. Tôi biết rất nhiều người thường nói rằng: “chẳng có cái gì
họ cả”. Bất cứ việc gì họ
).
bây giờ.
Vì vậy chánh niệm hạn chế bạn lại. Nếu bạn làm việc gì bất thiện, chánh niệm sẽ hạn chế nó.
Sự bình yên mà tôi đã kể với các bạn, sự bình yên vượt ra ngoài mọi diễn tả ấy là điều hoàn toàn có thể đạt được, một trạng thái tâm vô cùng tĩnh lặng, vô cùng an lạc. Nó vô cùng hạnh phúc. Con người ngày nay quá bận rộn và quá mệt mỏi. Nhưng hầu hết tất cả mọi người lại không biết cách làm thế nào để vượt qua sự mệt mỏi ấy.Để vượt qua sự mệt mỏi, họ xem TV và tự làm cho mình mệt mỏi hơn nữa. Cuộc sống tâm linh, nói chung, rất hữu ích và lành mạnh. Khi bạn học hỏi Phật Pháp, khi bạn thực hành thiền, bạn phát triển trí tuệ, và bởi vì điều đó, bạn biết được cái gì là hợp lý, cái gì không hợp lý, bạn biết cái gì lành mạnh, cái gì không lành mạnh.
Trong mọi trường hợp, ngay cả khi bạn ăn một cái gì đó, nếu có chánh niệm, khi ăn bạn sẽ biết loại thức ăn này có phù hợp với mình hay không, có làm cho mình khoẻ mạnh hay không. Tất cả mọi thiền sinh đều biết điều đó.Một trong những người bạn của tôi, là một thiền sinh giỏi, còn nói ngay cả trước khi ăn thức ăn đó, tôi đã biết được nó có tốt cho mình hay không. Ngay cả trước khi ăn, tâm bạn mạnh mẽ và đầy năng lực đến mức ngay cả khi ngửi mùi của thức ăn, bạn đã biết được nó không tốt, có hại cho sức khoẻ của bạn hay không.
Một người bạn của tôi, thực hành thiền đã lâu rồi, trước kia hút thuốc và uống rượu rất nhiều, lần đầu tiên đến học thiền anh ấy nói: tôi không thể bỏ rượu được, nhưng tôi muốn học thiền, có được không? Tôi nói: OK, được. Hành thiền trước đã. Thế là anh ấy bắt đầu thực hành thiền, và tôi nhắc anh ta rằng mỗi khi cơn thèm thuốc hay thèm rượu khởi lên, hãy quan sát cái thèm đó thật kỹ, đừng đầu hàng nó ngay lập tức. Hãy thong thả, không cần phải vội vàng.Hãy hứng thú với chính cái thèm ấy.Thực ra cái tâm tham, cái thèm muốn rất thú vị.Tham là một trạng thái tâm rất thú vị.Anh ấy là một người nhiệt tâm và trung thực.Mỗi khi cơn thèm thuốc, thèm rượu khởi lên, anh ấy quan sát trạng thái tâm ấy thật lâu, nhưng sau một lúc thì không thể chịu được nữa.Vì vậy tôi lại hướng dẫn cho một bài tập khác. Được, nếu anh muốn uống rượu quá, nếu anh thực sự quyết định mình nhất định phải uống, hãy uống đi, nhưng phải làm thật chánh niệm, cầm chai rượu, lấy cốc, thật chánh niệm, rót rượu ra cốc, thật chánh niệm, cầm cốc lên, thật chánh niệm, đưa lên môi, thật chánh niệm, uống một ngụm, thật chánh niệm, nhưng đừng có nuốt vội, hãy giữ nó trong miệng một lúc và xem bạn cảm thấy như thế nào. Anh ấy thử làm theo. Anh giữ ngụm rượu trong miệng và cẩn thận quan sát cái gì đang diễn ra.Miệng trở nên rất nóng.Cổ họng nóng và ngực cũng nóng bỏng. Rồi anh nuốt ngụm rượu thật chậm, và anh nói khi tôi uống rượu trong chánh niệm, tôi không thể uống được nhiều như trước kia nữa. Chỉ hớp vài hớp là tôi đã cảm thấy thoả mãn rồi và phải đổ chỗ rượu thừa vào chai cất đi.
Vì vậy chánh niệm hạn chế bạn lại.
Nếu bạn làm việc gì bất thiện, chánh niệm sẽ hạn chế nó.
Sau khi thực hành thiền chánh niệm cả một thời gian dài, có lẽ phải đến hai năm, anh ấy vẫn uống rượu nhưng rất nhiều lần nói sẽ từ bỏ rượu.Anh ấy nói điều ấy nhiều lần lắm.Tôi chuẩn bị bỏ rượu đây. Anh ta nói với vợ mình như thế nữa: anh sẽ bỏ rượu. Nhưng rồi sau đó vẫn cầm chai uống, vợ anh ta nói: Anh bảo bỏ rượu bao nhiêu lần rồi cơ mà. Thế khi nào anh mới bỏ thật đây?Sao anh nói bỏ rượu lâu rồi mà đến bây giờ anh vẫn còn uống? Và anh ta rất bực mình. Anh ta nói: “Đừng có lên mặt dạy bảo tôi, bởi vì cô cứ lên giọng dạy tôi đừng có uống, nên tôi phải uống nữa”. Vì vậy anh ta tiếp tục uống. Nhưng bởi vì có hành thiền, nên cơn thèm rượu cứ giảm dần, giảm dần và cuối cùng anh ta không muốn uống nữa. Một ngày, anh ấy nói: “Từ ngày hôm nay, tôi sẽ không uống nữa”. Và anh ấy thực sự dừng lại, không uống nữa, nhưng để thử thách mình xem lòng quyết tâm có thực sự mạnh mẽ hay không, anh vẫn giữ một chai rượu trong tủ lạnh. Chỉ như là một sự cám dỗ, để xem mình có thể thực sự cai rượu được không. Nhưng đúng là anh ấy đã bỏ hẳn rượu.Cho đến tận bây giờ, anh ấy không bao giờ uống một giọt rượu nào nữa.
Và một người phụ nữ khác tôi gặp ở Mỹ cũng thế, câu chuyện của cô ấy rất thú vị. Cô ấy nghiện ma tuý, nghiện rượu và tâm lý cũng không được ổn định lắm, cô ấy không bao giờ làm được công việc gì lâu dài, không thể hoà hợp được với mọi người. Cô ấy đến chùa, và tôi hỏi: “Tại sao cô đến chùa?” Cô ấy trả lời: “Tôi không ngủ được”. Tôi nói: OK, nếu không ngủ được thì OK, có một loại thiền cô có thể thực hành để ngủ được. Thể loại thiền đó là gì?Các bạn có biết không?Nếu thực hành loại thiền đó bạn sẽ ngủ rất ngon, và không có ác mộng…A… trước khi tôi nói hết, chắc các bạn đã đoán ra cả rồi.Thiền tâm từ, tất nhiên rồi. Khi thực hành thiền tâm từ, bạn trở nên rất dịu dàng, bạn cảm thấy bình yên, và bạn dễ ngủ, không có ác mộng, bạn thức dậy tươi mới và sảng khoái. Vì vậy tôi dạy cô ấy thiền tâm từ, rồi bảo cô ấy ngày hôm sau quay lại. Hôm sau cô ấy đến và nói: “Ngài thực hành thiền của ngài như thế nào? Tôi không thể thực hành được thiền tâm từ”. Tôi hỏi: “Tại sao cô không rải tâm từ cho chính mình? Nguyện cho tôi được hạnh phúc và bình an. Nguyện cho tôi mạnh khoẻ.Nguyện cho tôi có được tất cả những gì tốt đẹp mà tôi mong muốn.Tất cả mọi người đều thích làm như vậy”. Cô ấy nói: “Tôi không muốn nghĩ về bản thân mình, tôi ghét bản thân tôi”. Tôi hỏi: “Thế còn bố mẹ cô thì sao?”. Cô ấy trả lời: “Bố tôi chết đã lâu rồi. Ông ấy nghiện rượu và tôi căm ghét ông ấy bởi vì khi chúng tôi còn nhỏ, ông ấy không bao giờ nhìn ngó gì đến chị em chúng tôi”. “Thế còn mẹ cô thì sao?”, cô ấy nói: “Mẹ tôi cũng chẳng bao giờ quan tâm đến chúng tôi, vì vậy tôi cũng chẳng muốn nghe giọng bà ấy nữa. Khi bà ấy gọi điện thoại cho tôi, chỉ cần nghe thấy giọng bà ấy là tôi đã cúp điện thoại ngay rồi.Tôi không muốn nói chuyện với bà ấy”. Tôi hỏi: “Thế còn các thầy cô giáo của cô ở trường?”.“Chẳng có ai làm cho tôi cảm thấy tốt đẹp khi nghĩ đến cả”. “Còn bạn bè thì sao?”. Cô ấy nói: “Tôi không có bạn”.
Wow, tôi nghĩ, đây quả thực là một ca khó đây. Tôi chưa bao giờ gặp một trường hợp nào như vậy trước đây. Thế rồi tôi nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi nghe cô nói như thế. Tôi không trách cô nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe một người nói rằng không có một người nào họ có thể yêu thương như vậy”. Cô ấy lặng yên ngồi nghĩ ngợi một lát rồi nói: “À, tôi có yêu một con chó nhỏ, nó là con chó của bạn tôi”. Không phải là con chó của cô ấy, mà làcon chó của bạn cô ấy. “Khi chơi với nó, tôi cảm thấy rất hạnh phúc”. Tôi nói: “Ồ, vậy thì ít nhất cô cũng có một sinh vật để yêu thương. Vậy bây giờ hãy nghĩ đến con chó ấy và rải tâm từ cho nó”.
Yêu thương con chó hay yêu thương con người thì cũng như nhau, cùng là một trạng thái tâm.Dần dần, tôi dạy cô ấy phát triển tâm từ – tình thương và lòng nhân hậu – và cả thiền chánh niệm nữa.Tâm cô ấy đờ đẫn và buồn ngủ suốt ngày, bởi vì đã dùng quá nhiều ma tuý và rượu, rất khó để ngồi thiền.Tôi hướng dẫn cô ấy tập đi kinh hành (thiền trong tư thế đi) một cách chánh niệm, chỉ đi chân trần trên nền xi măng ráp. Cô ấy thực hành rất chăm chỉ, cố gắng rất nhiều, tập trung hết sự chú ý vào từng bước chân nhấc lên, đặt xuống, cảm nhận những cảm giác trên bàn chân. Cô ấy thực hành đêm ngày, và một ngày đến gặp tôi và nói: đêm qua tôi thức giấc lúc nửa đêm, lúc mọi người đã ngủ sâu, và đêm ấy là đêm rằm. Tôi muốn ra ngoài, vì vậy tôi bước ra và ngắm trăng. Thật đẹp. Mặt trăng sáng trong.Tôi nhìn cây cối trong rừng, bởi vì chùa ở trong một khu rừng lớn, rừng tùng. Cô ấy nói: tôi nhìn những cái cây và thấy chúng đẹp quá, chúng rất sống động, tôi có cảm giác chúng như là những sinh vật sống như con người. Tôi cảm nhận được sự bình yên của chúng.Những cái cây ấy thật bình yên.Và tôi bắt đầu đi thiền hành, cô ấy nói, tâm tôi trở nên vô cùng yên tĩnh và bình yên.Đó là lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được sự bình yên của tâm hồn.
Kể từ ngày ấy, cô ấy thực hành ngày càng tích cực hơn, sau một vài tháng cô ấy đã hoàn toàn bỏ hẳn ma tuý, rượu và mọi thứ khác. Trước đó cô ấy sử dụng rất nhiều loại ma tuý khác nhau, cần sa, heroin… Bởi vì nghiện ma tuý và rượu nên cô ấy không ăn được, người chỉ còn da bọc xương, rất nghèo, không có một xu dính túi.Sau khi bỏ rượu và ma tuý, cô ấy khoẻ mạnh trở lại, ăn được và có viết thư cho tôi.Bây giờ đã tăng được 9 kg. Cô ấy tăng cân, hạnh phúc hơn, khoẻ mạnh hơn và bắt đầu có thêm nhiều bạn bè, tìm được một công việc mới, làm kế toán, bởi vì trước kia cô ấy có bằng kế toán. Khi tôi quay lại Mỹ năm 2001, lần đầu tôi gặp cô ấy là năm 1983 và tôi rời Mỹ năm 1984, mãi đến năm 2001 tôi mới quay trở lại. Cả một thời gian 17 năm.Khi tôi đến đó, cô ấy tìm ra tôi ở đó và đến gặp, tôi thấy cô ấy và rất vui.Tôi chào cô ấy.Thầy còn nhớ con không? Tôi nói: tất nhiên là tôi nhớ cô chứ. Cô bây giờ trông thật khoẻ. Cô ấy nói: vâng, bây giờ con rất khoẻ, con chăm sóc bản thân con rất tốt. Con ăn uống tốt, hành thiền mỗi ngày, đi kinh hành mỗi ngày hai lần, một lần buổi sáng và một lần buổi tối, con có một công việc và có một ngôi nhà.
Bạn thấy đấy, cuộc đời cô ấy đã hoàn toàn thay đổi. Thiền đem lại cho cô ấy sự tự tin, sức mạnh, sự dũng cảm, quyết tâm, kiên nhẫn và kỷ luật, tất cả mọi thứ, vì vậy cô ấy có thể hoạch định cho cuộc sống và thay đổi cuộc sống của mình. Tôi rất vui khi gặp lại cô ấy.Và một điều nữa cô ấy nói là cho đến bây giờ cô ấy vẫn không hề uống rượu trở lại.Cô ấy nói thế, cô ấy rất hạnh phúc khi nói điều đó.Tôi không uống rượu nữa. Nghĩa là cô ấy cai rượu từ năm 1984 và đến tận lần cuối cùng tôi gặp cô ấy năm 2001, cô ấy không hề đụng đến một giọt rượu nào. Cô ấy trông rất khoẻ.
Một điều nữa cô ấy nói là, con có một chỗ thờ Phật nho nhỏ trong phòng làm việc.Tôi không cố cải đạo cho cô ấy thành một Phật tử.Tôi chỉ dạy cô ấy sống một cuộc đời lành mạnh, làm cho tâm cô ấy tĩnh lặng và bình yên hơn, trở thành một người hạnh phúc và một lối sống lành mạnh.Tôi chỉ giúp cô ấy làm như vậy.Nhưng sau đó, cô ấy đã phát triển tình thương và lòng kính trọng, đối với Đức Phật và cả các nhà sư. Khi gặp lại, cô ấy đảnh lễ với sự khiêm nhường thực sự, với lòng biết ơn chân thành và tôi cảm thấy rất hạnh phúc, không phải vì cô ấy đảnh lễ tôi, mà tôi cảm thấy hạnh phúc và vui mừng cho trái tim cô ấy, cho sự biết ơn, cho Giáo Pháp và Đức Phật.
Thiền tập thực sự thay đổi con người.Nó vô cùng lợi ích, nó thực sự có tác dụng.Những con người đó tôi gặp, họ không phải là Phật tử. Họ là những người theo đạo Thiên chúa. Và một số người chỉ là theo đạo Thiên chúa trên giấy tờ, không phải trên thực tế cuộc sống. Họ chẳng đi nhà thờ.Họ không đọc kinh thánh. Họ chỉ theo đạo trên giấy. Nhưng sau khi đã thực hành thiền một thời gian dài, khi họ đã nâng cao tầm mức cuộc sống của mình, họ đã có được sự hiểu biết sâu sắc về Phật Pháp, thì một cách tự nhiên, họ có đức tin vào Đức Phật. Trong tiếng Pali, nó được gọi là saddha – đức tin, tự tin. Một số người dịch ra là lòng tín ngưỡng, nhưng tôi không cho cách dịch đó là đúng. Đức tin có vẻ đúng hơn. “Sự tin tưởng” Đức Phật. Tin tưởng vào những lời dạy của Đức Phật.
Đức tin đến với tôi cũng y như vậy. Tôi sinh ra không phải là một Phật tử.Cha mẹ tôi là người Hồi giáo.Tôi đi học ở trường của đạo Thiên chúa giáo.Tôi học đạo Thiên chúa nhiều hơn là đạo Hồi của cha mẹ tôi.Nhưng sau đó, tôi đọc và nghiên cứu nhiều, tôi lại trở thành một người vô thần. Tôi tự nói với mình là tôi không thể tin được vào bất cứ tôn giáo nào, mặc dù một số giáo lý có vẻ rất hay, nhưng tôi không thể tin vào một tôn giáo nào. Tôi muốn làm một người tốt, một người thân thiện, tôi muốn được yêu thương và được tôn trọng, tôi muốn làm những việc thiện, tôi muốn giúp đỡ mọi người, và tôi nghĩ thế là đủ. Nhưng sau đó, khi đã thực hành thiền, tôi phát hiện rằngnhư thế vẫn chưa đủ. Có những sự thật và thực tại sâu sắc hơn mà con người chúng ta có thể tìm thấy, có thể chứng nghiệm, và chứng nghiệm bằng chính tâm mình sự thật và thực tại sâu sắc đó, chúng ta sẽ thực sự được tự do và giải thoát.
Tôi yêu tự do vô cùng. Một trong những lý do thúc đẩy tôi thực hành là bạn càng phát hiện ra sự thật, bạn lại càng trở nên tự do. Vì vậy, một triết gia đã từng nói: “Sự thật làm cho bạn tự do”. Một số trong các bạn hẳn đã biết điều đó, hoặc đã từng nghe đến nó.Tôi vô cùng thích điều đó. Sự thật sẽ làm cho bạn được tự do, tôi đồng ý. Tôi muốn phát hiện ra tất cả sự thật, nhiều đến mức tôi có thể làm được.
Tôi cũng phát hiện cuộc sống cứ tiếp tục trôi chảy không ngừng.Cái chết không phải là sự chấm hết của cuộc sống.Chết chỉ là sự thay đổi cách sống.Nó không phải là điểm chấm dứt.Và tôi đã gặp nhiều người có thể nhớ được kiếp trước của mình.Tôi đã từng sống với họ trong nhiều năm.Tôi đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về sự tái sinh, dùng từ tái sinh thì chuẩn xác hơn từ chuyển kiếp hoặc đầu thai.Cuộc sống cứ tiếp diễn không ngừng như vậy.Vì vậy, tôi nghĩ, mình phải hết sức cẩn thận đối với những gì mình làm mỗi ngày, bởi vì nó sẽ không biến mất, nó sẽ còn xuất hiện trở lại. Hành động tôi đang làm sẽ ảnh hưởng đến tôi ngay trong hiện tại, và nó sẽ ảnh hưởng đến tôi vào ngày mai, ngày kia, và không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến cả kiếp sống tương lai của tôi nữa. Bất cứ những gì tôi nghĩ, tôi nói, tôi làm sẽ tác động đến tôi ngay trong hiện tại và cả trong tương lai.Vì vậy, tôi phải hết sức cẩn thận.
Tôi tu tập chánh niệm ngày càng nhiều hơn, quan sát tâm mình ngày càng kỹ hơn, mỗi khi có một suy nghĩ bất thiện khởi lên, tôi hết sức chú ý sâu sát đến nó. Và chỉ cần chú ý sâu sát đến nó, tâm bất thiện đó trở nên yếu dần đi và biến mất.Chỉ cần chú ý sâu sát có thể khiến cho các trạng thái tâm bất thiện trở nên yếu đi và biến mất.Bạn không cần phải chiến đấu với nó.Đừng đánh nhau với nó.Bạn sẽ không bao giờ chiến thắng nhờ đánh nhau.Các trạng thái tâm bất thiện không sợ đánh nhau.Chúng chỉ sợ bị nhìn, bị soi xét với sự chú ý hoàn toàn.Nếu bạn nhìn bất cứ trạng thái tâm bất thiện nào, với sự chú ý hết mình, bạn sẽ thấy nó biến mất rất nhanh.Thế còn đối với các trạng thái tâm thiện thì sao.Khi bạn quan sát các trạng thái tâm thiện, nó sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn.Khi bạn chánh niệm, bạn quan sát lại tâm chánh niệm đó, nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.Nếu bạn muốn phát triển chánh niệm mạnh mẽ, hãy chú ý nhiều hơn đến chính trạng thái tâm chánh niệm ấy. Bạn phải hay biết rằng: “Bây giờ tâm đang rất chánh niệm, chánh niệm, chánh niệm, chánh niệm”. Ý thức về tâm chánh niệm của mình, nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.
Tôi đã thu được rất nhiều lợi ích từ thiền tập, và tôi cũng đã gặp và hướng dẫn, khuyến khích nhiều người thực hành thiền chánh niệm và đã chứng kiến cuộc sống của họ thay đổi như thế nào. Tôi chưa bao giờ cố cải đạo cho ai về với đạo Phật cả, nhưng khi đã học hỏi từ chính sự thực hành thiền của mình, từ sự thật – Pháp Bảo, thì một cách tự nhiên và hoàn toàn tự động, đức tin của họ vào Phật Pháp ngày càng tăng trưởng. Tôi rất thích cách đó.Thực hành tâm linh góp phần tạo nên những lối sống và thái độ sống lành mạnh, đó là điều rất rõ ràng. Khi bạn giữ gìn 5 giới, 5 giới sẽ làm cho cuộc sống của bạn lành mạnh hơn. Bạn không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu và các chất gây nghiện.Nó lành mạnh cho cả thân lẫn tâm của bạn; nó lành mạnh cho cả cộng đồng.Nếu tất cả mọi người đều giữ gìn 5 giới, thì cộng đồng đó sẽ thực sự là một cộng đồng tốt đẹp.Và bất cứ ai trưởng thành trong cộng đồng đó cũng sẽ tốt đẹp và lành mạnh. Ngày nay xã hội có quá nhiều tệ nạn, tội phạm, ma tuý, những lối sống không lành mạnh, bởi vì con người không học và hiểu được giá trị của tôn giáo, quả thật là phí hoài giá trị của giáo pháp. Họ không thực sự thực hành.
Từ rất nhiều cuốn sách mà tôi đã từng đọc, từ nhiều công trình nghiên cứu tôi đã xem, các bác sỹ đều nói rằng những tín đồ tôn giáo luôn luôn được ghi nhận là có sự mãn nguyện trong cuộc sống lớn hơn những người khác. Điều này rất chính xác.Bởi vì bạn không làm điều gì bất thiện hoặc gây hại cho chính bạn và cho người khác, bạn sẽ yêu thương chính bản thân mình hơn.Bạn có lòng tự trọng hơn.Khi bạn làm một việc xấu, và bạn biết mình đang làm việc xấu, thì bạn còn có thể tôn trọng chính mình được nữa không?Không. Vì vậy, không thể tôn trọng chính bản thân mình là một mất mát lớn, có thể đó là sự mất mát lớn nhất.
Mọi người có tôn trọng bạn hay không,
điều đó không quan trọng, nhưng nếu bạn không tự tôn trọng
bản thân mình, thì bạn sẽ mất tất cả.
Nếu bạn không tự yêu thương chính mình, bạn sẽ mất tất cả.Mọi người có yêu thương bạn hay không, điều đó không quan trọng.Một số người có thể yêu thương bạn, một số người khác lại không, điều đó là tuỳ vào tâm vào họ.
Nhưng nếu bạn không yêu thương được chính mình,
bạn sẽ mất tất cả.
Những người thực hành tâm linh luôn có được sự mãn nguyện lớn hơn trong cuộc sống, kể cả sự mãn nguyện về mặt vật chất nữa. Tôi nghe nhiều người, kể cả ngay mới đây thôi, than phiền rằng: “Ôi, chồng cô ta là một kẻ hay lăng nhăng, bồ bịch, cô ấy rất đau khổ về điều đó”. Khi một người hiểu được giá trị của Pháp, thực hành Pháp và giữ gìn 5 giới, không tà dâm (ngoại tình), thì cuộc sống gia đình sẽ không có nhiều vấn đề đau khổ như vậy.
Một điều khác nữa là sức khoẻ. Nếu bạn giữ gìn 5 giới, thực hành thiền tâm từ, thiền chánh niệm hay các thể loại thiền khác, thân và tâm của bạn sẽ cảm thấy mạnh khoẻ. Nó rất tốt cho sức khoẻ của bạn.Một điểm nữa là lòng vị tha.Người thực hành Pháp thì có tình thương, lòng từ bi lớn hơn, vì vậy họ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người.Họ sẵn lòng chia sẻ những gì mình có với người khác.Khi có người khó khăn cần giúp đỡ, họ rất vui lòng giúp.Không phải bởi vì họ phải có nghĩa vụ làm như vậy.Họ làm điều đó không phải vì nghĩa vụ.Họ sẵn lòng giúp đỡ người và hoan hỷ về điều đó.
Và lòng tự trọng, một điều vô cùng quan trọng, cũng sẽ ngày càng tăng trưởng qua những việc làm đó.Họ có nhiều tự trọng hơn những người không tôn giáo.Các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu này đã quan sát hàng ngàn người trong nhiều năm. Có khi hàng 10 năm, 20 năm, và họ thu thập tất cả dữ liệu trong kho dữ liệu, và họ phát hiện rằng những người thực hành thiền, thực hành tình thương và lòng nhân hậu, sống hạnh phúc hơn những người không thực hành.
Ở đây có rất nhiều người, các bạn đến đây bởi vì tình yêu với Pháp, các bạn trân quý Pháp, cung kính Pháp, các bạn đọc sách Phật Pháp, nghe thuyết Pháp, thực hành thiền, tụng kinh. Khi các bạn thường xuyên đến ngôi chùa này, các bạn quen biết nhau.Các bạn trở thành bạn của nhau, những người bạn đạo.Bạn đạo là những người bạn tốt nhất bởi vì các bạn đạo sẽ không bao giờ xui nhau làm điều xấu.Bạn đạo khuyến khích nhau làm việc thiện, làm những việc tốt và ích lợi.Vì vậy, các bạn có được lực hỗ trợ của nhau.Điều đó rất quan trọng. Con người cần có sự hỗ trợ và nương tựa lẫn nhau. Ngay cả khi thực hành Pháp, chúng ta cũng cần điều đó. Vì vậy, thường xuyên đến đây, và thực ra hầu hết các bạn đều là hội viên ở đây cả, các bạn có được cảm giác rằng mình thuộc về nơi này. Chúng ta thuộc về cộng đồng tu tập này. Chúng ta thuộc về nhau. Chúng ta cần nhau. Chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Do đó, chúng ta không cảm thấy lẻ loi.
Ở đây tôi có chép lại một số kết quả nghiên cứu về những người tôn giáo, tôi đọc cho các bạn nghe:
Sự mãn nguyện lớn hơn trong cuộc sống – 92%.
92% số người thực hành thiền tâm từ và thiền chánh niệm (vipassana), đã có những xác chứng rõ rệt được ghi nhận bởi các nhà quan sát. Khi được hỏi: “Bạn có mãn nguyện với cuộc sống của mình hay không?”.92% số người đã trả lời có.Vì vậy, thiền mang lại sự mãn nguyện lớn hơn trong cuộc sống – 92%.
Sự mãn nguyện lớn hơn trong cuộc sống vợ chồng – họ hài lòng hơn với cuộc sống hôn nhân, bạn sẽ không thể tin nổi điều đó. 100% ông chồng giữ 5 giới, các bà vợ cũng giữ 5 giới, chồng thương yêu vợ và vợ yêu thương chồng, ở đây tất cả đều là bạn của tôi. Tôi biết họ rất rõ.Tôi đã từng sống ở trong nhà của họ. Chúng tôi học chung trong trường đại học, chúng tôi cùng học ngành điện tử với nhau. Họ sống rất hạnh phúc.Sự mãn nguyện trong cuộc sống vợ chồng là 100%.
Sức khoẻ tốt hơn, bạn cảm thấy mạnh khoẻ, thoải mái hơn: 94%. 6% còn lại có thể là những người có bệnh tật, họ không cảm thấy khoẻ.
Lòng vị tha lớn hơn: 60%. Tôi nghĩ ít quá.Tại sao lại chỉ có 60%, tôi không biết.Người thực hành Pháp sẵn lòng giúp đỡ mọi người, nhưng chỉ có 60% thì quá ít.Dù sao đó cũng là những dữ liệu tôi lấy ra từ các công trình nghiên cứu.
Bớt sử dụng rượu – một số người không thể từ bỏ hoàn toàn, nhưng họ giảm bớt đi – 89%.
Bớt sử dụng nicotin – hút thuốc giảm 100%.Họ hút thuốc ngày càng ít hơn.Họ không còn cảm thấy thèm nữa. Thèm – đó là tâm tham. Nó giống như một nhu cầu thúc ép, bắt buộc.Giảm 100%.
Bớt sử dụng ma tuý – 100%.
Cải thiện các triệu chứng bệnh tâm lý, bao gồm cả việc điều chỉnh và chữa trị tâm lý – 93%.
Khi bạn phát triển sự bình an và tĩnh lặng ngày càng nhiều, bạn sẽ có thể điều chỉnh và đối phó với nhiều tình huống, bạn hiểu biết được hoàn cảnh một cách rõ ràng hơn để điều chỉnh và vượt qua. Tỷ lệ thành công là 93%. Rất lớn.
Giảm bớt trầm cảm – trầm cảm là một căn bệnh thật tai hại. Trầm cảm là một từ dễ sợ.Tôi bị trầm cảm từ khi còn ở tuổi niên thiếu (tuổi teen).Tôi biết điều đó.Có đôi lúc bạn muốn chết quách cho xong.Bạn ghét là mình đã sinh ra trong cõi đời này.Và có khi bạn còn hận cha mẹ mình.Tại sao cha me lại lấy nhau và sinh ra tôi làm gì?Chỉ để đem tôi đến cái thế giới đau khổ và vô nghĩa này.Nhưng khi đã thực hành Pháp và học hiểu về chân lý, bạn sẽ thấy biết ơn cha mẹ.Bây giờ tôi cảm thấy biết ơn cha mẹ tôi.Họ đã sinh tôi ra trên đời.Họ đã phải cực khổ để nuôi tôi.Giảm bớt trầm cảm – tỷ lệ thành công là 71%.
Đây là một trích đoạn tôi tìm thấy trong một cuốn sách: “Trầm cảm có lẽ là một căn bệnh tâm lý phổ biến nhất trong thời đại hiện nay”. Tôi có rất nhiều sách về căn bệnh trầm cảm.Tôi đọc và tìm hiểu về bệnh trầm cảm, tôi biết rất nhiều người bị trầm cảm và cố gắng hết mình để giúp họ.Tôi biết căn bệnh ấy kinh khủng như thế nào.Nhiều người thực sự không muốn mình còn thức dậy vào mỗi buổi sáng nữa.Họ không muốn đối mặt với một ngày nữa đang đến. Ôi chao, lại một ngày nữa! Nó là một gánh nặng đối với họ. Ngay cả chỉ là thức dậy, đánh răng rửa mặt, ngay cả chỉ là pha một cốc cà phê để uống. Theo cách nói đơn giản nhất của con người, trầm cảm là sự mất mát của tâm hồn, mất đi cái phần tốt đẹp cơ bản trong trái tim con người. Nếu không còn phần tốt đẹp đó, nhất định bạn sẽ cảm thấy trầm cảm.
Khi thực hành pháp, giữ gìn 5 giới, thực hành tâm từ, tâm bi, thiền vipassana, thiền Tứ Niệm Xứ hay thiền chánh niệm (ba tên gọi khác nhau nhưng đều chỉ một loại thiền), bạn nuôi lớn sự bình an, tĩnh lặng và hạnh phúc trong mình. Khi hạnh phúc, bình an và tĩnh lặng, bạn sẽ trở nên yêu thương hơn, rộng rãi, hào phóng hơn. Bạn cảm thấy hạnh phúc là mình đang sống.Bạn trân quý từng phút giây mình sống trên đời. Trầm cảm là một triệu chứng sanh khởi khi chúng ta không thể cảm nhận được phần tốt đẹp và sống động đó trong trái tim mình. Khi đó bạn không cảm thấy là mình đang sống tý nào. Bạn không cảm nhận được phần tốt đẹp trong tim mình. Khi hành thiền bạn sẽ cảm thấy mình là người tốt. Bạn thấy rằng, là một con người, bạn cũng có những phẩm chất tốt và những tính xấu, nhưng khi thực hành Pháp, bạn sẽ thấy các phẩm chất tốt ngày càng tăng trưởng. Bạn đang phát triển các phẩm chất tốt đẹp trong mình, trở nên từ bi, yêu thương hơn, dễ tha thứ hơn, hiểu biết hơn, hạnh phúc hơn, vui vẻ hơn và trí tuệ hơn. Tất cả mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, thậm chí tất cả những hoàn cảnh khó khăn mà bạn đã phải trải qua, cũng trở nên đầy ý nghĩa.
Là một con người, giống như các bạn, cuộc đời của tôi cũng có rất nhiều khó khăn, nhiều thăng trầm, chẳng khác gì các bạn. Nhưng thực hành Pháp đã giúp tôi rất nhiều để thấu hiểu và học hỏi được từ những khó khăn đó, và giúp tôi trở thành một con người trí tuệ hơn. Để giờ đây, khi cần phải quyết định điều gì, tôi có thể quyết định một cách trí tuệ.Tôi thong thả, không vội vàng. Mỗi khi cần phải quyết định một điều gì đó quan trọng, tôi hành thiền thật nhiều, có khi đến vài ngày, để tâm mình thực sự bình an và tĩnh lặng, rồi khi đó tôi mới quyết định. Khi đó không còn là tâm tham quyết định nữa, không phải là tâm sân quyết định, cũng không phải ghen tỵ, ngã mạn, si mê và ảo tưởng quyết định, mà là chánh niệm và trí tuệ quyết định. Vì vậy, rất hiếm khi tôi phạm sai lầm nghiêm trọng khi ra quyết định.Khi bạn thực sự tĩnh lặng, bình an, và trí tuệ thì trí tuệ đó sẽ lựa chọn trực tiếp.Không phải là bạn lựa chọn mà là trí tuệ, trí tuệ lựa chọn.Vì vậy, bạn có thể nương tựa vào nó.
Và bởi vì bạn biết mình đang trở thành một con người tốt đẹp hơn, bạn cảm thấy rất hạnh phúc về điều đó.Chánh niệm và định tâm khiến bạn cảm thấy thực sự được sống.Hãy nghĩ đến điều ngược lại mà xem.Khi một người không chánh niệm, tâm trí vô cùng tháo động, làm sao họ cảm thấy là họ đang sống được?Đối với những người nghiện ma tuý chẳng hạn.Tâm trí họ quá mê mờ, đờ đẫn; họ còn không thể biết mình đang ở đâu.Tôi đã gặp rất nhiều người như thế.Họ không ý thức được mình đang làm gì, họ không cảm thấy mình đang sống tý nào.Trí tuệ khiến bạn cảm thấy mình thực sự đang sống, rất sống động.Nhưng trước khi đạt đến trình độ ấy, thì mặc dù mới đang ở giai đoạn đầu thực hành, khi bạn có chánh niệm, bạn vẫn cảm thấy mình sống động hơn rất nhiều.
(SuTamPhap.com)
Hết
Discussion about this post