PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

So sánh giải thoát Vedanta và giải thoát Phật giáo

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

SO SÁNH GIẢI THOÁT VEDANTA VÀ GIẢI THOÁT PHẬT GIÁO 
Thích Đồng Niệm

The Buddhism And VedantaTư tưởng mộng mơ thời cổ đại Ấn Độ, họ chưa giải thích được những biểu hiện thiên nhiên và hoàn cảnh quanh mình. Khái niệm thần khải là điều không thể tránh từ cổ chí kim. Có xã hội không mỹ thuật không triết học, nhưng xã hội nào mà không có tôn giáo, không có một hệ thống tín ngưỡng riêng.

Tuy nhiên, tư tưởng tín ngưỡng con người không phải cô đọng ngưng trệ một chỗ như hòn đá vô tri đặt đâu nằm đó. Từ tư tưởng thô sơ giản dị, người Aryan tiến đến một nhận xét có tính cách chủ quan dựa trên lý trí của con người. Trong lúc con người đang vương vấn trên nền tín ngưỡng đa thần giáo. Tư tưởng mỗi ngày một phát triển, lý trí phán đoán từ chủ quan đến khách quan, người ta tự hỏi vũ trụ từ đâu có? 
Nguồn gốc nhân sinh từ đâu phát sinh? Sau khi chết về đâu… giữa những bế tắc chưa tìm ra lối thoát, tưởng như con người sẽ lang thang trong cõi mộng dạ trường; Giữa lúc con người đang phủ trên mình chiếc áo nô lệ của sự phân biệt giai cấp thì Đức Từ Phụ Thích Ca thị hiện như một đấng cứu tinh, đưa nhân loại thoát khỏi xiềng xích kỳ thị, đem lại cuộc sống thanh bình cho người dân Ấn Độ. Cũng chính sự xuất hiện ấy đã góp phần làm cho nền triết học Ấn Độ ngày càng tươi sáng. 
Vậy mà nhiều người kết luận rằng: “Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ”. Lời nhận xét ấy có quá chăng? liệu đức Phật có thật sự tích hợp tư tưởng của các đạo giáo khác không? Để chứng minh nhận định đó đúng sai thế nào người viết sẽ so sánh “Tư tưởng giải thoát của Vedanta và Phật giáo”. 

Nhìn chung thì cũng có điểm giống về cách thức tu tập, tức là quay trở về bên trong bằng con đường “thực nghiệm tâm linh”cũng như tu luyện về đạo đức.  Hay họ còn chủ trương “chỉ khi nào con người hòa đồng được tiểu ngã của mình với đại ngã của vũ trụ thì lúc ấy mới có giải thoát”[1] 
Tư tưởng giải thoát của Phật giáo còn vượt xa hơn nữa, khi đã thành tựu được mục tiêu giác ngộ giải thoát rồi, hành giả cần phải vứt bỏ luôn các phương pháp tức là phá luôn pháp chấp. Trong kinh Phật thường nói: pháp “như tiêu nguyệt chỉ” hay “như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” cũng có nghĩa là khi con người đạt đến mục tiêu giải thoát thì phải bỏ luôn tất cả các phương pháp ấy để đạt được sự giải thoát tuyệt đối, như người qua sông, qua đến bờ liền bỏ thuyền. 
Nếu đứng trên lập trường hoạt động, thì tư tưởng giải thoát của Vedanta mang nặng tính chất tiêu cực. Như ở trên ta đã đề cập giải thoát là sự từ bỏ tất cả gia đình, xã hội, rút vào rừng sâu  để chuyên tâm tu tập, thể nghiệm tâm linh mà không chú trọng đến số đông, không vì lợi ích chung cho con người. Đức Phật, khi chưa thành tựu được tuệ giác, Ngài cũng có một thời gian xa lánh thế tục để tu tập nhưng khi giác ngộ, giải thoát thì Ngài quay trở lại nhân gian cứu độ chúng sanh “tại Ấn độ, có nhiều tôn giáo, nhưng chỉ có Phật giáo là lấy toàn thể chúng sanh làm đối tượng để truyền giáo và cũng chỉ có Phật giáo mới có những giáo lý làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi hạng người”[2] . 
Mặt khác, Vedanta cho rằng giải thoát là quá trình đưa tiểu ngã Atman hay linh hồn cá biệt hòa nhập vào đại ngã Brahman hay “tinh thần vũ trụ tối cao”. Ngược lại, Phật giáo phủ nhận vai trò sáng tạo muôn loài của Brahman và nói rằng: “Phạm thiên chỉ là một giống sinh vật cao cấp hơn người, tuy sống hạnh phúc và thọ mạng lâu hơn người, nhưng vẫn ở trong vòng sống chết luân hồi. Bản thân Phạm thiên, chính vì thiếu trí tuệ, cho nên tự cho mình là thượng đế, là đấng tạo thế. Còn những người tu đạo Bà là môn, tuy tự đặt cho mình cái đích cao nhất là hòa mình vào Phạm thiên, nhưng từ trước tới nay, chưa từng có một tu sĩ Bà la môn nào dám mạo nhận mình đã hòa hợp được với Phạm thiên cả”[3]. 
Chính vì thế, Phật giáo cho rằng giải thoát chính là Niết bàn, là trạng thái như thật, vắng mặt khổ. Hay có thể nói tư tưởng giải thoát của đạo Phật bắt nguồn từ nỗi khổ của nhân sinh, và như chúng ta đã biết Thái tử Tất Đạt Đa vì thương xót con người,  vì sự khổ của sanh già bệnh tử, từ bỏ mọi vui thú ở đời, ra đi tìm chân lý cứu độ chúng sanh, sau khi viên thành đạo quả, với tuệ giác siêu việt, đức Phật tuyên bố cuộc đời là khổ đau, khổ là một sự thật là một thực trạng trong kiếp sống nhân sinh.

Đức Phật trình bày về khổ không phải là để cho chúng ta chán nản, bi quan mà mục đích của Ngài là giúp cho chúng ta thấy rõ sự khổ đau và từ đó thoát ly xa lìa đau khổ, nhưng muốn hết khổ Phật dạy chúng ta phải xa lìa tham ái, chấm dứt mọi khổ đau, và một khi hành giả đã biết được khổ, nguyên nhân của khổ, nên khởi tâm ly dục, xa lìa chấp thủ thì sẽ được an lạc giải thoát, và để được giải thoát không gì hơn là lấy Tứ Diệu Đế làm mục tiêu. 

Như vậy, triết lý giải thoát trong Phật giáo là quá trình tu tập thực nghiệm để xoá bỏ mọi chấp trước, hướng dẫn con người đến một trạng thái thanh tịnh, vắng lặng an vui.
   

Trong khi tư tưởng giải thoát  Vedanta đã khám phá ra một con đường, một cách thức giải thoát mới,  đó là dùng trí tuệ để lý giải những vấn đề mà nguồn gốc của vũ trụ và tìm ra con đường giải thoát cho con người khỏi những nỗi khổ đau, chủ yếu là làm sao cho tiểu ngã, hoà nhập vào đại ngã. Như vậy, muốn khổ đau không gì hơn là phải trải qua quá trình tu luyện đạo đức, thực nghiệm tâm linh, diệt trừ mọi dục vọng tham đắm. Để giải thoát cho linh hồn khỏi phải chịu sự đầu thai thì họ cho rằng cần phải dốc lòng tu luyện, suy tư, thiền định và thực hành tế lễ để đưa linh hồn trở về với bản thể vũ trụ tuyệt đối, hoà nhập với “Linh hồn vũ trụ tối cao” Brahman. 
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiện ở con đường tu đạo, và cái đích của tu đạo. Nếu như Vedanta đưa ra một con đường có phần huyền bí, mang nặng tính tôn giáo, thì Phật giáo gần gũi với việc đưa ra con đường khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ về cái thiện và làm điều thiện. Nếu con đường tu đạo của Vedanta có sự phân biệt giai tầng, thì con đường của đạo Phật là cho mọi chúng sinh mà đức Phật nói: “Như Lai chỉ dạy một điều là khổ não và sự chấm dứt mọi đau khổ”. “Ví như biển lớn cũng chỉ có một vị mặn… pháp và luật này cũng chỉ có một vị là giải thoát”[4]. 

Trên đây là một số quan điểm cũng như về tư tưởng khác nhau giữa Phật giáo và Vedanta. Dù có sai khác nhưng Phật giáo và Vedanta vẫn là suối nguồn tâm linh, đã và đang tuôn chảy trong hàng triệu triệu trái tim của con người trên thế giới.
  

Thích Đồng Niệm

[1] . Kimura Taiken-Thích Quảng Độ (dịch), Đại thừa Phật Giáo tư tưởng luận, Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh, SG,1969 ,tr.200. 

[2] . Kimura Taiken-Thích Quảng Độ (dịch), Đại thừa Phật Giáo tư tưởng luận, Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh, SG,1969 , tr. 199. 

[3] . Minh Chi, Các Vấn Đề Phật Học, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1995, tr. 20. 

[4] . HT. Thích Minh Châu (dịch)Tăng chi Bộ kinh, tập 3, chương VIII, II: Phẩm lớn, câu 16, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1996. 
(Theo Phật Giáo Việt Nam)

BÀI ĐỌC THÊM:
Quan Niệm Giải Thoát Trong Phật Giáo Và Bà La Môn Giáo

Tin bài có liên quan

Triết Học Kỳ Na Giáo – Nguyễn Ước

Triết Học Bà La Môn (Brahmanism) – Giảng Viên Thích Lệ Thọ

Triết Học Ấn Độ – Nguyễn Ước

Tôn Giáo Baha’I – Bùi Đức Hợp

Tôn Giáo Baha’i – Bùi Đức Hợp

Thư Của Ht. Thích Tịnh Hạnh Về Cô Thanh Hải

Nhân Chứng Giê-hô-va – Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia

Merry Christmas And Happy New Year

Merry Christmas And Happy New Year

Mật Tông Đại Cương

Mật Tông Đại Cương

Có Phải Chúa Giê-su Đến Ấn Độ Để Học Phật Pháp, Vệ Đà? – By Madhusree Chatterjee, Ians, December 25th, 2009

Chúa Jesus Từng Là Tu Sĩ Phật Giáo (Jesus Was a Buddhist Monk) Phim Tài Liệu Do Bbc Sản Xuất

Load More

Discussion about this post

Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa

Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa

Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂNMỐI TƠ VƯƠNG CỦAHUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA(Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần)Phật lịch 2.562 –...

Mua dâm có phạm giới tà dâm?

HỎI: Tôi năm nay 32 tuổi, khỏe mạnh, công việc và kinh tế ổn định. Là nam cư sĩ, hiện đang...

Thông Bạch

Thông Bạch

Giáo Hội Phật Giáo Thành Hội Hà NộiTruyền Thừa Drukpa THÔNG BẠCH   Hà Nội, ngày 25.10.2011  ĐỨC PHÁP VƯƠNG...

Công Đức Nghe Pháp

Công đức nghe pháp

CÔNG ĐỨC NGHE PHÁP Quảng Tánh   Quan trọng nhất là nhờ nghe pháp mà thành tựu “cái thấy không...

Bài Kinh Tuấn Mã Và Thiền Tông

Bài kinh Tuấn Mã và Thiền Tông

BÀI KINH TUẤN MÃ VÀ THIỀN TÔNG Nguyên Giác   Ảnh minh họa: "Này Sandha, hãy tu Thiền với sự...

Hiện Thực Của Chiến Tranh

HIỆN THỰC CỦA CHIẾN TRANH Đức Đạt Lai Lạt Ma Minh Nguyên dịch Một điều hiển nhiên là chiến tranh...

Nhẫn Nhịn Một Chút Mọi Điều Thuận Hòa

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Vốn dĩ những cãi vã, phiền muộn, hờn giận của đời người đều do chúng ta tự tạo ra. Vì...

Tiền Kiếp – Có Hay Không?

Tiền kiếp – có hay không?

TIỀN KIẾP – CÓ HAY KHÔNG?Tác giả: Jim B. TuckerHoàng Mai Hoa dịchĐỗ Hoàng Tùng hiệu đínhNhà xuất bản Phương...

Tạp Thí Dụ Kinh

ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM Kinh Số 204  Tạp Thí Dụ Kinh   Sa môn  Chi Lâu Ca Sấm dịch từ chữ...

Con Đường Duy Nhất

Con đường duy nhất

CON ĐƯỜNG DUY NHẤT Thích Đạt Ma Phổ Giác - Nếu bạn phải lựa chọn một con đường....hãy chọn con...

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên Tịch, Sự Tái Sinh Của Ngài Sẽ Là Cuộc Khủng Hoảng Tôn Giáo

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên Tịch, Sự Tái Sinh Của Ngài Sẽ Là Cuộc Khủng Hoảng Tôn Giáo

KHI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VIÊN TỊCH, SỰ TÁI SINH CỦA NGÀI SẼ LÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÔN GIÁO...

Nếu Tổ Tiên Của Bạn Là Những Người Ăn Chay Mà Bạn Ăn Thịt, Bạn Có Thể Có Nhiều Khả Năng Bị Mắc Bệnh Ung Thư Và Bệnh Tim.

Nếu tổ tiên của bạn là những người ăn chay mà bạn ăn thịt, bạn có thể có nhiều khả năng bị mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

NẾU TỔ TIÊN CỦA BẠN LÀ NHỮNG NGƯỜI ĂN CHAY MÀ BẠN ĂN THỊT, BẠN CÓ THỂ CÓ NHIỀU KHẢ...

Ngày Phật Đản – Nguyện Cho Thế Giới An Bình Hạnh Phúc

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Ngày Phật Đản là cơ hội tốt để mọi người hướng về cuộc đời Đức Phật, ôn lại những pháp...

Tỉnh Thức Mang Lại Lợi Ích Gì

Tỉnh thức mang lại lợi ích gì

Nếu tỉnh thức, bạn có thể tự đặt mọi câu hỏi. Năng lực của trí tuệ sẽ giúp bạn tìm...

Bàn Về Hồn Ma Báo Oán Và Phép “Thỉnh Oan Gia Trái Chủ”

Bàn về hồn ma báo oán và phép “thỉnh oan gia trái chủ”

BÀN VỀ HỒN MA BÁO OÁN VÀ PHÉP “THỈNH OAN GIA TRÁI CHỦ” Thích Đồng Trí   Câu hỏi :...

Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúa

Mua dâm có phạm giới tà dâm?

Thông Bạch

Công đức nghe pháp

Bài kinh Tuấn Mã và Thiền Tông

Hiện Thực Của Chiến Tranh

Nhẫn nhịn một chút mọi điều thuận hòa

Tiền kiếp – có hay không?

Tạp Thí Dụ Kinh

Con đường duy nhất

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma Viên Tịch, Sự Tái Sinh Của Ngài Sẽ Là Cuộc Khủng Hoảng Tôn Giáo

Nếu tổ tiên của bạn là những người ăn chay mà bạn ăn thịt, bạn có thể có nhiều khả năng bị mắc bệnh ung thư và bệnh tim.

Ngày Phật Đản – nguyện cho thế giới an bình hạnh phúc

Tỉnh thức mang lại lợi ích gì

Bàn về hồn ma báo oán và phép “thỉnh oan gia trái chủ”

Tin mới nhận

Thông Bạch Về Việc Tu Sửa Trai Đường Và Tịnh Trù Ni Viện Diệu Đức – Huế

Lạy ông Phật nào?

Hãy ghi nhớ 20 lời Phật dạy để có cuộc sống an nhiên

Sự việc đáng suy ngẫm: Bà nội đầu độc cháu

Tư duy lời Phật dạy nhân mùa dịch

Đức Phật đã dạy con như thế nào

Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Đức Phật là ai? (phần cuối)

Truyện ngắn: Thế gian cái gì quý nhất?

Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp bằng cách nào?

Lời Phật dạy: Người có duyên trăm phương vẫn gặp, người không nợ gặp gỡ lại chia xa

Tưởng Niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Cùng Tăng Tín Đồ Phật Giáo Vị Pháp Vong Thân

Vận mệnh trong lòng bàn tay

Kinh Vô Thường

Phật dạy: Khéo chăm dưỡng người bệnh

Phật dạy: Chuyển hóa mười ác nghiệp thành mười thiện nghiệp, đời sau sinh về thiện xứ

Tri ân Ma Da Thánh Mẫu – Người mẹ vĩ đại với lời nguyện hạ sinh một vị Phật

Lời Phật dạy: Người Phật tử biết cách điều hòa thân tâm

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT – TÔN KÍNH ĐỐI VỚI CHÚNG SANH KHÔNG ĐỒNG KHÔNG GIAN DUY THỨ (tập 2)

Đức Phật đã mang điều gì đến cuộc đời…

Tin mới nhận

Ý Nghĩa Vu-lan Báo Hiếu

Phật Giáo Và Hoà Bình Thế Giới

Chùm ảnh ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về từ bi, July 6, 2015

Của Để Dành

Ôn Tập Giáo Pháp (HT Giới Đức)

An cư kiết hạ

Chân Đế & Tục Đế

Bộ luật Tsa yig Chenmo tại vương quốc Bhutan và triết lý về những phẩm chất của một nhà cầm quyền

Theo Dấu Chân Phật – Kỳ 4

Đức Phật giữa đời thường

Những Lời Dạy Của Đức Phật về Hòa Bình và Giá Trị Con Người

Nỗi Lòng Tu Đi

Sống Chung Hòa Hợp

BỐN MƯƠI SÁU ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC A-DI-ĐÀ

Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cương Bát Nhã

Sư Tây phố núi

Lời khuyên của 15 Hành giả nhiều kinh nghiệm thực hành Chánh Niệm

Lời khuyên tâm linh về đại dịch

Con đường duy nhất

Ăn Chay Để Chống Lại Biến Đổi Khí Hậu Ts. Nguyễn Thọ Nhân

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 268)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 290)

Hà Nội: BTS GHPGVN quận Ba Đình kính mừng Phật đản PL.2566

Đại Phương Quảng Viên Giác Kinh Lược Giải

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 122)

Sự Tồn Tại Của Diệu Pháp – Tương Ưng, Sn-xlvi.25

Phép Tu Lăng Nghiêm Đại Định

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 06)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 357)

Giảng Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ (Phần 28)

Kinh Bách Dụ: Người xuất gia tham lợi dưỡng

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 215)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 160)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Kinh Tăng Chi Bộ Song Ngữ Anh Việt

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 165)

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 08)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Tìm hiểu ý nghĩa kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 92)

Tin mới nhận

Học Phật vấn đáp – Pháp Sư Tịnh Không trả lời câu hỏi của các đồng tu (Tập 12)

Khai Thị Phật Học Cơ Bản (Phần 1)

Trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm tâm mình

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 373)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 237)

Vài Nét Về Tịnh Độ Chân Tông

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh (Tập 78)

Tín Tâm Dao Động Không Thể Vãng Sanh (Phần 1)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 264)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 184)

CÁCH CỨU GIÚP NGƯỜI THÂN BẤT NGỜ GẶP NẠN

TÍN NGUYỆN CHUYÊN TRÌ DANH HIỆU PHẬT (tập 1)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 1)

Vào Cửa Tịnh Tông

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 39)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 153)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 14)

Pháp Môn Tịnh Độ Trong Kinh Điển Pali

Mấy Điệu Sen Thanh

Tịnh Độ Chân Tông Và Ngài Thân Loan

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.