PhatPhapVoBien.com. Phật Pháp Vô Biên
ĐỨC PHẬT - KINH PHẬT - LỜI PHẬT DẠY
No Result
View All Result
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Tịnh Độ
  • Kim Cương thừa
  • Thiền
  • Pháp Luận
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Tri thức và Phật pháp
No Result
View All Result

Hương xuân mùi tết

2k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

HƯƠNG XUÂN MÙI TẾT
Lê Thị Chân Tú

Huong-Xua-Mui-TetTết đã gần kề. Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có cái chung nhưng cũng có những nét khác nhau tùy theo phong tục tập quán của từng vùng, miền. Đối với mỗi người, Tết có đặc trưng riêng bởi những ấn tượng, tình cảm và sự gắn bó với quê hương hay một vùng đất nào đó mà mình đã từng sinh sông. Đối vời tôi, Tết ở Huế có những nét đặc biệt. Cái mà tôi gọi là “Mùi Tết” đã thực sự làm nên hương vị mùa xuân.

Huế là thành phố xanh. Núi xanh bao quanh. Sông xanh chảy ngang thành phố. Những khu nhà vườn ngời ngời sắc xanh của cây lá. Trong các cây người Huế thích trông, mai là số một. Không phải loại hồng diệp hoa có nhiều cánh, mà loại hoàng mai năm cánh. Mai hiện diện khắp nơi. Mai trong vườn chùa. Mai trong lăng tẩm. Mai trong phủ đệ của các quan lại. Mai trong nhà dân. Và cả mai trong công viên. Đó là một vườn mai lớn với những gốc lão mai trước mặt hoàng thành nhìn ra sông Hương. Muốn mai ra hoa đúng vào ngày mồng một Tết thì phải tùy thời tiết mà trẩy lá từ một đến hai tháng trước Tết. Những nhà giàu có cả một vườn mai lớn thì phải thuê người. Còn lại, trong nhà con cháu tự làm. Ông bà, cha mẹ đưng chỉ huy. Ai cũng hồ hởi vì cái Tết dường như lấp ló ở đâu đó. Đến mùa, mai nở đây. Đâu đâu cũng thoang thoảng hương thơm đặc biệt ấy. Mai cố thụ trong các vườn dễ đã mấy đời, cành xum xuê, hoa nở rộ, vàng rực, thơm ngát cả một vùng. Trong ngày Tết mà có một chậu mai kiểng đặt trước bàn thờ thì thật tuyệt. Mai kiểng đẹp thì không cao, chỉ chừng bốn tấc đến một mét. Ngọn mai phải vút cao, mai cụt đọt chẳng ai màng. Vỏ xù xì, nứt nẻ điểm những mảng rêu màu xám bạc. thân oằn dưới sức nặng của thời gian. Ấy vậy mà trên cội mai già lại cho ra những lộc non phơ phất, những nụ hoa múp míp, chúm chím he hé nở mấy cái hoa đầu tiên. Hoa mai đứng đầu trong tứ quý: mai, lan, cúc, trúc. Cốt cách thanh tao, tuyệt vời của nó làm đắm say hồn người. Chả trách nhà thơ Cao Bá Quát, một danh sĩ ngang tàng đến vậy, chẳng coi quyền lực của vua chúa, quan lại ra gì mà cũng phải một lòng cúi đầu bái phục trước vẻ đẹp của mai.hoa.

Huế là xứ sở tâm linh, nhiều chùa chiền trong đó có những ngôi cổ tự nổi tiêng, tuổi thọ đã mấy trăm năm. Huế còn có nhiều đình, miếu. Dưới những cội bồ đề hay những cây đa cổ thụ, nhiều chỗ là những nơi chốn thiêng liêng. Người dân Huế phần lớn là Phật tử. Chỗ trang trọng nhất của ngôi nhà thường dành cho bàn thờ. Bàn thờ Phật cao hơn ở trước. Bàn thờ ông bà phía sau. Bàn thờ ngày thường đã được chăm sóc, đến Tết càng được chăm chút kỹ lưỡng hơn. Những bát hương xanh lam màu men cổ sạch bóng. Chân đèn, lư hương bằng đồng sáng loáng. Ngày nay, có thể đem thuê đáng bằng máy chứ ngày xưa việc này giao cho con cháu trong nhà hỉ hục cả ngày bằng phương pháp thủ công. Tuy mệt nhưng mà vui. Mọi cái đều bóng lộn, tinh tươm sẵn sàng chờ đón một năm mới. Đối với người Huế không gì quan trọng bằng bàn thờ. Và chính cái bàn thờ làm nên vẻ riêng của ngày Têt ở đây. Dù nghèo hay giàu, hương trầm phải chọn thứ thật thơm để bàn thờ càng thêm trang nghiêm. Chiều ba mươi, đêm giao thừa, sáng mồng một và cả ba ngày Tết, bàn thờ lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Cái thanh thoát của hương trầm hòa quyện với tiếng mõ, tiếng chuông làm hồn người lâng lâng như bay lên để giao hòa với thiên nhiên, đất trời, các đấng thiêng liêng, và tổ tiên ông bà về đây đoàn tụ cùng con cháu.

Có mùi Tết đã đi vào ký ức. Đó là mùi khói pháo. Đốt pháo để chào đón lễ, tết là tập tục lâu đời của người Việt Nam.

Thịt mỡ, dưa hành, câu đôi đỏ
Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Hay ..

Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

(Nguyễn Khuyến)

Ngày nay vì lý do an ninh và tiết kiệm, tập tục ấy không còn nữa. Cũng có cái lý do của nó nhưng nghĩ lại cũng mất một phần hương vị ngày xuân. Bánh pháo mua về phải hong khô thì khi đốt tiếng nổ mới giòn. Gần đến giao thừa, dây pháo dài được treo lên chính giữa hiên nhà. Khi tiếng trống đổ hồi, tiếng chuông gióng giả, tiếng đồng hồ điểm thời khắc giao thừa, gia chủ hay người con trai trịnh trọng châm pháo. Tất cả nhà hồi hộp đợi chờ…Tiếng pháo nổ ran, liên tục giòn giã. Xác pháo tung tóe nhuộm hồng một khoảng sân. Ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi tin vào một năm mới hanh thông, cát tường trên mọi việc. Pháo nhà này nổ gọi pháo nhà kia râm ran không dứt, có đến mười lăm phút mới thôi. Khói pháo nồng, hòa quyện với hương mai, hương trầm. Đó là hưng xuân, mời gọi chúa Xuân nhẹ bước trở về.

Có một mùi Tết lạ mà nói ra nghe cũng buồn cươi. Đó là mùi gừng luộc. Có nhiều loại bánh mứt trong ngày Tết. Bây giờ thì vô số, kể cả hàng ngoại đắt tiền. Nhưng người ta vẫn chuộng mứt gừng, thứ mứt dân dã mà tinh khiết. Nó là sản phẩm của đất. Mứt gừng đi với bánh tét, bánh chưng cùng với mâm ngũ quả là những phẩm vật dâng lên đất trời, tổ tiên, ông bà trong ba ngày Tết. Mứt gừng bây giờ mua đâu cũng có, thật tiện lợi cho những ai không có thời gian. Một số người nội trợ không thích thê. Họ cho rằng mứt hàng chợ không có cái cay cay đậm đà của gừng nguyên chất. Họ thích tự mình làm, vừa có không khí Tết, vừa là cơ hội để dạy cho cô con gái Huế hiện đại một món mứt truyền thống.

Hằng năm vào những ngày giáp Tết, những gánh gừng từ ngoại ô đổ vào thành phố. Những gánh gừng tươi mới, đọt hồng hồng, củ mơn mởn vàng nhạt, lúm chúm những nụ non tơ trông thích mắt. Chọn gừng non thì lát mứt mới trắng đẹp. Gừng mua về, lựa những củ có hình dáng thuôn, đẹp. Gọt sạch võ, sau đó dùng dao hay bào thái mỏng. Công đoạn thứ ba là luộc gừng với nước pha chanh để xả bớt chất cay trước khi rim. Những đêm cuối năm, tiết trời lành lạnh. Mưa xuân lất phất, thứ mưa không ướt đất..Ngồi quanh bếp lửa..Mùi gừng luộc phả vào không gian thơm nức… Phải nói tôi đâm ra ghiền cái mùi ấy. Thật tuyệt! Đối với tôi, mùi gừng luộc làm dậy lên không khí Tết. Thiếu nó, cái Tết sẽ mất đi một phần hương vị.

Ngày nay, do cuộc sống hiện đại chịu áp lực của thời gian, những tập tục rườm rà bị bỏ bớt đã đành. Đến những nét đẹp truyền thống trong ngày Tết nhiều lúc cũng bị lãng quên. Đáng tiếc! Nhiều khi nhắm mắt lại, tôi ước ao được nghe tiếng nhạc ngựa leng keng, tiếng xe thổ mộ lóc cóc trên đường…thèm đến thiết tha tiêng hò mênh mang sông nước… Ở đâu rồi áo the, guốc mộc của một thời quá vãng… Những liền anh, liền chị áo mớ ba, mớ bảy, đong đưa, tình tứ trong câu hát quan họ giao duyên… Tiếng phách, tiếng đàn hòa nhịp với giọng ca ngân nga, nhấn nhá của các đào nương trong các điệu ca trù đã một thời làm say lòng các tao nhân, mặc khách… Và cả những tập tục trong lễ Tết cổ truyền của người Việt. Đó là văn hóa. Văn hóa là những tinh hoa còn lại sau khi mọi cái khác đã mất đi. Đó là bản sắc của một dân tộc, nó cần được bảo tồn và phát huy. Rồi một ngày nào đó, trong vòng xoáy của xã hội hiện đại, những nét đẹp văn hóa ấy bị phôi pha, mai một… Chao ôi! Chỉ mới nghĩ đến điều đó thôi mà lòng đã thấy ngậm ngùi…
Văn Hóa Phật Giáo 98-99

Tin bài có liên quan

Ý Niệm Về Mùa Xuân Di Lặc

Ý niệm về mùa Xuân Di Lặc

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Niệm Sắc Xuân Nghệ Thuật Bonsai Nhật Bản

Ý Nghĩa Ngày Tết – Thích Nữ Diệu Huệ

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Y Hình Hoa Mai Hoa Đào

Xuân Viễn Xứ

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Với Nếp Sống Đạo Đức Của Người Con Phật

Xuân Về Thay Áo Mới

Xuân về thay áo mới

Xuân Về Nơi Đất Khách

Xuân về nơi đất khách

Xuân Về Nguyện Ước Đạo Đời Viên Thông

Xuân về nguyện ước đạo đời viên thông

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Xuân Về Ngẫm Đến Lẽ Thịnh Suy…

Load More

Discussion about this post

Sống Cuộc Đời Từ Bi (Song Ngữ Anh-Việt)

Sống Cuộc Đời Từ Bi (Song ngữ Anh-Việt)

  SỐNG CUỘC ĐỜI TỪ BI Đức Đạt Lai Lạt MaTuấn Anh và La Sơn Phúc Cường Việt dịch   Những...

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

VỀ PHÁP QUÁN NIỆM HƠI THỞPháp sư Tăng-già-bạt-đà-la (Sanghabhadra - Chúng-Hiền) Tỳ kheo Tâm Hạnh dịch Việt Người học về...

Nha Trang – Khánh Hòa: Lễ Hội Hoa Đăng Trên Sông Cái

Nha Trang – Khánh Hòa: LỄ HỘI HOA ĐĂNG TRÊN SÔNG CÁI

Nha Trang – Khánh Hòa: LỄ HỘI HOA ĐĂNG TRÊN SÔNG CÁI KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC...

Tương Lai Của Chúng Ta Nằm Trong Tay Chúng Ta

Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta

TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA NẰM TRONG TAY CHÚNG TALa Sơn Phúc Cường chuyển ngữ Trước thềm năm mới 2018,...

Thêm Nước Bớt Đường

Thêm Nước Bớt Đường

THÊM NƯỚC BỚT ĐƯỜNGBS. Hồ Ngọc Minh 1. Uống nước như thế nào trong ngày cho có hiệu quả? Trong...

Hai Nghĩa Của Nghiệp

Hai nghĩa của nghiệp

Luật nghiệp (karma) là một nguyên lý cơ bản của thế giới quan Phật giáo. Nói vắn tắt, nghiệp đề...

Kinh Đạo Lý Duyên Khởi

KINH ĐẠO LÝ DUYÊN KHỞI Thích Nhất Hạnh dịch (Dị Học Giác Phi Kinh)Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ mười, Đại...

Góc Nhìn Người Phật Tử

Góc Nhìn Người Phật Tử

GÓC NHÌN NGƯỜI PHẬT TỬ: Hội thảo khoa học: 50 năm phong trào Phật giáo ở Miền Nam (1963-2013)Giác Hạnh...

Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn Trong Đạo Phật (Song Ngữ Việt Anh)

Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật (song ngữ Việt Anh)

Ý NGHĨA LỄ TẠ ƠN TRONG ĐẠO PHẬTChùa Pháp Nhãn Nam Mô Phật Kính thưa các bậc Cha mẹ, quý...

Hành Hương Nên Biết

Hành hương nên biết

HÀNH HƯƠNG NÊN BIẾT Dzongsar Khyentse Rinpoche Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ   Các thánh địa linh thiêng cổ xưa...

Thiên Giang Tự – Ngôi Chùa Niệm Phật

Thiên Giang Tự – Ngôi Chùa Niệm Phật

THIÊN GIANG TỰ - NGÔI CHÙA NIỆM PHẬTNhụy Nguyên Bao Vinh hôm nay nếu soi vào lịch sử thật chẳng...

Đại Lễ Vesak Lhq 2014 Có Logo Chính Thức

Đại Lễ Vesak Lhq 2014 Có Logo Chính Thức

Vào thứ Tư, ngày 16-5 vừa qua, Nhà Trắng đã tổ chức lễ Vesak lần thứ hai để kỷ niệm...

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Rất nhiều vị bằng hữu hỏi tôi là: “Thầy Thái! Thầy có mệt không?”. Trong mấy tháng nay có rất...

Tạ Ơn Và Tạ Lỗi Hay Là Sự Thật Và Huyền Thoại

Tạ ơn và tạ lỗi hay là sự thật và huyền thoại

TẠ ƠN và TẠ LỖI hay là SỰ THẬT và HUYỀN THOẠIĐào Viên 1. Ngày lễ lớn tại Hoa KỳTại Hoa Kỳ...

Nhạn Không Lưu Bóng Nước Chẳng Giữ Hình

Nhạn không lưu bóng nước chẳng giữ hình

NHẠN KHÔNG LƯU BÓNG NƯỚC CHẲNG GIỮ HÌNH Minh Đức Triều Tâm Ảnh   (Pháp thoại giảng tại  Chùa Kỳ...

Sống Cuộc Đời Từ Bi (Song ngữ Anh-Việt)

Về Pháp Quán Niệm Hơi Thở

Nha Trang – Khánh Hòa: LỄ HỘI HOA ĐĂNG TRÊN SÔNG CÁI

Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta

Thêm Nước Bớt Đường

Hai nghĩa của nghiệp

Kinh Đạo Lý Duyên Khởi

Góc Nhìn Người Phật Tử

Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn trong Đạo Phật (song ngữ Việt Anh)

Hành hương nên biết

Thiên Giang Tự – Ngôi Chùa Niệm Phật

Đại Lễ Vesak Lhq 2014 Có Logo Chính Thức

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 25)

Tạ ơn và tạ lỗi hay là sự thật và huyền thoại

Nhạn không lưu bóng nước chẳng giữ hình

Tin mới nhận

Bức thông điệp từ con người của Đức Phật

Lời Phật dạy luôn hiện tiền

Học theo hạnh Phật

Lời Phật dạy về cách tạo dựng phúc đức cho sinh mệnh con người

Mười lý do nên tu tập từ bi quán

Đánh thức tiềm năng “sẽ thành Phật”

Lược truyện Đức Phật Thích Ca: Dự lễ cày ruộng đầu năm

Chùa Long Phước, 34 Ấp Long An,thị Trấn Cái Tắc, Huyện Châu Thành A,tỉnh Hậu Giang

Giết gì được Phật khen?

Mừng Phật đến với chúng sinh

Chùa Long An (Chùa Ông Một) Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

Hưởng thụ lạc được Như Lai khen ngợi

Vui trong đau khổ

Thư Ngỏ Của Ni Trưởng Chùa Linh Phong Tp. Đà Lạt Việt Nam

Chùa Long Phước, Ấp Giồng Chùa, Xã Nhuận Phú Tân, Huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre

Chùa Khánh Sơn Dak Lak

Đức Phật nói về nguyên nhân thất bại ở đời

Muốn cuộc sống viên mãn, Phật khuyên bỏ những điều này: Sát sinh, bất hiếu

Điếu Văn Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Quảng Đức Đọc Trong Lễ Tưởng Niệm Đầu Tiên Tại Chùa Ấn Quang

Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn ‘Thành đạo’

Tin mới nhận

Lời Phật Dạy Về Sự Đoạn Nhục Thực – Ht. Thích Thiền Tâm (Trích Phật Học Tinh Yếu)

Hôm Nay Ngày Phật Đản Sanh, Tác Giả: Nguyên Hiền – Trình Bầy: Ca Sĩ: Ánh Tuyết

Film Người Thay Đổi Cuộc Chơi (the Game Changers)

Kinh Người Đất Phương Tây (hay Người Đã Chết)

Những cánh hoa cuối năm

Chùa để làm gì?

Thư Chúc Tết Xuân Kỷ Hợi Của Đức Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Một Số Nghi Lễ Trong Phật Giáo Theravada

Phật dạy sáu pháp lục hòa kính

TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG Ở CHÙA HÀN QUỐC

Ý nghĩa tùy duyên

Đức Đạt Lai Lạt Ma Hương Sen Tinh Khiết

Hướng Dẫn Thiền (Guided Meditation For Primary Students) – Đồng An

Lời Khuyên Về Bất Bộ Phái

Nếu Ta Chết Thì Hư Vô Cũng Chết

Gọi Nắng Xuân Về

Tác giả Phước Nguyên có đạo văn hay không? Kỳ 2

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 246)

Quan Niệm Phật Giáo Về Chiến Tranh Và Giải Quyết Xung Đột

Thiền Luận – Quyển Hạ

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 54)

Kinh Kỳ-lợi-ma-nan (Girimànandasutta)

Kinh Tạng Pali (.Prc)

Giới Thiệu Sơ Bộ Về Cuộc Khám Phá Thủ Bản Cổ Kinh Kharosthi Và Phật Giáo Càn-đà-la

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 256)

Giới thiệu tổng quát chương 6: tầm nhìn thâm sâu về thế giới

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 271)

Lễ kính Phật – dung nhan từ xấu thành đẹp

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 291)

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

Thấy biết chỉ là thấy biết (thầy Thích Tâm Hạnh giảng)

Kinh Nhất Dạ Hiền Giả

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 126)

Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

Kinh Châu Báu song ngữ Việt-Anh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 257)

Sn 4.4: Suddhatthaka Sutta Kinh Về Thanh Tịnh

Làm thế nào để hiểu kinh Phật?

Kinh Bách Dụ: Nói hay làm dở

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 235)

Tin mới nhận

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 355)

Gia đình có 7 người con hiếu tử

Lời Vàng – Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 364)

Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận

Niệm Phật Sinh Tịnh Độ

Lá Thư Tinh Độ

PHƯƠNG PHÁP DẠY CON KHI MANG THAI

Tia Sáng Từ Bảo Tháp Phù Thi

Học Phật chớ nên hồ đồ, ngộ nhận…

Những Suy Ngẫm Để Biết Tôn Kính Pháp Môn Tịnh Độ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 325)

Tổ Bồ Đề với Pháp Môn Niệm Phật Quá Khứ và Hiện Tại

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 309)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 331)

Tiểu Sử Đại Lão Ht. Thích Trí Tịnh

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 72)

Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật

Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 65)

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 18)

2007-2022. © Phật Pháp Vô Biên.
Nhà tài trợ : Thiết kế & SEO bởi www.SoHoa.App

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Quyền riêng tư
  • Công đức vô lượng
No Result
View All Result
  • Điều khoản sử dụng
  • Giới thiệu
  • Kim Cương thừa
  • Luật – Nghiên cứu – Sách Phật giáo
  • Pháp Luận
  • Phật Pháp Nhiệm Màu
  • Quyền riêng tư
  • Thiền
  • Tịnh Độ
  • Tịnh Không Pháp Ngữ
  • Trang chủ
  • Tri thức và Phật pháp
  • Website quá tải – khẩn mong tấm lòng Bồ tát muôn phương

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Chinese (Simplified)EnglishFrenchGermanJapaneseKoreanRussianSpanishVietnamese