ĐẠO PHẬT VỚI VẤN ĐỀ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH
Quảng Trí
Tình
yêu và hôn nhân là chuyện thường tình của con người, nó
trở nên tốt đẹp hay không tốt đẹp là hoàn toàn tuỳ thuộc
vào người tạo dựng nó. Đức Phật không hề bác bỏ vấn
đề nam nữ yêu nhau, nhưng Ngài dạy từ lúc yêu thương đến
lúc chung sống với nhau thì phải phù hợp với các chuẩn
mực đạo đức của xã hội, phải hợp với đạo lý làm
người.
Giáo
lý của đạo Phật hướng đến mục đích giải thoát và
giác ngộ, xuất ly thế gian. Tuy nhiên, giáo lý ấy luôn đặt
trên nền tảng nhân bản, hướng đến con người và nhằm
giúp cho con người có được hạnh phúc trong cuộc sống, cho
nên những lời dạy của đức Phật không xa rời thực tiễn,
không phản lại hiện thực của xã hội.
Hơn
nữa, tín đồ theo đạo Phật phần lớn là những người
Phật tử tại gia, hàng ngũ xuất gia chỉ chiếm một số lượng
rất nhỏ. Chính vì vậy, đức Phật đã dạy những vấn đề
về hôn nhân, gia đình, và nêu lên những quan điểm của Ngài
về vấn đề ấy để giúp cho các Phật tử sống theo chánh
pháp nhưng vẫn có được hạnh phúc trong đời sống gia đình.
Có
thể nói rằng, bản chất của tình yêu và hôn nhân không
có gì xấu. Tình yêu và hôn nhân là chuyện thường tình của
con người, nó trở nên tốt đẹp hay không tốt đẹp là hoàn
toàn tuỳ thuộc vào người tạo dựng nó. Đức Phật không
hề bác bỏ vấn đề nam nữ yêu nhau, nhưng Ngài dạy từ
lúc yêu thương đến lúc chung sống với nhau thì phải phù
hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội, phải hợp
với đạo lý làm người. Người nam và người nữ sống bên
nhau phải có hạnh phúc.
Trong
kinh Đại Bảo Tích đức Phật đã nhận định rằng: “Nếu
một người đàn ông có thể tìm được một người vợ,
người phụ nữ thích hợp và hiểu biết; người phụ nữ
có thể tìm được một người đàn ông thích hợp và hiểu
biết, cả hai thực sự may mắn”.
Như
vậy là đức Phật đã không bác bỏ vấn đề hôn nhân gia
đình mà còn đề xướng hôn nhân dựa trên sự tìm hiểu
lẫn nhau, hiểu biết về nhau giữa nam và nữ, sự phù hợp
lẫn nhau giữa hai người rồi mới đi tới hôn nhân chứ không
phải là hôn nhân do sự ép buộc hoặc là vì những lý do
không chính đáng. Nếu hai người không phù hợp với nhau mà
vẫn phải chung sống với nhau thì như vậy là không may mắn
cho họ, họ sẽ rất khó có được hạnh phúc trong đời sống
hôn nhân của mình.
Hai
người thương yêu nhau và tiến đến hôn nhân là một nhân
duyên lớn. Hôn nhân này hạnh phúc hay khổ đau là phụ thuộc
vào phẩm chất đạo đức, nhân cách của đôi vợ chồng.
Trong đời sống hôn nhân có rất nhiều vấn đề nảy sinh,
có lắm chuyện phũ phàng, nằm ngoài dự tính của con người,
nếu như hai người đã trang bị sẵn sàng những đức tính
bao dung, cần mẫn, chân thành, nhẫn nại và khiêm tốn, thương
yêu và tôn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm về đời sống
của nhau thì chắc chắn cuộc hôn nhân của hai người sẽ
mãi mãi hạnh phúc.
Ngày
nay có không ít những đôi vợ chồng sống với nhau không
mấy hạnh phúc, và cũng đã có những đôi vợ chồng phải
đi đến việc ly hôn. Đấy là một thực trạng đáng buồn,
đáng được lưu tâm trong đời sống xã hội. Nếu như cuộc
hôn nhân của cha mẹ bị đau khổ và bất hạnh thì không
chỉ tội nghiệp cho chính bản thân họ mà còn tội nghiệp
cho các con của họ nữa. Đây là một trong những vấn nạn
và trở thành gánh nặng của xã hội.
Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh trong đời sống
hôn nhân. Có những cuộc hôn nhân mà hai người chưa thực
sự hiểu biết về nhau, có thể là do sự gán ép của cha
mẹ hai bên, cũng có thể là do chính bản thân hai người không
làm chủ được hành vi của mình, trong một phút nông nỗi
đã để lại hậu quả đáng tiếc nên buộc phải kết hôn
với nhau.
Có
những cuộc hôn nhân mà hai người không thực sự yêu nhau,
một trong hai người đến với người kia với ý đồ lợi
dụng người kia, khi người kia không còn giá trị lợi dụng
nữa thì tình cảm và sự quan tâm chăm sóc cũng dần dần
mất theo. Như thế thì làm sao có được hạnh phúc?
Và
cũng có những người thật sự thương yêu nhau, đến với
nhau bằng cả tấm chân tình, tuy nhiên trong đời sống hôn
nhân của họ, do nhân cách đạo đức chưa được hoàn thiện,
người này lại không biết cảm thông, chia sẻ với người
kia, không biết tự hạ mình,… dẫn đến sự bất hòa trong
gia đình.
Có
những cuộc hôn nhân thì nguyên nhân dẫn đến mất hạnh
phúc là do sự ham thích cái mới, tìm cầu cái mới, không
giữ đúng bổn phận và khuôn phép của mình, không chung thủy
với nhau. Đối với vấn đề này, trong kinh Đảnh Lễ Sáu
Phương (còn gọi là kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, Trường bộ
kinh), đức Phật có dạy: “ Nếu một người đàn ông có
vợ mà đi đến với một người phụ nữ khác ngoài hôn thú
thì điều này có thể là nguyên nhân về sự sa sút của anh
ta và chắc chắn anh ta sẽ phải đối mặt với nhiều vấn
đề khác cùng với những phiền toái”. Đối với người
phụ nữ cũng tương tự như vậy.
Ở
đây chúng ta không thấy đức Phật trực tiếp phản bác hay
lên án vấn đề một người đàn ông có nhiều vợ. Có lẽ
là do xã hội Ấn Độ thời bấy giờ cho phép người đàn
ông có thể có nhiều vợ chăng? Nhưng đức Phật đã chỉ
cho chúng ta thấy được tác hại cùng với những rắc rối
của sự không chung thủy, đồng thời không tán thán vấn
đề này, điều này được thể hiện rõ qua đoạn kệ sau
trong kinh Đảnh Lễ Sáu Phương :
“Sát sanh và trộm cắp
Nói láo, lấy vợ người
Kẻ trí không tán thán
Những hạnh nghiệp như vậy”
Bên
cạnh đó cũng có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc là
do vấn đề kinh tế. Có thể là do đôi vợ chồng đó không
có năng lực làm kinh tế, khiến cho đời sống gia đình gặp
nhiều khó khăn, thiếu thốn, cũng có thể là do người phụ
nữ trong gia đình không biết cách quản lý tài chính, không
biết hạch toán chi tiêu.
Một
khi đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn thì thường làm
cho người ta trở nên khó tính, trở nên cau có, dễ dẫn đến
bất hòa, khiến cho cuộc sống gia đình không được hạnh
phúc. Châm ngôn có câu: “Khi sự nghèo khó gõ cửa nhà bạn
thì tình yêu đội nón ra đi”. Nói như thế không có nghĩa
là người giàu sang mới có hạnh phúc, chưa hẳn như thế.
Cũng có không ít người phải rơi nước mắt khổ đau trên
cả đống tiền của. Tuy nhiên, để có được một cuộc
sống hạnh phúc thì điều kiện vật chất phải được đảm
bảo.
Hiện
nay trên khắp thế giới đang dấy lên phong trào đòi nam nữ
bình quyền, bình đẳng nam nữ, điều này là hoàn toàn phù
hợp. Song, mỗi giới có một đặc tính riêng, một khả năng
riêng, có một thiên chức riêng nên không thể hiểu sự bình
quyền, bình đẳng là nữ giới phải hoàn toàn giống như
nam giới được.
Bình
quyền và bình đẳng chỉ có thể hiểu theo một khía cạnh,
một góc độ nào đấy mà thôi. Thánh Gandhi đã từng nhận
xét rằng: “Tôi tin tưởng vào sự giáo dục đúng đắn của
người phụ nữ. Nhưng tôi thật sự tin rằng người phụ
nữ sẽ không đóng góp cho xã hội bằng cách rập khuôn hoặc
chạy đua cùng nam giới. Cô ta có thể chạy đua, nhưng cô
ta sẽ không vươn tới những hoài bão lớn lao của mình. Cô
ta có khả năng bằng một người nam bắt chước. Cô ta phải
là phần bổ sung của người đàn ông”.
Do
hiểu một cách máy móc đối với vấn đề bình quyền, bình
đẳng về giới nên một số người phụ nữ đã xem thường
bổn phận chăm lo cho chồng, cho con, bỏ bê công việc nhà,
xem những công việc ấy là những công việc thấp kém, cột
chặt người phụ nữ. Họ mãi lo những công việc làm ăn,
tham gia vào các hoạt động ngoài xã hội. Tham gia vào công
tác xã hội, lo làm kinh tế thì không có gì sai trái.
Tuy
nhiên, thiên chức của người phụ nữ là chăm lo cho đời
sống gia đình, quan tâm giáo dục con cái, thương yêu và chăm
lo cho chồng, cho con thì không thể bỏ được. Họ mãi lo đòi
quyền bình đẳng, tìm hạnh phúc trong sự bình đẳng giới
theo cách nghĩ của họ mà quên rằng, chăm lo cho chồng, cho
con cũng là một niềm hạnh phúc lớn, là một bổn phận hết
sức thiêng liêng của người phụ nữ.
Cho
dù họ có được bình đẳng giống như nam giới, làm được
những công việc như nam giới làm, nhưng thử hỏi làm sao
họ có được hạnh phúc khi chồng con không muốn trở về
nhà, không tìm được không gian ấm cúng trong gia đình, trong
những bữa cơn thân mật, trong những giờ tâm sự thân thiết,…?
Chăm
sóc và giáo dục con cái là bổn phận của cha mẹ, trong đó
người mẹ đóng vai trò quan trọng. Sự thành đạt cũng như
đức hạnh của con là một nhân tố quan trọng góp phần làm
cho gia đình hạnh phúc. Nếu con cái hư hỏng, không ra gì thì
gia đình không thể nào có được hạnh phúc.
Ngược
lại với xu hướng trên là xu hướng cam chịu và lệ thuộc
của người phụ nữ. Có một số người phụ nữ tự cho
mình là một thứ vật dụng trong tay người đàn ông, sống
chỉ để làm vừa lòng người đàn ông. Theo chiều hướng
này thì cuộc hôn nhân cũng không thể có được hạnh phúc
đích thực, có chăng chỉ là sự gượng ép, sự cam chịu.
Chìa
khóa để khắc phục vấn đề này không phải nằm trong tay
người đàn ông mà nó nằm trong tay của người phụ nữ.
Người phụ nữ phải thay đổi từ trong nếp nghĩ của mình,
phải dừng ngay ý nghĩ rằng, mình là một đồ vật được
dùng để làm thỏa mãn lòng ham muốn của người nam, để
phục vụ cho người đàn ông. Và phải sửa đổi từ cách
đi đứng, nói năng cho đến cả cách trang điểm. Phải làm
cho nét đẹp của mình được bộc lộ một cách kín đáo
mà lại duyên dáng chứ không lộ liễu, không trở thành biểu
tượng của tình dục, không khêu gợi tình dục.
Nếu
mình làm việc gì cũng nhắm đến mục đích thu hút sự chú
ý của người đàn ông, chinh phục người đàn ông bằng sức
lôi cuốn của thân thể mình thì vô tình người phụ nữ
đã tự hạ thấp mình, tự tạo nên hố sâu để vùi dập
mình.
Nhận
thấy rõ thực trạng của đời sống hôn nhân, biết rõ tâm
tánh của con người, đức Phật đã có những lời dạy rất
chí tình, chí lý để giúp cho mọi người có được một
cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Trong
kinh Tăng chi bộ, nhân một vi gia chủ có một người con gái
sắp được gả về nhà chồng, người gia chủ ấy thỉnh
đức Phật ban cho con gái của mình một vài lời khuyên và
đức Phật đã khuyên rằng:
“Cô
dâu mới về nhà chồng có thể gặp những khó khăn, vì thế
nàng dâu phải tuân thủ những nguyên tắc sống trong gia đình
nhà chồng, phải kính trọng bố mẹ chồng, phục vụ bố
mẹ chồng một cách chu đáo như là bố mẹ ruột của mình,
phải tôn trọng và kính mến những người thân và bạn hữu
bên nhà chồng, như vậy là cô dâu mới đã tạo nên một
bầu không khí an vui và hòa hợp trong gia đình chồng. Đồng
thời cần phải tìm hiểu những bản tánh của chồng, biết
rõ những hành động, tính khí của chồng và cộng sự với
chồng ở mọi lúc mọi nơi trong nhà mới của chồng. Phải
lịch sự, tử tế và biết những thu nhập của chồng, quản
lý chi tiêu một cách hợp lý”.
Đọc
qua những lời khuyên này, chúng ta cảm thấy đức Phật vô
cùng siêu việt, dù đấy là những lời nói đã được nói
ra cách đây mấy nghìn năm, mà cho đến nay và có lẽ là mãi
mãi về sau vẫn còn nguyên giá trị cho những người con gái
lúc chuẩn bị về nhà chồng. Thực hiện theo những lời khuyên
ấy thì chắc chắn người con gái tránh được những lỗi
lầm đáng tiếc có thể xảy ra và tạo được thiện cảm
đối với gia đình chồng, giúp cho người con gái cảm thấy
hạnh phúc hơn.
Đối
với đời sống vợ chồng, đức Phật đã nói rõ về vị
trí, vai trò của người chồng và người vợ trong gia đình.
Theo đức Phật, người chồng là người chủ, là trụ cột
trong gia đình để cho vợ và con nương tựa, người chồng
là tấm gương sáng soi khắp những nổi lòng uẩn khúc của
vợ. Người chồng phải luôn luôn biết thương yêu, đối
xử công bằng, đứng đắn và chăm chỉ để kiến lập gia
đình, hầu đem lại sự kính thuận và tinh tấn của người
vợ. Ảnh hưởng của người chồng đối với người vợ,
đối với công việc trong gia đình không phải là nhỏ.
Đối
với người vợ, trong gia đình họ là người đem nguồn sống
nhân từ, bác ái đượm nhuần khắp cõi lòng và thân thể
con cái, là giọt nước cam lồ để an ủi những nỗi lòng
lo lắng cho chồng, là tấm gương sách tiến chí khí cho chồng
đạt tới sự vẻ vang trên trường đời. Ảnh hưởng, giá
trị của người vợ đối với gia đình, xã hội không phải
là một sự quá thấp kém như nhiều người lầm tưởng, nếu
là người vợ hiểu biết và thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình.
Để
cho đời sống hôn nhân được hạnh phúc thì cả người vợ
và người chồng đều phải thực hiện nghiêm túc những bổn
phận và trách nhiệm của mình, giữ được mối tương hệ
tốt đẹp với nhau.
Trong
kinh Đảnh Lễ Sáu Phương đức Phật đã dạy: Chồng đối
với vợ thì phải thương yêu vợ, chung thủy với vợ, săn
sóc đời sống vật chất cho vợ, trao cho vợ quyền quản
lý những công việc trong gia đình, kính trọng gia đình vợ;
Còn vợ đối với chồng thì phải thương kính chồng, chung
thủy với chồng, quản lý gia đình tốt, siêng năng làm việc,
đối đãi thân thiện với gia đình chồng và bạn bè của
chồng.
Đấy
là những phép ứng xử rất hợp tình hợp lý, là nếp sống
đạo đức lành mạnh, là nhân tố tạo nên hạnh phúc trong
đời sống hôn nhân gia đình.
Một
trong những nguyên nhân chính của sự bất hòa trong hôn nhân
là sự nghi ngờ và mất lòng tin ở nhau. Để cho gia đình
thực sự hòa hợp, thực sự là mái ấm hạnh phúc thì cả
người chồng lẫn người vợ phải tỏ bày sự tin tưởng
lẫn nhau và cố gắng không có những điều bí mật giữa
hai người. Những điều giấu kín thường tạo nên sự nghi
ngờ, nghi ngờ dẫn đến ghen tuông, ghen tuông tạo nên hờn
giận, hờn giận tạo nên hận thù và hận thù có thể dẫn
đến sự chia lìa, làm khổ nhau và thậm chí là tàn hại lẫn
nhau.
Nếu
một cặp vợ chồng có thể chia sẻ nỗi đau khổ và niềm
vui trong đời sống hàng ngày cho nhau thì họ có thể tiếp
thêm sức sống cho nhau, đem đến hạnh phúc cho nhau và giảm
thiểu tối đa những lời than vãn, trách móc. Những vấn đề
được đem ra bàn thảo với nhau sẽ mang lại cho họ niềm
tin để sống cùng nhau trong sự hiểu biết và thương yêu
nhau.
Vợ
chồng cần có sự thoải mái với nhau khi đương đầu với
những vấn đề và những khó khăn trong cuộc sống. Những
cảm giác bất an và dao động sẽ biến mất và cuộc sống
sẽ càng có ý nghĩa hơn, hạnh phúc, thú vị hơn nếu như
cả vợ và chồng đều sẵn lòng chia sẻ gánh nặng của kẻ
nhau.
Vấn
đề giáo dục con cái cũng góp phần không nhỏ trong việc
tạo dựng hạnh phúc cho gia đình. Gia đình là tế bào của
xã hội, là trường học đầu tiên của mỗi người. Cha mẹ
là những người thầy đầu tiên của con cái. Trong đó vai
trò của người mẹ là quan trọng hơn cả. Bổn phận người
mẹ là yêu thương, chăm sóc và bảo vệ con cái với bất
cứ giá nào. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi nấng và mang lại
sự tốt lành cho con cái.
Nếu
đứa con lớn lên trở thành một công dân khỏe mạnh và hữu
ích, đó là kết quả của những nỗ lực của cha mẹ. Nếu
đứa con lớn lên trở thành một kẻ phạm pháp, bố mẹ chắc
hẳn phải chịu phần lớn trách nhiệm.
Cũng
trong kinh Đảnh Lễ Sáu Phương, khi nói về bổn phận của
cha mẹ đối với con cái, đức Phật đã dạy: “Cha mẹ phải
có bổn phận khuyên bảo con cái tránh xa điều xấu, khuyên
bảo con cái làm điều tốt, tạo cho con cái một nền giáo
dục tốt, tạo điều kiện cho chúng lập gia đình với những
người phù hợp, và trao tài sản thừa kế cho chúng vào thời
điểm thích hợp”.
Qua
những bổn phận này chúng ta thấy được phương pháp giáo
dục, chăm sóc toàn diện của cha mẹ đối với con cái mà
đức Phật đã dạy. Cha mẹ không chỉ chăm lo cho con về phương
diện vật chất mà cả phương diện tinh thần, nhân cách đạo
đức của con nữa. Chỉ có sự chăm sóc và giáo dục toàn
diện như thế mới mong giúp con trở thành những người con
ngoan, trò giỏi, người công dân tốt, hữu ích cho xã hội.
Trong
phương pháp giáo dục của mình, cha mẹ phải đem tất cả
tình thương yêu của mình đối với con để giáo dục con.
Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá chiều chuộng con. Nên nhớ
là thương yêu nhưng không chiều chuộng, thương yêu nhưng
cũng cần phải có sự nghiêm khắc, kỷ luật trong quá trình
giáo dục con. Một đứa trẻ mà bị thiếu tình thương yêu
của cha mẹ, của những người thân thì chẳng khác gì cây
xanh bị thiếu nước, không thể phát triển bình thường được.
Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải dành thời gian quan tâm,
chăm sóc và giáo dục con cái để có được một mái ấm
hạnh phúc.
Như
vậy, để có được một đời sống hôn nhân hạnh phúc quả
là không đơn giản. Mọi người cần phải chuẩn bị tâm
thế cho mình trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Bằng
trí tuệ và lòng thương yêu, đức Phật đã chỉ dạy những
vấn đề hết sức thiết thực và trọng yếu để tạo lập
một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Dù ở quốc độ nào
hay thời đại nào đi nữa, những lời dạy của đức Phật
về hôn nhân gia đình vẫn phù hợp và rất có giá trị.
Đời
sống hôn nhân hạnh phúc hay khổ đau là hoàn toàn tùy thuộc
ở mỗi người. Đức Phật đã không phản bác đời sống
hôn nhân, ngược lại còn chỉ dạy phương cách để mọi
người tìm được hạnh phúc trong đời sống hôn nhân của
mình. Muốn xây dựng cuộc hôn nhân hạnh phúc thì không thể
bỏ qua những lời dạy của đức Phật.
Những
lời dạy về hôn nhân gia đình của đức Phật mang đậm
tính nhân bản, hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã
hội, đúng theo đạo lý làm người, hướng mọi người đi
theo con đường Chân – Thiện – Mỹ. Đấy là bài học chung
cho tất cả mọi người chứ không riêng một nhóm người
nào cả.
Chúng
ta không nên để bức tường thành kiến, phân biệt chia cắt
để rồi bỏ qua những bài học giá trị, bỏ qua cơ hội
quý báu để có thể hoàn thiện bản thân, vun đắp cho hạnh
phúc của cuộc sống. Đem tất cả năng lực và tâm hồn của
mình để xây dựng gia đình, tạo lập cuộc hôn nhân hạnh
phúc, đem đến hạnh phúc cho những người thân yêu của mình
trong đời sống hàng ngày cũng có nghĩa là mình đã làm những
việc tốt, mình đã tu tập.
Bạn
đừng nghĩ rằng tu tập là phải làm những gì lớn lao, vĩ
đại. Sống và hành động theo đúng đạo lý làm người,
hợp với những chuẩn mực đạo đức trong xã hội, đem đến
an vui và hạnh phúc cho mình và người tức là bạn đang tu
tập, đang sống theo con đường hiền thiện đấy bạn ạ!.
Quảng
Trí
Discussion about this post