Công việc hoằng pháp gồm nhiều lĩnh vực, nhiều phương tiện để Phật giáo lan truyền trong đông đảo người trong các xã hội, các quốc gia. Ý nghĩa này đồng nghĩa với các chủ đề đã được nói đến khá nhiều, khá quen thuộc: Đạo Phật đi vào đời, Đạo Phật và xã hội, Đạo Phật dấn thân, Đạo Phật nhập thế. Những lĩnh vực và phương tiện hoằng pháp là: Thuyết giảng Phật giáo, thành lập các hội Phật giáo, Phật học, phổ biến kinh sách, mở trường Phật học, truyền bá tranh tượng, báo chí, các trang web, nêu gương đạo đức… Dĩ nhiên, trí tuệ, đạo đức, kỹ năng, kiến thức Phật học, phương tiện thiện xảo của vị Tỳ-kheo là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất, vì thuyết giảng là cơ bản, quan trọng nhất trong sự nghiệp hoằng pháp.
Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến sự việc Phật giáo càng ngày càng tỏa rộng, từ một khu vực đến một tỉnh thành, quốc gia, thế giới. Từ đó, chúng tôi sẽ trình bày về hoằng pháp tại Việt Nam mà Phật giáo Việt Nam đóng góp vào việc hoằng pháp ở các nước ngoài trong thời hiện đại. Sau cùng là một vài nhận xét như là một kết luận cho bài tham luận này.
Như là phần giới thiệu đề tài, chúng tôi chỉ nói đến nhiệm vụ hoằng pháp của vị Tỳ-kheo và không nhắc đến vai trò của người cư sĩ Phật tử vốn chiếm đa số, gồm cả ngàn lần so với chư Tăng Ni nên rất quan trọng trong việc hoằng pháp. Nhiệm vụ hay vai trò của người cư sĩ có thể là một đề tài riêng, cần phải nói đến nhiều, và như thế thì ngoài phạm vi của tham luận này.
Tham luận đọc tại
Hội Thảo Khoa Học Hoằng Pháp Hải Ngoại
Xem tiếp bản PDF:
* Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Discussion about this post