Thơ: Hoang Phong
Hôm nay đi thăm con,
Mẹ nấu cho con nồi xôi,
Xách cho con nải chuối.
Mẹ vẫn thương con như khi còn trong nôi,
Như khi con mới biết ngồi.
Quê lên hai ngày đường,
Tuy sức mẹ đã già,
Thương con, đâu quản ngại đường xa,
Thương con, như khi còn trong nôi,
Ngày tập đi, đôi chân còn vấp ngã.
Mẹ mang theo nồi xôi,
Xách cho con nải chuối.
Năm mười tám tuổi,
Con nằm xuống ở bìa rừng cao-su hẻo lánh này.
Một viên đạn nhỏ đã giết con.
Ngày xưa cha con cũng ngã xuống,
Vì một viên đạn đồng nhỏ xíu.
Những viên đạn của hận thù hay vui sướng?
Kẻ thù của con có reo mừng khi bắn trúng con?
Chắc họ được khen thưởng và được gắn huân chương?
Con đã làm gì cho kẻ khác hận thù con?
Con có thấy đau nhói khi ngã xuống ở bìa rừng cao-su này?
Con có cảm thấy viên đạn xuyên vào da thịt con và hất con ngã xuống?
Con có đau đớn lắm không trước khi con nhắm mắt?
Dù còn đau, con hãy quên đi để thức dậy với mẹ.
Hôm nay, mẹ lại nấu cho con nồi xôi,
Xách cho con nải chuối.
Mẹ vẫn thương con như khi còn trong nôi,
Như khi còn học nói,
Như cái thuở con còn rong chơi.
Này con, đường xa, chuối đã dập, xôi đã nguội,
Con hãy thức dậy với mẹ.
Con làm gì nên tội?
Để phải nằm xuống ở bìa rừng cao-su hẻo lánh này,
Ngày con mười tám tuổi.
Già nua hay lẩm cẩm,
Nghĩ đi rồi nghĩ lại,
Me thương tất cả những ai có con,
Dù cho họ có con phía bên này hay bên kia.
Dù họ giàu sang, không nghèo hèn như mẹ,
Dù họ có học, không dốt nát như mẹ,
Nhưng có lẽ tất cả đều thương con mình,
Như mẹ đã thương con, và vẫn còn thương con,
Thương như khi con còn trong nôi,
Bập bẹ khi con còn học nói.
Con hãy thức dậy với mẹ,
Mẹ nấu cho con nồi xôi,
Đem cho con nải chuối.
Đã hơn hai mưoi năm, mẹ đi thăm con,
Một nắm đất hoang ở bìa rừng cao-su hẻo lánh này.
Nếu con còn sống,
Có lẽ mẹ đã được cái diễm phúc làm bà nội.
Có lẽ mẹ hãnh diện lắm,
Khi đi hỏi vợ cho con.
Con Hai ở đầu xóm, thiệt giỏi lại dễ thương,
Chắc con còn nhớ,
Nó đã đi lấy chồng,
Và lên Sàigòn từ lâu rồi.
Sao con lại nằm đây,
Ngày con mười tám tuổi?
Con ơi,
Thương con nhớ tiếng con cười,
Tưởng như những lúc rong chơi sau hè.
Nhớ con tan chợ mẹ về,
Reo vui đón mẹ bờ đê đầu làng.
Một ngày sao ngắn ngủi,
Trời chuyển mưa sụp tối,
Mẹ ra đường đón xe.
Tóc mẹ bạc trắng,
Dạo này đau yếu luôn.
Nếu trời cho còn đủ sức,
Năm tới…,
Mẹ lại nấu cho con nồi xôi,
Xách cho con nải chuối.
Thôi mẹ về…
Saint-Rémy-Lès-Chevreuse
(Trung tâm khảo cứu của Công ty)
23.10.1998
Có những người chóng quên, quên một giai đoạn nào đó trong cuộc đời mình để tìm kiếm những lạc thú dễ dãi và rẽ tiền. Thế nhưng cũng có những người vẫn khắc khoải với một quá khứ thật nhiều mất mát. Trong số họ có những người vẫn nhớ, nhớ để hận thù, nhưng cũng có những nguời vẫn nhớ, thế nhưng nhớ để xót xa và thương yêu, nhớ để làm bùng lên trong con tim mình lòng từ bi bao la.
Thời gian trôi đi và xóa mờ tất cả, các thế hệ tiếp nối nhau, những gì của lịch sử lùi dần vào lịch sử. Thế nhưng đối với Phật giáo, nếu chúng ta nhìn vào quá khứ thì hiểu được hiện tại, nhìn vào hiện tại sẽ hé thấy tương lại. Bốn bài thơ kèm theo một hơi thở, do một cơn gió thoảng mang đi, nhắc lại một thời quá khứ trên quê hương, nhắc lại với những ai chóng quên và cả những người còn nhớ, nhắc lại với các thế hệ lớn lên từ một đống tro tàn:
– Xe lên quán dốc (diễn ngâm: Hồng vân và Phan Xuân Thi) (https://thuvienhoasen.org/a32848/xe-len-quan-doc)
– Ru con (giới thiệu: Kim Lệ – diễn ngâm: Hồng Vân) (https://thuvienhoasen.org/a32897/ru-con)
– Quê hương yên lặng (diễn ngâm: Thanh Trung – Hồng Vân) (https://thuvienhoasen.org/a32871/yen-lang)
– Đi thăm con (diễn ngâm: Hương Sen)
Đây cũng là một dịp để tỏ bày lòng biết ơn đối với các nghệ sĩ đã diễn ngâm các vần thơ trên đây, các vần thơ bơ vơ trong một thế giới câm nín, nhưng rất ồn ào. Các nghệ sĩ đã cất cao giọng ngâm và tiếng hát, với sự chân tình và tất cả tâm hồn mình, để gửi vào những ngọn gió muôn phương. Một vài vần thơ lạc lõng thật ra cũng chỉ là tiếng rả rích của một con dế mèn trong hang, hay trong một bờ có dại, tiếng ngâm và tiếng hát của các nghệ sĩ tương tự tiếng hót của con chim họa mi trên cành, giữa cánh đồng mênh mộng của yêu thương và xúc cảm.
Bures-sur-Yvette, 26.11.2019
Hoang Phong
MOTHER VISITS THE GRAVE OF HER SON
Today I come to see you
Here I bring you the offerings
A pot of steamed glutinous rice
A hand of bananas too
Now you are lying here
Oh! From the time you were sleeping peacefully in the crib
With adorable smiles and bubbly drooling on the bib
Till your first sitting attempt and on… and on…I love you….my dear
The long two day hard road trip
From our village at my old age
All the difficulties to tell but I skip
For me, you always still in the first crib stage
You fell down many times when first learning to walk
But at age eighteen, you fell down here and never stood up again
At the border of this remote rubber plantation, writhing in pain
Here enjoy the offerings while we talk
You was killed by a tiny bullet
Like your father was so previously
From a gun for simple thrill or by pure hatred
Did the shooters enjoy it victoriously ?
Did they celebrate it in burst with joy ?
Reward and medal
Why is the hatred, my short-lived little boy
They thought, in their evil intentions, you intermeddle ?
Your pain in this place was indeed excruciating
Piercing through your body, the tiny bullet knocked you down
The terrible feelings before your life completely shutdown
Put them aside and and wake up reviving
Today I bring you a hand of bananas and glutinous rice
My love for you never changed since you were a baby in crib
The time you learned to speak, and played ad lib
Like all children are so devised
Oh my son, bananas a bit bruised and glutinous rice a bit colder after 2 long travelling days
But my love for you got warmer during this journey
They killed you deliberately at this deserted rubber forest border by false accusations against your mistakes
Sit beside mom, and keep your mind at peace when your soul fully awakes
When you were at the fateful eighteen year old
Still a doting mother but with brain power level at the low threshold
I had and still have the empathy for mothers like me
For people across both sides of this terrible conflict to love each other, I make a plea
Although most mothers are richer or smarter than I and maybe we have opposite political views
They also love their children like I do
At your birth, babble and play… With time my love for you grew
And other mothers are on the same track too
Wake up by my side, I am waiting
With the usual offerings of bananas and glutinous rice for you
It has been twenty years fleeing
Long journeys to this plantation visiting you, have been in the queue
If you were still alive
I would already be a happy grandma, and much on me your lovely children would rely
Remember the nice and skillful country girl named Hai
In our neighborhood and you both already did jibe
I miss the chance to be on the groom side when you were at your age norm
Bringing some betel and areca for pre-wedding ceremony
To her parents’ house with you to ask for her hand leading soon to your matrimony
I pretty much, to traditional Vietnamese customs, like to conform
Now she already got married and left for Saigon
And you got stuck here since that brutal year, my son
I remember the sound of your joyful laughs and familiar activities in our backyards
Every evening you were waiting for me on my way back home at the village dyke for some snacks, diehard !
Meeting time with you flying so fast, its is almost nightfall
I have to go back home, alright ?
Recently, I get sick more often and my grey hair more noticeable but I still can try to visit you again, all in all
I ‘ll see you next year with glutinous rice and bananas, but now …..I am deeply sorry to say good night.
This English writing “Mother Visits The Grave of Her Son” by Thái Huy Long takes its inspiration from the poem “Đi Thăm Con” in Vietnamese language by the poet Hoang Phong
Discussion about this post