
LẦU
HOÀNG HẠC
Hoang
Phong
Thôi
Hiệu (704-754), người Biện Châu, huyện Khai Phong, nay là một
thành phố lớn thuộc tỉnh Hà Nam. Thôi Hiệu đi chơi tỉnh
Vũ Xương, trèo lên lầu Hoàng Hạc tức cảnh đề thơ. Bài
thơ viết theo thể thất ngôn, lấy tựa là Lầu Hoàng Hạc,
dịch âm như sau :
Hoàng
Hạc Lâu
Tích
nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử
địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng
Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch
vân thiên tái không du du.
Tình
xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương
thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật
mộ hương quan hà xứ thị,
Yên
ba giang thượng sử nhân sầu.
Thôi
Hiệu (thế kỷ thứ 8)
Tạm
dịch nghĩa như sau:
Người
xưa đã cỡi hạc vàng bay xa,
Nơi
này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc,
Hoàng
hạc bay xa không trở lại,
Ngàn
năm mây trắng vẫn trôi hoài.
Trời
quang nhìn thấy cả hàng cây ở tận bến Hán Dương.
Cỏ
thơm xanh rờn trên bãi sông Anh Vũ.
Chiều
xuống, chẳng biết quê nhà ở phương nao,
Khói
sóng trên sông khiến cho ta buồn.
Đã
từng có không biết bao nhiêu thi nhân và những người yêu
thơ cổ đã dịch bài thơ này, tôi chỉ xin chép ra đây một
vài bài diễn nôm được nhiều người biết đến, chẳng
hạn như của các cụ Tản Đà, Trần Trọng Kim, Khương Hữu
Dụng.
Gác
Hoàng Hạc
Hạc
vàng ai cưỡi đi đâu ?
Mà
đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ !
Hạc
vàng đi mất từ xưa,
Nghìn
năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán
dương sông tạnh cây bày,
Bãi
xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê
hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên
sông khói sóng cho buồn lòng ai ?
Tản
Đà dịch
Lầu
Hoàng Hạc
Người
đi cỡi hạc từ xưa,
Đất
này Hoàng Hạc còn lưa một lầu,
Hạc
vàng đi mất đã lâu,
Ngàn
năm mây trắng một màu mênh mông.
Hán
Dương cây bóng lòng sông,
Bãi
kia Anh vũ, cỏ trông xanh rì,
Chiều
hôm lai láng lòng quê,
Khói
bay sóng vỗ, ủ ê nỗi sầu.
Trần
Trọng Kim dịch
Lầu
Hoàng Hạc
Ai
cưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơ
lầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
Hạc
vàng một đã đi, đi biệt ?
Mây
trắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sông
tạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏ
thơm Anh Vũ bãi xanh ngời,
Hoàng
hôn về đó, quê đâu tá?
Khói
sóng trên sông não dạ người.
Khương
Hữu Dụng dịch.
Theo
tôi bản dịch của cụ Tản Đà hay nhất, nhiều thi tính và
ít gượng ép. Quả thật khó mà dịch nổi cách đối ngữ
và đối ý trong bài thơ của Thôi Hiệu. Bài thơ của Thôi
Hiệu có tám câu, ý và chữ đều đối nhau từng cặp hai
câu và hai chữ. Kỹ thuật đạt đến mức tuyệt đỉnh. Nhạc
tính của bài thơ thật phong phú. Ông mô tả thật tài tình
những rung động của ông trước thiên nhiên, và những rung
động đó đã khơi động trong ông một mối hoài cảm sâu
xa. Nhìn khói sóng trên sông khi trời chiều buông xuống ông
bỗng nhớ đến quê nhà, một nơi nào đó vạn dặm xa xôi.
Trong khung cảnh trời nước bao la, ông cảm thấy mình lẻ
loi và cô đơn như chiếc tháp cổ đứng trơ vơ bên bờ nước
Trường giang để hoài nhớ một vị tiên đã ra đi hơn một
ngàn năm trước.
Tôi
đã có ý định thử dịch bài thơ này xem sao, nhưng sau khi
đọc bản diễn nôm của cụ Tản Đà liền bỏ ngay cái ý
định điên rồ đó. Cụ Tản đã cản lối những người
đi sau mất rồi. Dịch thơ Đường thất ngôn bằng thể lục
bát là một việc táo bạo, tuy nhiên cụ đã thành công không
chối cải được. Chỉ thấy hai chữ trong bản dịch của
cụ có thể thay đổi được:
–
Trong câu thứ ba, chữ “đi” có thể thay bằng chữ “bay”, vì
chim thì bay đúng hơn là đi.
–
Trong câu cuối, chữ “ai”, có thể thay bằng chữ “ta”, vì chữ
“ai” tuy nhẹ nhàng nhưng hời hợt và vô tình hơn chữ “ta”,
chữ “ta” có vẻ thầm kín và đậm đà hơn, trực tiếp khơi
lên nỗi buồn đang ray rứt trong lòng thi nhân.
Ngoài
ra Cụ Tản còn dịch tựa của bài thơ là Gác Hoàng Hạc,
thiết nghĩ chữ Gác hơi “khiêm nhường” có thể làm mất đi
tầm “quan trọng” của một kiến trúc lịch sử trong một thắng cảnh lịch sử.
Lầu
Hoàng Hạc là bài thơ mà nhiều người cho là hay nhất của
Thôi Hiệu và bài thơ ấy cũng là một trong những bài thơ
thất ngôn nổi tiếng của cả thời Đường. Theo tích xưa,
vào thế kỷ thứ VI trước tây lịch, có một vị tiên cỡi
một con hạc vàng đến đáp ở bãi sông Trường Giang. Người
sau xây một cái tháp tại nơi này để tưởng nhớ đến vị
tiên ấy. Ngọn tháp bên bờ Trường giang về sau đã trở
thành một danh lam. Sở dĩ nhiều người biết đến và nói
đến ngọn tháp này có lẽ là nhờ vào hai bài thơ, một của
Thôi Hiệu là bài Hoàng Hạc Lâu trên đây và một bài khác
của của Lý Bạch là bài Nơi lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo
Nhiên đi Quảng Lăng.
Thôi
Hiệu sinh năm 704, Lý Bạch sinh năm 701, hai người trạc tuổi
nhau. Thôi Hiệu đề thơ ở lầu Hoàng Hạc trước nhất. Sau
đó khi Lý Bạch đến chơi nơi này và nhìn thấy bài thơ của
Thôi Hiệu thì liền phóng bút mà phê như sau:
Nhân
tiền hữu cảnh đạo bất đắc,
Thôi
Hiệu đề thi tại thượng đầu.
Hai
câu này ngày nay thấy khắc bằng chữ thật lớn thếp vàng
trên một phiến đá thật to cạnh bên lầu Hoàng Hạc, chữ
và mặt đá còn mới, chắc chắn không phải bút tích của
Lý Bạch. Xin tạm dịch nghĩa hai câu ấy như sau:
Thấy
cảnh đẹp trước mắt chưa tìm ra lời,
Đã
thấy thơ của Thôi Hiệu đề trên đỉnh đầu.
Khen
nhau đến như thế thì quả thật là siêu phàm, không mấy
ai làm được và viết được. Tuy khen nhưng biết đâu trong
lòng cũng tức nhau một tiếng gáy, vì sau này Lý Bạch cũng
có làm một bài thơ về lầu Hoàng Hạc, viết theo thể thất
ngôn tuyệt cú. Bài thơ cũng nổi tiếng không kém bài Hoàng
Hạc Lâu của thôi Hiệu. Bài thơ của Lý Bạch như sau:
Hoàng
Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Cố
nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên
hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô
phàm viễn ảnh bích sơn tận,
Duy
kiến trường Giang thiên tế lưu.
Lý
Bạch
Tạm
dịch nghĩa như sau:
Tiễn
bạn từ biệt hướng tây nơi lầu Hoàng Hạc,
Tháng
ba hoa khói, đi Dương Châu.
Cánh
buồm cô độc khuất xa trong vùng núi biếc,
Chỉ
thấy dòng Trường Giang chảy mãi tận chân trời.
Sau
đây là hai bản diễn nôm của các cụ Ngô Tất Tố và Trần
Trọng Kim:
Tại
lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Bạn
từ lầu Hạc lên đường
Giữa
mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Bóng
buồm đã khuất bầu không
Trông
theo chỉ thấy dòng sông bên trời
Ngô
Tất Tố dịch
Tiễn
Mạnh Hạo Nhiên ở Hoàng Hạc Lâu đi Quảng Lăng
Phía
tây bạn biệt Hạc Lâu
Tháng
ba trẩy xuống Dương Châu thuận dòng.
Cánh
buồm bóng hút màu không,
Trông
xa trắng xóa nước sông bên trời.
Trần
Trọng Kim dịch
Bình
luận và vạch cái “hay” của Đường thi thì vô tận, chưa
kể những thêu dệt quá lố của một số phê bình gia. Không
biết bao nhiêu sách Tàu và sách Ta nói đến thơ Đường. Ngay
cả trong các sách Tây, có những tác giả chỉ cần nghiên
cứu, giải thích và bình luận một bài thơ Đường duy nhất
cũng viết thành một quyển sách. Trước hết tôi xin trích
ra đây vài chi tiết liên quan đến việc diễn nôm tìm thấy
trong một ít sách Ta như sau:
Trong
câu thứ nhất của bài thơ có hai chữ khá khó hiểu là “tây
từ” (từ biệt hướng Tây), các phê bình gia và thi
nhân của Ta, trong số này có cụ Trần Trọng Kim đều hiểu
rằng “giã biệt ở hướng Tây lầu Hoàng Hạc“.
Riêng cụ Ngô Tất Tố thì không thấy nhắc đến hướng Tây
trong câu thơ dịch của cụ, tuy nhiên trong phần ghi chú thì
cụ có giải thích rằng Mạnh Hạo Nhiên đi lên phía Tây.
Nếu tra cứu kỹ hơn, như trong quyển “Đường thi tam bách
thủ” của Lưu Đại Trừng (do một người bạn gốc Hoa thuật
lại cho tôi) thì diễn nghĩa của câu một phải là “Bạn
cũ đi về hướng Đông, từ biệt nhau ở bên lầu Hoàng Hạc“,
có lẽ như thế hợp lý hơn vì Mạnh Hạo Nhiên từ biệt
phía Tây đi về hướng Đông tức là Dương Châu. Trong một
câu thơ cô đọng như thơ Đường mà có đến hai túc từ
xác định cùng một nơi chốn, vừa chỉ định Lầu Hoàng
Hạc lại còn xác định thêm ở phía Tây của lầu Hoàng Hạc,
như thế có lẽ dư. Chẳng lẽ Lý Bạch lại không nhận thấy
điều ấy hay sao ? Mặt khác, ta biết rằng Quảng Lăng và
Dương Châu là một, tức ở vào hướng Đông, thuộc tỉnh
Giang Tô ngày nay. Mạnh Hạo Nhiên từ biệt hướng Tây đi
về hướng Đông. Thơ Đường quả thật tinh vi và bí hiểm,
tính cách bí hiểm chẳng qua vì bài thơ quá cô đọng và các
câu thơ thì lại quá ngắn và ít chữ.
Mạnh
Hạo Nhiên (689-740) là người Tương Dương, tánh tình phóng
khoáng, không màng danh lợi, ẩn cư đọc sách ở núi Lộc
Môn, cỡi lừa ngao du sơn thủy, nhất định không đi thi. Năm
35 tuổi, xuôi dòng Trường Giang đi về phía Đông du ngoạn
vùng Chiết Giang, đến năm 39 tuổi mới quay về Tương Dương.
Năm 40 tuổi ông lên Tràng An và tại chốn kinh đô tài thi
phú của ông đã làm chấn động cả giới thi nhân thời bấy
giờ. Theo quyển sách của Cheng W.F. và Collet H. tựa là
“Lý Bạch, vị tiên bị đày xuống hạ giới uống rượu
một mình dưới trăng” (Li Po l’immortel banni buvant seul sous
la lune, nhà xuất bản Moundarren, ấn bản lần thứ tư, 1990)
thì Lý Bạch làm bạn với Mạnh Hạo Nhiên lúc ông mới 28
tuổi, Mạnh Hạo Nhiên lúc ấy đã 40. Có lẽ hai người gặp
nhau ở kinh đô Tràng An. Vậy thì họ từ biệt nhau ở lầu
Hoàng Hạc vào thời điểm nào, và Lý Bạch làm bài thơ tiễn
Mạnh Hạo Nhiên vào năm nào ? Có lẽ vào những năm hai người
mới quen nhau và cùng du ngoạn ở vùng Ba Hẻm Vực trên sông
Trường Giang và sau đó thì từ biệt nhau bên Lầu Hoàng Hạc
?
Trong
câu thứ hai, chữ “yên hoa” (hoa khói)
không ai biết đích xác là gì. Trong các bài thơ diễn nôm
của các cụ Trần Trọng Kim và Ngô Tất Tố, thì cụ Kim bỏ
lững không dịch hai chữ “yên hoa”, cụ Tố thì dịch thẳng
là hoa khói. Có sách thì giải thích hoa khói là mưa bụi, tuyết
khói lấm tấm như hoa v.v. và v.v. Tôi dốt đặc chữ Hán,
chỉ biết dùng một chút xúc cảm của riêng mình để đưa
tôi đến gần với Lý Bạch mà thôi. Nếu đứng ở lầu Hoàng
Hạc nhìn ra Trường Giang thì chỉ thấy có sóng và nước,
nên tôi trộm nghĩ “yên hoa” ở đây là khói trên mặt sóng,
hoặc khói sóng như hoa trên mặt nước tức là bọt sóng,
như thế vừa phù hợp với cảnh vật và cả ý thơ : chữ
yên (khói) trong thơ Tàu thường đi đôi với cảnh sông nước,
và con thuyền của Mạnh Hạo Nhiên thì lướt trên hoa
sóng của Trường Giang để đi Dương Châu. Hai chữ
“yên hoa” cũng gợi lại hình ảnh khói sóng trên
sông trong bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu.
Trong
câu ba thì hầu hết các sách Tàu và sách Ta đều giải thích
các chữ “bích không tận” là “màu trời xanh vô tận” (cánh
buồm mất hút trong màu trời xanh vô tận). Riêng sách của
Lưu Đại Trừng chép là “bích sơn tận”, có lẽ tác giả dựa
vào những bài thơ ký sự của Lục Du (1125-1210) và cho rằng
chữ sơn mới đúng là chữ mà Lý Bạch đã dùng. Dù sao thì
chữ sơn cũng có vẻ hay hơn chữ không (cánh buồm xa
dần trong vùng núi biếc), và cũng tránh được sự
lập đi lập lại với chữ “thiên tế” (chân trời) trong câu
bốn tiếp theo sau. Dầu sao thì cũng khó biết được chữ
nào mà Lý Bạch đã dùng, trừ trường hợp sau này người
ta khám phá được những di cảo thật xưa và đáng tin cậy.
Sau
đây là bản dịch bài thơ của Thôi Hiệu sang Pháp văn tìm
thấy trong quyển sách tiếng Pháp đã trích dẫn trên đây
:
Au
Pavillon de la Grue jaune, adieu à Meng Hao Jan qui part à Kuan ling
Mon
vieil ami quitte l’ouest au Pavillon de la Grue jaune
Dans
la splendeur des nuées de fleurs au trosième mois, il descend vers Yang
chow
La
voile solitaire, lointaine silhouette, dans l’azure disparaît
On
ne voit plus que le Long Fleuve couler au bord du ciel.
Cheng
W.F. và Collet H., tháng 5, 1988 (Sách xuất bản lần thứ nhất)
Theo
bản dịch này ta thấy rõ là Mạnh Hạo Nhiên rời hướng
Tây nơi Lầu Hoàng Hạc và hoa khói có nghĩa là hoa xuân
trong tháng ba. Tác giả còn thêm tĩnh từ rực rỡ (splendeur)
để chỉ hoa khói (nuées de fleurs), tĩnh từ rực
rỡ chẳng những đã không có trong câu thơ của Lý
Bạch lại không phù hợp với ý và xúc cảm của toàn bài
thơ, vả lại không hợp lý nữa vì thuyền của Mạnh Hạo
Nhiên lướt đi trên mặt nước Trường Giang chứ không phải
trên hoa xuân rực rỡ. Câu ba không nhắc đến chữ “sơn” hay
chữ “không”, chỉ nói là bóng con thuyền cô độc mất hút
trong màu trời xanh. Hai tác giả Cheng và Collet có lẽ cũng
không hiểu rõ bốn chữ yên hoa tam nguyệt nên
đã dịch bốn chữ này là hoa xuân (hoa vào tháng
ba), theo tôi thì tháng ba là một túc từ chỉ thời gian không
liên hệ gì đến khói sóng trên mặt nước Trường giang.
Tôi
xin mạn phép góp thêm vài lời dịch vụng về như sau :
Hoàng
Hạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng lăng
Tiễn
bạn rời Tây lầu Hoàng Hạc,
Tháng
ba hoa nước mờ chân sóng,
Xuôi
mái Dương Châu xa cố nhân.
Cánh
buồm hun hút vùng núi biếc,
Trường
Giang chảy mãi tận chân trời.
Hoang
Phong dịch tại Lầu Hoàng Hạc
Ngày
09.09.2001
Bài
thơ của Lý Bạch hết sức cô đọng, không thể dịch bằng
cách tóm tắt trong bốn câu theo nguyên bản, vì thế tôi xin
mạn phép dùng đến năm câu mới lột hết ý của bài thơ.
Tôi không quan tâm đến thi luật mà chỉ cố gắng trình bày
một chút xúc cảm và nhạc tính cảm nhận được trong bài
thơ của Lý Bạch mà thôi. Xin chân thành tạ lỗi với cụ
Lý và những người đọc các dòng này.
Lầu
Hoàng Hạc nguyên thủy được dựng lên trên một bãi sông
gần núi Xà Sơn thuộc Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc, sau được
dời đến gần đầu cầu Vũ Xương thành phố Vũ Hán. Cây
cầu Vũ Xương bắc ngang sông Trường Giang, khá đồ sộ do
người Nga xây giúp. Cầu có hai tầng, một tầng dành riêng
cho xe lửa, một tầng cho xe ô-tô, các loại xe khác và người
đi bộ. Gần bên chiếc cầu là khách sạn Holiday Inn cao ngất
và sang trọng, dành cho du khách đến xem lầu Hoàng Hạc. Phía
sau khách sạn là bến đò dùng làm nơi đưa đón du khách ngược
sông Trường Giang đi vào vùng Ba Hẻm Vực. Quả thật người
sau cũng biết chọn chỗ để làm ăn lắm, không biết họ
có nghĩ đến công lao của Thôi Hiệu nặn óc để làm thơ
giúp cho lầu Hoàng Hạc được nổi tiếng hay không ?
Lầu
Hoàng Hạc chẳng những đã thay đổi vị trí mà còn được
xây đi xây lại không biết bao nhiêu lần qua mười mấy thế
kỷ nay rồi. Ngày xưa, lầu cất bằng cây nên thường bị
cháy. Lầu mới ngày nay dùng thêm vật liệu cứng như gạch
đá, và được xây dựng vào thời nhà Thanh, cách nay một
hay hai trăm năm là nhiều. Chiếc lầu mới có trang bị thêm
cả thang máy cho du khách lớn tuổi hay những người lười
trèo cầu thang. Vé vào cửa có băng từ tính đọc bằng máy
để dễ kiểm soát từng chặng, giá 30 yuẩn (nhân dân tệ)
tức độ chừng 28 quan Pháp. Nếu dùng thang máy đi lên thì
du khách phải trả thêm 2 yuẩn ; nếu dùng thang máy trở xuống
thì rẻ hơn, chỉ phải trả thêm 1 yuẩn thôi.
Mỗi
ngày có hàng ngàn du khách từ xa đến viếng Lầu, vừa tốn
kém cho họ lại vừa mất thì giờ chờ đợi vì quá đông
người. Họ ồn ào, tấp nập, tuy nhiên họ vẫn kiên nhẫn
xếp hàng mua vé và nối đuôi nhau chờ đến lượt lên lầu.
Người xưa thì phải khổ sở xây đi xây lại không biết
bao nhiêu lần cái Lầu Hoàng Hạc, dời hết chỗ này đến
chỗ khác. Tất cả chẳng qua cũng vì một vài xúc cảm nhỏ
nhoi của thi nhân mà ra cả. Vỉ thế người ta cũng có thể
nghĩ đến cảnh một nhà sư Tây Tạng ngồi trong một hang
núi phát động lòng từ bi của mình để trải rộng ra tám
phương trời mười phương Phật, hướng vào từng sinh vật
nhỏ nhoi trên hành tinh này và tất cả chúng sinh trong không
gian vô tận, cũng biết đâu có thể mang lại một chút tác
động nào đó trong không gian mênh mộng và trong đáy tim nhỏ
bé của của nhà sư. Mọi hiện tượng chung quanh ta, thuộc
thế giới vật chất hay phi vật chất, kể cả sự sống,
xúc cảm, tư duy cho đến hành động của mỗi cá thể đều
liên đới với nhau, tác động chằng chịt với nhau, phát
hiện và biến dạng không ngừng.
Lầu
Hoàng Hạc không cao lắm, tôi quên đếm nhưng hình như có
năm tầng kể cả tầng trệt, cầu thang cũng dễ đi, người
đông chen lấn nhau. Trên tầng cao nhất, người ta có thể
nhìn thấy cây cầu do người Nga xây cất, bắc ngang sông Trường
Giang, xe cộ tấp nập trên cầu. Khói ô nhiễm của thành phố
tỏa rộng mù mịt trên sông và phố xá. Các tòa nhà chọc
trời san sát nhau trên hai bờ sông, nhiều vô kể. Phải có
một chút tâm hồn thi sĩ và nhất là phải nhắm mắt lại
mới thấy được hàng cây xanh ở bến Hán Dương và cỏ thơm
trên bãi Anh Vũ. Nếu cố gắng tưởng tượng mạnh hơn một
chút nữa thì may ra sẽ có thể thấy được cánh buồm của
Mạnh Hạo Nhiên mất hút ở chân trời trong vùng núi biếc.
Đứng
trên Lầu Hoàng Hạc, ngưởi ta chẳng thấy có gì là thật
cả. Trước mắt không phải cái quang cảnh mà Thôi Hiệu và
Lý Bạch đã thấy. Kể cả cái lầu cũng không phải cái lầu
mà Thôi Hiệu và Lý Bạch đã trèo lên để làm thơ. Chẳng
qua tôi “thấy” những chuyện xưa ở trong đầu của tôi mà
thôi, bằng cái trí tưởng tượng của mình. Cái thấy méo
mó đó chắc gì đã đúng với “cái thấy” của Thôi Hiệu
và Lý Bạch từ hơn 12 thế kỷ trước. Ấy là chưa nói đến
cái “thấy” của hai ông cũng đã bị lệch lạc vì những xúc
cảm trong lòng hai ông. Cảnh thật của Lầu Hoàng Hạc không
biết ở đâu. Quả thật khó mà tìm, có thể là không có
? Nhưng nếu không có thì làm sao lại có hai bài thơ được
truyền tụng đến ngày nay ? Vậy muốn tin là « không có »
thì trước hết phải « có » cái đã, nhưng nếu ta cho rằng
« có » thì lại sai, vì cái Lầu Hoàng Hạc là cái lầu nào
đây ? Có phải là cái lầu mà tôi đang đứng trên tầng cao
nhất để nhìn ra chiếc cầu do người Nga bắc ngang dòng Trường
Giang hay không ? Nhất định là như thế vì tôi đang đứng
trên nền gạch hoa mòn nhẵn vì vết chân của du khách trên
tầng cao nhất của Lầu Hoàng Hạc để nhìn khói mây ô nhiễn
tỏa mù trên thành phố và trên mặt nước Trường giang.
Bures-Sur-Yvette,
28.10.2001
Hoang
Phong
Xem
thêm:
Hoàng
Hạc Lâu (thơ Thôi Hiệu)
Bách
khoa toàn thư mở Wikipedia
HẠC LÂU
Hoàng
Hạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vực
đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộc
thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâu
được xem là một trong bốn tứ đại danh tháp của Trung Quốc
và là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.
Lầu
Hoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá Hoàng
Hạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ
thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến nay
suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất
lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.
Tên
gọi ” Lầu Hoàng Hạc ” bắt nguồn từ truyền thuyết dân
gian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành
tiên thường cỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiên
và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn”
để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường
Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người
đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một
tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.
Lầu
Hoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các văn
nhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), các
thi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phong
cảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.
Chinh
chiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng Hạc
Lâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâu
cắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầu
đầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trí
cũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc Hoàng
Hạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km.
Tháng
10 năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm
1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xây
lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy.
Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơi
thu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.
Xem thêm bài:
HOÀNG
HẠC LÂU XƯA VÀ NAY
Trần
Nguyên Thắng
Tích
nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử
địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng
Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch
vân thiên tải không du du
Tĩnh
xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương
thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật
mộ hương quan hà xứ thị
Yên
ba giang thượng sử nhân sầu
Thôi
Hiệu
Bài
thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu ra đời tại thành Vũ Xương
(thuộc về thành phố Vũ Hán bây giờ) vào thế kỷ 8, thời
thịnh Đường. Ngày xưa lầu Hoàng Hạc đẹp như thế nào
thì ngày nay khó mà có ai có thể hình dung ra được, nhưng
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu thì quả là một hình ảnh thật
đẹp. Đẹp đến nỗi mà dù đã trải qua hơn 1250 năm rồi
mà Hoàng Hạc lâu vẫn là một hình ảnh thần tiên dịu ngọt
kèm theo một nỗi buồn man mác trong lòng những người đọc
thơ của Thôi Hiệu, nhất là đọc qua bài thơ dịch tuyệt
vời của nhà thơ núi Tản sông Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
Hạc
vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà
đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc
vàng đi mất từ xưa.
Nghìn
năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán
Dương sông tạnh, cây bày.
Bãi
xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê
hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên
sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Tản
Đà dịch
“yên
ba giang thượng” hay “trên sông khói sóng”
trong bài thơ là ý nói về con sông Trường Giang trôi chảy
bên thành Vũ Xương. Trường Giang là con sông dài thứ ba của
thế giới và cũng là con sông dài nhất (6â,300km) của Trung
Quốc. Nguồn sông phát xuất từ cao nguyên Thanh Tạng, chảy
qua các bình nguyên Tứ Xuyên , xuyên qua ba khu vực hẻm Tam
Giáp chảy vào bình nguyên Giang Hán trước khi tuôn ra biển
Thái Bình ở cửa ngõ Thượng Hải. Về mặt kinh tế, Trường
Giang được xem như là mạch máu chính nuôi dưỡng người
dân Trung Hoa trong suốt bao nhiêu ngàn năm qua. Về mặt tinh
thần, trên con đường thiên lý của nó, Trường Giang với
một khí phách hùng vĩ của núi cộng với sự rộng lớn mênh
mông và dòng nước chảy xiết của sông đã là ý nghĩa tượng
trưng cho sức mạnh của dân tộc Trung Hoa. Về mặt văn hóa,
lịch sử và địa danh, Trường Giang còn là một con sông có
rất nhiều các danh lam thắng cảnh, tạo ra biết bao nhiêu
nguồn cảm hứng cho các thi nhân Trung Hoa qua mọi thời đại.
Và đồng thời, Trường Giang cũng là nơi làm chứng nhân lịch
sử cho mọi triều đại tranh dành ảnh hưởng thôn tính lẫn
nhau trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa.
Trường
Giang sau khi chảy xuyên qua Tam Giáp thì vào bình nguyên Giang
Hán, chi lưu Hán Thủy nhập vào sông mẹ Trường Giang. Ngã
ba sông chính là các địa danh lịch sử nổi tiếng của hơn
ngàn năm trước như Hạ Khẩu , Hán Dương, Di Lăng… Đây
cũng chính là khúc sông đã cho ngưới đời sau những di tích,
những câu chuyện thần tiên, những sự tích lưu truyền mà
người dân Trung Hoa (và ngay cả những quốc gia nào bị ảnh
hưởng văn hóa Trung Hoa) cũng đều biết đến. Động Đình
Hồ, trận thủy chiến Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốc
của Chu Du – Khổng Minh – Tào Tháo, Lầu Hoàng Hạc ..v..v.
có mấy ai mà không nghe đến.
Nói
đến Lầu Hoàng Hạc thì chúng ta đi ngược lại dòng lịch
sử mà tìm hiểu đôi chút về “thân thế” của Hoàng Hạc
Lâu.
Vào
thời cuối Đông Hán thế kỷ thứ 3, vua nhà Đông Hán nhu
nhược bị các lộng thần chèn ép. Tào Tháo lợi dụng danh
nghĩa phò vua Hán chiếm giữ phía bắc (sau là Tào Ngụy), Lưu
Bị xưng là tôn thất nhà Hán, lập ra nhà Thục Hán chiếm
giữ miền tây nam. Tôn Quyền lui về Giang Đông lập ra Đông
Ngô, xưng đế hiệu Ngô Hoàng Vũ vào năm 222. Thế Tam Quốc
phân chia từ đó, thành Kinh Châu thuộc về Đông Ngô nhưng
bị Lưu Bị mượn và giao cho Quan Vũ (Quan Vân Trường, người
em kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị và Trương Phi) trấn
giữ. Vì ỷ y và khinh thường quân tướng Đông Ngô nên Quan
Vũ thiệt mạng và để mất Kinh Châu về tay Đông Ngô. Năm
223, Tôn Quyền ra lệnh xây thành Giang Hạ (Hạ Khẩu) bên ngã
ba sông Trường Giang và Hán Thủy để đóng quân. Trong cái
thế Tam quốc thời đó, Hạ Khẩu là một thành trì chiến
lược rất quan trọng vì tam quốc đều cho rằng phe nào chiếm
được Hạ Khẩu thì phe đó sẽ chiến thắng cuộc chiến.
Vì
thế, nhằm để theo dõi binh tình, Tôn Quyền cho xây trên góc
một ngọn đồi nhỏ cạnh sông Trường Giang một tháp quan
sát bên phía tây nam của thành Giang Hạ để theo dõi binh tình.
Đứng trên tháp, người ta có thể quan sát được thuyền
bè di chuyển trên sông Hán Thủy và phía tây của Trường
Giang. Tháp quan sát này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.
Cho
đến ngày nay, không ít người đã không hiểu vì sao tháp
lại có tên là Hoàng Hạc Lâu, một cái tên có vẻ trong câu
chuyện thần tiên hơn là một cái tên dùng trong giới quân
sự. Dân tộc Trung Hoa thường có quan niệm “ Thiên Nhân hợp
nhất “ nên họ thường hay thiên về những câu chuyện thần
tiên trong bất cứ các câu chuyện lịch sử, đền đài hay
bảo tháp. Vì vậy, câu chuyện về ngọn tháp quan sát của
Đông Ngô thời Tam Quốc cũng đã được ít nhiều khoác vào
những câu chuyện thần tiên liên quan đến ngọn tháp. Người
ta có thể dựa theo một câu chuyện như mây bay quanh tháp,
thấy chim bay lượn trên ngọn cây cao hay bay vút vào bầu trời
xanh biếc. Chỉ cần các yếu tố như thế thôi thì cũng đủ
để người ta nghĩ ra một câu chuyện thần tiên về ngọn
tháp quan sát của Đông Ngô này.
Câu
chuyện thần tiên của ngọn tháp quan sát này, có lẽ phát
xuất từ thời Nam Bắc Triều, một thời đại loạn lạc
liên miên khiến con người không còn tin tưởng nhiều về
đời sống, giữa cái bình yên và chiến tranh, giữa cái sống
và cái chết, giữa cái giàu sang và nghèo đói khốn cùng.
Con người lúc đó có khuynh hướng nghiêng về các câu chuyện
thần tiên để quên đi những thực tại đau khổ. Người
ta dễ dàng lui về tìm một nơi chốn ẩn náu bình yên để
thêu dệt, tưởng tượng ra những điều mơ ước. Bên thành
Giang Hạ, Hoàng Hạc Sơn là một ngọn đồi cao tại vùng Hạ
Khẩu và vì vậy ngọn đồi này thành một nơi lý tưởng,
dễ dàng cho con người tìm về ẩn dật, lánh xa những chuyện
đời thường.
Câu
chuyện thần tiên sớm nhất được ghi nhận về Hoàng Hạc
Lâu là câu chuyện được ghi nhận trong bộ truyện Thuật
Đăng Ký. Nói về một nhân vật tên Tấn Thuật ở Giang Lăng.
Tấn Thuật đã có dịp gặp và hầu chuyện với một vị
tiên ông cỡi hạc nhưng tiên ông là ai thì lại không thấy
sách nói đến. Về sau, Tiêu Tử Hiển của nước Nam Tề (một
nước trong giai đoạn Nam Bắc triều) thì cho rằng vị tiên
đó chính là Vương Tử An, ông cỡi hạc vàng bay trên ghềnh
đá Hoàng Hạc của Hạ Khẩu. Ngồi trên lưng hạc nhìn từ
cao xuống, Tử An đã thấy được sự hiểm nghèo và hùng
vĩ của con sông Trường Giang, thấy được cái cao của ngọn
tháp Đông Ngô, thấy được cái mênh mông của bình nguyên
Giang Hạ. Đó là tiên ông Vương Tử An của thời Nam Bắc
Triều.
Đến
đời nhà Đường, thì vị tiên cỡi hạc vàng tên Vương Tử
An được biến đổi thành Phí Vĩ . Đời Đường Vĩnh Thái
nguyên niên, trong “Hoàng Hạc Lâu Ký” của Diêm Bá Lý có
trích dẫn một sự tích trong Đồ Kinh: Phí Vĩ lên tiên, cỡi
hạc vàng và đã dừng chân nghỉ trên ngọn tháp quan sát của
Đông Ngô thời Tam Quốc. Vì sự tích này mà tháp này được
đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Sách cũng ghi nhận rằng Phí Vĩ
từng được giữ chức Thừa Tướng vào cuối thời nhà Thục
Hán của thời Tam quốc. Ông mất cha mẹ từ nhỏ, được
các người thân nuôi nấng. Khi Lưu Bị lấy được Ích Châu
thì ông theo giúp Thái tử Lưu Thiện. Sau khi Lưu Thiện lên
ngôi thay vua cha Lưu Bị thì ông được thăng lên chức Thượng
Thư, rồi thì Đại Tướng quân và chức vụ cuối cùng là
Thừa Tướng. Năm Diên Hy 16 (254AD) ông bị ám sát chết. Sau
khi chết, Phí Vĩ được thăng tiên. Nguyên nhân và lý do tại
sao Phí Vĩ lại lên tiên thì không nghe nói đến và điều
này vẫn còn là một huyền thoại cho đến ngày nay.
Một
số các câu chuyện thần tiên khác về Phí Vĩ thì các câu
chuyện này cũng có đồng quan điểm như họ Diêm, nhưng lại
được thêm thắt nhiều điều hơn. Trong “Liệt tiên toàn
truyện” của Vương Thế Chinh và Uông Vân Bằng đời Minh
thì kể thêm rằng sau khi lên tiên, Phí Vĩ hay thơ thẩn đi
chu du đây đó, nhất là hay thả bộ dọc theo bờ sông Trường
Giang. Ông thường hay ghé vào một tửu lầu ở cuối đồi
Hoàng Hạc Sơn uống rượu nhưng ông không có tiền nên uống
rượu “ghi sổ”. Nhưng chủ nhân tửu lầu họ Tân vẫn
luôn vui vẻ cho ông thiếu tiền rượu mà không hề đòi. Nhiều
năm trôi qua như thế, cho đến một ngày Phí Vĩ gọi chủ
nhân họ Tân lại nói : “Tôi nợ ông tiền rượu quá nhiều
rồi. Bây giờ là lúc tôi xin trả cho ông”. Nói xong, Phí
Vĩ một tay cầm vỏ cam, gọi hạc vàng đến. Phí Vĩø cỡi
hạc vàng bay dọc theo bờ tường của tửu lầu nói vọng
theo :” mỗi khi có khách đến uống ruợu thì ông hãy vỗ
tay và hát lên thì ngay lập tức hạc vàng sẽ từ tường
hiện ra và múa theo điệu ông hát.” Nói xong Phí Vĩ bay mất!
Người
họ Tân tuy nghi ngờ về những điều Phí Vĩ nói nhưng rồi
thì vì tò mò ông ta cũng làm theo những gì mà Phí Vĩ đã
dặn. Và đúng như thế, mỗi lần họ Tân vỗ tay và hát thì
chim hạc luôn luôn hiện ra nhảy theo nhịp hát của ông. Cứ
như thế, mười năm trôi qua, chủ nhân tửu lầu họ Tân giờ
đây trở nên rất giàu có, nhưng lòng lúc nào cũng nhớ đến
Phí Vĩ. Chợt một hôm Phí Vĩ trở lại gặïp họ Tân và
hỏi rằng: “chim hạc của tôi đã trả nợ đủ tiền rượu
cho tôi chưa? “. Để cám ơn, họ Tân đã mời Phí Vĩ dùng
cơm tối, nhưng Phí Vĩ không nói gì, ông lấy ra một ống
sáo bằng ngọc và và thổi lên một tấu khúc. Chỉ trong chốc
lát, một cụm mây trắng từ trời sa xuống, hạc vàng bay
đến chỗ ông. Phí Vĩ cỡi chim hạc và bay theo vầng mây trắng
mất hút vào trời không. Chủ nhân họ Tân đóng cửa tiệm
rượu và dùng hết số tiền mình có để xây Hoàng Hạc Lâu,
để tưởng nhớ đến Phí Vĩ và hạc vàng. Từ đo,ù người
đời sau dùng câu “bạch vân hoàng hạc” để ám chỉ về
sự tích này.
Tuy
nhiên, theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong
“Dự Địa kỷ thắng” thì lại ghi nhận rằng sở dĩ tháp
quan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu là vì tháp này nằm
trên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Vào
thời cổ đại, chữ Hộc (con ngỗng trời: thiên nga) trong
ngôn ngữ cổ đại Trung Hoa cũng còn có nghĩa là Hạc, nên
về sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó,
Hoàng Hộc Sơn được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Nhưng về sau,
ngọn núi nhỏ Hoàng Hạc này có hình thù ngoằn ngèo giống
như Rắn nên đời sau đã lấy môt tên khác là Xà Sơn thay
vì gọi là Hoàng Hạc Sơn.
Thời
gian trôi qua, người ta có thể quên đi cái tên Hoàng Hạc
Sơn, nhưng tên tháp Hoàng Hạc Lâu thì đã đi vào lòng người
bất tử và trở thành một thắng cảnh, một di tích, một
huyền thoại cho đời sau. Có lẽ chỉ vì tại cái bài thơ
Hoàng Hạc Lâu của ông Thôi Hiệu mà thôi! Từ đó, cái tên
“Bạch vân Hoàng Hạc” (mây trắng hạc vàng) được dùng
như là một nghĩa bóng để người đời sau ám chỉ nói đến
thành phố Vũ Hán ngày nay.
Đến
đời nhà Minh nhà Thanh , người ta còn có thêm thắt các câu
chuyện thần tiên khác vào với sự tích đời nhà Đường.
Nhưng có lẽ chúng ta cũng chưa cần biết đến ở đây vì
dù sao thì Thôi Hiệu đã viết Hoàng hạc Lâu trong cái không
gian và thời gian là sự tích của đời nhà Đường mất rồi!
Đến
viếng cảnh Hoàng Hạc Lâu, nhìn cái nguy nga tráng lệ của
“Lầu” ngày nay thì người ta không khỏi thắc mắc nghĩ
đến “Lầu” ngày xa xưa hình dáng như thế nào! Đã gọi
là tháp quan sát, chắc hẳn ít nhất tháp cũng phải có 2 tầng.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm với thời gian và lịch sử,
Hoàng Hạc Lâu đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều
lần. Triều đại nào của Trung Hoa cũng cho xây lại Hoàng
Hạc Lâu, không hiểu có phải vì bài thơ của Thôi Hiệu hay
không? Hay vì sự tích của Hoàng Hạc Lâu, hay vì vì một điều
gì đó! Nhưng rõ ràng là dân gian Giang Hạ, người của đất
Sở ngày xưa sống không thể thiếu được Hoàng Hạc Lâu.
Không ai muốn cho Hạc vàng bay đi mất cả! Các triều đại
thời Nam Bắc Triều, nhà Đường, nhà Nguyên, thời Ngũ Đại,
nhà Minh, nhà Thanh, Cộng Sản đều cho kiến trúc lại Hoàng
Hạc Lâu.
Ngày
nay, người ta cũng cố tìm hiểu về di tích kiến trúc lầu
Hoàng Hạc từ thuở lầu mới khởi đầu từ thời Tam Quốc.
Tuy nhiên, vẫn chưa có ai biết được rõ lầu xưa được
xây cất như thế nào! Qua những tài liệu còn giữ lại, người
ta được biết Hoàng Hạc Lâu vào thời nhà Đường là môt
lầu 2 tầng, kiến trúc theo phong thái nhà Đường. Tháp được
xây ngay gần bên sông Trường Giang chứ không phải tại vị
trí như hiện nay. Từ xa nhìn tháp lầu giống như là 2 tầng
lầu chệt xếp chồng lên nhau. Mỗi tầng có mái riêng, mái
không cong lắm so với các kiến trúc về sau này. Trên tầng
hai, có lan can chung quanh để đứng ngắm nhìn trời sông. Ngồi
trên lầu, người ta có thể thưởng ngoạn được cả không
gian của thành phố Ngạc Châu (tên cũ của Vũ Hán). Hơn thế
nữa, vào đời nhà Đường, Hoàng Hạc Lâu đã được xem
như là nơi đàn hát , tiêu khiển và thưởng ngoạn phong cảnh
của tao nhân mặc khách. Chẳng vì thế mà Thôi Hiệu, Lý Bạch,
Mạnh Hạo Nhiên, Đỗ Phủ ..v..v. và không biết là bao nhiêu
thi tài đã dừng gót tại Hoàng Hạc Lâu, ngắm cảnh “bạch
vân hoàng hạc” và để lại cho đời những thi ca bất tử
. Một câu chuyện kể lại rằng khi Lý Bạch đến Hoàng Hạc
Lâu ngắm cảnh. Thấy cảnh sinh tình, nhà thơ muốn phóng tay
viết về Hoàng Hạc Lâu nhưng ông chợt thấy đã có bài thơ
Hoàng Hạc Lâu của Biện Châu Thôi Hiệu treo ở đấây. Đọc
bài thơ của Thôi Hiệu, Lý Bạch đành bái phục mà viết
rằng “nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề
thi tại thượng đầu “ (trước mắt có cảnh mà đành chịu,
vì thơ Thôi Hiệu viết trên đầu).
Nhà
Đường suy tàn để nước Trung Hoa hỗn loạn với thời kỳ
Ngũ Đại và Hoàng Hạc Lâu cũng bị tàn phá vì chiến tranh
và thời gian. Thế nhưng “Hoàng Hạc Lâu” đã là một nét
văn hóa, một cái điều gì đó mà người đời sau cảm thấy
không thể thiếu được khi nhắc đến Hán Dương, Giang Hạ
(Hạ Khẩu). Chẳng vì thế, khi nhà Tống thống nhất Trung
Hoa thì Hoàng Hạc Lâu lại được kiến trúc lại, nhưng theo
phong thái đời Tống. Tống Nhạc Phi một danh tướng thời
Nam Tống, mỗi lần trên đường đem quân lên phía bắc với
ước mơ quét sạch quân Kim để thu hồi giang sơn cho nhà Đại
Tống ( nhà Tống lúc đó bị nhà Kim đánh chiếm nên lui về
đóng đô ở Hàng Châu. Sử gọi là nhà Nam Tống), ông đều
ngừng lại ở Hoàng Hạc Lâu, và với bao nhiêu cảm khái về
nơi chốn này, ông để lại cho hậu thế một ca từ bất
tử “Mãn Giang Hồng, Đăng Hoàng Hạc Lâu hữu cảm”. Không
biết Nhạc Phi có hoài cảm với ý thơ “ Quê hương khuất
bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” của
người xưa hay không? Thế nhưng sau khi Nhạc Phi chết thì Hoàng
Hạc Lâu một lần nữa lại bị phá hủy.
Nhà
Nguyên Mông Cổ chiếm trọn và cai trị Trung Hoa gần 100 năm.
Chu Nguyên Chương khởi nghĩa thu phục Trung Hoa trở lại cho
Hán tộc, lập ra triều đại nhà Minh kéo dài gần 300 năm.
Rồi thì nhà Minh suy tàn để nhà Thanh thay thế và cũng trị
vì gần 300 năm. Bốn mùa xuân hạ thu đông luân phiên thay
nhau có cả hơn ngàn lần, Hoàng Hạc Lâu tan nát vì chiến
tranh và hỏa hoạn tất cả 12 lần và cả 12 lần đều được
cho xây dựng kiến thiết lại (không kể các lần trùng tu)
cho dù dưới bất cứ triều đại nào, vua nào. Vì thế, Hoàng
Hạc Lâu có hơn 12 kiểu kiến trúc khác nhau, từ một tháp
quan sát thời Đông Ngô trở thành Hoàng Hạc Lâu đời Đường,
Hoàng Hạc Lâu đời Tống, đời Minh, đời Thanh, cho đến
bây giờ thời Cộng Sản. Thế mới biết có những điểm
văn hóa người ta muốn quên cũng không quên được, muốn
dẹp bỏ đi cũng không dẹp bỏ được.
Từ
năm 1957, dân Vũ Hán đã có chương trình phục hồi lại Hoàng
Hạc Lâu nhưng mãi cho đến năm 1985 thì Hoàng Hạc Lâu hiện
đại mới được hoàn thành. “Lầu” bây giờ cao hơn 50m
, có 5 tầng lầu và được xây lại theo vóc dáng Lầu cũ
của đời nhà Thanh Đồng Trị. Lầu mới rộng hơn và cao
hơn lầu cũ gần 20m và có thêm 2 tầng lầu. Để tránh rủi
ro về hỏa hoạn, sườn của Lầu mới được xây bằng sắt
thép và xi măng chứ không còn bằng gỗ như ngày xưa nữa.
Lầu có thể chia ra làm 3 phần chính. Phần thứ nhất bao gồm
cách thiết kế bên trong của tầng 1, tầng này cao hơn 10m
và phần trang trí bên trong được thiết kế cho người xem
hiểu ngay được về sự tích của Hoàng Hạc Lâu. Một bức
tranh thật lớn vẽ tại ngay chính giữa điện, diễn tả về
câu chuyện thần tiên “bạch vân hoàng hạc” (mây trắng
hạc vàng) của Phí Vĩ đời nhà Đường lúc thăng tiên . Tiên
ông Phí Vĩ thổi sáo cưỡi hạc vàng bay bên trên, mây trắng
vây quanh Hoàng Hạc Lâu. Bên dưới là người họ Tân đang
đưa cao ly rượu dâng mời Phí Vĩ với sự chứng kiến của
bàng dân thiên hạ. Nhìn tranh vẽ, bấy giờ thì người ta
mới hình dung ra được câu trả lời cho câu hỏi của Thôi
Hiệu, của Tản Đà “Hạc vàng ai cỡi đi đâu. Mà đây Hoàng
Hạc riêng lầu còn trơ”.
Hạc
vàng đang ở đó! Lầu Hoàng Hạc cũng đang ở đó! Thân chúng
ta cũng đang ở đó! Tâm chúng ta cũng đang ở đó! Thôi Hiệu,
Tản Đà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Trần Trọng San cũng
đang ở đó! Cảnh xưa cảnh nay, người xưa người nay có
mất đi chút nào đâu!
Phần
hai bao gồm các tầng từ tầng 2 cho đến tầng 4. Đây là
các tầng gìn giữ lại những bài thơ, những bài từ bất
tử nói về Hoàng Hạc Lâu, những bức họa tranh nói về các
sự kiện lịch sử từ thời tam quốc, những danh nhân của
đất Sở ngày nào như Khuất Nguyên, những thi tài Lý Bạch,
Thôi Hiệu, danh tướng Tống Nhạc Phi, những kiến trúc cũ
của Hoàng Hạc Lâu đời Đường, đời Nguyên, Minh, Thanh..v..v.
được trưng bày tại đây để mọi người thưởng ngoạn.
Phần
ba bao gồm tầng 5 cũng là tầng cao nhất của Lầu. Đứng
ở đây, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bát
ngát, nhìn dòng sông Trường Giang và Hán Thủy hợp lưu lại
thành hình một chữ “Nhân” trong Hán tự . Ngẩng mặt lên
để thấy “Giang Thiên hạo hãn” (Sông trời mênh mông bát
ngát), nhìn ngang để hiểu
Nhất
Lâu tụy Tam Sở tinh thần (Một Lầu kết hợp tinh thần của
Tam Sở)
Vân
Hạc câu không hoành địch tại (Mây Hạc đều không, chỉ
còn lại tiếng sáo)
Nhị
thủy giang bách xuyên chi phái (Nước trăm sông nhỏ vào hai
sông lớn (Trường Hán))
Cổ
kim vô cùng đại giang lưu ( Xưa nay dòng đại giang chảy vô
cùng tận)
Bước
qua ranh giới của hai chữ quốc gia, văn hóa Trung Hoa quả thực
cho người ta nhiều cảm khái về suy tư , về tâm hồn thi
vị. Không có được cái cảm khái đó thì có lẽ Tản Đà
chúng ta đã không dịch ra được một bài thơ dịch tuyệt
hảo về Hoàng Hạc lâu. Ông không những vẫn giữ nguyên được
cái ý nghĩa nguyên thủy Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu mà
còn vượt qua nổi cái thâm trầm ngôn ngữ của nguyên tác
để đưa vào lòng người đọc thơ những điều nhẹ nhàng
tinh túy nhất của ngôn ngữ Việt Nam. (đọc Giảng luận về
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu của Bùi Giáng)
Nhật
mộ hương quan hà xứ thị.
Yên
ba giang thượng sử nhân sầu
“Quê
hương khuất bóng hoàng hôn
Trên
sông khói sóng cho buồn lòng ai“
Thôi
Hiệu còn, Tản Đà còn, Hoàng Hạc Lâu luôn còn hiện hữu,
bất tử bên con sông Trường Giang Hán Thủy, miền Giang Hạ
của Trung Hoa.
May
31, 2005
Mừng
sinh nhật một người.
Trần
Nguyên Thắng
(http://www.dcvonline.net/php/)
Những
bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của các tác giả khác.
Người
đi cỡi hạc từ xưa,
Đất
này Hoàng Hạc còn lưa một lầu,
Hạc
vàng đi mất từ lâu
Ngàn
năm mây trắng một màu mênh mông,
Hán
Dương cây bóng lòng sông,
Bãi
kia Anh Vũ, cỏ trông xanh rì,
Chiều
hôm lai láng lòng quê,
Khói
bay sóng vỗ, ủ ê nỗi sầu
Trần
Trọng Kim dịch
Người
xưa cưỡi hạc đã lên mây,
Lầu
Hạc còn suông với chốn này.
Một
vắng hạc vàng xa lánh hẳn;
Nghìn
năm mây bạc vẩn vơ bay.
Vàng
gieo bên Hán, ngàn cây hửng;
Xanh
ngút châu Anh, lớp cỏ dầy.
Trời
tối quê nhà đâu tá nhỉ?
Đầy
sông khói sóng gợi niềm tây.
Ngô
Tất Tố dịch
Người
xưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riêng
lầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạc
đã một đi không trở lại,
Man
mác muôn đời mây trắng bay.
Hán
Dương sông tạnh, cây in thắm;
Anh
Vũ bờ thơm, cỏ biếc dầy.
Chiều
tối, quê nhà đâu chẳng thấy;
Trên
sông khói sóng gợi buồn ai.
Trần
Trọng San dịch
Discussion about this post