PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Pháp trợ niệm của Đức Phật

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Kinh Tương ưng bộ III ghi, có lần một người già bệnh tên là Nakulapità thỉnh cầu Đức Phật như sau: “Kính xin Thế Tôn làm cho thân tâm con được an ổn, nhẹ nhàng. Đức Phật đã dạy người ấy rằng: Này gia chủ, sự thật là thân ông già yếu và bị biến hoại tàn tạ. Bất kỳ ai mang tấm thân này mà cho là không bệnh dù chỉ trong giây lát, người đó thật si mê! Vì thế cho nên, ông cần phải học và thực tập như sau: Dù thân tôi bị bệnh nhưng tâm tôi không bị bệnh”.

Khi đối mặt với nỗi đau bệnh tật hoặc cái chết, trong tâm lý của hầu hết mọi người có lẽ ai cũng mong muốn Đức Phật làm một phép lạ hay ban cho mình một sức mạnh diệu kỳ để giúp mình chiến thắng nỗi đau, vượt qua bệnh tật. Đó là tâm lý thường tình, cũng như người gia chủ Nakulapità kia, cầu xin Đức Phật giúp cho thân tâm ông được nhẹ nhàng, an ổn.

Nhưng theo Đức Phật, khi mang tấm thân tứ đại giả hợp này mà mong không bệnh tật là một thái độ si mê. Bản chất của thân này là duyên sinh nên vô thường, biến hoại; mong muốn nó bền chắc, tốt đẹp, thường còn, không biến hoại để mãi mãi an vui là điều không tưởng. Đức Phật không bao giờ làm việc gì vô ích chỉ vì hư tưởng, chẳng hạn như ban phép màu để vượt qua bệnh tật hay lẩn tránh cái chết. Nếu có biện pháp nào giúp người bệnh vượt qua nỗi đau bệnh tật thì biện pháp đó phải được thực hiện bởi chính người bệnh. Bằng như Đức Phật ban cho họ phép màu để họ được như nguyện (thân tâm an ổn), thì sau căn bệnh đó, sau nỗi đau đó còn biết bao căn bệnh khác, nỗi đau khác vốn tiềm ẩn trong tấm thân tứ đại giả hợp, họ sẽ phải đối mặt như thế nào? Chắc chắn là không có phép màu nào có thể khiến cho họ lành lặn, an ổn mãi mãi, bởi đặc  tính của mọi sự vật hiện tượng là vô thường, biến hoại.

Điều quan trọng là Đức Phật dạy chúng ta phải đối mặt với những gì xảy đến với chúng ta, trong đó có bệnh tật. Phải thấy rõ thực tế và nhìn sâu vào thực tướng, vào bản chất của nó. Hãy nhìn thật sâu, thật kỹ vào những hiện tượng đó, quán chiếu nó sinh khởi và hoại diệt như thế nào. Khi quán chiếu chúng ta chỉ cần thấy chúng xuất hiện, biến chuyển và mất đi, chúng ta không đồng nhất mình với chúng, chỉ thấy có nỗi đau khổ chứ không có người bị đau khổ, có cảm thọ chứ không có người nhận cảm thọ, không thấy cảm thọ đó là mình hoặc của mình. Nhờ năng lực chánh niệm tập trung quán chiếu, chúng ta sẽ thành tựu được tuệ giác và có được trạng thái khinh an, thoát khỏi sự lệ thuộc vào các cảm thọ, không còn bị lệ thuộc vào tấm thân bệnh hoạn nữa. Hãy thực tập như lời Đức Phật dạy: “Dù thân tôi bị bệnh, nhưng tâm tôi không bị bệnh”.

Đức Phật rất xem trọng việc thực tập giáo pháp ngay cả trong thời khắc bệnh hoạn hoặc sắp lâm chung, bởi đó có thể là cơ hội để người đó sinh khởi tuệ giác, chứng ngộ chân lý. Điều này có ý nghĩa và giá trị gấp trăm ngàn lần sự tạm thời chấm dứt các nỗi đau nơi thân xác mà không nhổ tận gốc rễ của chúng.

Đức Phật thường dạy người bệnh quán chiếu về những gì mà họ đang trải qua, cụ thể là những gì đang diễn ra nơi thân thể, các giác quan, sự sinh khởi và biến chuyển của các cảm thọ, để từ sự quán chiếu sâu sắc đó thành tựu chánh niệm, tuệ giác.

Kinh Trung bộ còn ghi lại, lúc trưởng giả Cấp Cô Độc, một vị đại thí chủ của Đức Phật lâm trọng bệnh và sắp lìa trần, Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả A-nan-đà đã đến thăm ông. Trưởng giả Cấp Cô Độc cho biết thân thể ông đang rất đau đớn, dường như tình trạng bệnh đến mức tồi tệ, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khuyên ông nên thực tập như sau: “Tôi không bám víu vào mắt; tâm thức tôi không lệ thuộc vào mắt. Tôi không bám víu vào tai; tâm thức tôi không lệ thuộc vào tai… Tôi không bám víu vào thân; tâm thức tôi không lệ thuộc vào thân…” (Tôn giả Xá-lợi-phất đã dạy ông Cấp Cô Độc không để tâm bám víu, lệ thuộc vào sáu căn và các đối tượng của sáu căn là sáu trần cảnh).

Thật ra, Đức Phật dạy chúng ta phải thường xuyên quán chiếu về tính vô ngã, vô thường của thân thể, cảm thọ, tâm ý và các đối tượng của tâm ý dù ta đang còn khỏe mạnh hay bệnh tật ốm đau. Tốt nhất là luôn quán chiếu trong đời sống thường nhật, để hình thành được tuệ quán sâu sắc, và nó sẽ trở nên rất hữu ích khi ta đối mặt với nỗi đau bệnh tật hay những biến cố trong cuộc đời, thậm chí là cái chết. Đừng đợi đến lúc già yếu, bệnh tật hoặc sắp lìa trần mới thực tập pháp quán chiếu này, vì khi ấy tâm thần hoang mang tán loạn, cơ thể đau đớn khổ sở vì bệnh tật hoành hành sẽ khiến chúng ta khó tập trung tâm ý để quán chiếu, khó có được chánh niệm, khó thành tựu tuệ giác.

Đức Phật dạy chúng ta phải thường quán chiếu: “Tất cả sắc, thọ, tưởng, hành, thức dù ở quá khứ, hiện tại hay vị lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kệch hay vi tế, cao quý hay thấp hèn, xa hay gần, đều cần phải được thấy thực tướng của nó với tri kiến chân chánh: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của  tôi”. Khi thấy như thật một cách sâu sắc về sắc, thọ, tưởng, hành, thức (hay mọi sự vật hiện tượng, con người và thế giới), chúng ta sẽ nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, ly tham, dứt bỏ, không luyến ái, nhờ đó được giải thoát” (Kinh Vô ngã tướng).  Hoặc trong các kinh Niệm xứ (Trung Bộ kinh, số 10), Đại niệm xứ (Trường bộ kinh, số 22), Tứ niệm xứ (Tương ưng bộ kinh), Đức Phật dạy các Tỳ-kheo phải thường quán chiếu về bốn lĩnh vực thân thể, cảm thọ, tâm ý và các pháp (đối tượng của tâm ý).

Quán niệm về thân thể hay quán thân trên thân là quán niệm hơi thở, quán niệm các thành phần vật chất nơi thân (phân tích bốn yếu tố rắn, lỏng, khí hơi, nhiệt độ), quán niệm các động tác của thân. Quán niệm về cảm thọ hay quán thọ trên thọ là quán cảm thọ dễ chịu, an vui; các cảm thọ khổ đau, khó chịu và các cảm thọ trung tính (không vui không khổ) xuất hiện nơi thân và tâm. Quán niệm về tâm ý hay quán tâm trên tâm là quán niệm nơi tâm có hay không có các phiền não tham, sân, si…; khi có thì biết có, khi không thì biết không. Quán niệm về các pháp hay đối tượng của tâm ý là quán niệm sự có mặt hay không có mặt của ái dục, sân hận, thụy miên, trạo hối, nghi (tức năm triền cái); hoặc quán niệm về Thất giác chi: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả; quán niệm về Tứ đế: khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường chấm dứt khổ v.v…

Chính những tình cảm, trách nhiệm đối với người thân, người thương xuất phát từ tâm tham ái, chấp thủ khiến cho người bệnh, người sắp lìa trần lo lắng, bất an; chính sự vướng mắc, bám víu, chấp vào thân thể, cảm thọ, luyến ái tấm thân và những dục lạc thế gian, những cảm thọ ưa thích, thiếu tuệ giác về duyên sinh, vô ngã, vô thường mà người bệnh, người sắp lìa trần rơi vào tâm trạng sợ hãi cái chết.

Nếu có được sự quán chiếu sâu sắc về thân thể, cảm thọ, tâm ý và các đối tượng của tâm ý để thấy rõ tính vô ngã, vô thường của chúng mà từ đó ly tham, không còn chấp thủ, luyến ái, không còn vướng mắc vào chúng thì khi đó người bệnh, người sắp lâm chung sẽ vượt qua được nỗi đau, nỗi lo lắng, sợ hãi cái chết.  

Diệu Thể

 

Tin bài có liên quan

Về Chết Và Tái Sinh – Những Điểm Then Chốt Để Thực Hành Bồ Đề Tâm Vào Giờ Phút Cuối Đời

Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Tái Sinh

Về chết và tái sinh – cách thức tái sinh

Về Chết Và Tái Sinh – Cách Thức Đối Mặt Với Cái Chết

Về chết và tái sinh – cách thức đối mặt với cái chết

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vận Dụng Tư Tưởng Bát Nhã Kim Cang Trong Cuộc Sống

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn Đề Trợ Tử – Nguyên Hiệp

Vấn đề sanh và tử trong đời người

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Hỏa Táng & Di Chúc Của Một Số Vị Đại Sư Đương Đại

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vấn Đề Cúng Kiếng

Vài Suy Nghĩ Về Số Mệnh Trong Phật Giáo

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Vài Suy Nghĩ Về Những Hình Thức Lễ Táng – Thích Quảng Phước

Load More

Discussion about this post

Học Phật Và Phật Học

HỌC PHẬT VÀ PHẬT HỌCHuệ giáo I Mở Đề: Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện...

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

ĐƯỜNG VỀ MAI THÔN Tịnh Thủy Nhân chuyến du lịch Âu Châu, chúng tôi đến thăm Làng Mai, một trung tâm...

Lòng Bi Mẫn Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Luận

LÒNG BI MẪN CĂN CỨ TRÊN SINH HỌC VÀ LÝ LUẬN Đức Đạt Lai Lạt MaPrague, Cộng hòa Séc, 11...

Kinh Bách Dụ

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Con Đường Tu Tập Của Người Phật Tử Tại Gia Qua Kinh Trung Bộ

Con Đường Tu Tập Của Người Phật Tử Tại Gia Qua Kinh Trung Bộ

CON  ĐƯỜNG TU TẬP  CỦA NGƯỜI  PHẬT TỬ TẠI GIA QUA  KINH TRUNG BỘ Trần Như Mai * Đây là...

Những Dấu Chân Trên Con Đường Nhiệm Màu Đến Phật Quả

Những Dấu Chân Trên Con Đường Nhiệm Màu Đến Phật Quả

NHỮNG DẤU CHÂN TRÊN CON ĐƯỜNG NHIỆM MÀU ĐẾN PHẬT QUẢBiên soạn từ tự truyện viết tay củaNgài Đại Trưởng...

Buông Bỏ Tất Cả Để Tu Hành Có Bị Xem Là Ích Kỷ?

Buông bỏ tất cả để tu hành có bị xem là ích kỷ?

ĐÁP: Bạn Thanh Tùng thân mến! Việt Nam là nơi giao thoa, dung hội các truyền thống Phật giáo trên...

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Kinh văn: “Ly thô ác ngữ, nhi hành thí cố, thường phú tài bảo, vô năng xâm đoạt, nhất thiết...

Bát Phong Xuy Bất Động

Bát Phong xuy bất động

Sau đây là bài thuyết pháp "Bát Phong Xuy Bất Động" của Sư cô Như Thủy. Đạo hữu Lưu Minh Quyền đã chép lại từ băng ghi âm, đạo...

Tính Bất Tử Của Giáo Pháp Phật Giáo

Tính bất tử của giáo pháp Phật giáo

Nguyệt Xứng TÍNH BẤT TỬ CỦA GIÁO PHÁP PHẬT GIÁO (CAM LỘ CỦA CHÍNH PHÁP) Bản dịch Việt: Đặng Hữu...

Thượng Tọa Và Chú Tiểu

Thượng Tọa Và Chú Tiểu

THƯỢNG TỌA VÀ CHÚ TIỂU Quảng Tánh Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được...

Làm Thế Nào Để Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc ?

Làm thế nào để đoạn trừ các lậu hoặc ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC ? THÍCH NỮ HẰNG NHƯ   DẪN NHẬP Đã sanh làm...

Đời Là Huyễn Mộng

Đời Là Huyễn Mộng

ĐỜI LÀ HUYỄN MỘNGThiện Quả Đào Văn Bình   Bạn ơi, Cuộc đời này là hai dòng xuôi ngược.Kẻ ước...

Kẻ Trộm Mùi Hương

Kẻ trộm mùi hương

KẺ TRỘM MÙI HƯƠNG Sư Giác Nguyên giảng Vị tỷ kheo này đi bát về thấy có hồ sen, vị...

Điều Gọi Là Tăng Đoàn Cư Sĩ Tại Hoa Kỳ – Ron Epstein

Tôi được biết hiện nay có ít nhất là hai đoàn thể cư sĩ Phật giáo tại Hoa Kỳ người...

Học Phật Và Phật Học

Đường Về Mai Thôn Tịnh Thủy

Lòng Bi Mẫn Căn Cứ Trên Sinh Học Và Lý Luận

Kinh Bách Dụ

Con Đường Tu Tập Của Người Phật Tử Tại Gia Qua Kinh Trung Bộ

Những Dấu Chân Trên Con Đường Nhiệm Màu Đến Phật Quả

Buông bỏ tất cả để tu hành có bị xem là ích kỷ?

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 43)

Bát Phong xuy bất động

Tính bất tử của giáo pháp Phật giáo

Thượng Tọa Và Chú Tiểu

Làm thế nào để đoạn trừ các lậu hoặc ?

Đời Là Huyễn Mộng

Kẻ trộm mùi hương

Điều Gọi Là Tăng Đoàn Cư Sĩ Tại Hoa Kỳ – Ron Epstein

Tin mới nhận

Đừng nhầm lẫn giữa hộ trì và cứu độ

Thư Ngỏ Xây Dựng Chùa Hương Sen

Hành trình có Phật

Lời Phật dạy sâu sắc về việc không nên ôm ấp những lời sỉ nhục

Hà Nội: Kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ

Chùa Hang Mai – Núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu)

Đức Phật: Sự hoá độ viên mãn

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

Người vô sự thì đói ăn, mệt ngủ

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Trước Phật Thích Ca, bạc vàng chức trọng cũng chỉ là hư vô

Gặp Gỡ Giáo Sư Người Mỹ Gốc Việt Nghiên Cứu Về Bồ Tát Thích Quảng Đức

Tâm Thư của Chùa Sắc Tứ Kim Sơn

Toàn Văn Khai Thị Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán

Tu pháp gì để được an vui lâu dài

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

Cảm Nghĩ Về “Ngọn Lửa Thích Quảng Đức” Cách Đây 50 Năm

Vì sao tam ác đạo vào dễ khó ra?

Lời Phật dạy sâu sắc cho người lận đận về tình duyên

Tin mới nhận

Không Nên Hoãn Sang Ngày Hôm Sau

Những Dấu Chân Trên Con Đường Nhiệm Màu Đến Phật Quả

Chính Đạo Ngâm Khúc

Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh

Lễ Phật Đản Mùa Dịch

Chẳng thể được

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 253)

Câu chuyện về tỷ phú cận kề cái chết và bài học từ Đức Phật

Bản Thể Luận Phật Giáo Trong Kinh Viên Giác, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Ăn Xin, Từ Thiện Và Và Bố Thí – Nguyễn Thượng Chánh

Sự Phát Triển Của Tư Tưởng Bát Nhã Tại Trung Quốc

Tự Ngắm Lại Vầng Trăng Mình

“… chỉ là ngoa ngôn”!

Pháp Thoại Của Hòa Thượng Viên Minh Tại Chùa Pháp Vân, Pomona Và Vô Môn Thiền Tự, Garden Grove California

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt Tập 3

Tạo ba phước nghiệp

Phúc đức

VẤN ĐÁP PHẬT HỌC CƠ BẢN (Phần 2)

Bộ Mặt Nguyên Thủy

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 41)

Bí ẩn vùng đất vàng Đông Nam Á trong Kinh Phật

Bát Nhã Tâm Kinh Thiền Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 367)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 29)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 182)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 299)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 280)

‘Đại Tạng Kinh Tiếng Việt – Nam Truyền và Bắc Truyền

Tìm Hiểu Trung Bộ Kinh Tập 1.2.3

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 10)

Tinh Hoa Trí Tuệ – Ứng Dụng Tâm Kinh Trong Cuộc Sống

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 285)

Bốn Mươi Sáu Đại Nguyện Của Đức Phật A-Di-Đà Giới Thiệu – Dịch – Chú Từ Nguyên Bản Sanskrit

Kinh Bách Dụ: Lượm tiền vàng

Kinh Samiddhi – Samiddhi Sutta (sn 1.20)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 154)

Hạt muối

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 214)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 4)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Khác Biệt Giữa Ma Và Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Lược Giảng Giáo Nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 334)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 234)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 105)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 228)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Tôi Mơ Cõi Nước Của Phật Di Đà

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần Cuối)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH (tập 48)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 62)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 44)

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 118)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 361)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 11)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 9)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.