MỘT QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ
QUYỀN CỦA LOÀI VẬT
GS. Ronald Epstein
Đại Học Pháp Giới Phật Giáo và Đại Học San Francisco
Dựa vào bài tham luận tại “Hội Thảo Quyền Của Loài Vật
Và Mối Quan Hệ Nhân Bản Của Chúng Ta Đối Với Sinh Quyển”
tại Đại Học San Francisco từ ngày 29 tháng 3 đến 1 tháng 4, 1990
Tin
Tức
Tôi
muốn kể lại với quý vị hai ví dụ đặc
biệt về loài vật hành động với
nhiều nhân tính hơn hầu hết loài người chúng
ta. Quan điểm của tôi không phải cho rằng loài
vật là nhân đạo hơn loài người, nhưng
cho thấy có bằng cớ rõ ràng rằng loài vật có
thể hành động theo những phương cách không
phù hợp một số định kiến rập khuôn
của Tây phương dành sẵn về các khả năng
của chúng.
Cách
nay mười lăm năm có một bài báo của
Assocated Press với câu chuyện từ một ngôi làng
đánh cá phía Bắc Nhật Bản. Nhiều người
từ một chiếc tàu đánh cá bị trôi dạt
trong một trận bão xa ngoài khơi. Ba ngày sau một người
phụ nữ được tìm thấy sống sót
tại một bờ biển gần ngôi làng của bà. Vào
lúc đó, thấp thoáng một con rùa biển khổng
lồ đang bơi xa khỏi bờ. Người phụ
nữ nói rằng khi bà ta sắp bị chết đuối
thì con rùa đã đến cứu bà và chở bà trên lưng
nó suốt ba ngày để đến chỗ người
ta tìm thấy bà.
Vào
tháng 2 năm nay, cũng theo báo Associated Press một người
bị trôi dạt giữa biển được cứu
bởi một con cá đuối gai độc khổng
lồ. Người đàn ông nói rằng ông đã
cởi trên lưng con cá đuối gai độc nầy
suốt 450 dặm sau khi thuyền ông ta bị lật ba
tuần trước đó, hôm qua đài phát thanh cũng
có tường thuật vụ này.
Đài
phát thanh Vanuatu nói rằng Lottie Stevens 18 tuổi trôi vào
New Caladonia vào ngày thứ Tư. Đài nói rằng
thuyền của Steven bị lật vào ngày 15 tháng 1 khi anh ta và
một người bạn đang đi thuyền câu cá.
Đài
phát thanh Vanuatu
tường thuật lại là người bạn bị
chết sau 4 ngày trôi theo con thuyền bị lật, Stevens
đã quyết định cố gắng bơi đến
chỗ an toàn. Đài phát thanh nói rằng trong vùng đó
có nhiều cá mập, nhưng một con cá đuối
gai độc đã đến cứu Stevens và chở anh
Stevens trên lưng nó 13 ngày đêm đến New Caladonia ((AP, San Francisco
Chroncicle, Feb. 8, 1990).
Những
Đạo Lý Phật Giáo Căn Bản
Không
giống truyền thống Thiên Chúa Giáo Do Thái, Phật
Giáo xác nhận sự nhất thể của tất
cả chúng sanh, tất cả đều có Phật tánh bình
đẳng, và tất cả đều có tiềm năng
thành Phật, có nghĩa là trở thành giác ngộ viên mãn.
Trong các loại chúng sanh, không có công dân hạng hai. Theo
giáo pháp Phật Giáo, loài người không có một
chỗ ưu tiên đặc biệt hơn các loài có
đời sống khác. Thế giới không được
đặc biệt tạo ra cho lợi ích và khoái lạc
của loài người. Hơn nữa, trong một số
trường hợp tùy theo nghiệp của họ, con người
có thể tái sanh làm người và loài vật có
thể tái sanh làm người. Trong Phật Giáo điều
hướng dẫn căn bán nhất về hành vi là
ahimsa (không gây hại) – ngăn cấm gây hại và/hoặc
chết cho bất cứ chúng sanh nào. Tại sao người
ta không nên giết hại? Bởi vì tất cả chúng
sanh đều có sanh mạng, chúng sanh đều yêu quý
sanh mạng và không muốn chết. Ngay cả những
sinh vật nhỏ nhất, như con muỗi, khi nó đến
gần để cắn bạn, nhưng sẽ bay đi
chỗ khác nếu bạn làm một cử động
nhỏ. Tại sao nó lại bay đi chỗ khác? Bởi
vì nó sợ chết. Nó nghĩ rằng nếu nó uống
máu bạn, bạn sẽ giết nó …. Chúng ta nên nuôi dưỡng
tư tưởng từ bi. Bởi vì chúng ta muốn
sống, chúng ta không nên giết những chúng sanh khác. Hơn
nữa, nghiệp giết hại được hiểu là
gốc rễ của tất cả đau khổ và là nhân
căn bản của bệnh tật, chiến tranh; và
động lực giết hại được chỉ
danh rõ ràng là giống với ma quỷ. Lý tưởng
cao nhất và phổ cập nhất của Phật Giáo là
làm việc không ngừng nghỉ để vĩnh
viễn chấm dứt sự đau khổ của
tất cả chúng sanh, không phải chỉ riêng loài người.
Vài
Ví Dụ
Đức
Phật trong một kiếp quá khứ tái sanh làm một
con nai chúa. Ngài đề nghị dùng sanh mạng của
chính ngài để thế mạng cho một con nai cái
đang có thai sắp sanh. Trong một kiếp trước
khác, Đức Phật đã hy sinh thân mạng của
chính mình để cứu sống một con cọp cái và
hai con cọp con đang đói, bị mắc kẹt trong
tuyết. Ngài lý luận rằng cứu ba sanh mang vẫn
tốt hơn chỉ giữ lấy sanh mạng của chính
mình. Thà mất thân mạng của mình vẫn tốt hơn
là giết một chúng sanh khác.
Những
truyện chọn lọc dưới đây là từ
quyển Đại Trí Độ Luận:
Giá
Trị Tương Đối Của Đời Sống
Con Người Và Giới Luật
Câu
Hỏi: Nếu không phải trường hợp bản
thân bị tấn công, thì ý tưởng giết
hại có thể yên nghỉ. Tuy nhiên nếu bị
tấn công, bị sức manh chế ngự, và nếu
lúc đó bị áp lực, người ta nên làm gì?Trả
lời: Nên cân nhắc tầm quan trọng tương
đối (của các giải pháp). Nếu người
nào đó sắp bị tước đoạt sanh mang,
người đó đầu tiên nên cân nhắc là
lợi ích do việc giữ giới là quan trọng hơn
hay lợi ích do việc giữ sanh mạng của mình là
quan trọng hơn, và việc phá giới tạo nên
sự thiệt hại hay sự hủy hoại thân
thể tạo nên sự thiệt hại.Sau
khi quán chiếu theo cách này người đó nhận
thức được rằng việc duy trì giới
luật là rất quan trọng và việc giữ đời
sống sanh mạng là [tương đối] không quan
trong.Nếu
trong việc tránh [sự hủy hoại] như thế
chỉ [có thể thành công] trong việc duy trì cơ
thể người đó, [thì]
được [lợi ích] gì với cơ thể đó?
Thân này là đống bọt của già nua, bệnh
tật và chết. Nó sẽ hư hoại không cách nào
tránh khỏi. Nếu, [tuy
nhiên], vì việc giữ giới, người đó
mất thân mạng, ích lợi thật vô cùng to
lớn.Hơn
nữa, người đó [nên] suy nghĩ [rằng]: Từ quá khứ cho đến nay, tôi đã mất sanh
mang vô số lần. Có lúc tôi tái sanh làm tên cướp
ác độc, hay làm thú dữ mà tôi chỉ sống vì
lợi lộc hoặc vì những theo đuổi
thấp hèn khác. Bây giờ tôi được gặp
[hoàn cảnh mà tôi có thể mất thân mạng] để
giữ gìn tịnh giới. Bỏ thân này và hy sinh
mạng sống để giữ gìn giới luật thì
như vậy cả tỷ lần tốt hơn và
[thật sự] không thể so sánh được
với việc giữ gìn thân mạng của tôi
[nhờ sự] vi phạm những giới cấm.
Bằng cách như vậy người đó quyết
định rằng mình nên bỏ đi thân mạng
để bảo vệ [sự nguyên vẹn của]
tịnh giới.Con
Trai Người Đồ Tể và Giới Cấm
Giết Hại
Ví
dụ, thuở đó có một người là thánh
nhập lưu (sơ quả A La Hán) (srota-aapanna) sanh vào một gia đình đồ
tể. Người đó ở ngưỡng cửa
tuổi trưởng thành. Mặc dầu người ta
mong đợi anh sẽ tiếp tục theo nghề
nghiệp của gia đình, nhưng anh không thể
giết thú vật. Cha mẹ anh đưa anh một
con dao và một con cừu, nhốt anh vào trong một căn
phòng và nói với anh : “Nếu con không giết con
cừu, chúng ta sẽ không cho con ra ngoài để thấy mặt
trời, mặt trăng hay cho con thức ăn, nước
uống để được sống.”Anh tự nghĩ:
“Nếu tôi giết con cừu này,
thì tôi sẽ [bị bắc buộc] theo nghề
nghiệp này suốt đời. Làm sao tôi có thể làm
tội ác đại ác này [chỉ ] vì cái thân này?”
Sau đó anh cầm dao lên và tự sát. Cha mẹ
của anh mở cửa để xem, thấy con cừu đang
đứng cạnh anh [đang nằm]
đã chết.Vào
lúc đó, khi tự sát, anh được sanh lên cõi
trời. Nếu người nào giống như vậy,
thì đây là không màng sanh mạng [của chính mình] để
giữ gìn [sự nguyên vẹn] của tịnh giới.(Bản Anh
ngữ: Translation and copyright by Dharmamitra)
Thực
Hành
I.
Nghi Lễ Phóng Sanh
là một cách thực hành của
Phật Giáo để cứu súc vật, chim chóc, cá
v.v… khỏi bị giết hại hay giam nhốt vĩnh
viễn. Chúng được thả vào một cuộc
sống mới mẻ về thể chất và tâm linh.
Nghi thức này là ví dụ điển hình về giáo pháp
căn bản của Phật Giáo là từ bi đối
với tất cả chúng sanh.
Một
đệ tử của Phật phải duy trì tâm
từ bi và tu hành hạnh giải thoát chúng sanh.
Người đó nên quán tưởng như sau:
“Tất cả chúng sanh nam đã từng là cha của tôi
và tất cả chúng sanh nữ đã từng là mẹ
của tôi. Không có một chúng sanh nào mà không sanh ra tôi
trong những kiếp trước, vì vậy tất
cả chúng sanh trong sáu nẻo đều là cha mẹ
của tôi. Vì vậy, khi một người giết và ăn thịt bất cứ chúng sanh nào, người
đó đã giết hại cha mẹ tôi. Thêm nữa,
người đó giết hai cái thân đã từng là
thân của tôi, bởi vì các yếu tố đất và
nước trước đây đã từng là một
phần của thân thể tôi, và các yêu tố lửa và
gió đã từng là thể tánh căn bản của tôi.
Vì vậy, tôi sẽ luôn tu hành hạnh giải thoát chúng
sanh và trong tất cả các kiếp đều luôn tái
sanh ở trong Pháp thường trụ và dạy người
khác để cùng giải thoát chúng sanh”. Bất
cứ khi nào vị Bồ tát thấy kẻ khác
chuẩn bị giết một con vật, vị Bồ tát
nên tìm một phương tiện khéo léo để
cứu vớt và bảo vệ con vật đó,
giải thoát nó khỏi sự đau khổ và khó khăn.
(Brahma Net Sutra – Kinh Phạm Võng – quyển I trang 162).
Tại
Trung Hoa nghi lễ Phóng sanh rất phổ biến và
được tiếp tục cho đến ngày nay. Nghi
lễ này cũng được thực hành tại Hoa
Kỳ tại Vạn Phật Thánh Thành ở quận
hạt Mendocino và tại các trung tâm Phật Giáo khác.
II.
Ăn Chay
Tất
cả chúng sanh – loài người hay loài vật
Đều
muốn sống và sợ chết
Đều
sợ nhất là lưỡi dao người đồ
tể
Chém
cắt thân thể ra từng mảnh nhỏ
Thay
vì hung bạo và ác hiểm,
Tại
sao không ngưng giết hại và trân quý sự
sống?
(Trân
Quý Sự Sống – Cherishing Life, I, 83)
Trong
Phật giáo luôn giữ ăn chay hoàn toàn là một điều
tự nhiên và hợp lý về giới luật không
giết hại. Giới Bồ Tát cũng nói rõ cấm
ăn những thức ăn không phải thực vật.
Một
sinh viên: “….Khi ăn một tô cơm, thì đã
lấy đi sinh mạng của tất cả các
hạt cơm, trong khi ăn thịt chỉ lấy sanh
mạng của một con vật.”Hòa
Thượng Tuyên Hóa trả lời: “Trên có thể
một con vật có hàng trăm ngàn, thật ra là
nhiều triệu sinh vật nhỏ nhít. Những sinh
vật này là những phần nhỏ của con
vật trước đây. Linh hồn của con người
lúc chết có thể chia chẻ ra thành nhiều con thú
vật. Một người có thể trở thành mười
con thú vật. Bởi vậy thú vật rất ngu si.
Linh hồn của thú vật có thể chia chẻ và khi phân chia đến mức nhỏ
nhất có thể trở thành một vi sinh thể hay cây cỏ. Những
cảm thọ cây cỏ có lúc đó là những gì tách
ra từ linh hồn của con vật lúc chết.
Mặc dầu sanh mạng của một số lượng
lớn cây cỏ có vẻ rất lớn, nhưng không
lớn bằng một con vật hay một miếng thịt
ăn trong miệng. Ví dụ như cơm: hàng chục
tỉ hạt cơm không chứa nhiều sanh mạng
bằng một miếng thịt. Nếu bạn mở Ngũ
nhãn bạn chỉ cần nhìn sơ là biết rõ.
Nếu bạn chưa mở Ngũ nhãn, dù người
khác có cố gắng giải thích cho bạn thế nào
đi nữa, bạn vẫn không hiểu được.
Dù có giải thích cách nào đi nữa, bạn vẫn
không tin, bởi vì bạn chưa từng là thảo
mộc!Một
ví dụ khác là mấy còn muỗi. Hàng triệu còn
muỗi trên núi này có thể đơn giản là linh
hồn của một người bị chuyển hoá thành
những con muỗi này. Không phải linh hồn một
con người chỉ chuyển thành một con muỗi.
Một người có thể chuyển thành vô số con
muỗi.Vào
lúc chết thể tánh thay đổi, linh hồn phân tán,
và những phần nhỏ nhất trở thành thảo
mộc. Như vậy có sự khác biệt giữa
việc ăn thực vật và ăn loài vật. Hơn
nữa, thảo mộc có thọ mạng rất
ngắn ngủi. Ví dụ như cỏ, sanh vào mùa xuân
và chết trong vòng vài tháng. Loài vật sống lâu hơn.
Nếu bạn không giết loài vật, chúng sẽ
sống được nhiều năm. Cây lúa, dù điều
kiện thế nào đi nữa, chỉ sống một
thời gian ngắn. Như vậy, nếu bạn
thật sự nhìn vào vấn đề, có nhiều
yếu tố cần cứu xét, và ngay cả khoa
học cũng chưa hiểu hết được.”
(Buddha Root Farm, 64)Ngài
Ma Ha Ca Diếp hỏi Đức Phật “tai Sao Như
Lai không cho phép ăn thịt?” Đức Phật
trả lời: “Bởi vì ăn thịt làm cắt đứt
hạt giống từ bi.” (Cherishing Life, II 5)
NHỮNG
VẤN ĐỀ HIỆN TẠI VỀ QUYỀN CỦA LOÀI
VẬT THEO QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
Mặc
dầu những hướng dẫn dưới đây
để làm việc về các vấn để
quyền của loài vật rõ ràng là theo giáo pháp
Phật giáo, nhưng chúng hẳn nhiên không chỉ dành riêng
cho Phật giáo. Niềm hy vọng của tôi đối
với cuộc hội thảo này là nhiều người tham dự
ở đây, bất kể quan điểm tôn giáo
của họ như thế nào, sẽ hết lòng cưu
mang những hướng dẫn này trong những công
việc của họ trong tương lai về quyền
của loài vật.
1)
Chúng ta nên giảm thiểu sự sợ hãi, lòng căm
hờn, và các tư tưởng oán thù tạo ra do
sự tra tấn và giết hại loài vật.
2)
Chúng ta không nên dùng đến những tình cảm tiêu
cực hay bạo động. Những điều này
chỉ làm cho vấn để phức tạp thêm. Các cách
giải quyết thật sự đến từ sự
thay đổi tâm của con người hơn là tạo
ra sự đối đầu và xung đột.
3)
Chúng ta không nên giới hạn lòng từ bi của chúng
ta đến các loài vật và những người có cùng
quan điểm, mà nên nới rộng đến tất
cả chúng sanh, ngay cả khi chúng ta cảm thấy
rằng một số chúng sanh hoàn toàn sai trái. Từ bi nên
là căn bản của tất cả các tương tác
của chúng ta đối với người khác, bất
kể đến quan điểm và hành động
của họ trong lãnh vực quyền loài vật như
thế nào đi nữa.
Ghi chú của Ban Phiên Dịch Việt Ngữ VPTT:
Bên cạnh vấn để tôn trọng quyền sống của động vật, hiện nay một vấn đề khó nhận thấy hơn là vấn đề
Sinh Thể Bị Biến Đổi Di Truyền (Genetically Modified Organisms
– GMO). Giáo Sư Ronald Epstein đã trình bày tại Vạn Phật Thánh Thành
về vấn đề này qua đề tài Buddhism and Measure H: Banning the Growing and Raising of Genetically Modified Organisms in Mendocino
County, chúng tôi tạm dịch sang Việt ngữ http://www.dharmasite.net/PhatGiaovaDuLuatH.htm
. Giáo Sư Epstein đã nghiên cứu nhiều về vấn đề Kỹ Thuật Di Truyền và những tai hại không lường được của kỹ thuật này, để biết thêm xin ghé thăm trang web về Kỹ Thuật Di Truyền của Giáo Sư
Ronald Epstein http://online.sfsu.edu/~rone/GEessays/gedanger.htm
.
(http://www.dharmasite.net/A_Buddhist_Perspective_On_Animal_Rights_v.htm)
Discussion about this post