CHẾT XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
Có
hai cách thức chết. Một là chết đột ngột mà sách Hán
thường gọi là đột tử hay là bất đắc kỳ tử. Hai là
chết đúng vào lúc thọ mạng hết. Nghhĩa là một cái chết
bình thường.
a.
Về trường hợp chết đột tử: Trường hợp này xảy ra
khi thọ mạng của người chết chưa hết, nghiệp lực tái
sanh của người đó cũng chưa hết, nhưng có một loại nghiệp
khác gọi là năng hủy nghiệp (tiếng Anh là Destruchivekarma)
được tạo ra từ trước. Nay chín muồi và phát huy tác dụng
hủy diệt nghiệp lực tái sinh của người đó. Sự cố đó
do người xấu số trước đây đã tạo ra một năng hủy nghiệp,
nay chín muồi, dẫn tới sự cố làm chết người.
Loại
năng hủy nghiệp này có thể được tạo ra từ ở đời sống
trước hay là ngay trong đời sống này. Sự cố quả báo xảy
ra có thể mang các hình thức khác nhau như chết đuối, chết
bị xe cán, chết bị kẻ thù giết, chết bị đầu độc.v..v..
dù là dưới hình thức nào, sự cố cũng là quả báo chín
muồi của một năng hủy nghiệp.
Có
thể hay không các sự cố đột tử?
Phật
giáo trả lời là có thể, nếu người (đương sự) tạo ra
những loại nghiệp thiện đủ sức mạnh để chuyển hay triệt
tiêu một hay những năng hủy nghiệp đã được tạo ra từ
trước. Thí dụ tu tập các hạnh độ sanh, phóng sanh là những
điều thiện cực lớn, sống theo chánh pháp..v.v..
b.
Thứ hai là trường hợp chết do thọ mạng hết và nghiệp
lực tái sanh hết: Đó là trường hợp chết bình thường
nhưng không có gì có thể ngăn chặn. Tuy là chết bình thường
và không thể ngăn chặn, nhưng là Phật tử, được giáo dục
về thuyết nghiệp và tái sanh, chúng ta có thể chuẩn bị
và sắp xếp một cái chết bình thản, an lạc. Hơn nữa, chúng
ta có thể thông qua cái chết bình thản đó, hướng tới một
cuộc sống (kiếp sau) tốt đẹp, hạnh phúc.
c.
Chuẩn bị một cái chết bình thản: Chính nếp sống thiện,
không có sợ hãi, giận hờn và tham lam dẫn tới cái chết
bình thản, tốt đẹp, không đau đớn. Trái lại, một người
suốt đời tham lam, giận hờn, ganh tỵ với tâm trạng luôn
luôn lo âu, sợ hãi thì đương nhiên sẽ có một cái chết
cũng đầy lo âu, sợ hãi, đau khổ.
Nói
cách khác, hãy chuẩn bị cho một cái chết yên bình ngay khi
chúng ta còn sống, còn khỏe mạnh. Sách Phật hay khuyên chúng
ta niệm “chết” là vì như vậy không nên chờ đợi đến khi
sắp chết rồi mơới niệm “Chết”. E rằng khi ấy, tâm thức
hôn mê, thì đã quá muộn. Đừng đặt quá nhiều hy vọng
vào cầu đạo và lễ bái, vì rằng một tảng đá lớn và
nặng (biểu trưng cho một đời sống đầy tội ác) không
thể nhờ cầu đạo và lễ bái mà nổi lên mặt nước được.
Nói
như vậy không có nghĩa là phản đối việc cầu nguyện và
lễ bái, cầu cho người chết siêu sinh Tịnh độ, như là
chúng ta hiện nay vẫn làm đối với người chết hay sắp
chết. Vì rằng vai trò của thân nhân, bạn bè đối với người
sắp chết hay đã chết chỉ là hỗ trợ còn yếu tố chính
quyết định một cuộc chuyển sinh là của bản thân người
đương sự, tức là của người sẽ chết hay sắp chết. Cần
thiết nhắc nhủ về một chân lý đơn giản là tất cả chúng
ta hay mọi sinh thể đều phải chết, sớm hay muộn. Vì vậy,
hãy xem chết là chuyện bình thường, chuyện tất nhiên, không
có gì đáng lo âu và sợ hại, nếu chúng ta biết sống một
cuộc sống đạo đức và bình thản, không ham muốn vật chất
nhiều mà thiên về những giá trị tâm linh cao cả.
Những
điều trên nếu thành tựu được, thì sự săn sóc của chúng
ta đối với người chết hay sắp chết sẽ không còn quan
trọng nữa. Tuy nhiên, cần chú ý những điều sau đây:
1.
Không được ồn ào, nên giữ một bầu không khí yên lặng,
tươi sáng của một cuộc tiễn đưa người chết không phải
đến nơi an nghỉ cuối cùng mà là đến một cõi sống mới
tốt đẹp hơn.
2.
Mọi hình thức hộ niệm và tụng niệm đều nhằm giúp người
sắp chết có được niệm lành, suy nghĩ điều lành, nhớ
lại những điều thiện mà mình đã làm trong đời. Theo thuyết
nghiệp của đạo Phật thì niệm gần chết hay trạng thái
tâm lý lúc sắp chết có tác dụng rất quan trọng, hướng
dẫn thần thức người chết tái sanh vào cõi lành hay cõi
dữ tùy theo niêm của người gần chết là lành hay dữ.
3.
Gia đình người chết có thể và nên nhân cơ hội này làm
một số công việc Phật sự như phóng sanh, bố thí, cúng
dường chư Tăng và hồi hướng công đức cho người chết
được tái sanh ở cõi lành.
Không
phải chỉ có đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài mới
có túc mạng minh, mà bất cứ một người tu thiền định
nào có kết quả, đều có thể chứng được các quyền năng
siêu nhiên đó.
Gần
đây, tại Mỹ, một nước được xem là dẫn đầu thế giới
về khoa học kỹ thuật, vấn đề tái sanh và luân hồi đã
đường hoàng đi vào các trường Đại học như môt chuyên
ngành, được giới thiệu ở các khoa Nhân văn (Humanities),
Giáo dục (Edukation), Triết học (Philosophy), Tâm lý (Psichology),
Tôn giáo (Religion) và Xã hội học (Social study)…
Ở
đây trong một bài báo, các nhà khoa học Tây phương đã thu
thập, phân tích với thái độ khoa học nghiêm túc và được
chứng minh với những số liệu và tư liệu sống, không thể
nào bài bác được.
Chỉ
xin ở đây tiêu đề những cuốn sách tiếng tăm nhất:
1.
Bộ sách của bác sĩ Y khoa Jan Stevenson:
–
Cases of reincarnation Type (Các trường hợp tái sanh điển hình),
4 tập.
–
Twenty cases suggestive of reincarnation (20 trường hợp gợi ý về
tái sanh)
–
Children who remember Previous lives (Những đứa bé nhớ lại những
kiếp sống trước)
2.
Harmon Hartzell Edgar Cayce on Religion and Psychic experience. New York.
Warner Books 1970 (Ergar Cayce nói về tôn giáo và kinh nghiệm tâm
linh)..v..v.. Có thể khái quát những chứng cớ tái sanh đã
được các khoa học nghiên cứu phương Tây thu thập theo các
mục sau:
a.
Chứng cớ về những trẻ em bỗng nhiên và tự phát nhớ lại
đời sống trước của chúng. Trong những trường hợp này,
trẻ em thường dẫn những người cha hay mẹ mới của mình
về thăm nơi ở của gia đình cũ của chúng, thăm lại cha
mẹ cũ còn sống…
b.
Chứng cớ về những trường hợp nhớ lại kiếp trước nhờ
tu tập thiền định và tập trung tư tưởng. Đó là trường
hợp của các đạo sĩ Du già Ấn Độ.
Nhà
khoa học Mỹ John Lilly, trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu
sâu vào các lớp tâm thức của con người, đã nhớ lại được
nhiều sự việc thuộc đời sống trước của mình, ông thường
ngồi trong một cái thùng kín để dễ tập trung tư tưởng
và để loại trừ mọi kích thích cảm quan đến từ bên ngoài.
c.
Chứng cớ tái sanh nhờ vào sự hỗ trợ của phương pháp
thôi miên. Người bệnh nhân được thôi miên dần dần kể
lại nhiều sự việc của kiếp trước, trong đó có sự việc
là đầu mối của căn bệnh tâm thần của anh ta ngày nay.
Sách báo kể chuyện có bệnh nhân rất sợ nước. Sau khi được
thôi miên, anh ta kể lại là trong một kiếp trước anh từng
bị chết đuối, và nỗi sợ hãi của người bị ngạt, vùng
vẫy dưới nước đeo đuổi anh ta, ám ảnh anh ta cho đến
tận đời sống này. Sau khi được anh ta cho biết như vậy,
bác sĩ tâm thần giải thích cho anh ta căn nguyên của bệnh
sợ nước và thế là anh ta được chữa khỏi.
d.
Chứng cớ do có người nhận biết một người khác trong đời
sống trước. Kinh Phật kể lại khá nhiều trường hợp như
vậy. Người thiếu nữ thuộc đẳng cấp hạ tiện là Matanga
sau khi cúng dường nước uống do ông A Nan, đã đem lòng yêu
tha thiết ông này, đến mức ông A Nan đi đâu nàng cũng đi
theo, tạo ra dư luận không tốt xung quanh chuyện này. Phật
cho gọi Matanga đến và cho xuất gia làm Ni. Phật kể lại
cho ông A Nan và Matanga biết hai người trong một kiếp trước
từng là vợ chồng.
Ở
phương Tây, có trường hợp một bác sĩ tâm thần là Guirdham
được một người nữ bệnh nhân của ông là bà Smith nhớ
lại là người yêu cũ của mình ở thế kỷ XIII ở Languedoc
(Pháp). Mặc dù khoảng cách thời gian rất dài, hàng nhiều
thế kỷ, nhưng bà Smith đã kể lại nhiều nhân chứng và
sự việc được chứng minh là đúng đắn, căn cứ vào các
sách sử.
e.
Chứng cứ về năng khiếu đặc biệt của một số rất ít
người biết được kiếp trước của người khác.
Đó
là trường hợp lạ lùng Edgar Cayca, sinh ra ở Kentucky năm 1877.
Cayce khi được người khác thôi miên thì có khả năng biết
được kiếp trước của các bệnh nhân đến gặp ông ta,
truy nguyên căn bệnh từ ở một kiếp trước của họ và
điều lạ lùng hơn (vì anh ta không phải là bác sĩ) là ông
vạch ra phương pháp điều trị cùnh với loại thuốc men sử
dụng. Ông ta hay nói đó là do nghiệp của bệnh nhân đã tạo
ra trong một cuộc sống quá khứ, và Cayce bày cho phương pháp
đối trị thích hợp. Điều đặc biệt là ông Cayce là một
tín đồ Gia tô thần thành, và việc ông ta, trong khi bị thôi
miên, nói lê các chuyện tái sanh và nghiệp luân hồi không
những gây ngạc nhiên cho người xung quanh mà cả cho bản thân
ông nữa, khi ông hồi tỉnh lại, sau mỗi lần thôi miên.
Năm
loại chứng cớ tái sanh và luân hồi kể trên đây cần được
mọi người suy ngẫm với thái độ trung thực.
II.
CƠ
CHẾ TÁI SINH
Theo
sinh vật học hiện đại, thì sự sống của một con người
khởi đầu từ cái giây phút thần bí, khi tinh trùng của người
cha kết hợp với trứng (ovule) của người mẹ. Nhưng theo
đạo Phật, tinh trùng của cha và trứng của mẹ chỉ là nhân
tố vật lý của sự sống. Đạo Phật có thêm một nhân tố
thứ ba nữa mà thường gọi là hương ấm hay là nghiệp thức
hay kiết sanh thức. Chỉ khi nào nhân tố thứ ba hiện hữu
thì mới có thể hình thành bào thai, nếu không dù cha mẹ
có giao hợp nhiều lần cũng không có bào thai.
Theo
Trung bộ kinh tập I, kinh Ái Tận: “Khi có ba sự hòa hợp thì
một bào thai hình thành. Ở đây, cha mẹ có giao hợp, nhưng
người mẹ không ở trong thời kỳ thụ thai và hương ấm
tức nghiệp thức hay kiết sanh htức không hiện hữu, như
vậy bào thai không thành hình. Cha mẹ có giao hợp, người
mẹ ở vào thời kỳ thụ thai và hương ấm thì bào thai mới
thành hình”. (Trường bộ I HT. Thích Minh Châu dịch. Ái Tận
kinh trang 265)
Nói
chung lại, nghiệp thức, cũng gọi là kiết sanh thức hay hương
ấm là điều kiện không thể thiếu của cơ chế tái sanh.
Nghiệp thức đó mang theo nghiệp lợi được tạo ra trong đời
sống trước. Chính nghiệp thức kèm theo nghiệp lực quyết
định hướng tái sanh và những nét đại khái của cảnh ngộ,
thân phận của người tái sanh. Tùy theo nghiệp được tạo
ra trong đời sống trước mà ở đời sống này, một người
có được thân phận và cảnh ngộ hạnh phúc, tốt đẹp hay
là đau khổ bất hạnh. Tất cả mọi sự khác biệt trên thế
gian này, như chúng ta có thể quan sát trực tiếp đều là
do nghiệp. Đúng như câu tụng trong luận Câu Xá.
“Thế
biệt do nghiệp sanh”
“Thế
gian khác biệt là do nghiệp sanh”.
III.
LỜI
CẦU CHÚC CỦA TÁC GIẢ
Để
kết thúc bài này, tôi cầu chúc cho mọi người mà tôi từng
quen biết hay là chưa từng hân hạnh quen biết:
“Một
đời sống sau này tốt đẹp và hạnh phúc, tiếp theo một
cái chết an lành bình thản như lá rụng mùa thu”.
Đó
cũng là điều chờ đợi của tất cả Phật tử chúng ta,
đã từng tin ở đức Phật là người cha hiền luôn ở bên
cạnh và hướng dẫn chúng ta sống thiện, nghĩ thiện, nói
thiện và hành động thiện. Nhờ suốt đời sống thiện như
vậy mà tất cả chúng ta sẽ đón nhận một cái chết thanh
thản và yên bình, hướng tới một đời sống kiếp sau tốt
đẹp hơn, hạnh phúc hơn và điều quan trọng là luôn luôn
gần gũi Phật và Phật pháp.
Discussion about this post