâm tập trung trên hơi thở của bạn. Thực ra trong lúc lái xe, nếu bạn chỉ lo giữ tâm trên hơi thở thì có khả năng bạn sẽ rơi vào một số vấn đề, chẳng hạn như mất sự chú ý trong lúc lái xe hay quên cả việc đang lái xe của mình và bạn có thể sẽ bị tai nạn.
Có khi bạn lại nghĩ “luôn luôn chánh niệm” có nghĩa là chỉ chú ý đến bất cứ điều gì bạn đang làm trong lúc đó. Tất nhiên, đây là những gì mà bất luận một người có đủ nghiêm túc trong công việc của mình đều làm một cách bình thường. Một nghệ nhân, một hoạ sĩ, ca sĩ, văn sĩ, nhạc sĩ, tư tưởng gia, diễn thuyết gia, xạ thủ, đầu bếp, v.v… khi làm việc, lúc nào cũng phải hết sức chú ý đến những điều họ làm.
Chẳng phải chỉ con người làm điều đó. Chắc chắn bạn cũng từng để ý thấy những con mèo chăm chú hoàn toàn vào con mồi của nó để làm sao bắt cho được chúng mà không đánh động con mồi do phạm một sai lầm nào. Cọp, beo, sư tử, và cá sấu rất là chú ý đến những gì chúng sắp bắt. Có thể bạn đã từng nhìn thấy những con cò hay sếu đứng chết một chỗ hàng giờ đồng hồ để bắt một con cá. Những con chó chăn cừu hết sức chú ý đến sự di chuyển của các con cừu để khi bọn này lạc hướng chúng có thể chạy thật nhanh đến dẫn dắt bầy cừu đi lại cho đúng hướng. Tiếc thay chẳng có con mèo, con cò, hay con chó chăn cừu nào có thể đoạn trừ được lòng tham lam, dục vọng, v.v…, của chúng, hoặc tu tập được chút ít tuệ giác nào do sự chú tâm đơn thuần vào các đối tượng của chúng như vậy.
Cho dù lúc nào bạn cũng chú tâm đến những gì bạn đang làm cũng sẽ không diệt được tham, sân và si. Thực sự, đây chính xác là những gì bạn làm trong thiền vắng lặng hay thiền định. Dù mỗi lúc bạn chỉ chú tâm đến một đối tượng bạn cũng không thể loại trừ được những phiền não trong tâm của bạn. Bạn có thể tập trung tâm trên một đối tượng duy nhất trong năm mươi năm và tuy vậy phiền não trong tâm bạn vẫn còn nguyên xi không thay đổi. Một người có thể giữ hết thảy mọi giới luật. Người khác có thể học thuộc lòng tất cả kinh điển. Ai đó có thể đắc định. Hoặc một người có thể suốt cuộc đời sống độc cư. Tất cả trong họ có thể đinh ninh rằng mình đã kinh nghiệm được sự giải thoát tối thượng khỏi mọi phiền não, điều mà không một người bình thường nào có thể đạt đến rồi. Nhưng thực sự chẳng ai trong họ có thể có được kinh nghiệm đó nếu không tiêu diệt mọi phiền não trong tâm. Do đó, ngoài tất cả những gì họ đã hành họ còn phải loại trừ hết những bất tịnh trong tâm để chứng nghiệm hạnh phúc của sự giải thoát khỏi mọi loại khổ đau.
Cái được xem là thiếu đối với việc chú tâm hoàn toàn vào một đối tượng duy nhất trong mọi lúc này là trí tuệ. Sự chú tâm hoàn toàn của bạn cần phải kết hợp với như lý tác ý. Như lý tác ý là gì? Đó là sự tác ý hay hướng tâm có ba thiện căn đi kèm. Ba thiện căn đó là gì? Đó là vô tham (bố thí), vô sân (tâm từ), và vô si hay trí tuệ. Điều này có nghĩa rằng khi bạn chú tâm tới một điều gì bạn phải luôn luôn cố gắng chú tâm không có tham, sân, si, mà với tư duy về bố thí, từ ái và trí tuệ. Ba tư duy này gọi là ba thiện căn; còn tham, sân, và si là ba bất thiện căn. Đừng để cho tâm bạn bị tác động bởi các bất thiện căn này khi bạn chú tâm vào một việc gì. Hãy để cho tư duy vô tham, tâm từ và trí tuệ ngự trị tâm bạn trong lúc chú tâm vào bất cứ một điều gì.
Khi bạn chú tâm vào việc rửa nồi niêu soong chảo, có thể bạn không cần phải có chút tâm từ, lòng quảng đại hay trí tuệ nào đối với chúng. Bạn tu tập chánh niệm không phải cho nồi niêu soong chảo, mà cho các hữu tình chúng sinh. Bạn phải chú tâm đến bất kỳ ý nghĩ nào liên quan đến chính bạn, hoặc đến một chúng sinh nào đó. Có sự quán niệm trong lúc mặc áo quần, trong lúc ăn uống, trong lúc nói chuyện với người khác, trong lúc nghe tiếng, trong lúc thấy một vật, trong lúc đi đứng hay lái xe.
Khi bạn chú tâm trọn vẹn với như lý tác ý hoặc với sự quán niệm như vậy, tham, sân, si của bạn sẽ mất dần đi, bởi vì trong như lý tác ý vô tham, từ ái, và trí tuệ hoạt động. Những ý nghĩ quảng đại, từ ái và trí tuệ có năng lực làm giảm thiểu tham, sân, và si trong lúc bạn dự phần vào bất kỳ hoạt động nào. Khi chú tâm vào điều gì, không có như lý tác ý hay khéo suy xét, có thể bạn sẽ làm tăng trưởng tham, sân, si một cách không chủ định. Chẳng hạn khi bạn nhìn một vật. Vật đó có thể là một vật hấp dẫn, đẹp đẽ hoặc vừa mắt bạn, hay nó cũng có thể là một vật không hấp dẫn, khó ưa. Vào lúc đó nếu bạn không như lý tác ý, cuối cùng bạn có thể nuôi dưỡng tham hoặc sân với đối tượng hay có thể bạn có những ý niệm hoàn toàn lầm lẫn về đối tượng. Bạn có thể nghĩ rằng vật ấy hay đối tượng ấy là thường thay vì nhận ra nó là vô thường, lạc thay vì khổ, hoặc hữu ngã thay vì vô ngã.
Ở đây có lẽ bạn sẽ hỏi làm thế nào những ý nghĩ hào phóng, rộng rãi của bạn lại có thể loại trừ được những ý nghĩ đầy tham lam muốn dính mắc vào đối tượng hay chấp thủ vào nó như vậy. Khi bạn nhận thức đối tượng với tham ái, tâm bạn sẽ dính mắc vào nó chứ không mở rộng cho bất kỳ một ý nghĩ buông bỏ tham ra được. Bạn không muốn rời mắt khỏi đối tượng. Thực sự, vào lúc đó tâm bạn tạm thời bị mù quáng không thấy bất kỳ một ý tưởng hào phóng nào cả. Cho dù bạn có muốn buông bỏ sự dính mắc vào nó thì bạn làm thế cũng chỉ với sự miễn cưỡng hay bất đắc dĩ lắm mà thôi. Bạn có thể cảm thấy rằng mình thật hào phóng. Nhưng sự hào phóng ấy chỉ là để hoàn thành tham vọng của bạn, chẳng hạn như được lại một cái gì, hay được mọi người công nhận, hay trở nên nổi tiếng nhờ hành động hào phóng đó. Tham có chất keo dính cực mạnh trong nó. Ngay cái tiếp xúc ban đầu với đối tượng khả ái tâm đã dính cứng vào nó. Buông bỏ đối tượng ấy đau chẳng khác nào như cắt đứt chân tay hay cắt đứt thịt da của thân bạn, vì thế mà bạn không thể buông bỏ đối tượng đó khỏi tâm.
Đây là chỗ bạn thực sự cần đến như lý tác ý. Đây là chỗ bạn phải học cách thấy ra tính chất vô thường, bất toại nguyện (khổ) và vô ngã trong đối tượng bạn đang nhìn. Như lý tác ý của bạn chỉ ra cho thấy chẳng có đối tượng nào bạn nhận thức, chẳng có cảm thọ hay cảm xúc nào liên quan tới đối tượng ấy giữ nguyên được như vậy dù chỉ trong hai sát-na liên tiếp. Bạn sẽ không có cái cảm giác ấy nữa sau đó. Bạn thay đổi, đối tượng bạn nhận thức cũng thay đổi. Với như lý tác ý bạn sẽ thấy rằng mọi thứ đều vô thường. Tri kiến hiểu biết về vô thường này cho phép bạn buông bỏ cảm giác bực bội của mình ra. Khi bạn, với trí tuệ, thấy ra những gì bất toại nguyện đều vô thường, thì bạn thấy được sự liên hệ giữa bất toại nguyện và tham. Khi bạn dính mắc vào một đối tượng vô thường bạn sẽ thất vọng với sự thay đổi của đối tượng mà bạn đã quá dính mắc vào đó. Khi bạn có như lý tác ý bạn sẽ thấy rằng cái gì vốn vô thường và bất toại nguyện đều không có tự ngã.
Tới đây bạn có thể nghĩ “Chà! bởi lẽ đối tượng này sẽ thay đổi, ta phải nhanh chóng và khéo léo tận dụng đối tượng này ngay bây giờ và hưởng thụ nó nhanh chừng nào tốt chừng ấy trước khi nó biến mất. Ngày mai nó sẽ không còn nữa”. Ở đây bạn phải nhớ gấp thì sót. Nếu bạn đưa ra một quyết định vội vàng và làm một cách ngu ngốc, dại dột, về sau bạn sẽ hối tiếc. Chẳng hạn, có khi bạn bị cuốn hút vào một người và vội theo cô ta hay anh ta mà không tìm hiểu kỹ về họ, và rồi sau đó bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều khuyết điểm nơi con người ấy. Trong một quyết định vội vã như vậy thường không có sự chú niệm. Bạn không thể đánh thắng vô thường và bạn cũng không thể chặn đứng nó bằng bất kỳ một nỗ lực điên rồ nào.
Khi (chánh) niệm của bạn đã được khéo tu tập, lúc đó ngay cả khi vội gấp bạn cũng đưa ra được quyết định đúng đắn. Điều duy nhất được xem là sáng suốt khi lao vào chiến đấu với vô thường là biết lui lại và kiểm tra xem tâm mình có thực hiện quyết định ấy với như lý tác ý hay không. Khi bạn có chánh niệm bạn sẽ biết cách làm thế nào để tận dụng khoảnh khắc hiện tại sao cho bạn sẽ không cảm thấy hối tiếc về sau. Bất kỳ một quyết định nào bạn thực hiện với chánh niệm sẽ làm cho bạn hạnh phúc và bình yên và không bao giờ khiến bạn phải hối tiếc về sau.
Luôn luôn nhớ rằng chánh niệm là trạng thái tâm tràn đầy quảng đại (vô tham), từ ái (vô sân), và trí tuệ cùng với bi, hỷ và xả. Bất cứ lúc nào bạn chú tâm tới một điều gì bạn phải tự hỏi xem tâm bạn có đầy đủ những yếu tố này không. Nếu không, có nghĩa là bạn không có chánh niệm.
Khi bạn có sự rộng lượng hay vô tham trong tâm bạn sẽ buông bỏ được bất kỳ cảnh sắc, âm thanh, mùi, vị, sự xúc chạm hoặc ý tưởng hấp dẫn nào không một chút do dự. Tất nhiên bạn vẫn phải nhìn nhận chúng là hấp dẫn trong nghĩa quy ước. Biết rằng chính do sự hấp dẫn của những trần cảnh ấy mà người ta bị dính mắc vào chúng, bị hệ lụy vào chúng. Họ càng vướng mắc vào chúng sâu dày chừng nào thì khổ đau của họ càng dày sâu chừng ấy. Khi bạn có từ ái trong tâm bạn sẽ không cố gắng cự tuyệt hay xua đuổi bất kỳ một cảnh sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và ý nghĩ nào nếu chúng có không đáng ưa, không hấp dẫn. Một cách chánh niệm bạn nhận thức chúng với tư duy về vô thường. Khi một cảnh sắc, âm thanh, mùi, vị, sự xúc chạm, hoặc ý nghĩ nào có vẻ đồng nhất với tự ngã, hãy nhìn vào nó như một khái niệm không thực đã ăn sâu vào tâm trí bạn do nhân duyên qua nhiều đời nhiều kiếp quan niệm sai lầm và nhìn vào nó với trí tuệ.
Chánh niệm không phải là sự thận trọng. Nó cũng không phải là sự khôn lanh. Bất cứ người nào cũng có thể thận trọng và khôn lanh được cả. Một người đi trên một sợi dây cáp cao cách mặt đất gần trăm mét tất phải thận trọng. Cứ nhớ những vận động viên thể dục đã lập được đủ mọi loại kỳ tích về thăng bằng xem. Vô số những con người liều lĩnh đã trèo lên những ngọn núi dốc đứng, nhảy qua những gềnh đá, những nơi trơn trợt, những con sông, v.v…, phải rất thận trọng. Nhiều tên trộm rất khôn lanh và mưu trí hơn cả cảnh sát. Những người buôn bán ma tuý, những tay trộm cướp nhà băng, những kẻ tội phạm giết người rất là khôn lanh, ma mãnh. Nhưng chẳng có ai trong họ có thể được xem là có chánh niệm.
Chánh niệm là trạng thái tâm tự phản tỉnh trên chính nó không để bị vướng vào tham, sân, và si, những gốc bất thiện gây khổ đau cho bản thân, cho người khác và cho cả hai.
Khi chúng ta khuyên người ta đừng nuôi dưỡng oán giận có người sẽ hỏi lại chúng ta làm thế nào bạn có thể sống mà không từng oán giận? Đây là phép lạ của sự chánh niệm. Khi bạn thực hành chánh niệm bạn có thể biết cách làm những điều khó khăn nhất một cách dễ dàng. Không để cho mình bị tức giận, tham đắm, hay lầm lẫn (si mê) là việc rất khó. Do thường xuyên tu tập chánh niệm bạn biết cách sống không oán giận, tham lam, hay si mê lầm lẫn. Hơn nữa sống chánh niệm khó hơn là sống dễ duôi thất niệm, và bạn biết cách làm cái điều khó khăn ấy dễ dàng hơn là làm điều dễ. Vì lý do đó Đức Phật nói:
“Đối với người tốt, làm điều thiện là dễ;
Đối với người xấu, làm điều ác là dễ;
Điều thiện thật khó làm với người xấu,
Điều ác với bậc Thánh còn khó hơn.” (Ud.84)
Và:
“Cái mà lúc ban đầu khó khăn nhất sẽ trở nên dễ do thường xuyên thực hành” (Ud.61).
Practical Vipassana
You may have heard that you should be mindful all the time, whether you are at home or in the office, or on the bus or in your car or in somebody else’s car, etc. You may interpret this advice to mean that you should keep your mind focused all the time on your breath. While driving, if you simply keep your mind on the breath you probably will get into some problems, such as losing your attention to your driving or forgetting your driving and you may have an accidents.
Sometimes you may think “to be mindful all the time” means to pay attention only to what ever you are doing at that particular time. This, of course, is what any person who is serious enough in his/her work normally does. An artist, painter, writer, singer, composer, thinking, speaker, shooter, cook, etc. must pay attention to whatever they do at any time they are engaged in their work.
Not only human beings do this. You may have noticed cats paying total attention to their prey in order to catch them without disturbing their prey by making any mistakes. Tigers, lions and crocodiles pay total attention to what they are going to catch. You may have noticed cranes standing on one single spot for a long time to catch a fish. Sheep dogs pay total attention to the movements of sheep so they can run very quickly to direct the herd in the right direction. Unfortunately neither cat, crane, nor sheep dog can remove their greed, lust etc., or cultivate an iota of insight by merely paying total attention to their objects.
Paying attention to whatever you are doing at any time is not going to eliminate your greed, hatred, and ignorance. This, in fact, is exactly what you do in tranquillity meditation or concentration meditation. By paying attention to one thing at a time you cannot get rid of your psychic irritation. You may focus your mind on one single object for fifty years and still your psychic irritation will remain unchanged in your mind. One person may observe all the moral rules. Another may learn all the texts by heart. Someone else may gain concentration. Another may spend his/her entire life in solitude. All of them might think that they can experience supreme liberation from all psychic irritation, which no ordinary person can attain. But none of them can have that experience without destroying all the psychic irritation. Therefore in addition to all they practice they also must remove all their psychic impurities in order to experience the bliss of emancipation from all kinds of pain.
What is missing in focusing total attention to one single object all the time is wisdom. Your total attention should be coupled with wise attention. What is wise attention? It is attention accompanied by the three wholesome roots. What are the wholesome roots? They are generosity, loving-kindness and wisdom. This means that when you pay attention to something always attempt to pay attention without greed, hatred or delusion, but with the thought of generosity, loving-kindness and wisdom. These three are called wholesome roots; greed, hatred and delusion are called unwholesome roots. Don’t let your mind be affected by unwholesome roots when you pay attention to something. Let the thought of generosity, loving-kindness and wisdom dominate your mind while paying attention to anything.
When you pay attention to pots and pans as you wash, you may not need any loving-kindness, generosity or wisdom towards them. You are cultivating mindfulness not for pots and pans, but for living beings. You should pay attention to any thought regarding yourself, or any other living beings. Have mindful reflection while wearing your clothes, eating your food, drinking your water, talking to someone, listening to sound, seeing an object, and walking or driving.
When you pay total attention with wise consideration or mindful reflection, your greed, hatred and delusion fade away, because in your wise attention generosity, loving-kindness and wisdom are active. Your thoughts of generosity, loving-kindness and wisdom have the power of minimizing your greed, hatred and delusion while you are engaged in any activity. While paying attention to something, without wise consideration or wise attention, you may inadvertently develop greed, hatred and confusion. You may see an object, for instance. That object may happen to be attractive, beautiful or pleasing to your eyes or it may be unattractive. At that time if you do not have wise attention, you may then end up cultivating greed or resentment for the object or you may get utterly confused ideas about the object. Or you may think that the object is permanent instead of realizing that it is impermanent, satisfactory instead of unsatisfactory, or having a self instead of being selfless.
You may then ask how your generous thoughts can get rid of your greedy thoughts, because the greedy thoughts want to cling to the object, or grasp it. When you perceive the object with greed, your mind will cling to it and not open to any thought of letting go of greed. You may not want to take your eyes away from the object. In fact, at that time your mind temporarily becomes blind to any thought of generosity. Even if you wish to let go of the attachment to it you may do so with great reluctance. You may feel that you are generous. But your generosity is only to fulfill your greedy purpose, like gaining something in return, or gaining recognition or becoming famous by being generous. Greed has very strong super glue in it. At the very first contact with the desirable object the mind sticks fast to it. Letting go of that object is as painful as cutting off of a limb or some flesh of your body, and you cannot let go of that object from your mind.
This is where you really need your wise attention. This is where you must learn to see impermanence, unsatisfactoriness and selflessness in the object you are watching. Your wise consideration indicates that neither the object you perceive nor your feeling or sensation regarding the object remains the same even for two consecutive moments. You will not have the same sensation later on. You change, the object you perceive changes. With wise attention you will see that everything is impermanent. This knowledge of impermanence allows you to let go of your resentment. When you see with wisdom that everything that is unsatisfactory is impermanent, then you see the connection between unsatisfactoriness and greed. As you are attached to an impermanent object you will be disappointed with the change of the object that you are so attached to. When you have wise consideration you see that which is impermanent and unsatisfactory is without self.
Then you might think “Ah! Since this object is going to change, I must be quick and smart to take the advantage of this object right now and enjoy myself as quickly as possible before it disappears. Tomorrow it won’t be there”. Here you must remember haste makes waste. If you make a hasty decision and do something foolish, you will regret it later on. Sometimes you are attracted to a person, for instance, and grab hold of him/her without giving much consideration to him/her, and later on you will find many faults in that person. In any such hasty decision there is no mindfulness. You cannot beat the change nor can you stop it by making any foolish attempt.
When your mindfulness is well developed, then even in haste you make a right decision. The only thing that makes sense in rushing to beat impermanence is to step back and check your own mind and see whether or not you make the decision with wise consideration. When you are mindful you will know how to take the advantage of the current moment so that you will not regret it later on. Any mindful decision you make will make you happy and peaceful and never make you regret it later on.
Always remember that mindfulness is the state of mind full of generosity, loving-kindness, and wisdom together with compassion, appreciative joy, and equanimity. Any time you pay attention to anything you must ask whether your mind is full of these factors. If not you are not mindful.
When you have generosity in the mind you will let go of any attractive sight, sound, smell, taste, touch and thought without any hesitation. You should certainly recognize them to be attractive in the conventional sense. Know that it is because of their attractiveness that people become attached to them and get involved in them. The deeper they get involved in them the deeper is their suffering. When you have loving-kindness in your mind you will not try to reject any sight, sound, smell, taste, touch and thought if they happen to be unattractive. Mindfully perceive them with the thought of impermanence. When any sight, sound, smell, taste, touch or thought appears to be identical with self, look at it as an unreal concept inculcated in your mind by conditioning through generations of wrong notions and look at it with wisdom.
Mindfulness is not carefulness. It is not smartness. Anybody can be careful and smart. A man walking on a wire three hundred feet above ground is careful. Remember those gymnasts performing all kinds of balancing feats. Numerous daredevils who climb very steep mountains, across rocks, slippery places, rivers, and so on are very careful. Many thieves are very smart and outwit the police. Many drug dealers, bank robbers, criminals are very smart. None of them can be considered to be mindful.
Mindfulness is that state of mind which reflects upon itself not to get caught in greed, hatred and ignorance, which cause suffering to yourself, to others or to both.
When we ask people not to cultivate resentment some people ask us how can you live without resentment? This is the miracle of mindfulness. When you practice mindfulness you can learn to do most difficult things easily. Not becoming resentful, lustful, or confused is very difficult. Through constant training in mindfulness you learn to live without resentment, lust or confusion. Moreover to be mindful is more difficult than to be unmindful, and you learn to do that more difficult one more easily than the easier one. For this reason the Buddha said:
Sukaram sadhuna sadhu – sadhu papena dukkaram
papam papena sukaram – papam ariyena dukkaram.
For the good to do what is good is easy
For the bad to do what is bad is easy
For the bad to do what is good is difficult
For the noble to do what is bad is difficult. (Udana 5.8)
This simply means that which is most difficult at the beginning becomes easy through constant practice.
Discussion about this post