NỀN TẢNG CỦA THIỀN ĐỊNH
của thiền định thiền quán Đại thừa
Nguyễn Thế Đăng
Thiền
định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa
là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu
mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp, Pháp tánh, tánh
Không, Chân Như, Phật tánh, Pháp giới tánh, Pháp thân…
Tánh
Không của tất cả các pháp vẫn thường trụ như vậy, dù có người tu hay không tu,
dù Đức Phật có ra đời hay chưa ra đời:
“Pháp
tánh của hữu vi và vô vi, tánh này chẳng phải Thanh văn, Bích chi Phật làm ra,
cũng chẳng phải người khác làm ra. Xét về bản tánh thì tánh này rỗng không, vì
chẳng phải thường còn chẳng phải diệt mất. Tại sao thế? Vì tánh tự như vậy. Đây
gọi là tánh Không. Hoặc Phật xuất thế hoặc Phật chưa xuất thế, Pháp tánh hay
tánh Không này vẫn như vậy”. (Đại
Bát-nhã, Phẩm Vẫn Thừa).
“Bồ-tát
an trụ Thiền Ba-la-mật chẳng thấy có sắc
thọ tưởng hành thức, chẳng thất có sáu Ba-la-mật, chẳng thấy có Bốn niệm xứ cho
đến Nhất thiết chủng trí, chẳng thấy có tánh hữu vi hay tánh vô vi. Vì chẳng thấy
nên chẳng tác động, vì chẳng tác động nên chẳng sanh, vì chẳng sanh nên chẳng
diệt. Tại sao thế? Vì có Phật hay không có Phật thì vẫn là Như: pháp tướng pháp
tánh thường trụ, chẳng sanh chẳng diệt. Bồ-tát này thường nhất tâm đúng vào Nhất
thiết chủng trí. Đây là Bồ-tát an trụ Thiền Ba-la-mật mà giữ lấy Bát-nhã
Ba-la-mật” (Phẩm Lục độ tương nhiếp).
Kinh
Hoa Nghiêm cũng y vào pháp tánh này để nói rõ pháp giới của chư Phật:
Lai biết Pháp tánh Tịch
diệt, không có hai Thân
thanh tịnh trang nghiêm Hiện
khắp cả thế gian. (Phẩm Nhập pháp
giới)
Chỉ
và Quán là “ chẳng trái pháp tánh, y vào Nhất thiết trí thấy rõ tướng của tất cả các pháp, thấy pháp tánh
bất động được vào Bồ-tát hội, thường
sanh vào nhà Như Lai”.
“Quán
sát pháp cực kỳ sâu xa, đủ vô lượng trí huệ, phát sanh vô lượng tâm quảng đại,
tâm từ bi không thối chuyển, chẳng trái pháp tánh, chẳng sợ Thật Tế, chứng lý
chân thật, đủ tất cả Ba-la-mật, thực hành thiện căn xuất thế đều thanh tịnh như
Phổ Hiền…. y vào Nhất thiết trí thấy pháp tánh bất động , được vào Bồ-tát hội,
thường sanh trong nhà Như Lai” (phẩm
Thăng Đâu-suất thiên cung).
Chỉ
là sự tập trung, an định, an trụ trong pháp tánh. Quán là nhìn cho ra chân tướng
của những cái không thật đang che lấp pháp tánh. Lột bỏ, bóc tách những cái
không thật đang che kín ấy thì pháp tánh hiển lộ. Kinh Kim Cương chấm dứt bằng bài kệ:
cả pháp hữu vi Như
mộng, huyễn, bọt, ảnh Như
sương, như ánh chớp Hãy
quán sát như vậy.
Chính
là y cứ vào pháp tánh hay tánh Không này, mà mọi pháp, kể cả pháp môn Chỉ, Quán
và Chỉ Quán song tu, được thành lập. Như kinh
Duy-ma-cật nói: “Từ gốc vô trụ (tánh Không), lập ra tất cả các pháp”. Ngài
Long Thọ cũng nói nhờ tánh Không này mà có tất cả các pháp, kể cả những pháp để
tu hành:
có nghĩa Không này Tất
cả pháp được thành Nếu
không có nghĩa Không Tất
cả bèn chẳng thành (Trung luận,
XXIV, 14)
Như
thế, pháp tánh hay tánh Không là Nền tảng của ba pháp môn Chỉ, Quán và Chỉ Quán
song tu.
Hơn
nữa, trong quan điểm của tánh Không, một pháp môn nào cũng khởi từ tánh Không
mà có, hiện hữu trong tánh Không, và khi không sử dụng thì lại tan biến trong
tánh Không. Pháp môn không lìa ngoài tánh Không. Đó cũng là chức năng của pháp
môn: đi sâu vào pháp môn tức là đi sâu vào tánh Không, người ta sẽ bắt gặp tánh
Không trong pháp môn ấy. Đó cũng là ý nghĩa của chữ pháp môn: pháp môn là cửa
pháp. Đi vào cửa pháp, chúng ta sẽ bắt gặp, nhận ra Pháp, hay pháp tánh, hay
tánh Không. Như đi vào một làn sóng chúng ta có thể biết được cả đại dương.
Tu
hành ba pháp môn Chỉ Quán là nhằm Khai Thị Ngộ Nhập “tánh không hai”. Chứng ngộ
Tánh không hai tức là giải thoát, giác ngộ, như kinh Duy-ma-cật, phẩm Nhập pháp môn Bất nhị nói:
“Sanh
tử và Niết-bàn là hai. Nếu thấy tánh sanh tử thì không có sanh tử, không có
trói buộc, không có giải thoát, không sanh không diệt. Hiểu như vậy, đó là vào
pháp môn Chẳng hai”.
Tánh
ấy, hay thân Phật, hay Pháp thân ấy, từ vô thủy đến nay chưa từng lìa khỏi mỗi
chúng ta: “Thân Phật không ngằn mé trụ khắp trong thân của tất cả chúng sanh” (Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thăng Đâu-suất Thiên cung).
Thế
nên Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu được đặt nền trên sự đồng nhất của tâm, Phật,
và chúng sanh:
tâm, Phật cũng vậy Như
Phật, chúng sanh đồng Tâm,
Phật, và chúng sanh Cả
ba không sai khác. (Phẩm Dạ-ma
Thiên cung)
Ba
pháp môn và các hạnh của kinh Hoa Nghiêm là để khai mở, hiển bày Tâm này. Tu
hành là quán sát (quán), chánh trụ (chỉ), tùy thuận (chỉ quán song tu) tâm này:
“Nghĩa
là ở nơi Phật pháp tư duy quán sát, bình đẳng không trái, tùy thuận rõ biết,
khiến tâm thanh tịnh, chánh trụ tu tập, thâm nhập thành tựu” (Phẩm Thập Nhân).
Kinh Viên Giác gọi
Nền tảng “tâm, Phật, và chúng sanh; cả ba không sai khác” này là “nhân địa bản
khởi”. Nhân địa bản khởi này chính là tánh Viên giác:
“Thiện
nam tử! Bậc Vô thượng Pháp vương có pháp là Đại Tổng trì tên là Viên Giác lưu
xuất tất cả Chân như, Bồ-đề, Niết-bàn, Ba-la-mật thanh tịnh để chỉ dạy cho các
Bồ-tát. Tất cả nhân địa bản khởi của Như Lai đều y vào tánh Giác tròn sáng
thanh tịnh này mà vĩnh viễn được hết vô minh để thành Phật…
Tất
cả chúng sanh ở trong cái không sanh không diệt (tánh Viên giác) mà vọng thấy
có sanh diệt, thế nên nói là luân chuyển sanh tử.
Thiện
nam tử! Nhân địa tu hành Viên giác của Như Lai là biết các pháp là hoa đốm giữa
hư không, bèn không có sanh tử luân hồi cũng không có thân tâm thọ nhận sanh tử
luân hồi ấy. Cái không có này không phải là làm cho không có mà bản tánh của tất
cả các pháp vốn là Không. Người tri giác
cái Không ấy cũng như hư không. Nhưng cũng không thể nói không có tánh tri
giác. Có và không đều mất hết, đó gọi là tùy thuận tánh Giác thanh tịnh. Vì sao
thế ? Vì trong Như Lai tạng (Viên Giác) không có khởi diệt, không có thấy biết,
như tánh hư không thường bất động, như tánh pháp giới rốt ráo khắp cùng mười
phương.
Đó
gọi là nhân địa pháp hạnh. Bồ-tát nhân đó mà phát tâm thanh tịnh ở trong Đại thừa.
Chúng sanh đời mạt pháp cũng y vào đây mà tu hành thì không sa vào tà kiến” (Chương Văn Thù).
Cũng
theo kinh Viên Giác, điều quan trong đối với chúng ta là nhân địa này cũng
chính là tánh Giác thanh tịnh (giác địa) của tất cả chúng sanh.
Luận Khởi Tín
nói tu Chỉ Quán là để an trụ vào Chân Như:
“Khi
từ ngồi thiền đứng dậy, tới lui qua lại, làm các công việc, phải thường nhớ
phương tiện để tùy thuận quán sát. Tu tập như vậy lâu ngày thuần thục thì tâm
được an trụ. Do tâm an trụ dần dần mạnh mẽ, tùy thuận nhập vào Chân Như tam muội,
phá trừ phiền não, tín tâm tăng trưởng mau thành bất thối chuyển.
Nhờ
y vào Chân Như tam muội này mà biết được pháp giới Một tướng, nghĩa là chứng ngộ
pháp thân của chư Phật và thân chúng sanh bình đẳng, không hai. Đó gọi là Nhất
hạnh tam muội.
Phải
biết Chân Như là căn bản của các pháp tam muội. Nếu người ta tu hành theo Chân
Như thì dần dần sẽ được vô lượng pháp tam muội”.
Luận Khởi Tín
còn nói nhiều đến pháp quán của Bồ-tát đạo, như quán đại bi, quán đại nguyện,
quán tinh tấn… tất cả đều y trên Chân Như này.
Để
có một khái niệm rõ ràng hơn về Nền tảng của các pháp quán Đại thừa, ở đây
chúng ta trích một đoạn về quán Phật A-súc, trong phẩm Thấy Phật A-súc (Phật Bất
Động) của kinh Duy-ma-cật:
“Bấy
giờ Đức Thế Tôn hỏi ngài Duy-ma-cật: Khi ông muốn thấy Như Lai, thì ông quán
Như Lai như thế nào?
Ngài
Duy-ma-cật thưa: Bạch Thế Tôn, như con tự quán thấy thật tướng của thân con thế
nào, con quán thấy Phật cũng như thế. Con quán thấy Như Lai quá khứ chưa từng đến,
tương lai không đi đâu, hiện tại cũng chẳng trụ. Con không quán thấy sắc, không
quán thấy sắc Như, không quán thấy tánh sắc. Không quán thấy thọ tưởng hành thức,
không quán thấy thức Như, không quán thấy tánh thức. Chẳng phải nơi bốn đại mà
khởi, đồng với hư không. Không ở trong lãnh vực các căn, siêu vượt khỏi mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Không ở trong ba cõi, vốn lìa khỏi ba nhiễm ô tham
sân si, hằng thuận với ba môn giải thoát. Không một không khác, không đây không
kia. Chẳng phải tướng, chẳng phải giữ tướng. Không bờ này, không bờ kia, không
giữa dòng mà giáo hóa chúng sanh. Quán thấy tịch diệt mà chẳng phải vĩnh viễn
diệt mất. Không phải chỗ lấy trí mà biết, không phải chỗ lấy thức phân biệt được.
Không tối không sáng. Không danh không tướng. Không mạnh không yếu, Chẳng sạch
chẳng dơ. Không ở nơi chốn, không lìa nơi chốn. Chẳng phải hữu vi chẳng phải vô
vi… Không khởi, không sanh, không diệt, không lo sợ, mừng chán. Không đã có,
không sẽ có, không đang có. Không thể lấy mọi ngôn ngữ để bày tỏ.
Thưa
Thế Tôn, thân Như Lai là như thế và được quán thấy như thế. Quán thấy như vậy tức
là chánh quán, nếu quán thấy khác đi tức là tà quán”.
Như
vậy, quán là quán chính Nền tảng Đại thừa, tức là pháp thân tánh Không. Những
pháp quán của Mật tông về sau, như Bổn tôn, cũng đặt trên Nền tảng Pháp thân
tánh Không này.
Pháp
thân tánh Không chưa từng có sanh tử luân hồi này Lục Tổ Huệ Năng thường gọi là tự tánh. Tự tánh mà “người đời
ai cũng vốn tự có” này, thì “vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy
đủ, vốn không động lay, vốn xuất sanh muôn pháp”. Thiền định và thiền quán với
ngài Huệ Năng là thiền định thẳng vào tự tánh, thiền quán soi thẳng thấy tự tánh.
Vì chỉ y vào tự tánh nên định và quán là đồng thời, là song tu như phẩm Định Huệ của Pháp Bảo Đàn Kinh nói. Định và quán không phải là cái gì được thiết
lập tạm thời “ở bên ngoài”. Vì “tự tánh vốn tự tịnh, tự định, vốn phóng đại
quang minh”, nên định và quán chính là định và quán của bản thân tự tánh, người
tu chỉ cần tương ưng với diệu dụng có sẵn của tự tánh mà thôi. Vì tự tánh là Nền
tảng của Thiền tông, nó “không sanh không diệt, không dơ không sạch, không thêm
không bớt” nên trong Thiền thường hay nói “không cần phải lập thêm một mảnh trời
trong bầu trời”, “chớ làm chuyện trên đầu lại chồng thêm một cái đầu”.
Về
sau tông Tào Động thực hành ngồi thiền là ngồi thiền trên cái bản địa vốn thành
Phật này, như Kinh Viên Giác nói,
“Chúng sanh bổn lai thành Phật, sanh tử Niết-bàn như giấc mộng đêm qua”. Thế
nên với Tào Động, một giờ ngồi thiền là một giờ làm Phật: “Ngồi thiền là tự
thân làm tự thân thành tự thân”. Mà không chỉ ngồi thiền, “mặc áo ăn cơm uống
nước, tất cả đều là tam muội của pháp thân” (Thiền sư Đạo Nguyên). Luôn luôn
tương ưng với tánh, xứng hợp với tánh, thì làm công việc gì cũng thành Phật sự”.
Tông
Lâm Tế y vào “vô vị chân nhân”, tức là tánh “vô sở trụ” này mà tu hành. Về sau
có pháp môn tham công án, tham thoại đầu để tạo ra nghi tình, tức là một cái định
cộng với lòng khát khao chân lý và nguyện lực để phá thấu qua những phiền não
chướng và sở tri chướng để nhìn thấy tánh.
Ma-ha Chỉ Quán
của Đại sư Trí Khải nói về Chỉ Quán Đại thừa:
“Từ
lúc khởi đầu, Chỉ Quán viên đốn lấy thực tướng làm đối tượng. Dù bất cứ cảnh
nào đều được nhìn đồng nhất với Trung đạo. Ở đây không có cái gì ra ngoài thật
tánh. Khi hành giả trụ vào pháp giới tánh và tâm hợp nhất với cảnh, thì không một
sắc một hương nào không phải là Trung đạo. Bởi vì tất cả chư Phật và cảnh giới
của chúng sanh, ấm giới nhập, căn trần xứ là Như Thị. Không hề có khổ sanh tử để
từ bỏ, bởi vì vô minh và phiền não đồng nhất với Bồ-đề…
Một
thực tướng, tức là tất cả, không có cái gì ở ngoài. Tất cả thực tại tự tánh thuần
tịnh, gọi là Chỉ. Dù tịch nhưng hằng chiếu, gọi là Quán. Mặc dù xác định sự
khác biệt giữa hai giai đoạn hành trì quy ước mà nói là trước và sau, bản chất
không phải là hai, không có sự chia cắt riêng lẽ. Đây gọi là Chỉ Quán viên đốn”.
Mật
thừa có tên là Kim Cương thừa bởi vì y vào pháp tánh được ví như kim cương này.
Kinh Hoa Nghiêm phẩm Thập Hồi Hướng
nói: “Tùy thuận pháp tánh như kim cương”.
Một
Đại sư của Đại Toàn thiện Tây Tạng là Longchenpa Rabjam nói sự tu hành là y vào
pháp tánh:
Hãy
thấy bản tánh tự hữu, đó là vua của những cái thấy.
Hãy
thiền định về tánh sáng chiếu tự nhiên, đó là vua của những thiền định.
Hãy
tu hành những hiện tượng là như huyễn, đó là vua của những hành động.
Người
ta trở thành Phổ Hiền trong trạng thái tự nhiên thành tựu.
(Buddha Mind, Snow Lion, 1989, Thiện Tri
Thức 2000)
Tóm
lại, Nền tảng, Con đường, và Quả của Đại thừa đều y vào Tánh và hoàn toàn nằm
trong Tánh, hay Phật tánh. Karmapa thứ Chín nói trong The Mahamudra eliminating the darkness of ignorance, Đại Ấn, thiền
xóa tan bóng tối của vô minh, Thiện Tri Thức 2001:
“Từ
vô thủy cho đến vô chung, mỗi người đều có phần riêng của mình là cái được gọi
là bản tánh của tự tâm, thực tánh của vạn pháp hay Đại Ấn của tánh Không. Tánh
đó không hề sai khác dù con có chứng ngộ hai sự thanh tịnh của nó hay không.
Cái
mà mọi chúng sanh đều tự sở hữu là cái Nền tảng (Đại Ấn Nền tảng). Trên Nền tảng
đó con đi vào những thiền định trên những con đường vào bản tánh của tự tâm, suốt
từ lúc thực hành cho đến địa thứ mười, đó là Con đường. Rồi khi con đã thức giấc
hoàn toàn khỏi giấc ngủ vô minh, bản tánh thanh tịnh tối hậu được chứng ngộ, đó
là Đại Ấn quả.
Thấy
tánh thường trụ, thanh tịnh, hiện tiền của thực tại và thoát khỏi mọi ý niệm chủ
thể đối tượng bám nắm là Đại Ấn Kiến (cái Thấy Đại Ấn). Tham thiền về ý nghĩa của
cái Thấy này mà không có tư tưởng xao lãng là Thiền định Đại Ấn.
Làm
bốn hoạt động thích hợp và hoàn toàn thoát khỏi mọi ý niệm có cái được làm và
có người làm là Hoạt động Đại Ấn.
Thoát
khỏi mọi ý niệm có cái để thiền định và người thiền định, không có hy vọng và
lo lắng như sợ rơi vào sanh tử hay muốn chứng đắc Phật quả là Quả Đại Ấn”.
Như
vậy, đối với Đại thừa, Nền tảng là Tánh hay Phật tánh. Con đường khởi từ Phật
tánh, hiện hữu trong Phật tánh, và kết thúc trong Phật tánh. Như thế có nghĩa là
Con đường là sự khai triển của Nền tảng nơi thân tâm con người. Và Quả chính là
Nền tảng đã khai triển trọn vẹn nơi con người.
Văn Hóa Phât Giáo số
160
Discussion about this post