CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH
DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 18
VẤN
ĐỀ UỐNG BIA RƯỢU VÀ SỬ DỤNG CÁC CHẤT SAY
(Nghe
audio bấm vào hàng chữ này)
Kính
thưa quý thính giả,
Vấn
đề uống bia rượu và sử dụng các chất say là một nan
đề của xã hội hiện nay, đặc biệt trong giới trẻ. Vì thế trong chương trình phát thanh hôm nay, chúng tôi xin trình
bày về giới răn thứ 5 trong Phật giáo. Đó là giới
không uống rượu và không sử dụng các chất làm mất sự
sáng suốt của tâm trí.
Có
một câu chuyện ẩn dụ như sau:
“Vào
thời kỳ đức Cổ Phật Ca Diếp xa xưa, có một cư sĩ thọ
trì Ngũ Giới, giữ gìn rất nghiêm túc. Một hôm, từ tỉnh
xa trở về nhà, đang lúc quá khát, khô cả miệng, nhìn thấy
trên bàn có một chén đầy lóng lánh như nước, ông ta vội
bưng lên uống thẳng một hơi, — thế là ông phạm giới uống
rượu. Uống xong, ông ta lăn ra ngủ. Lát sau rượu ngấm, men
rượu bốc lên bừng bừng, ông vùng dậy nhìn ra ngoài sân.
Lúc đó có con gà nhà hàng xóm chạy qua, ông bèn chụp bắt
, — thế là ông phạm thêm giới ăn cắp. Trong tay có
con gà rồi, ông chạy vào nhà bếp cắt cổ vặt lông nó tính
nấu cháo ăn, — thế là ông phạm thêm giới sát sinh. Bà hàng xóm mất gà chạy sang tìm. Hơi men đang bốc, ông ôm
ngay bà vào lòng tính chuyện hành lạc, — thế là ông phạm
thêm giới tà dâm. Chòm xóm xúm lại bắt ông lên công
đường nhờ quan xét xử. Ông bèn chối bay, — thế là ông
phạm thêm giới vọng ngữ.
Chỉ
vì một chén rượu mà ma men làm hại đến nỗi ông ta phạm
liên tục một hơi đủ 5 giới răn của nhà Phật.
Thưa
quý thính giả,
Đạo
Phật là đạo Giác Ngộ. Yếu tố chính để một người có
thể vững vàng đi trên con đường tu hành tiến tới giác
ngộ giải thoát là tinh thần của người hành giả phải sáng
suốt, mới có thể biết nhận định phân biệt giữa chánh
và tà, không mơ hồ, mê muội, tin theo những điều sằng bậy.
Từ sự suy tư, phân biệt chánh tà rõ ràng, người hành giả
mới có niềm tin chính đáng để dấn bước trên con đường
Bát Chánh, tiến được tới mục tiêu giác ngộ.
Đức
Phật là một bậc Đại Giác. Trong việc chế Giới, Ngài không
tự ý áp đặt một cách độc đoán, mà chỉ nương theo những
sự kiện đã xảy ra trong đời sống thực tế, rút tỉa kinh
nghiệm rồi thiết lập những Giới răn để tránh cho các
hàng Phật tử khỏi bước vào những sự lầm lạc trên con
đường thanh lọc bản thân. Bởi vì Ngài đã chứng kiến
những cảnh tượng say sưa khiến cho đầu óc con người trở
thành mê muội, hành động mất tự chủ, nên Ngài đã chế
Giới
Không Uống Rượu. Người giữ giới này không những không
uống rượu, mà còn không khuyến khích người khác uống và
không buôn bán rượu nữa. Đây là giới thứ năm của
đạo Phật.
Trong
kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt, Phật tuyên bố sự nghiện rượu
là một trong sáu nguyên nhân làm cho tan cửa nát nhà.
Đức
Phật nói: “Này Gia chủ, đam mê các loại rượu có sáu
nguy hiểm. Tài sản bị tổn thất, hay gây tranh cãi, mắc nhiều
bệnh tật, danh dự thương tổn, quần áo hở hang, trí lực
bị tổn hại. Này Gia chủ, nghiện các loại rượu có sáu
nguy hiểm như vậy” .
Cũng
trong kinh Phật, có chuyện chàng thanh niên nhà giàu Da- na- set
– tin phung phí một số tài sản rất lớn trong việc rượu
chè, đến nỗi khi về già phải ăn mày để kiếm sống qua
bữa. Tệ nghiện rượu, say rượu là đầu mối của rất
nhiều thảm họa gia đình, vợ chồng cãi nhau, đánh nhau, con
cái hư hỏng. Người say rượu không còn biết phải trái,
có thể phạm đủ mọi tội ác, kể cả giết người.
Thưa
quý thính giả,
Tại
các quốc gia Tây Phương hiện nay, một trong những nguyên nhân
hàng đầu khiến người trẻ thiệt mạng là nạn lái xe trong
khi tâm trí bị ảnh hưởng bởi rượu hoặc bia. Ngoài ra,
cũng có một số cô cậu trẻ khi say làm những điều nguy
hiểm đến tính mạng của chính mình hay gây thiệt hại cho
người khác để rồi phải ngồi tù, tiêu hủy cả tương
lai tươi sáng. Rượu hoặc bia còn khiến người ta phạm
nhiều tội ác khác, học hành kém cỏi tại trường lớp,
hay gặp khó khăn trong vấn đề tâm lý, cảm xúc và giao tiếp
trong xã hội.
Một
cuộc khảo cứu gần đây được thực hiện trên toàn nước
Hoa Kỳ nơi học sinh cấp ba tức là các em trong tuổi từ 14
đến 18, cho thấy có tới hơn 90 % các em thú nhận rằng đã
từng uống rượu hoặc có nếm thử rượu. Nhưng không phải
chỉ các em học sinh cấp 3 uống rượu mà những em nhỏ hơn
cũng đã nếm thử rượu. Theo thống kê cho biết Hoa Kỳ ngày
nay có khoảng 5 triệu các em dưới 18 tuổi có thói quen uống
rượu hoặc bia và có khoảng 3 triệu em bị bệnh nghiện rượu.
Một
số các em còn ít tuổi lại có quan niệm sai lầm rằng uống
rượu là biểu tượng của người đã trưởng thành, cũng
như khi xưa có một số người thường khuyến khích nhau uống
rượu, cho là “Nam vô tửu như kỳ vô phong“, (đàn ông
không uống rượu như cờ không có gió). Thật ra thì chất
rượu hoặc bia chỉ tạo ra một cảm giác sai lạc về vấn
đề tự tin. Chẳng hạn như khi uống rượu, người ta sẽ
có thể làm khác những gì họ vẫn làm khi tỉnh táo. Ví dụ
như có thể nhấn ga chạy xe với tốc độ rất cao làm mọi
người kinh hoảng, hoặc dám lao mình xuống biển lúc đêm
khuya, v.v.. . Sự hung hăng khi trong người có chất rượu chỉ
là ảo giác, do chất men say tác động vào hệ thần kinh, khi
tỉnh lại, nhớ lại chuyện mình làm trong lúc say sưa chỉ
khiến cho đương sự cảm thấy mắc cở, mất đi niềm tự
tin mà thôi.
Mặc
dù sự uống một vài loại rượu nhẹ, thí dụ rượu vang
đỏ, với liều lượng ít thì cũng có khả năng giúp kích
thích thần kinh và mạch máu, có phần nào tốt. Nhưng nếu
uống nhiều, uống hằng ngày thì lợi bất cập hại, dù rằng
không uống đến mức độ say. Một tờ tạp chí Y Học của
Anh cho biết, người uống bia hằng ngày có nguy cơ bị ung
thư đường ruột gấp 12 lần người không uống bia. Phụ
nữ có thai mà uống rượu thì dễ bị sanh non và em bé dễ
bị đau màng óc. Uống rượu cũng gây tác hại đến tế bào
óc, dù là đối với người lớn.
Lâu
nay người ta thường nghĩ rượu chỉ gây “cháy gan, cháy phổi”
, có nghĩa là chỉ làm hư gan, xơ gan, hư phổi. Nhưng thực
chất rượu không chỉ gây độc cho gan, phổi mà nó còn rất
độc đối với hệ thần kinh trung ương, làm hủy hoại tế
bào não. Vì vậy uống rượu càng nhiều, liều lượng càng
cao thì sự tác hại vào bộ não càng nặng. Cũng vì rượu
có khả năng làm hại tế bào não nên mới có hiện tượng
say sưa, nói năng huyên thuyên, chứng tỏ bản thân không còn
ý thức được hành vi trong khi say rượu.
Vào
thời Phật tại thế, người ta chưa lạm dụng các chất ma
túy, các loại thuốc kích thích có tác dụng làm thay đổi
phản ứng của bộ máy thần kinh như ngày nay, mà chỉ có
rượu là chất say sưa được sử dụng trong những cuộc vui
chơi đàn đúm mà thôi. Ngày nay tình thế đã khác, người
ta đã dùng tới những chất độc hại cho bộ máy thần kinh
hơn rượu rất nhiều, thí dụ như cần sa, ma túy, thuốc phiện,
marijuana, bạch phiến, thuốc lắc, hoặc chất nicotine trong
thuốc lá. Cho nên chúng ta cần nhớ lời Phật dạy trong kinh
Đại Bát Niết Bàn, nơi Pháp Tứ Y, có câu :”Y nghĩa bất
y ngữ“, tuy Giới cấm thứ Năm chỉ nói về rượu,
nhưng chúng ta phải hiểu “nghĩa” trong lời Phật dạy là Ngài
muốn chúng ta tránh xa các chất độc hại cho tâm trí. Thời
đó, rượu là chất độc hại nhất, nhưng ngày nay, nếu Phật
còn, Ngài cũng sẽ cộng thêm các loại cần sa ma túy vào danh
sách các chất làm tiêu hủy thần kinh, làm con người trở
thành mê muội, chặn đường tiến tới Giác Ngộ Giải Thoát.
Nói
tóm lại, nếu chúng ta đã thọ trì Giới thứ Năm, Giới Không
Uống Rượu, thì chúng ta cũng không dùng các chất ma tuý.
Ngay như chúng ta chưa hề thọ trì Giới Không Uống Rượu,
chúng ta cũng không nên say sưa, mà nên sống lành mạnh để
làm gương tốt cho các em. Chúng ta cũng cần nhắc các
em rằng đừng bao giờ nếm thử rượu, nếm thử marijauna,
cocaine vì một khi đã biết mùi rồi, các em sẽ muốn nếm
nữa, rồi các em sẽ trở thành ham mê lúc nào không hay. Những
nhà sản xuất rượu biết rõ điều này nên tại những nơi
làm rượu, người ta hay cho khách vào nếm thử mà không phải
trả tiền. Đó là một cách để câu mồi, để lôi cuốn
người không uống rượu trở thành khách hàng của họ. Ít
có ai để ý tới một điều rằng hầu hết những người
nghiện rượu và đang đau khổ vì rượu ngày hôm nay đều
bắt đầu từ một lần uống thử.
Đức
Phật là Đại Đạo Sư, Ngài chỉ muốn chúng ta bước trên
những con đường tốt lành, những con đường của một đời
sống nội tâm phong phú, một tâm hồn trong sáng và một cơ
thể khỏe mạnh. Giới Cấm Uống Rượu là một trong những
lời khuyên tha thiết của Ngài.
Thưa
quý thính giả,
Để
kết thúc buổi phát thanh về Phật pháp hôm nay, chúng tôi
xin gửi tới quý thính giả một mẩu truyện được đăng
trên Internet, đó là tự truyện do bà V.A. Bailey kể lại, được
dịch ra như sau:
“Tôi
vội vã chạy tới một cửa hàng bách hóa để quơ đại vài
món quà Giáng Sinh vào giờ cửa tiệm sắp đóng. Nhìn đám
người ùn lên phía trước, tôi vừa bực bội với sự trễ
nải của mình vừa cố gắng xấn xổ vượt qua được đám
đông chen chúc trong cái gian hàng đồ chơi trẻ con này. Giá
mà tôi lăn kềnh được ra đây, ngủ thiếp đi, tỉnh dậy
để phát hiện ra rằng ngày Lễ Giáng Sinh đã qua rồi thì
hay biết mấy!
Bỗng
nhiên, tôi nhận ra tiếng của chính tôi đang lẩm bẩm
đọc giá tiền những món đồ chơi bày trên kệ và tưởng
tượng cảnh mấy đứa cháu được ôm những món đồ chơi
đó trong lòng. Thuận chân, tôi tiến về khu bán búp bê. Phía
xéo với tầm mắt, tôi thấy một em bé trai trạc 5 tuổi đang
ôm một con búp bê xinh xắn. Đứa bé nâng niu món đồ chơi
trong vòng tay, còn tay kia thì cứ vuốt mãi lên mái tóc mềm
như tơ của con búp bê. Tôi không thể dời mắt khỏi quang
cảnh đó mà cứ chăm chú nhìn cậu bé, trong lòng thắc mắc
không biết cậu ta giữ con búp bê đó cho ai vậy. Rồi tôi
thấy cậu ta quay qua phía một phụ nữ đứng bên cạnh mà
hỏi:
– Cô
có chắc là số tiền của cháu không đủ để mua con búp
bê này không?
Người
cô trả lời, giọng có vẻ sốt ruột:
– Cháu
biết là cháu không đủ tiền mua nó mà.
Rồi
cô ta dặn cháu đừng đi đâu cả, phải đứng tại đó chờ
cô ta đi mua mấy món đồ, sẽ trở lại trong vòng vài phút.
Nói rồi cô đi khuất khỏi tầm mắt chúng tôi.
Cậu
bé vẫn đứng đó tay ôm con búp bê. Ngập ngừng một chút,
tôi cất tiếng hỏi cậu định mua con búp bê cho ai. Cậu bé
trả lời:
– Đây
là con búp bê mà em cháu thích được tặng vào dịp Giáng
Sinh này lắm. Em cháu biết chắc là Santa Claus sẽ mang tới
cho em.
Tôi
bảo cậu bé:
– Có
lẽ Santa Claus sẽ mang tới cho em cháu thật đấy.
Cậu
bé lắc đầu:
– Không,
Santa sẽ không thể tới được nơi mà em cháu hiện nay đang
ở. Cháu phải đưa con búp bê cho mẹ cháu để mẹ mang tới
cho em.
Tôi
hỏi:
– Vậy
em cháu ở đâu?
Cậu
bé nhìn tôi bằng cặp mắt thê thảm nhất, trả lời:
– Em
cháu đã về với Chúa. Bố cháu nói rằng mẹ cháu cũng sắp
phải đi với em rồi.
Tim
tôi thót lại. Cậu bé nói tiếp:
– Cháu
dặn bố cháu nói với mẹ là mẹ đừng đi vội. Cháu dặn
bố cháu nói với mẹ là hãy chờ cháu từ tiệm trở về.
Rồi
cậu bé hỏi tôi có muốn coi hình của cậu ta không. Tôi nói
rằng tôi rất muốn. Cậu ta lôi ra mấy tấm hình mà cậu
mới chụp ở ngoài cửa tiệm, nói:
– Cháu
muốn mẹ cháu đem theo mấy tấm hình này để mẹ không bao
giờ quên cháu. Cháu yêu mẹ cháu lắm. Cháu ước gì mẹ cháu
sẽ không phải rời bỏ cháu. Nhưng bố cháu nói rằng mẹ
cháu cần phải đi với em cháu.
Tới
đây, cậu bé lặng lẽ cúi gục đầu xuống. Trong khi cậu
ấy không nhìn thấy, tôi thò tay vào ví lôi ra một nắm tiền
giấy cuộn trong lòng bàn tay rồi đề nghị:
– Này,
hay là chúng mình đếm lại tiền của cháu một lần nữa
coi sao?
Cậu
bé có vẻ phấn khởi:
– Dạ,
cháu biết chắc là phải đủ mà.
Thế
là tôi nhẹ nhàng tuồn nắm tiền trong lòng bàn tay tôi nhập
vào với tiền của cậu bé và bắt đầu đếm. Dĩ nhiên là
bây giờ thì số tiền dư sức để mua con búp bê. Cậu bé
nhìn lên cao, cất tiếng nhẹ nhàng:
– Xin
cảm ơn Chúa đã cho con đủ tiền mua búp bê.
Rồi
cậu nói với tôi:
– Cháu
vừa mới cầu xin Chúa cho cháu đủ tiền mua con búp bê này
để mẹ cháu có thể đem theo cho em cháu. Chúa đã nghe thấy
lời cầu xin của cháu. Cháu đã muốn xin đủ tiền để mua
được hoa hồng bạch cho mẹ cháu nữa mà cháu lại không
hỏi. Vậy mà Chúa lại cũng cho cháu đủ tiền để mua được
cả búp bê cho em cháu và hoa hồng cho mẹ cháu nè. Mẹ cháu
thích hoa hồng bạch lắm, cô à.
Người
cô của cậu ta đã trở lại. Tôi cũng đẩy xe đồ của tôi
đi luôn. Đầu óc tôi cứ bận bịu với hình ảnh cậu bé
trong khi tôi tiếp tục mua sắm, nhưng tinh thần tôi bây giờ
không giống như trước khi tôi gặp cậu ta. Tôi bỗng nhớ
tới một câu chuyện đăng trên báo mấy ngày trước đây,
câu chuyện về một người say rượu lái xe, tông vào xe kia
làm cho một cô bé chết ngay và mẹ cô ta bị thương nặng.
Gia đình người bị nạn đang bối rối trước quyết định
có nên tháo bộ máy trợ sinh ra khỏi cơ thể bà ta chăng.
Nhưng dĩ nhiên là cậu bé này chẳng liên quan gì đến câu
chuyện đó cả, tôi tự nhủ thế.
Hai
ngày sau tôi đọc báo thì biết được rằng gia đình người
đàn bà trong tai nạn xe hơi đã quyết định tháo máy trợ
sinh và bà ta đã chết. Tôi vẫn chưa quên câu chuyện cậu
bé và cứ thắc mắc không biết hai chuyện có liên quan gì
đến nhau không.
Chiều
hôm đó, không nhịn được nữa, tôi đi mua mấy bông hoa hồng
trắng và đến nơi quàn xác người đàn bà.
Thì
ô kìa, nằm lặng lẽ trong bộ áo cuối cùng của cuộc đời,
người đàn bà trẻ ôm trong tay một bó hoa hồng bạch cạnh
con búp bê xinh xắn và trên ngực là tấm hình cậu bé chụp
trước cửa tiệm bách hóa.
Tôi
ra về với đôi mắt đẫm lệ, cuộc đời tôi thay đổi từ
lúc đó. Tình yêu mà cậu bé thơ ngây dành cho em nhỏ và mẹ
cậu ta mới thiêng liêng sâu sắc làm sao! Một tình yêu bao
la như thế, đằm thắm như thế, mà chỉ trong thoáng chốc,
một người say rượu, lái xe trong tình trạng tâm trí không
sáng suốt, đã xé tan nát trái tim cậu bé ra thành từng mảnh.
Ban
Biên Tập
www.thuvienhoasen.org
(Bài
này đã được phát thanh ngày 11 tháng 6 tại Nam California và
12 tháng 6, 2005 tại Houston Texas)
(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org/phathanhphatgiao-18.htm)
Discussion about this post