PHẬT GIÁO TRANH ĐẤU
Quốc Oai Thanh Thương Hoàng biên soạn
Nhà xuất bản Hưng Đạo San Jose, CA 95151 2012
Lời Ban Biên Tập:
Nhân dịp lễ Phật Đản PL. 2556 DL. 2012, chúng tôi đặc biệt giới thiệu cuốn “PHẬT GIÁO TRANH ĐẤU” bị bỏ quên và lưu lạc 49 năm, nay đã được đoàn tụ cùng tác gỉa, Quốc Oai, một bút hiệu của nhà văn, nhà báo Thanh Thương Hoàng tại Hoa Kỳ. Sách được nhà xuất bản HƯNG ĐẠO ấn hành năm 2012 nhằm mục đích phổ biến những tài liệu và hình ảnh có giá trị lịch sử trong cuộc tranh đấu của Phật giáo bắt đầu từ lễ Phật Đản 8-5-1963 đến tháng 11 năm 1963 của thế kỷ trước.
Trước hết xin mời quý độc gỉa xem phần giới thiệu của nhà văn Đào Văn Bình:
(Bắt đầu trích:)
Đây là “Tập tài liệu và hình ảnh trong vụ Phật Giáo tranh đấu từ
Tháng 5 tới Tháng 11 năm 1963”(*) của tác giả Quốc Oai do nhà xuất bản Tân Sanh
số 12 Bùi Viện, Sài Gòn, điện thoại 22.641 phát hành chỉ ít tháng sau khi chế
độ độc tài gia đình trị của Ô. Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
Quốc Oai là bút hiệu lúc bấy giờ của nhà báo Thanh Thương Hoàng đã từng đảm
nhiệm các chức vụ: Chủ Bút tờ Phim Kịch (1963), Tổng Thư Ký nhật báo Chính Luận
(1964-1965), Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả (1965).
Quốc Oai chính là tên người con trai thứ tư của ông vừa chào
đời. Tác giả có nhắc lại cuốn sách này trong phần giới thiệu các tác phẩm đã xuất
bản tại Hoa Kỳ nơi tuyển tập truyện ngắn Cõi Đời Cõi Người
(2011).
Theo nhà văn Thanh Thương Hoàng thì lịch sử báo chí Miền Nam, từ trước
tới giờ chưa có cuốn sách nào bán chạy đến như vậy. Sách vừa ra lò đã bán hết
ngay 3000 cuốn, tái bản lần thứ nhất hết ngay 5000 cuốn và in lần thứ ba 10,000
cuốn cũng hết bay.
Là ký giả, ông có cơ hội thu thập các tài liệu, hình ảnh từ
phía chính quyền, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo,
ký giả ngoại quốc, bản tin của các hãng thông tấn, các đoàn thể thanh niên,
sinh viên và cá nhân tranh đấu thường gửi tài liệu tới báo chí để nhờ phổ biến.
Đây là cuốn sách tổng hợp các tài liệu và hình ảnh xác thực, chứ không phải
cuốn hồi ký phản ảnh chủ quan, thương ghét cá nhân.
Vào những ngày đầu của biến cố 30-4-75, tác giả tiên liệu
những sách xuất bản ở Miền Nam thế nào cũng bị đem ra đốt hết cho nên nhân có bà
chị từ Hà Nội vào thăm, tác giả đã gửi gấm cuốn sách này.
Chính vì thế mà hơn 47 năm, tức gần nửa thế kỷ, cuốn sách
vẫn sống sót và ngày hôm nay được nhắc tới như “Một Cuốn Sách Bị Bỏ Quên”.
Sau đó tác giả, theo quân-cán-chính, văn nghệ sĩ, đảng phái VNCH trình diện
“học tập cải tạo” và bị giam giữ 10 năm.
Phóng thích năm 1985, Thanh Thương Hoàng được Văn Bút Quốc
Tế cũng như Văn Bút Việt Nam
Hải Ngoại gửi cho ít tiền để sinh sống. Nhưng chính vì thế mà ông bị Bộ Nội Vụ
nghi ngờ ông là nhân vật quan trọng, nên không cho xuất cảnh sang Hoa Kỳ theo
chương trình tạm gọi là HO.
Sau nhờ sự can thiệp của Ô. Robert L. Funseth cựu Phụ Tá Thứ
Trưởng Hoa Kỳ- người cùng ký thỏa hiệp cho phép “Định Cư Tù Cải Tạo” với Thứ Trưởng
Phạm Quang Cơ…mà năm 1999 ông được ra đi…như thế là rất trễ.
Ra tới hải ngoại, dù tuổi đã cao, năm nay đã hơn 80, Thanh
Thương Hoàng vẫn theo đuổi nghiệp văn chương và viết rất khỏe. Ông đã cho ra đời
tuần báo Đời ở San Jose.
Nhưng vì thiếu quảng cáo nên báo phải đóng cửa vĩnh viễn. Riêng tại hải ngoại
ông đã xuất bản các tác phẩm:
-Tập truyện Tiến Sĩ Lê Mai (1999)
-Người Mỹ Cô Đơn (tiểu thuyết Anh Ngữ năm 2000)
-Tập truyện Những Nỗi Đau Đời (2001)
-Tập Truyện Ông Tướng Tỵ Nạn (2005)
-Tập Truyện Dòng Suối (2009)
-Tuyển tập truyện ngắn Cõi Đời, Cõi Người (2011).
Là bạn viết văn, bạn vong niên, thấy tôi thỉnh thoảng có
viết bài giới thiệu sách, tác giả hứa tặng một một bản sao của cuốn Phật Giáo Tranh
Đấu. Có lẽ cũng phải mất gần hai năm, sau khi cho con về Hà Nội chụp lại…và
ngày hôm nay cuốn sách đến tay tôi. Sách dày 245 trang bao gồm 8 Phần và Kết
Luận….
Phần Thứ I: Tiêu Diệt Phật Giáo
Phần Thứ II: Cuộc Tranh Đấu Phát Khởi tại Huế
Phần Thứ III: Ngọn Lửa Thích Quảng Đức
Phần Thứ IV: Giai Đoạn Tranh Đấu Quyết Liệt
Phần Thứ V: Tranh đấu thực thi Thông Cáo Chung
Phần Thứ VI: Sáu ngọn lửa bi hùng tiếp nối ngọn lửa Thích Quảng Đức
Phần Thứ VII: Giai đoạn chót cuộc đàn áp Phật Giáo
Phần Thứ VIII: Dư luận thế giới
Phần Kết Luận:
Không dông dài, trong phần kết luận, tác giả đã kết thúc ngắn gọn như sau:
“Cuộc tranh đấu thần thánh của Phật Giáo Việt Nam đã góp một phần không nhỏ vào cuộc Cách Mạng ngày 1/11/1963 của Quân Đội VNCH lật đổ cường quyền họ Ngô. Phật Giáo đã tô đậm nét vàng son hào hùng vào lịch sử dân tộc.
Phật Giáo đã nói lên tiếng nói bất khuất của dân tộc trước cường quyền. Việc bảy tăng ni châm lửa tự thiêu để tranh đấu cho sự sồng còn của Phật Giáo Việt Nam đã khiến cho cả thế giới cúi đầu kính phục sự hy sinh cao cả, sự can đảm phi thường của người Việt nói chung và Phật Giáo nói riêng.
Ánh sáng của đạo Từ Bi đã khuất phục được cường quyền, đó là bài học vô cùng quý báu để loài người từ nay về sau lấy đó làm gương.
Cuộc tranh đấu của Phật Giáo từ ngày 8/5/1963 tới ngày 1/11/1963 đã mở kỷ nguyên mới cho Phật Giáo Việt Nam: Kỷ nguyên của tranh đấu bất bạo động mà chiến thắng được cường quyền.”
Tới đây tôi nghĩ cần ghi thêm mấy câu để cho đúng với những gì mà tác giả đã ghi lại trong cuốn sử liệu này: Ngô Đình Diệm được liêt kê trong cuốn History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (100 Bạo Chúa và Các Nhà Độc Tài Gian Ác Nhất Trong Lịch Sử) của Nigel Cawthorne do Barnes & Noble xb năm 2006. Nigel đã luận tội Ngô Đình Diệm nơi trang 167 ”He sought to prove anti-Communist credentials by brutal repression” (Ông ta tạo thành tích chống Cộng bằng đàn áp dã man.” Và nơi trang 168 “Meanwhile he ruthlessly repressed political dissenters and religious factions, and installed member of his familiy in important jobs (Trong khi đó ông ta đàn áp không nương tay các nhà đối lập chính trị và tôn giáo đồng thời đưa gia đình nắm giữ những chức vụ quan trọng.”
Theo tôi mỗi gia đình chúng ta nên có tập sách này để thế hệ mai sau biết Phật giáo của đất nước Việt Nam trải qua bao sóng gió bão bùng nhưng Đoá Sen vẫn nở rộ và tỏa hương thơm ngát khắp không gian, thời gian.
Đào Văn Bình
(San Jose tháng 8, 2011)
(Hết trích)
Ban Biên Tập Website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm ơn nhà văn Thanh Huy, bạn của tác giả đã gửi tặng cuốn sách quý này và xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả. Quý vị muốn thỉnh mua sách xin liên lạc với nhà văn Thanh Huy Email: thanhhuy1940@yahoo.com hay Phone: (714) 515-0646 |
Discussion about this post