
CUỘC
ĐỜI HUYỀN BÍ
CỦA THIỀN
SƯ CÓ TRÁI TIM BẤT HOẠI
Phạm
Ngọc Dương
Trái
tim bất hoại của thiền sư Thích Quảng Đức cũng kỳ lạ,
đặc biệt và nhiều bí ẩn không kém gì các vị thiền sư
để lại nhục thân bất hoại từ mấy trăm năm nay.
Sau
khi VTC News đăng loạt bài về những nhục thân kỳ lạ của
các vị thiền sư, đã nhận được nhiều quan tâm của độc
giả. Có độc giả ở miền Nam đã điện thoại đề nghị
VTC News tiếp tục tìm hiểu viết bài về thiền sư Thích Quảng
Đức, người sau khi tự thiêu đã để lại một trái tim bất
hoại. Chuyện này cũng kỳ lạ, đặc biệt và nhiều bí ẩn
không kém gì các vị thiền sư ngoài Bắc để lại nhục thân
bất hoại từ mấy trăm năm nay.
Đáp
ứp mong mỏi được thông tin toàn diện và bổ ích của độc
giả, PV VTC News tiếp tục tìm hiểu viết bài về cuộc đời
kỳ lạ cũng như trái tim huyền bí diệu kỳ của thiền sư
Thích Quảng Đức.
Tháp
mộ thiền sư Thích Quảng Đức tại ngã tư Nguyễn Đình Chiểu
và Cách Mạng Tháng Tám, nơi ông tự thiêu xác.
Con
đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám (TP Hồ
Chí Minh) lúc nào cũng nườm nượp người xe. Thế nhưng, khi
đi qua ngã tư, nơi giao cắt của hai con đường này, người
dân thành phố mang tên Bác đều ngoái nhìn tháp mộ với lòng
thành kính sâu sắc.
Tháp
mộ ấy im lìm dưới tán những cây đại trổ hoa tím ngắt.
Tháp mộ đứng đó đầy bí ẩn. Không có nhục thân nào trong
am tháp, bởi thân xác thiền sư Thích Quảng Đức đã biến
thành tro. Chỉ có trái tim của người vẫn còn tồn tại,
nhưng vì nó quá đặc biệt, là biểu tượng của giới tu
hành.

Chùa
Quán Thế Âm, nơi dừng chân cuối cùng của thiền sư Thích
Quảng Đức.
Chắp
tay trước am tháp, mùi hoa đại ngát hương, trong tôi chợt
vang lên mấy lời di bút trước khi thiêu xác của vị thiền
sư đặc biệt: “Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình/ Làm đèn
soi sáng nẻo vô minh/ Khói thơm cảnh tỉnh bao người ác/ Thần
thức nương về giúp sinh linh”.
Chính
tại ngã tư giữa hai con phố này, thiền sư Thích Quảng Đức
đã đi vào lịch sử Việt Nam một cách đặc biệt. Ngài đã
châm lửa tự thiêu thân xác, hy sinh thân mình để phản đối
chiến tranh, giết chóc.
Nhắc
đến tên ông, không mấy ai là không rưng rưng vì hành động
đặc biệt ấy. Nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ cuộc đời
tu hành đầy huyền thoại của ông và những bí ẩn quanh trái
tim đốt không cháy.
Chánh
điện rộng lớn của chùa Quán Thế Âm.
Ngôi
tháp nằm giữa TP Hồ Chí Minh đó nhiều người biết, con
đường mang tên Thích Quảng Đức (quận Phú Nhuận) cũng nhiều
người đi qua, nhưng ngôi chùa mang tên Quán Thế Âm, nơi tu
hành cuối cùng của thiền sư Thích Quảng Đức thì không
nhiều người biết.
Bước
vào chùa Quán Thế Âm, tôi thật bất ngờ và mang nhiều cảm
xúc khác nhau. Đó không phải là lều gianh mái cỏ, nơi thiền
sư Thích Quảng Đức sống những ngày nhàn hạ, hòa mình với
thiên nhiên, với cõi thiên để giữ chân tâm thanh tịnh.
Quán
Thế Âm là ngôi chùa được xây mới, rất hoành tráng, với
một chánh điện rộng có những chiếc cột bêtông mà rồng
uốn hồ ngồi.
Phía
trong chùa còn có một ngọn núi dựng bằng bêtông, có hang
động ngóc ngách như thật. Du khách tới đây có thể tưởng
tượng ra cảnh ngày ngày sư vãi lên núi tu thiền, hòa tâm
trí với trời đất.
Tháp
lửa Từ Bi trong chùa khiến khách viếng chùa choáng váng vì
nó cao tới 28m. Tượng Quán Thế Âm được tạc bằng đá
hồng hoa cương, có 11 mặt, nặng 5 tấn, cũng rất đẹp. Nhưng
thứ mà người viếng ngôi chùa này đều khao khát tận mắt
là trái tim bất diệt của thiền sư Thích Quảng Đức thì
lại không thấy đâu.
Tôi
ngồi cả buổi thả hồn theo tiếng mõ của một sư thầy
trong động nhân tạo An Lạc Sơn. Tiếng mõ dứt, sư thầy
ngồi kể cho tôi nghe về vị Tỳ kheo nổi tiếng. Ngoài kia,
tiếng kinh kệ vang lên đều đều vọng vào tận hang động
An Lạc Sơn…
Gian
thờ thiền sư Thích Quảng Đức.
Năm
1897, làng Hội Khánh (Vạn Ninh, Khánh Hòa) đón một sinh linh
chào đời. Thân phụ Lâm Hữu Ứng và thân mẫu Nguyễn Thị
Nương đặt tên cho cậu bé là Lâm Văn Tức.
Dù
bé xíu, song cậu bé Lâm Văn Tức đã biểu lộ sự thông minh
đặc biệt. Mắt sáng, tai to và một khuôn mặt đặc chất
Phật. Do đó, năm lên 7 tuổi, bố mẹ cho đi theo hòa thượng
Thích Hoằng Thâm, trụ trì tại ngôi chùa trong làng.
Sư
Thích Hoằng Thâm yêu quý cậu bé thông minh, đĩnh đạc nên
đổi tên theo họ của ông là Nguyễn Văn Khiết. Cậu bé Khiết
có pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hành Pháp. Toàn bộ trí tuệ
uyên thâm, hòa thượng Thích Hoằng Thâm truyền cả cho người
đệ tử của mình.
“Đệ
tử hôm nay nguyện đốt mình/ Làm đèn soi sáng nẻo vô minh”
(Ảnh chụp lại từ chùa Quán Thế Âm).
Tròn
20 tuổi, sư Thị Thủy thọ giới Tỳ kheo, phát nguyện tịnh
tu rồi chấm dứt mọi liên lạc với thế giới để lên một
ngọn núi ở Ninh Hòa. Ông muốn tu tập theo đường lối của
Phật giáo nguyên thủy, không màng đến mọi sự đời để
đạt được thành quả sớm nhất.
Tuy
nhiên, sau 3 năm tu tập, nhà sư đã rời núi đi khất thực
khắp nơi để hoằng pháp, gieo duyên lành cho chúng sinh.
Hòa
thượng Thị Thủy cứ khất thực từ Khánh Hòa vào Nam, gặp
ngôi chùa nào hoang phế, hoặc không có sư trụ trì, thì ông
dừng lại. Trên đường hoằng pháp, ông đã bỏ công sức
xây dựng, tu bổ tộng cộng 14 ngôi chùa mà ông gặp khi đi
qua.
Phạm
Ngọc Dương
(vtc.vn)
Discussion about this post