CƯ SĨ BÀNG
LONG UẨN
Tâm
Thái
Cư
Sĩ Phật Giáo
Hàng
ngũ phật tử thường được chia là phật tử tại gia và
phật tử xuất gia. Các phật tử tại gia thường được gọi
là cư sĩ. Trong lịch sử đạo Phật có ghi lại chuyện một
số các vị cư sĩ nổi tiếng, tuy các vị ấy không xuất
gia nhưng về phương diện tu hành, thấu hiểu đạo lý thì
không thua kém gì các vị đã xuất gia. Có nhiều vị cư sĩ
nổi tiếng nhưng bài này chỉ xin nhắc đến ông Duy Ma Cật,
bà hoàng hậu Thắng Man, cư sĩ Huệ Năng lúc chưa xuất gia
và sau đó đến gia đình ông Bàng Uẩn.
Duy
Ma Cật
Người
nổi tiếng nhất là cư sĩ Duy Ma Cật, cũng có khi được gọi
là Tịnh Danh, một vị trưởng giả, cùng thời với đức
Phật Thích Ca, được ghi lại trong kinh Duy Ma Cật. Kinh này
kể: vì nhân thấy cư sĩ Duy Ma Cật có bệnh, đức Phật chỉ
định một số các đại đệ tử như Xá Lợi Phất, Mửc
Kiền Liên, Đại Ca Diếp, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na … cùng một
số các vị Bồ Tát như Bồ Tát Di Lặc, Đồng Tử Quang Nghiêm,
Bồ Tát Trì Thế … đi thăm cư sĩ, nhưng mỗi vị đều lần
lượt từ chối, vì trước đó, mỗi vị đều đã có dịp
gặp cư sĩ, và trong khi đối đáp các vị thấy cư sĩ Duy
Ma Cật đã đạt tới trình độ giác ngộ cao hơn mình nhiều
vì đã chỉ rạ cho từng người những sự thiếu sót trên
con đường tu tập. Sau khi các vị nói trên đã từ chối thì
sau cùng có Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, người thường được
coi như tượng trưng cho trí căn bản, trí vô phân biệt, bậc
thượng thủ đại trí trong hàng Bồ Tát, mới dám nhận trách
nhiệm đi thăm cư sĩ Duy Ma Cật. Phần chính của kinh là phần
đối thoại giữa hai vị đó. Những câu đối đáp rất là
thâm cao và cho chúng ta hiểu ý chính của kinh là khi nào Tâm
tịnh thì độ tịnh. Kinh cũng còn chỉ rạ là đâu cũng là
đạo tràng, ở đâu cũng tu được, dù là ở nhà, chợ, ngay
trong những hoàn cảnh đối nghịch, không thuận tiện, cho
nên những phật tử tại gia cũng vẫn có nhiệm vử tu tập,
và vẫn có thể đắc đạo quả.
Phu
nhân Thắng Man
Ngoài
kinh Duy Ma Cật mà số đông chúng ta biết đến, còn có kinh
Thắng Man cũng nói về sự thâm hiểu pháp môn của một cư
sĩ, và đặc biệt là một nữ cư sĩ. Đó là phu nhân Thắng
Man, con gái của vua Ba Tư Nặc, sống cùng thời với đức
Phật. Kinh kể rằng sau khi bà trình bầy với đức Phật về
những sự hiểu biết của bà về thâm lý của Phật pháp
thì được đức Phật ngợi khen là “ngươi đối với Phật
pháp thâm sâu”. Ý chính của kinh là giảng về Như Lai Tạng,
nhưng nhờ đó cũng biểu hiện được tinh thần của Đại
Thừa về sự bình đẳng trong việc hành đạo chứng đắc
giữa xuất gia và tại gia, giữa nam và nữ.
Cư
sĩ Thiền Tông
Sau
đây là chuyện về các cư sĩ của Thiền tông. Nhưng trước
khi nói về các vị đó thì cũng nên nói rạ về Thiền tông
vì danh từ Thiền thường được dùng để chỉ rất nhiều
đường lối tu tập khác nhau nên đã đem lại nhiều sự hiểu
lầm. Ngoại đạo cũng có nhiều môn Thiền, và ngay trong đạo
Phật cũng có những môn Thiền khác nhau. Chữ Thiền trong bài
này chỉ nói về môn Thiền Tông, là môn Thiền được truyền
từ đức Phật xuống các Tổ Sư, theo một đường lối tu
tập riêng biệt, khác hẳn những môn Thiền của Nguyên Thủy
(Tiểu Thừa), tu theo nhân vô ngã, và Đại Thừa, coi ngã, pháp
đều không. Theo nhiều tác phẩm thì Thiền Tông còn có nhiều
tên khác như: Như Lai Tối Thượng Thiền, Như Lai Thanh Tịnh
Thiền, Chân Như Tam Muội, Đạt Ma Thiền, Tổ Sư Thiền …
Nói vắn tắt thì Thiền Tông bao gồm trong hai câu : “Trực
chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”, tức là chỉ thẳng
tâm người, thấy tánh thành Phật.
Cư
sĩ Huệ Năng
Trước
hết nên nhắc về chuyện một cư sĩ Thiền Tông đặc biệt,
vì vị đó tuy sau này có xuất gia nhưng khi còn là cư sĩ vị
ấy đã đắc đạo và được truyền ngôi Tổ Sư Thiền. Đó
là chuyện Lục Tổ Huệ Năng (638-713) (tên Trung Hoa: Hui Neng,
tên Nhật: Eno). Khi ngài đến xin làm đệ tử với Ngũ Tổ
Hoàng Nhẫn thì được giao cho nhiệm vụ là bổ củi, giã
gạo. Suốt hơn 8 tháng trời tại chùa, chưa được thọ giới
nên ngài chỉ làm có công việc đó, không được bước chân
tới nhà trên, tức nơi các tăng tu tập. Hơn năm trăm tăng
tại chùa chẳng ai để ý tới người cư sĩ ốm yếu siêng
năng giã gạo. Riêng Ngũ Tổ sau mấy câu đối đáp khi Huệ
Năng tới xin làm đệ tử đã sớm biết người cư sĩ đó
đã có những tri kiến khác thường. Sau đó vì có ý định
kiếm người để truyền y pháp cho làm Tổ thứ sáu nên ngài
yêu cầu đệ tử nếu người nào thấy mình đã hiểu đạo
thì làm bài kệ trình lên để ngài xét trình độ. Trên năm
trăm tăng tại chùa chỉ có thầy giảng pháp là Thượng Tọa
Thần Tú mới dám trình bài kệ, mà trình một cách kín đáo
(coi Kinh Pháp Bảo Đàn). Sau đó thì Huệ Năng cũng trình một
bài kệ 4 câu. Ngũ Tổ đọc bài kệ đó thấy ngay là người
cư sĩ đó hơn ông giáo thọ rất nhiều nên đã hẹn riêng
gặp và đem kinh Kim Cang ra giảng. Khi thấy Huệ Năng đã đại
ngộ, Ngũ Tổ mới nói rằng : “Chẳng biết bổn tâm, học
pháp vô ích, nếu biết được bổn tâm mình, thấy được
bổn tánh mình, tức gọi Trượng Phu, là thầy của Trời,
Người, là Phật ” và truyền y bát và trao cho nhiệm vụ
làm vị Tổ thứ sáu của Thiền Tông tại Trung Hoa. Sau khi
nhận y bát và sống ẩn danh được 15 năm, Huệ Năng gặp
ngài Ấn Tông tại chùa Pháp Tánh. Sau cuộc đối thoại, ngài
Ấn Tông đã kính phục và xuống tóc cho Huệ Năng và tôn
thờ Huệ Năng làm thầy. Tới lúc đó cư sĩ Huệ Năng mới
chính thức thọ giới cụ túc. Trong lịch sử Thiền Tông thì
Tổ Huệ Năng giữ một vai trò tối quan trọng vì đã đặt
ra một nền móng vững chắc cho Thiền Tông. Điểm đáng lưu
ý là khi còn là cư sĩ mà Huệ Năng đã ngộ và được chấp
nhận làm tổ, cho nên chúng ta thấy rằng việc ngộ đạo
hay không, không nhất thiết phải là có xuất gia rồi mới
ngộ đạo được. Ngoài ra còn nhiều các cư sĩ Thiền khác
nổi tiếng, nhưng trong bài này xin ngưng nơi đây và nói về
cư sĩ Bàng Uẩn.
Cư
sĩ Bàng Uẩn
Tiểu
sử :
Ông
Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P’ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của
R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương,
Trung Hoa, tự là Đạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và
chết năm 808. Ông sống tại Hành Dương với vợ và hai con:
một trai tên Kenh-huo, một gái tên Linh Chiếu (Ling-Chao). Tất
cả gia đình tu theo Thiền Tông, và đều được coi như đã
ngộ đạo hết. Sau khi đốn ngộ, ông về nhà lấy thuyền
chở của cải đem đổ xuống sông, căn nhà thì cúng dường
để xây chùa. ông cất một thất nhỏ để tu ở. Cô Linh
Chiếu thường theo hầu hạ, chuyên việc chẻ tre bện sáo
bán để nuôi cha. Người con trai thì lo việc trồng trọt để
nuôi mẹ. Ông Bàng Uẩn thường đi nhiều nơi để tham vấn
các vị thiền sư nổi danh thời đó. Theo Thiền Tông thì việc
đi tham vấn là phương pháp cần thiết để học hỏi và trao
đổi những kinh nghiệm tu tập, các thầy còn khuyến khích
trò của mình phải đi tham vấn, chứ không có ngăn cản. Ông
Bàng Uẩn đã gặp nhiều Thiền Sư nổi tiếng như Thạch Đầu,
Mã Tổ, Đơn Hà và đều được các vị ấy coi như ông đã
chứng đắc. Khi gặp Thạch Đầu, Ông được coi như đã giải
ngộ, nhưng sau đó được gặp Mã Tổ thì ông mới thiệt
triệt ngộ và ở lại với Mã Tổ hơn một năm. ông có làm
chừng ba trăm bài thơ về đạo và được truyền tửng rộng
rãi. Ông có dịp gặp vị quan châu Vu Công (Tr. Hoa: Yu Ti) và
vị này nhờ ông mà được ngộ đạo nên theo học ông cho
đến khi ông chết. Nhờ vậy ông Vu Công đã ghi chép những
mẩu chuyện, những bài thơ và viết cuốn “Bàng Uẩn ngữ
lục” mà đã được dịch thành cuốn ” A Man of Zen – The Recorded
Sayings of Layman P’ang”. Sau đây là vài mẩu chuyện về cuộc
đời của ông:
Ông
có làm bài kệ:
“Có
trai không cưới – Có gái không gả –
Cả
nhà chung hội họp – Đồng bàn lời vô sanh.”
”
Một hôm ngồi trong am, ông chợt nói:
Khó
khó, mười tạ đầu mè trên cây vuốt.
Bà
Uẩn đáp: Dễ dễ trên đầu trăm cỏ, ý Tổ sư.
Cô
Linh Chiếu tiếp: Cũng chẳng khó, cũng chẳng dễ, đói đến
thì ăn, mệt ngủ khò. “
“Ông
ngồi hỏi Linh Chiếu:
“Cổ
nhân nói: “Sáng sáng đầu trăm cỏ, sáng sáng ý Tổ sư là
sao?”
Linh
Chiếu thưa: “Lớn lớn già già thốt ra lời ấy.”
Ông
hỏi: “Con thế nào? “
“Sáng
sáng đầu trăm cỏ, sáng sáng ý Tổ sư”
ông
bèn cười.”
Ông
có làm bài kệ:
“Tâm
như, cảnh cũng như – Không thật, cũng không hư –
Có
cũng chẳng quản – Không cũng chẳng cư –
Chẳng
phải hiền, thánh – Xong việc phàm phu –
Dễ
lại dễ –
Tức
năm uẩn này có chân trí –
Thế
giới mười phương đồng một thừa –
Pháp
thân không tướng nào có nhị –
Nếu
bỏ phiền não vào Bồ Đề –
Chẳng
biết nơi nào có Phật địa ? “
Câu
chuyện về cái chết của ông rất là đặc biệt và được
truyền tụng trong nhiều tài liệu về sau.
”
Sắp tịch, ông bảo Linh Chiếu ra xem mặt trời đúng ngọ
vô cho ông hay. Linh Chiếu ra xem vào thưa : “Mặt trời đã đúng
ngọ, mà có nhật thực.”. Ông ra cửa xem. Linh Chiếu lên tòa
của ông, ngồi kiết già chấp tay thị tịch. Ông vào xem thấy
cười, nói :” Con gái ta lanh lợi quá !”. ông bèn chậm lại
bẩy ngày sau mới tịch. Tin ông tịch đưa về nhà cho bà hay.
Bà nói :” Con gái ngu si, ông già vô tri, không báo tin mà đi,
sao đành vậy ?”. Bà ra báo tin cho con trai đang làm ngoài đồng.
Bà nói: “Long Công với Linh Chiếu đi rồi con !”. Người con
trai đang bừa ruộng đáp: ” Dạ !”. Rồi lặng thinh giây lâu
bèn đứng mà tịch. Bà nói :” Thằng này sao ngu si lắm vậy!”.
Lo thiêu con song, bà đi từ biệt thân thuộc rồi biệt tích.
“
(Trung
Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng, tập 1)
Câu
chuyện này đối với các vị Thiền sư thì không có gì lạ
lắm, vì trong các chuyện về đời các Thiền sư thường kể
các vị đó khi sắp tịch đều biết trước và khi ra đi rất
là tự tại, thường đều sửa sọan trước, tới khi ra đi
đều ngồi kiết già, căn dặn các đệ tử xong xuôi mới
tịch. Nhưng ở đây có đặc biệt là chẳng những riêng ông
Bàng Uẩn, mà con gái và con trai cũng ra đi một cách rất an
nhiên tự tại. Thái độ bình tĩnh của bà cũng đặc biệt
không kém vậy. Cả một gia đình mà đồng ngộ đạo như
vậy thì là một chuyện thật hiếm có. Người sau này nói
ông đúng là một Duy Ma Cật.
Tu
hành :
Ông
Bàng Uẩn đã đi tham vấn nhiều vị thiền sư , nhưng trong
đó có hai vị nổi tiếng nhất là Thạch Đầu Hy Thiên (Tr.
H: Shih-T’ou Hsi-ch’ien, Nhật: Sekito Kisen) và Mã Tổ Đạo Nhất
(Tr.H.: Ma-Tsu Tao-i, Nhật: Baso Doitsu). Hai vị đó nổi tiếng
nhất thời đó và đều là đệ tử đời thứ hai của Lục
Tổ Huệ Năng. Sau đây là phần ghi về những cuộc đối thoại
:
”
Ông đến yết kiến Hòa Thượng Thạch Đầu, hỏi :” Chẳng
cùng muôn pháp làm bạn là người gì?”
Thạch
Đầu lấy tay bụm miệng ông. ông bỗng nhiên tỉnh ngộ.
Một
hôm Thạch Đầu hỏi :” Từ ngày ông thấy lão tăng đến nay,
hàng ngày ông làm việc gì?”. Ông thưa :” Nếu hỏi việc làm
hàng ngày tức không có chỗ mở miệng”.
Ông
liền trình bài kệ :
Hàng
ngày không việc khác
Chỉ
tôi tự biết hay
Vật
vật chẳng bỏ, lấy
Chỗ
chỗ nào trái bày
Đỏ
tía gì làm hiệu
Núi
gò bặt trần ai
Thần
thông cùng diệu dụng
Gánh
nước, bổ củi tài.
Thạch
Đầu hứa khả, bảo :” Ông làm cư sĩ hay làm xuất gia ?”.
Ông
thưa :” Xin cho con theo sở nguyện, không cạo tóc xuất gia.”
(Trích
trong “Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng, tập 1″)
Câu
hỏi :” Chẳng cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?” có ý
nghĩa rất thâm sâu trong Thiền tông. Pháp đây chỉ về mọi
sự vật, vật chất cùng tâm linh trong thế gian. Những phàm
nhân như chúng ta, chưa phải là thánh, thì luôn ham làm bạn
với muôn pháp, rất thân thiết và không lúc nào rời các
pháp. Chúng ta làm thân với các pháp đến nỗi kinh điển
gọi đó là “nhận giặc làm con”. Chúng ta chấp đủ thứ,
cảnh đến là chúng ta nhận và khởi niệm phân biệt, suy
nghĩ, tính toán. Những niệm đó, do cảnh ở ngoài gây ra,
tạo nên cái “tâm” mà mỗi chúng ta coi là điều quan trọng
nhất trong cuộc đời. Phương pháp chính yếu của Thiền Tông
là “đối cảnh không sanh tâm”, cảnh đến ta không làm bạn,
không chấp thì khi đó tâm sẽ không còn bị loạn động,
điên đảo nữa. Đây cũng là điểm mà nhiều người hay hiểu
lầm về phương pháp tu của Thiền Tông. Phần đông chúng
ta, khi nói tới thiền, là chỉ nghĩ tới việc ngồi xếp chân,
nhắm mắt để cố không nghĩ đến gì hết. Dĩ nhiên là một
khi giữ cho tâm mình không còn nghĩ ngợi bung lung nữa, bằng
cách tập trung tư tưởng, dù là tập trung tư tưởng vào việc
không nghĩ gì, thì cũng có điều tốt. Nhưng nếu cho rằng
như vậy là thành công trong việc tu tập thì quả là một
sự hiểu lầm. Thiền Tông cũng có cho rằng tọa thiền là
cần thiết, trong bước đầu ai cũng phải qua giai đoạn đó,
nhưng nếu cho rằng như vậy là cứu cánh thì không đúng.
Tu thiền là trong bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi) lúc
nào cũng phải rõ vọng tâm và thấy được bản tánh của
mình. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dậy rằng
:”Đạo do tâm mà ngộ, đâu phải do tọa.” Thiền Tông,
với phương pháp “chỉ thẳng tánh người” (trực chỉ nhân
tâm) muốn chúng ta phải tự tìm hiểu cái tâm đó một cách
rõ ràng. Câu chuyện về tổ Huệ Khả (Tr.H. Hui-k’o, Nhật:
Eka), tức vị tổ Trung Hoa thứ hai, cho thấy phương pháp độc
đáo của Thiền Tông.
“Một
hôm Huệ Khả tới bạch với tổ Đạt Ma :”Bạch Hòa thượng,
tâm con chẳng an, xin Hòa thượng dạy con “pháp an tâm”. Tổ
Đạt Ma nhìn thẳng bảo: “Đem tâm ra ta an cho”. Sau một thời
gian tìm tâm mà không thấy bóng dáng liền bạch Tổ: “Con tìm
tâm không được”. Tổ bảo ” Ta đã an tâm cho ngươi rồi”.
Ngay đó Huệ Khả ngộ. “
Câu
chuyện đó nghe qua thật là giản dị, nhưng đã chỉ rõ pháp
tu rất quan trọng trong việc tu của Thiền Tông. Thiền Tông
đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự lực, sống với kinh nghiệm
riêng của chính mình và tìm hiểu cái “tâm” là gì. Nếu chúng
ta, thay vì lúc nào cũng hướng ngoại, chạy theo danh và tướng,
bây giờ quay vào trong tìm hiểu tâm mình, và thấy được
cái tâm lăng xăng, duyên theo cảnh, biến đổi từng phút,
từng giây, mà Thiền Tông gọi là “vọng tâm”. Lục Tổ Huệ
Năng có nói rạ pháp môn của Tổ gồm có: Vô niệm, Vô tướng
và Vô trử. Lửc tổ chỉ rạ Vô niệm là “Trong các niệm
tưởng của mình, tâm thường lìa cảnh, chẳng vì đối cảnh
mà sinh tâm“. Như vậy khi ông Bàng Uẩn biết : ” không làm
bạn với muôn pháp “, tức là biết giữ cho tâm lìa được
cảnh, không còn chấp, chạy theo cảnh, thì khi đối cảnh,
cái vọng tâm chẳng thể sinh. Câu hỏi đó chứng tỏ ông
đã thấu hiểu phương pháp an tâm của Thiền Tông, nhưng ông
muốn biết rạ là tới đó rồi thì đạt được gì, nên
hỏi người đó là “người gì “. Hòa thượng Thạch Đầu
lấy tay bửm miệng ông, và ngay đó ông ngộ. Trong bài kệ
nói trên, ông trình bày rõ ràng những điều ông đã hiểu
và đã thực hành. Câu “vạn vật chẳng bỏ, lấy” tức là
ông chẳng còn thấy có gì để thủ, để xả. Bước đầu
của đường tu, như chúng ta thường biết, là phải bỏ cái
này, lấy cái kia như bỏ điều ác và làm điều thiện, bỏ
vọng theo chân, bỏ tà theo chính … Đó là giai đoạn còn
dùng phương pháp đối trị, dùng cái hay để trị cái dở,
nhưng tới trình độ cao hơn, lại bỏ luôn thiện, bỏ luôn
chân … Thí dụ như khi còn thấy mình sống với các điều
thiện, chân, tịnh … và coi như mình đã đắc đạo, thấy
những người khác là vọng, uế, thì vẫn là còn chấp hai
bên, vẫn còn có cái phân biệt, tâm vẫn còn khởi niệm,
vọng tâm vẫn còn đó. Ông Bàng Uẩn biết “không cùng muôn
pháp làm bạn” là ngoài không chấp cảnh, trong thì “vạn vật
chẳng bỏ lấy” là trong không còn chấp cái vọng tâm, tỏ
ra ông xứng đáng được Thạch Đầu ấn chứng. Nhưng theo
Thiền Tông, tới mức cao hơn nữa tức là sau khi thấy mình
không còn có trí phân biệt nữa, thì phải bỏ luôn cả cái
trí biết mình không phân biệt đối đãi ấy, và người này
mới thật là người “không tu, không chứng” mà đức Phật
nói tới trong kinh “Bốn Mươi Hai Chương” (chương 11): ” Cúng
một trăm triệu đức Phật, không bằng cúng một vị không
niệm, không trụ, không tu, không chứng” . Chúng ta nên suy
nghĩ về tại sao đức Phật lại nói một người “không tu,
không chứng” lại xứng đáng được cúng hơn cả một trăm
triệu đức Phật.
Riêng
về hai câu chót rất là đặc biệt và được truyền tụng
rất nhiều :
“Thần
thông cùng diệu dụng
Gánh
nước, bổ củi tài.”
Hai
câu đó nói rõ được sự độc đáo của Thiền Tông. Phần
đông hiểu rất sai lầm về việc tu hành của Thiền Tông.
Nếu ta tu Thiền và khi gặp một người nào thì câu hỏi đầu
tiên của họ gần như chắc chắn là : “Tu có thấy được
gì chưa ?”. Quan niệm chung là tu Thiền phải có thần thông,
hoặc khả năng đặc biệt nào đó. Những người tu mà bị
đưa vào con đường tà đạo là tại ham thấy những phép
lạ, như thấy hào quang sáng rực, thấy gặp vị nọ, vị
kia, biết được những tiền kiếp hoặc tương lai của mình
hay của người, biết được ý nghĩ của người khác, điều
khiển được hơi thở, tim, biết bay, đi trên mặt nước …
Nếu chúng ta tin rằng những người đắc đạo là phải có
những thần thông như vậy tức là không hiểu rõ đạo Phật.
Ngoại đạo, nhất là tà đạo, với những phương pháp tu
tập đặc biệt họ cũng có thể thực hành được những
thần thông đó. Chính vì biết những ưa thích đó của số
đông nên ngoại đạo, tà đạo và những người lợi dụng
danh nghĩa đạo Phật đã thành công trong việc dụ dỗ những
người ham có những thần thông, phép lạ. Người hiểu rạ
giáo lý đạo Phật không bao giờ bị dẫn dắt lạc đường
vì biết rõ rằng những thần thông, phép lạ đó không có
ích lợi gì cho việc tu hành cả. Đức Phật thường nghiêm
cấm các đệ tử, dù khi tu hành mà có được những thần
thông nào đó thì cũng không được đem ra trình diễn hoặc
phải từ bỏ đi, vì nếu đem những điều đó để khuyến
dũ người ta theo, tin đạo Phật là một việc trái đạo.
Đạo
Phật là đạo giác ngộ, giải thoát chứ không phải giải
trí. Ngoài ra Thiền Tông quan niệm thần thông một cách rõ
ràng và hợp với tôn chỉ của đạo Phật. Tổ Lâm Tế chỉ
rằng bất cứ lúc nào đối sắc, thanh, hương, vị, xúc và
pháp mà không bị dính mắc vào những thứ đó thì đó là
lục thông. Người đã “không làm bạn với muôn pháp” chính
là người đã không còn bị những vọng niệm lôi cuốn và
như vậy mới thấy được bản thể như như, không động,
của mình. Người đó mới thực là an nhiên, tự tại trong
mọi hành động. ông Bàng Uẩn đã nắm vững và hiểu rõ
đường lối của Thiền Tông nên ông nói thần thông của
ông là “gánh nước, bổ củi tài”. Chắc đọc tới đây nhiều
người sẽ thắc mắc: nếu tu Thiền chỉ là để gánh nước,
bổ củi tài thì ai chẳng làm được, cần gì phải tu cho
mất công, tu là phải có được những thần thông, biến hóa
hoặc ít ra phải có vài phép lạ để làm cho thiên hạ thán
phục. Câu nói của ông Bàng Uẩn không phải là một câu hài
hước hoặc khiêm tốn, mà là một câu chứng tỏ ông đã
thấy đúng tôn chỉ của Thiền Tông vậy. Thiền Tông nổi
bật chính vì đã đi sát với đời sống thường ngày, thực
tiễn, không phải là cái gì huyền bí, xa vời. Chân lý của
sự vật lúc nào cũng hiện ngay trước mắt chúng ta chứ không
phải ở nơi xa xăm.
Sau
buổi đối thoại đó, hòa thượng Thạch Đầu ấn chứng
ông Bàng Uẩn đã ngộ đạo và hỏi ông có ý định xuất
gia không, nhưng ông từ chối vì chỉ muốn sống một cuộc
đời cư sĩ. Sau đó là câu chuyện việc ông theo học với
Mã Tổ:
”
ông đến tham vấn Mã Tổ, hỏi :” Chẳng cùng muôn pháp làm
bạn là người gì ?”. Mã Tổ bảo :” Đợi miệng ông hút hết
nước sông Giang Tây, ta sẽ nói với ông”. Ngay câu nói này,
ông ngộ được huyền chỉ. Ông dừng ở chỗ Mã Tổ hai năm.
“
(Trích
trong “Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng, tập 1″)
Ngay
khi ngộ từ câu nói của Mã Tổ ông trình liền bài kệ:
”
Mười phương đồng tử hội
Mỗi
mỗi học vô vi
Đây
là nơi tuyển Phật
“Tâm
không” thi đậu về “
(Trích
trong “Đại Huệ Ngữ Lục”)
Tới
gặp Mã Tổ, ông lại hỏi lại câu mà ông đã hỏi Thạch
Đầu, nhưng lần này thay vì bị bụm miệng thì ông được
trả lời. Tuy vậy đối với chúng ta, câu trả lời cũng không
chỉ rõ gì hơn vì cũng khó hiểu như trước. Nhưng đối với
ông thì câu trả lời đó rất quý báu vì đã giúp ông hoàn
toàn ngộ đạo. Nếu muốn thấy được ý nghĩa của cuộc
đối thoại đó, chúng ta nên tìm hiểu Mã Tổ hơn là suy nghĩ
về câu nói đó. Sau này câu trả lời đó được dùng làm
câu thoại đầu (cũng còn gọi là công án) cho nên không phải
là câu để tìm hiểu.
Mã
Tổ là một vị tổ giữ vai trò rất quan trọng trong lịch
sử Thiền Tông, vì các đệ tử đời sau của ngài đã tạo
nên những môn phái nổi tiếng. Sau đời Mã Tổ Đạo Nhất
là các vị : Bá Trượng Hoài Hải (724-814), Hoàng Bá Hy Vận
(?-850) và sau đó là vị tổ nổi tiếng Lâm Tế Nghĩa Huyền
(?-867), vị đã lập ra dòng Lâm Tế mà cho tới nay vẫn còn
tiếp tửc tại Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Ngài truyền
đạo tại Giang Tây, và người thời đó coi Giang Tây như trường
thi Phật nên ông Bàng Uẩn nói :”Đây là nơi tuyển Phật”.
Đệ tử của ngài rất đông và có tới 84 người ngộ đạo,
một con số hiếm có. Câu giảng dậy nổi tiếng của Mã Tổ
là “Tức Tâm Tức Phật”, ngài đã giảng như sau “Phàm người
cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không có Phật,
ngoài Phật không có tâm, không lấy thiện chẳng bỏ ác, hai
bên nhơ sạch đều không nương cậy“. Chúng ta thường
chỉ thấy cái tâm duyên theo bóng dáng sáu trần, theo kinh điển
gọi là “vọng tâm”, chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ cái vọng
tâm đó thì mới thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Mã Tổ
dạy rằng “Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháp tánh
sẵn có, có chẳng nhờ tu“. Chúng ta cần hiểu rằng mỗi
người đều có sẵn Chân Tâm, chứ không phải vì tu tập
đắc đạo rồi mới có. Mã Tổ muốn chỉ cho chúng ta thấy
Tâm đó tức là Phật, nếu đi tìm Phật ở ngoài Tâm đó
là làm một điều vô ích mà các thiền sư nói là “mang Phật
đi tìm Phật”. Mã Tổ còn dậy “Tâm bình thường là Đạo.
Sao gọi là tâm bình thường ? – Không tạo tác, không phải
trái, không thủ xả, không đoạn thường, không phàm thánh“.
Những
bài kệ ghi trên của ông Bàng Uẩn cho thấy ông đã tu hành
y theo đường lối của Mã Tổ và xứng đáng làm đệ tử
đã ngộ của Mã Tổ vậy. Câu kết của bài kệ là “Tâm không,
thi đậu về”. Sau khi đạt Tâm Không, ông đã thi đậu ở
trường tuyển Phật và trở về. Phải chăng tâm không là
tâm trống rỗng, chẳng có gì hết, trơ như gỗ, đá. Như
vậy phải chăng là trái ngược với lời dậy của Mã Tổ
“Tâm bình thường là Đạo”, thì làm sao mà thi đậu ? Nhưng
cần hiểu là Tâm Không có nghĩa tâm không còn những vọng
tưởng, tới đó mới đúng nghĩa bình thường. Biết được
“tâm không” cũng còn có nghĩa là thấy cái bản thể của vọng
tâm vốn nó là không, cho nên tổ Huệ Khả đã nói với tổ
Đạt Ma “Con tìm tâm không được”.
Qua
câu chuyện kể trên chúng ta thấy quả ông Bàng Uẩn đã chứng
ngộ trọn vẹn. ông đã đi tham vấn rất nhiều thiền sư,
những cuộc đối thoại với gần hai mươi vị, cùng rất
nhiều bài thơ, đều có được dịch ra Anh văn trong cuốn
“A Man of Zen”, mà rất tiếc chưa được dịch từ Hán văn ra
Việt văn. Tấm gương sáng của cư sĩ Bàng Uẩn nhắc nhở
chúng ta là dù ở trường hợp tại gia, vì không hoặc chưa
có phương tiện để xuất gia, chúng ta không nên nghĩ là sống
với gia đình, phải làm ăn sinh sống thì đâu có thể tu hành
gì được, thỉnh thoảng đến chùa cúng lễ, ráng tu một
chút lấy phước đức là đủ rồi. Chúng ta cho rằng việc
tu hành là việc của các tăng, mình đâu có phần mà tính
tới. Những kinh điển Đại Thừa đã chỉ rõ là ý kiến
đó không đúng. Riêng về Thiền Tông thì lại còn đánh đổ
quan niệm đó một cách mạnh hơn nữa. Trong cuốn “Sáu cửa
vào động Thiếu Thất” tổ Bồ Đề Đạt Ma nói thẳng :”
Nếu
thấy tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu (xuất
gia), hàng áo trắng (cư sĩ) vẫn là Phật. Nếu không thấy
tánh, cắt tóc cạo râu, vẫn là ngoại đạo“. Nếu có
đủ điều kiện thì việc xuất gia vẫn là hơn, nhưng còn
tại gia thì không phải là không thể tu hành được.
Tài
liệu trích dẫn :
– A
Man of Zen, the recorded sayings of layman P’ang, do Ruth Fuller Sasaki,
Yoshitaka Iriya và Dana R. Fraser dịch từ Hán văn.
–
Kinh Duy Ma Cật.
–
Kinh Thắng Man, Nhất thừa đại phương tiện.
–
Kinh Pháp Bảo Đàn.
–
Trung Hoa chư Thiền đức hành trạng, tập 1 của TS Thích Thanh
Từ.
–
Sáu cửa vào động Thiếu Thất của tổ Bồ đề Đạt ma,
do Trúc Thiên dịch.
–
Đại Huệ ngữ lửc do TS Thích duy Lực dịch.
Xin
đính kèm phụ bản gồm vài bài thơ của ông Bàng Uẩn, bằng
tiếng Anh, trích từ cuốn A Man of Zen để quý vị có thêm
tài liệu. Rất mong vị nào có khả năng sẽ dịch thẳng những
bài thơ của ông Bàng Uẩn từ Hán văn, thay vì dịch lại
bản Anh văn có thể sẽ không diễn tả hết ý được.
From the book ” A Man of Zen, the Recorded Sayings of Layman P’ang”
by Ruth Fuller Sasaki, Yoshitaka Iriya and Dana R. Fraser.
SELECTED VERSES 1
1
Of
a hut in the fields the elder,
I’m
the poorest man on earth!
Inside
the house there’s not one thing;
When
I open my mouth it says “empty, empty.”
In
the past I had bad friends-
I
saved them all, made them priests;
Sitting
together in harmony,
I
always have them hear of the Mahayana.
At
mealtimes carrying bowls for them,
I
serve them one and all.
2
People
have a one-scroll sutra
Without
form and without name.
No
man is able to unroll and read it,
And
none of us can hear it.
When
you are able to unroll and read it,
You
enter the principle and accord with the Birththless.
Not
to speak of becoming a bodhisattva,
You
don’t even need to become Buddha.
3
I’ve
long dwelled in the mountains,
Having
left the castle town.
My
thatch house had three rooms-
Each
room was twelve feet long.
In
one room lived Skandhas Five,
In
another lived Dusts Six-Four [Elements];2
I
myself lived in the innermost room,
At
ease all day with nothing to do.
Last
night on the moonless twenty-fifth,3
At
dusk those two got drunk drinking liquor
And
started to get out of hand.
They
quibbled words in various ways
Till
I couldn’t take any more-
So
I set my house on fire.
Skandhas
Five turned to ashes and embers;
Of
Dusts Six, not two or one was left.
Everything
I had was completely lost-
Only
the bare ground remained.
Now
I am stark naked,
Without
clothes to cover my body.
I’m
no longer troubled by thieves-
Loafing,
I sleep at ease….4
4
White-robed,
I don’t adhere to appearances;
The
true principle arises from Emptiness.
Because
my mind’s without obstruction
Wisdom
goes forth to all directions.
I
only consider the lion’s roar-
I
don’t let wild jackals yap!
Bodhi
is said to be most marvelous,
But
I scold it for being a false name.
5
Some
people despise old P’ang,
But
old P’ang does not despise them.
Opening
my gate, I await good friends,
But
good friends do not stop by.
As
is my mind’s endowed with the threefold learning_ 5
Consciousness-dusts
do not mix with it;6
This
one pill cures the ten thousand ills-
I’ve
no need for the many prescriptions.
6
Traveling
the path is easy,
Traveling
the path is easy!
Within,
without, and in between I depend upon innate Wisdom:
Innate
Wisdom being non-sentient, the dharmas are not born;
Birthless,
I enter the true Principle.
Not
form, not mind, a single radiance streams forth;
In
the mind-ground appears the Udumbara tree7 of Emptiness
7
It
is called Wisdom,
And
Wisdom is the honored.
Mind
and Wisdom interfusing, you penetrate the Origin,
And
the ten thousand things likewise return into the Gate of Non-duality.
Existence
is not existence- the Principle is always present;
Nothingness
is not nothingness- Nothingness is the root of existence.
All
Buddhas of the future also will be thus;
Those
of today are the same as the ancient World-honored One:
Throughout
the three realms8 there is no other Way;
What
Buddha imparted to Buddha is being transmitted today.
8
Without
no other, within no self.
Not
wielding spear and shield, I accord with Buddha-wisdom.
Well-versed
in the Buddha-way, I go the non-Way. 9
Without
abandoning my ordinary man’s affairs,
The
conditioned10 and name-and-form all are flowers in the sky:
Nameless
and formless, I leave birth-and-death.
9
I
have a great robe
Not
of this world’s silk.
It
can’t be dyed by any color,
Being
crystalline, like white floss.
No
scissors were used to cut it,
No
thread was used to stitch it.
I
keep it always close about me,
But
there’s no man who of himself has seen it.
It
shelters a Trichilial Cosmos11 from heat and cold,
Covering
over sentient and non-sentient alike.
Should
you be able to obtain this great robe,
Having
donned it, you straightaway enter the palace of the King of Emptiness.
10
Thinking,
thinking, with bowed head thinking, thinking and unconsciously sighing,
Both
his eyebrows turn toward that Surpassing Land;
He
sits among the ten thousand things,
Knowing
nothing at all.
If
his six consciousnesses resemble his eyebrows,12
He
will attain the miraculous.
If
his six consciousnesses despise his eyebrows,
He
can be said to be a brainless fool.
If
he discards his eyebrows,
He’ll
be scorned by men of the world.
Even
though he be a crafty six-consciousness fellow,
In
the end he’ll become just a beggar.
Notes:
1.
The selections (25) that follow are representative of the style, content,
and variety of P’ang best.
2.
The five skandhas and six senses are personified in these two lines. The
six senses are sight, hearing, smell, taste, touch, and perception. The
“four” inserted after Dusts Six may simply have been added to fill out
the number of characters in the line, or it may refer to the four elements,
which are earth, water, fire and air.
3.
The 25th day of the lunar calendar.
4.
I have omitted the two lines that follow and conclude this verse. Their
meaning is not clear, and the verse seems better without them.
5.
Threefold learning: observing precepts (morality), meditation, and wisdom.
6.
Consciousness-lusts: the cognitions of the six senses.
7.
Udumbara tree: a legendary tree said to flower once every three thousand
years.
8.
The three realms of desire, form, and formlessness.
9.
A reference to Chapter 8 of the Vimalakirti Sutra, where Vimalakirti says
to Manjusri: ”When a bodhisattva goes the non-Way this is called being
well-versed in the Buddha-way.”
10.
Skt. samskrta: that which is formed through causes and always produces
effects; also, whatever is produced, continues, changes, and is destroyed.
11.
A thousand to the third power, i.e., a billion worlds, which are said to
constitute the domain of a Buddha.
12.
The word “eyebrows” from here on apparently means one’s original nature.
Discussion about this post