BÀNG UẨN NGỮ LỤC
Dương Đình Hỷ
Ông
Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P’ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của
R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương,
Trung Hoa, tự là Đạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và
chết năm 808. Ông sống tại Hành Dương với vợ và hai con:
một trai tên Kenh-huo, một gái tên Linh Chiếu (Ling-Chao). Tất
cả gia đình tu theo Thiền Tông, và đều được coi như đã
ngộ đạo hết. Sau khi đốn ngộ, ông về nhà lấy thuyền
chở của cải đem đổ xuống sông, căn nhà thì cúng dường
để xây chùa. ông cất một thất nhỏ để tu ở. Cô Linh
Chiếu thường theo hầu hạ, chuyên việc chẻ tre bện sáo
bán để nuôi cha. Người con trai thì lo việc trồng trọt để
nuôi mẹ. Ông Bàng Uẩn thường đi nhiều nơi để tham vấn
các vị thiền sư nổi danh thời đó. Theo Thiền Tông thì việc
đi tham vấn là phương pháp cần thiết để học hỏi và trao
đổi những kinh nghiệm tu tập, các thầy còn khuyến khích
trò của mình phải đi tham vấn, chứ không có ngăn cản. Ông
Bàng Uẩn đã gặp nhiều Thiền Sư nổi tiếng như Thạch Đầu,
Mã Tổ, Đơn Hà và đều được các vị ấy coi như ông đã
chứng đắc. Khi gặp Thạch Đầu, Ông được coi như đã giải
ngộ, nhưng sau đó được gặp Mã Tổ thì ông mới thiệt
triệt ngộ và ở lại với Mã Tổ hơn một năm. ông có làm
chừng ba trăm bài thơ về đạo và được truyền tửng rộng
rãi. Ông có dịp gặp vị quan châu Vu Công (Tr. Hoa: Yu Ti) và
vị này nhờ ông mà được ngộ đạo nên theo học ông cho
đến khi ông chết. Nhờ vậy ông Vu Công đã ghi chép những
mẩu chuyện, những bài thơ và viết cuốn “Bàng Uẩn ngữ
lục” mà đã được dịch thành cuốn ” A Man of Zen – The Recorded
Sayings of Layman P’ang”. (Tâm Thái)
Sau đây là bản dịch của dịch gỉa Dương Đình Hỷ: BÀNG UẨN NGỮ LỤC (PDF) Dương Đình Hỷ dịch
BÀI ĐỌC THÊM: ●
CƯ SĨ BÀNG LONG UẨN – Tâm Thái
Discussion about this post